Các bạn chắc đều biết tiếng Nhật sử dụng ba loại chữ là Kanji, Hiragana và Katakana. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao lại phải dùng nhiều như vậy, sao không dùng chữ romaji (chữ la tinh) như tiếng Việt cho tiện, đặc biệt các bạn có mong muốn du học Nhật Bản? Hôm nay Thanh Giang xin nói về vai trò của chữ viết và vai trò của 3 loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana trong tiếng Nhật.
Để có thể hiểu sâu về vai trò của chữ viết các bạn có thể tìm đọc quyển “Tiếng Việt Văn Việt Người Việt” của cố giáo sư Cao Xuân Hạo. Chữ viết không phải là thứ có vai trò chính để ghi lại phát âm, mà vai trò chính là để đọc. Đọc chữ kanji (hay chữ Hán) sẽ nắm bắt được ý nghĩa nhanh hơn nhiều so với đọc chữ la tinh.
Trong các ngôn ngữ châu Âu, tiếng Anh và tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ ký âm (ghi lại đúng cách phát âm). Một từ tiếng Anh hay tiếng Pháp nếu bạn muốn biết cách đọc bạn phải tra từ điển (Ví dụ Monica phải đọc là Mo-nơ-cờ với trọng âm là “Mo”). Thế kỷ 18 đã có phong trào đòi cải cách tiếng Anh và tiếng Pháp sao cho cách viết đúng với cách phát âm, nhưng đều thất bại. Tương tự với tiếng Trung, người ta cố cải cách bằng cách bỏ chữ tượng hình và thay vào ký âm la tinh nhưng phần lớn độc giả đọc đều không hiểu hoặc với tốc độ rất chậm.
Tiếng Việt là ngoại lệ vì phát âm tiếng Việt phong phú hơn nên ít gây hiểu lầm khi đọc hơn, tuy nhiên do không biết mặt chữ Hán nên nhiều người không giỏi tiếng Việt cũng như không biết nguồn gốc các từ trong tiếng Việt. Nếu bạn biết chữ Hán thì các bạn có thể thấy những từ như “quần”, “áo” cũng là chữ gốc hán, hay chữ “cắt” từ chữ “cát”, “thêm” là từ chữ “thiêm” (thêm vào) mà ra.
1. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana (Chữ mềm)
Tiếng Nhật ban đầu dùng chữ kanji để viết nhưng chữ kanji bộc lộ một số hạn chế, đó là trong khi tiếng Hán là tiếng đơn âm thì tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp vá phải ghép vài âm tiết mới thành một từ, và từ này khi chia quá khứ, hiện tại, tương lai thì lại khác nhau. Do đó họ phải thêm vào chữ Hiragana để tiện việc chia như vậy. Tiếng Nhật sử dụng kết hợp chữ kanji để ghi ý nghĩa và chữ Hiragana để thực hiện chức năng ngữ pháp, ví dụ với từ “ăn” sẽ có các từ sau:
- 食べる:Ăn
- 食べた:Đã ăn
- 食べて:Hãy ăn (sai khiến)
- 食べている:Đang ăn
- 食べられる:Bị ăn
- 食べさせる:Bắt ăn / Cho ăn
- 食べさせられる:Bị bắt ăn
Bằng cách sử dụng chữ Kanji và Hiragana như trên hệ thống chữ viết tiếng Nhật vừa đơn giản, vừa dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của nó
Chữ Hiragana được tạo ra thế nào?
Nếu là bạn thì bạn sẽ tạo ra chữ hiragana thế nào? Đây là cách mà người Nhật làm:
Họ lấy chữ Kanji mà có âm (kun’yomi hay on’yomi) bắt đầu bằng âm mà họ muốn tạo (ví dụ “to”, “ta”, …) rồi đơn giản hóa nó đi sao cho dễ viết.
Ví dụ để tạo chữ “to” thì họ dùng chữ 止る (“tomaru”) và đơn giản hóa thành:
止(とまる) → と
Các ví dụ khác:
-
世(せ) → せ
Tên gọi Hiragana (平仮名) gồm có “hira” (bình) và “gana” (giả danh, nghĩa là “tên mượn tạm”) có nghĩa là chữ mượn tạm bằng cách làm đơn giản hóa (làm bằng xuống).
Vậy tại sao không sử dụng toàn bộ là chữ Hiragana cho đơn giản và đỡ phải học chữ kanji?
