Cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm bố mẹ đã biết chưa?

3. Khi trẻ bị ho đờm, hãy kê cao đầu cho con khi bé ngủ

Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Điều này được lý giải là do lúc đó, xương cổ của con chưa cứng cáp, nằm gối cao có thể làm tổn thương xương cổ. Vậy với những trẻ bị ho đờm nhưng dưới 18 tháng tuổi thì mẹ phải làm sao?

Chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới nệm, sau đó đặt đầu bé ở phía được kê lên cao.

cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm
Ngủ cao gối sẽ giúp trẻ đỡ ho hơn

4. Sử dụng máy tạo độ ẩm trị ho

Độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé giảm ho và nghẹt mũi. Khi mua máy tạo độ ẩm, bạn hãy chọn loại máy làm ẩm không khí lạnh vì nó an toàn hơn cho trẻ.

Hơn nữa, loại máy này cũng có thể làm ẩm không khí ấm. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để làm chậm sự tích tụ khoáng chất bên trong máy.

Vào ban đêm, bạn hãy cho máy chạy ở nơi bé ngủ. Khi sử dụng vào ban ngày, hãy để máy ở nơi bé sinh hoạt nhiều nhất.

5. Cho con ngậm mật ong

Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm dịu cơn đau họng và chống lại nguy cơ nhiễm trùng cho cả người lớn và trẻ em.

Rất hay:  Cách cài đặt email trên Outlook Mail Client

Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy hòa 1 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm để bé uống trực tiếp cho đến khi cơn ho giảm hẳn. Mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.

cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm
Mật ong sẽ giúp bé đỡ ho hơn

Cách chăm sóc khi trẻ bị ho có đờm

Bên cạnh những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm kể trên, để rút ngắn quá trình phục hồi, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp tác động vào cơ thể trẻ như:

  • Cha mẹ khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để long đờm trong phế quản, đồng thời giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi. Mẹ lưu ý không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày mà chỉ vỗ vào vị trí phổi. Không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.
  • Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên được cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Điều này có thể giúp làm tăng sức đề kháng của trẻ và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Pha nước ấm với một ít tinh dầu tràm để tắm cho trẻ. Mùi hương từ tinh dầu sẽ giúp cải thiện tình trạng ho liên tục và ho có đờm.
  • Sau khi tắm xong có thể dùng tinh dầu tràm thoa vào phần cổ, bàn tay và bàn chân để giúp làm nóng và giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tay, mũi, miệng để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu sốt thì tích cực chườm ấm để hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
Rất hay:  Cách Chặn Web Đen Trên Google Chrome Điện Thoại

Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp được phần nào cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu khác thường, bị ho, cha mẹ nên tìm hướng xử lý, có thể đưa bé đi viện để được thăm khám, tìm cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm cho trẻ phù hợp, hiệu quả nhất.