Sơ yếu lý lịch là gì? Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc cho người lao

Sơ yếu lý lịch là tờ khai cơ bản những thông tin cá nhân và nhân thân của người lao động trong bộ hồ sơ xin việc. Thông tin bài viết dưới đây là cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn và mới nhất mà MeInvoice cập nhật cho những người trong nhiều ngành nghề như kế toán, kiểm toán, kỹ thuật … tham khảo.

sơ yếu lý lịch là gì và cách viết sơ yếu lý lịch

1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch, hay còn có tên gọi khác là sơ yếu lý lịch tự thuật, là giấy tờ kê khai thông tin cá nhân, thông tin nhân thân và những thông tin tiểu sử của người viết. Về mặt pháp lý, sơ yếu lý lịch có tác dụng chứng minh người viết là công dân hợp pháp. Về mặt tuyển dụng, sơ yếu lý lịch có tác dụng giúp những nhà tuyển dụng hiểu hơn phần nào ứng viên xin việc.

Ví dụ: Khi tham gia nộp đơn học tập tại Học viện Thẩm mỹ Royal bạn cũng cần phải biết viết sơ yếu lý lịch cụ thể mới có thể nhập học.

2. Những thông tin có trong sơ yếu lý lịch

thông tin trong sơ yếu lý lịch

Khi một người lao động ứng tuyển vào bất kỳ công ty hay doanh nghiệp bất kỳ thì việc nộp sơ yếu lý lịch là phần không thể thiếu, giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được tính cách và sự phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Để không bị bỏ sót những thông tin quan trọng, một bản sơ yếu lý lịch bắt buộc phải bao gồm đầy đủ những thông tin sau:

  • Ảnh thẻ 4x6cm (nền trắng hoặc xanh) có đóng dấu xác nhận giáp lai.
  • Thông tin cá nhân phải điền đầy đủ bao gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú…
  • Thông tin nhân thân trong gia đình bao gồm bố mẹ, anh chị em ruột, vợ (chồng): Họ tên, năm sinh, nơi ở, nơi làm việc.
  • Sơ lược quá trình học tập, làm việc cũng như các loại bằng cấp liên quan từ lúc sinh ra và lớn lên.
  • Đóng dấu và xác nhận của địa phương nơi cư trú

3. Phân loại sơ yếu lý lịch

Hiện nay, sơ yếu lý lịch đang được sử dụng 2 loại là sơ yếu lý lịch viết tay và sơ yếu lý lịch đánh máy. Tùy vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà người lao động chuẩn bị loại hồ sơ lý lịch phù hợp.

Rất hay:  Mách bạn 9 mẹo chụp ảnh tự sướng cho bức ảnh “triệu like” đầy ấn

3.1. Sơ yếu lý lịch viết tay

sơ yếu lý lịch viết tay

Đối với sơ yếu lý lịch viết tay, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu sách, cửa hàng tạp hóa hay các tiệm photocopy. Sơ yếu lý lịch thường được nằm trong hồ sơ xin việc kèm theo đó là đơn xin việc, giấy khai sinh và giấy khám sức khỏe. Hiện nay, sơ yếu lý lịch viết tay vẫn được sử dụng một cách phổ biến, bởi tính tiện lợi và dễ dàng mua được.

Lưu ý: Khi trình bày sơ yếu lý lịch viết tay cần trình bày thông tin một cách khoa học, hợp lý, không nên tẩy xóa vì sẽ làm mất thiện cảm đối với người đọc.

3.2. Sơ yếu lý lịch đánh máy

sơ yếu lý lịch đánh máy

Sơ yếu lý lịch đánh máy là hình thức trình bày sơ yếu lý lịch được nhiều bạn trẻ áp dụng bởi tính linh hoạt. Khác với sơ yếu lý lịch viết tay, sơ yếu lý lịch đánh máy sẽ đảm bảo được tính khoa học, dễ nhìn hơn. Ngoài ra, nếu bị sai thông tin trong sơ yếu lý lịch đánh máy thì có thể chỉnh sửa ngay mà không cần phải tẩy xóa.

4. Cách viết sơ yếu lý lịch

cách viết sơ yếu lý lịch đúng

4.1. Cách điền thông tin cá nhân trong sơ yếu lý lịch

  • Họ và tên: Cần viết đúng và đầy đủ họ tên khai sinh, viết in hoa rõ ràng.
  • Giới tính: Ghi thông tin đúng như trên Giấy khai sinh
  • Ngày sinh: Điền giống ngày sinh được ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân
  • Dân tộc: Viết đúng chính xác dân tộc của mình, nếu là con lai thì ghi quốc tịch của bố mẹ
  • Tôn giáo: Tùy vào mỗi người mà phần thông tin tôn giáo sẽ điền khác nhau, nếu bạn không theo tín ngưỡng nào thì điền là “Không”
  • Nguyên quán: Ghi giống thông tin nguyên quán có trong Giấy khai sinh
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi thông tin giống với địa chỉ có tại sổ hộ khẩu
  • Nơi ở hiện tại: Nếu bạn vẫn ở địa chỉ tại hộ khẩu thường trú thì có thể ghi giống địa chỉ trong sổ hộ khẩu. Nếu bạn đang ở trọ thì điền thông tin nơi ở hiện tại là địa chỉ tại nơi đăng ký sổ tạm trú
  • Số điện thoại: Số điện thoại thường xuyên sử dụng của bạn
  • Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Điền thông tin của nhân thân có thể là bố mẹ, anh chị em (ruột), vợ (chồng)
  • Bí danh: Nếu không có thì bỏ qua.
Rất hay:  Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh nhất - LuatVietnam