Lý do khá đơn giản:
-
(1) Dùng chữ kanji giúp việc đọc hiểu trở nên cực kỳ dễ dàng,
Các bạn hãy xem 2 câu sau:
-
ははははなをかった。
Việc phân biệt từ nào với từ nào cũng đã là việc khá khó khăn và mất thời gian. Nếu sử dụng kanji thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều:
-
母は花を買った。
Nhưng trong ngôn ngữ nói có dùng chữ kanji đâu mà vẫn hiểu nhau? Bởi vì ngôn ngữ nói có nhịp điệu và có sự ngắt âm phù hợp giúp người nghe có thể phân biệt rõ ràng các từ với nhau. Ví dụ câu trên có thể ngắt như sau:
-
Haha wa, hana wo, katta.
Ngoài ra nhịp điệu trong ngôn ngữ nói là thứ quan trọng giúp truyền đạt điều muốn nói.
2. Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana (Chữ cứng)
Chữ Katakana (片仮名, kata (“phiến”, một phần) + tên tạm) là chữ được tạo ra bằng cách lấy một phần (kata) của chữ kanji để làm “chữ viết tạm Katakana”. Các bạn có thể xem bảng sau (thuộc trang web Wikipedia):
Chữ Katakana dùng để phiên âm tiếng nước ngoài (những chữ không có chữ kanji tương ứng) để khi đọc sẽ dễ hiểu hơn. Ví dụ:
- オーストラリア:Australia
- コミュニケーション:Communication
- インターネット:Internet
- チョコレート:Chocolate (sô cô la)
Chữ Katakana dùng phiên âm tên riêng (tên địa danh, tên người) hay dùng phiên âm các thuật ngữ tiếng nước ngoài. Nếu viết bằng Hiragana thì sẽ rất khó hiểu vì người đọc sẽ tưởng đó là tiếng Nhật và cố suy diễn ra tiếng Nhật. Ví dụ nếu viết là:
おおすとらりあ、こみゅにけえしょん、いんたあなしょなる
thì sẽ khó đọc hơn rất nhiều nếu biết trước đó là từ mượn từ tiếng nước ngoài:
オーストラリア、コミュニケーション、インターナショナル
Bên cạnh đó, chữ Katakana còn có những vai trò quan trọng như:
(1) Nhấn mạnh:
Chữ Katakana cũng như chữ viết hoa trong tiếng Việt, dùng để nhấn mạnh. Ví dụ:
-
Anh ta là KẺ LỪA ĐẢO.
(2) Tên động vật:
-
Con người: ヒト(人)
Nhiều tên động vật không thể dùng chữ hán tự (kanji) hay phải dùng chữ kanji quá phức tạp nên tiếng Nhật thường dùng chữ Katakana khi viết tên động vật.
(3) Tên thực vật:
-
Sắn: キャッサバ (cassava)
Các bạn học tốt cả 3 loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana nhé.
3. Bảng chữ cái Kanji (Chữ Hán)
Bảng chữ cái Kanji là một trong những phần kiến thức gây nhiều khó khăn cho nhiều người học tiếng Nhật. Kanji là tên gọi của Hán tự trong tiếng Nhật. Trên thực tế, văn hóa Trung Hoa có một sự ảnh hưởng khá mạnh tới rất nhiều quốc gia tại Châu Á, trong đó có Nhật Bản. Nếu các bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana có bảng chữ riêng để học thuộc, mỗi bảng chữ gồm 46 chữ cái. Kanji thì không đơn giản như vậy vì trên thực tế là không hề có bảng chữ Kanji. Chính người Nhật cũng phải học Kanji từ tiểu học lên đến đại học. Nếu không biết Kanji người Nhật cũng chẳng thể đọc nổi báo Nhật.
-
Ưu điểm: Kanji giúp bạn biết được một từ bắt đầu và kết thúc ở đâu. Điều này hỗ trợ bạn rất nhiều trong kỹ năng đọc hiểu tiếng Nhật. Nếu bạn chăm chỉ và nắm vững các nguyên tắc thì việc học Kanji sẽ không quá khó, mà sẽ rất tốt cho bạn.
Người Việt xưa cũng dùng Hán Nôm nhưng nay đã loại bỏ gần như hoàn toàn (chỉ còn thấy trong các câu đối, lễ bái..) và chỉ dùng chữ Quốc ngữ hiện tại. Vậy tại sao Nhật không bỏ chữ Hán đi mà vẫn duy trì nhỉ, cùng xem ví dụ sau nhé:
-
にわにはにわにわとりがいます。(Viết bằng Hiragana)
Các bạn thử đọc câu trên xem ạ @@ Các bạn đã bị méo mồm khi đọc chưa ^^. Lại còn không hiểu như này thì từ chữ cái nào đến chữ cái nào là một từ nữa @@ Nếu có Kanji và nếu bạn học Kanji thì lại rất đơn giản như sau:
庭には二羽 鶏がいます。
Nếu bạn là người biết tiếng Nhật, đọc được Kanji thì câu trên nhìn rất nhanh ra phần nghĩa của các chữ Hán, rất dễ để cắt được từ đâu đến đâu là một từ vựng hay đâu là trợ từ trong công thức.
Chữ 庭 (にわ) đầu tiên có nghĩa là vườn, đọc là niwa.
2 chữ tiếp theo viết là niha には nhưng lại đọc là niwa vì khi đó は đóng vai trò là trợ từ trong câu, dịch cụm庭にはđó là ở trong vườn
2 chữ Hán sau đó二羽(đọc là にわ-niwa) thì có nghĩa là 2 con (cách đếm gà vịt)
Còn 1 cặp にわ (niwa) cuối cùng là にわ trong 鶏(にわとり-niwatori)có nghĩa là con gà
Vậy khi đó – khi đã học Kanji rồi thì việc đọc cũng dễ dàng để cắt chữ mà về phần nghĩa của câu cũng dịch nhanh được thành “Ở trong vườn có 2 con gà”.
Vậy vai trò đầu tiên của chữ Hán chính là để dễ dàng đọc, hiểu câu nhanh hơn. Nhìn thoát ý nhanh hơn.
Không chỉ vậy, trong tiếng Nhật còn có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa:
Ví dụ như cùng phát âm là “Kaeru” nhưng tùy theo chữ Hán khác lại có nghĩa khác nhau:
- 帰る:trở về
- 変える:thay đổi
- 買える:có thể mua
- 蛙:con ếch
Hay như cùng phát âm là “Jishin” nhưng lại có tận 6 nghĩa khác nhau:
- 自身:bản thân
- 地震:động đất
- 自信:tự tin
- 磁針:kim nam châm (la bàn)
- 時針:kim giờ
- 磁心:từ tính (nam châm)
Cùng 1 phát âm nhưng có thể nhận diện nghĩa nhanh chóng qua chữ Hán. Vậy vai trò thứ 2 của chữ Hán chính là giúp phân biệt rõ các từ đồng âm để tránh nhầm nghĩa của câu.
Chữ Hán xuất hiện ở mọi nơi, nếu không học chữ Hán sẽ không thể thuận lợi hay dễ dàng tồn tại được ở Nhật đâu các bạn nhé. Điều quan trọng nữa là trong tất cả các bài thi năng lực tiếng Nhật thì đều có chữ Hán cả, bạn không học chữ Hán thì sẽ ra sao chắc các bạn tự biết rồi nhé ^^
4. Chữ Ro-maji
Học tiếng Nhật bạn sẽ được nghe đến 4 bảng chữ cái, bên cạnh 3 bảng chữ cái thường được người Nhật sử dụng là Kanji, Hiragana, Katakana, còn có bảng chữ cái Romaji. Dùng để phiên âm chữ la tinh cho những người chưa biết gì về Tiếng Nhật cũng có thể học được. Dạng chữ này rất phổ biến khi các bạn tìm Lyric của các bài hát tiếng Nhật . Người Nhật rất ít khi dùng loại chữ này, khi và chỉ khi phiên âm cho người nước ngoài đọc được, hoặc viết tên file trên máy tính hoặc viết tên website.
5. Hệ thống chữ viết tiếng Nhật
Tiếng Nhật hiện đại sử dụng phổ biến Hán tự (kanji) – hiragana (平仮名) -katakana (片仮名), và được viết dựa trên Hán tự thông dụng – Chính tả kana hiện đại. Số Ả rập và chữ Roma (Romaji – ký tự latinh) cũng được sử dụng khi cần thiết. Về cách đọc của Hán tự thì có cách đọc theo kiểu Trung Quốc (onyomi) và, cũng có cách đọc theo chữ Yamato (kunyomi), tùy theo thói quen mà sử dụng cách đọc nào là hợp lý.