4.2. Cách điền thông tin nhân thân trong sơ yếu lý lịch

  • Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Nông dân, công chức hoặc viên chức.
  • Thành phần bản thân gia đình hiện nay bao gồm những thông tin sau: Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở của các thành viên trong gia đình.

4.3. Cách điền trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch

  • Trình độ văn hóa: Trường hợp học hết THPT thì điền “12/12 chính quy (bổ túc văn hóa)”, trường hợp bạn tốt nghiệp đại học thì điền “cử nhân”. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về trình độ văn hóa trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Mới] Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

  • Trình độ ngoại ngữ: Điền những chứng chỉ bạn đạt được trong quá trình học tập và làm việc
  • Ngày kết nạp Đảng: Nếu bạn kết nạp vào Đảng thì điền ngày vào tại thẻ Đảng viên, nếu không kết nạp Đảng thì bỏ qua mục này.
  • Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Ghi nghề nghiệp hoặc chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo và trải qua.
  • Quá trình hoạt động của bản thân: Mục thông tin này chọn lọc thật kỹ những thông tin có ích với người đọc, trình bày theo mốc thời gian.
  • Khen thưởng/Kỷ luật: Ghi những phần khen thưởng hoặc kỷ luật trong quá trình học tập và làm việc trước đây, nếu không có thì bỏ qua.

5. Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch

lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch

Để gây ấn tượng đến với nhà tuyển dụng khi đọc sơ yếu lý lịch của bạn, ngoài sự chính xác mà thông tin đưa ra, bạn cần phải đảm bảo được thêm những điều sau:

  • Đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu: Sơ yếu lý lịch sẽ là loại giấy tờ đầu tiên mà nhà tuyển dụng đọc khi bạn nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy hình thức của bản sơ yếu lý lịch góp phần quan trọng trong việc đưa thông tin đến người tuyển dụng là điều dễ hiểu, bên cạnh đó những thông tin được chọn lọc tốt sẽ gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
  • Tóm tắt kinh nghiệm làm việc: Mục thông tin này tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều người lao động đã mắc phải điểm trừ là ghi hết những việc đã làm trong suốt quá trình làm việc trước đây một cách lộn xộn. Trình bày kinh nghiệm làm việc là bạn ghi những thành tựu đã làm được tại các công ty, doanh nghiệp cũ và sắp xếp theo trình tự thời gian.
  • Ảnh thẻ rõ ràng, chữ viết đẹp: Việc sử dụng hình ảnh gần đây nhất của bạn làm ảnh thẻ đính kèm trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung được ngoại hình của bạn. Bên cạnh đó, việc trình bày sơ yếu lý lịch sạch đẹp cũng phần nào gây được thiện cảm đối với người đọc.
  • Công chứng sơ yếu lý lịch: Một bản sơ yếu lý lịch hợp lệ là được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền. Điều này sẽ chứng minh được những thông tin bạn khai trên sơ yếu lý lịch là hoàn toàn đúng sự thật.
Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ 150 đọc tiếng anh là gì [Tuyệt Vời Nhất]

Để tải mẫu sơ yếu lý lịch về máy, bạn có thể tham khảo về mẫu sơ yếu lý lịch trong bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn và cập nhật mới nhất hiện nay

6. Một số những tài liệu và điều cần biết khác về sơ yếu lý lịch

6.1. Bộ hồ sơ xin việc

Sơ yếu lý lịch là một trong những tài liệu cần phải có trong một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ. Để biết bộ hồ sơ xin việc gồm những gì ngoài sơ yếu lý lịch, hãy vào bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Mới] Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? Những quy định cần lưu ý

6.2. CV xin việc

CV xin việc là một trong những tài liệu không thể thiếu đi kèm với sơ yếu lý lịch trong một bộ hồ sơ đầy đủ. Để biết CV là gì và những điều cần lưu ý khi viết CV, hãy tham khảo bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Mới] CV là gì? Những điều cần lưu ý khi viết CV xin việc

7. Lời kết

Qua bài viết này, bạn đã biết được sơ yếu lý lịch là gì và cách viết sơ yếu lý lịch một cách chi tiết nhất. Hy vọng, những thông tin mà MeInvoice chia sẻ về cách viết sơ yếu lý lịch sẽ giúp bạn có một bản sơ yếu lý lịch ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Nếu thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ thêm tới những người khác nhé.