さくらのはながさく/サクラの花が咲く/桜の花が咲く
sakura no hana ga saku (“Hoa anh đào nở”)
Lợi ích của việc viết trộn lẫn hệ thống chữ viết một cách đa dạng là ở chỗ từng khối từ được nắm bắt dễ dàng và rất có lợi để đọc nhanh. Từ đồng âm dị nghĩa bắt nguồn từ cấu tạo âm tiết đơn thuần của tiếng Nhật được phân biệt bằng Hán tự, số chữ có được cũng được rút ngắn, đó cũng là một lợi ích. Theo lịch sử, đã từng có chủ trương hủy bỏ Hán tự cũng như Quốc tự hóa (kana hóa) Rōmaji nhưng không thể thực hiện rộng rãi. Ngày nay kiểu viết trộn lẫn Hán tự – Hiragana – Katakana đang được thừa nhận rộng rãi như kiểu chữ viết chuẩn.
6. Phương ngữ trong tiếng Nhật
Hệ thống chữ viết của tiếng Nhật đã phát triển để cho cách viết thống nhất nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp để diễn tả âm vị của phương ngữ. Ví dụ, ở khu vực Tūhoku (Đông Bắc) thì việc phát âm theo chữ kaki (柿, “quả hồng vàng”) đọc là [kagɨ], kagi (鍵, “chìa khóa”) đọc là [kãŋɨ], nhưng viết hai chữ này bằng kana thông thường sẽ là thì sẽ không phân biệt được (theo từ điển trọng âm nếu viết theo cách tương tự với chính tả sử dụng, sẽ trở thành 「カギ」 và 「カンキ゜」). Dù vậy, phương ngữ ít sử dụng ngôn ngữ viết, do đó trên thực tế ít gặp phải sự bất tiện.
Nói về phương ngữ Kesen tỉnh Iwate (tiếng Kesen), theo Harutsugu Yamaura, đã có những thử nghiệm về phép chính tả đúng dựa trên hình thức ngữ pháp. Nhưng đó chỉ là những thử nghiệm mang tính học thuật chứ không được sử dụng thực tế.
Hệ thống chữ viết của tiếng Ryūkyū đang được dùng cũng tương ứng với cách dùng của tiếng Nhật. Ví dụ, bài thơ tensago no hana của Ruka (còn được viết là てぃんさぐぬ花) theo cách viết truyền thống sẽ được viết như sau
てんさごの花や爪先に染めて親の寄せごとや肝に染めれ
Theo cách viết này thì, ví dụ, 2 loại nguyên âm (u và ʔu) của tiếng Ryūkyū không có cách viết tương ứng. Nếu viết theo ngữ âm, có chỗ viết giống như [tiɴʃagunu hanaja ʦimiʣaʧiɲi sumiti, ʔujanu juʃigutuja ʧimuɲi sumiri].
Mặt chữ của cách viết Hán tự có những chữ riêng biệt chỉ tồn tại ở một số địa phương. Ví dụ, chữ 「杁」 trong một địa danh của thành phố NagoyaIrinaka 「杁中」, đó là “văn tự khu vực” của địa phương chỉ có ở Nagoya. Ngoài ra, 「垰」 được đọc với chữ kana là tao hay tawa, cũng là một chữ khác chỉ có ở vùng Chūgoku.
Nói chung Nhật ngữ là một trong những ngôn ngữ đặc biệt tương đối khó học và bảng chữ cái tiếng Nhật chính là phần kiến thức quan trọng đầu tiên bạn cần nắm bắt để có thể chinh phục được nó. Nếu bạn còn cảm thấy hoang mang, hãy tham gia lớp học tiếng Nhật MIỄN PHÍ của Thanh Giang để được học một cách bài bản nhé!
Link đăng ký: https://khoahocmienphi.thanhgiang.com.vn/
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
- DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
- XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
Bài viết cùng chủ đề học tiếng Nhật
- Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, Katakana, Kanji, Romaji và cách học ĐƠN GIẢN NHẤT
- Dịch cảm ơn sang tiếng Nhật trong vòng một nốt nhạc!!!
- Học tiếng Nhật cơ bản dành cho người mới bắt đầu
- Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và cách ghi nhớ đơn giản nhất
- Tự học tiếng Nhật có khó không? Bật mí 5 tuyệt chiêu học tiếng Nhật dễ như ăn kẹo
- Xin lỗi tiếng Nhật được nói như thế nào? “Học” ngay 10 câu ĐƠN GIẢN nhất
- App học tiếng nhật HIỆU QUẢ nhất định phải biết trong thời đại 4.0
- Tên tiếng Nhật của bạn là gì? Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật như thế nào?
- 20+ lời tạm biệt tiếng Nhật THÔNG DỤNG nhất
- Cố lên tiếng Nhật và 10 cách nói thường gặp nhất
- JLPT là gì? 7 điều cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật theo quy định MỚI NHẤT
- TOP 7 cuốn sách học tiếng Nhật DỄ HIỂU cho người mới bắt đầu
- Học tiếng Nhật có khó không? Làm sao để vượt qua những giai đoạn chán nản nhất?
- Cách học tiếng Nhật hiệu quả, chia sẻ từ những “tấm chiếu cũ”
- Ngày trong tiếng Nhật và những quy tắc khi viết cần LƯU Ý
- Số trong tiếng Nhật được dùng như thế nào cho CHUẨN?
- Trường âm trong tiếng Nhật – TỔNG HỢP những điều cần biết
- 214 bộ thủ Kanji – những mẹo hay giúp bạn ghi nhớ NHANH và HIỆU QUẢ
- Có bao nhiêu âm ghép trong tiếng Nhật? – Học tiếng Nhật
- Những câu tiếng Nhật hay chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai
- Trường Nhật ngữ là gì? 5 tiêu chí lựa chọn trường Nhật ngữ
- Xưng hô trong tiếng Nhật như thế nào mới CHUẨN? – Học tiếng Nhật
- Nên học tiếng Nhật hay tiếng Trung: Lựa chọn nào tốt hơn cho người Việt?
- Cách học từ vựng tiếng Nhật để HIỂU và NHỚ lâu nhất
- Phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật sao cho CHUẨN?
- 20+ Lời chúc may mắn tiếng Nhật Ý NGHĨA nhất
- Phỏng vấn tiếng Nhật và những kinh nghiệm khi đi xin việc
- 2022 RỒI! Người Việt nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật?
- 100 Phó từ trong tiếng Nhật phổ biến và cách dùng CƠ BẢN
- Liên từ trong tiếng Nhật THƯỜNG GẶP và lưu ý khi sử dụng
- Học tiếng Nhật mất bao lâu để đi du học? Bí quyết học tiếng Nhật hiệu quả
- Tính từ tiếng Nhật: Cách chia tính từ đuôi i và tính từ đuôi na
- Cách dùng trợ từ trong tiếng Nhật sao cho chuẩn? – Học tiếng Nhật
- Học tiếng Nhật làm nghề gì? TOP 8 việc làm tiếng Nhật LƯƠNG CAO hiện nay
- Luyện nói tiếng Nhật trôi chảy cần “bỏ túi” những BÍ KÍP nào?
- Cách phát âm tiếng Nhật chuẩn như “người bản xứ”
- Bằng N3 tiếng Nhật JLPT là gì? Có thực sự quan trọng khi học tiếng Nhật
- Học N3 trong bao lâu? Kinh nghiệm ôn thi N3 hiệu quả
- Nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật: lựa chọn nào SÁNG SUỐT hơn?
- 2022 rồi, Người trẻ Việt có nên học tiếng Nhật không?
- 80+ từ láy tiếng Nhật thông dụng nhất và bí quyết học sao cho DỄ HIỂU
- TỔNG HỢP đề thi N3 các năm gần đây và cấu trúc đề thi N3 cần nắm
- Biến âm tiếng Nhật là gì, HIỂU RÕ Các quy tắc sử dụng biến âm
- Tài liệu N2 JLPT MỚI CẬP NHẬT – Tài liệu ôn thi tiếng Nhật
- Trạng từ tiếng Nhật – 50 trạng từ thường có trong kỳ thi JLPT
- Trọng âm trong tiếng Nhật và BÍ KÍP nói tiếng Nhật tự nhiên hơn
- Những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật THƯỜNG GẶP nhất
- Những điều cần biết khi học tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu
- Trong những năm tới học tiếng Nhật có dễ xin việc không?
- Học tiếng Nhật trong bao lâu có thể giao tiếp được?
- Tiếng Nhật giao tiếp CẤP TỐC và 5 quy tắc vàng cần nhớ để có thể chinh phục
- 20+ mẫu câu tiếng Nhật giao tiếp trong nhà hàng THÔNG DỤNG nhất
- 5 BÍ KÍP tiếng Nhật giao tiếp trong công việc CẦN NẮM
- Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày cho người mới bắt đầu
- Học nghe tiếng Nhật – 5 TUYỆT CHIÊU dành cho người mới
- 10 cách dùng của trợ từ ga trong tiếng Nhật が (GA)
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn