Một số lưu ý khi điều trị và chăm sóc vết thương hở tại nhà

Một số lưu ý khi điều trị và chăm sóc vết thương hở tại nhà

Bất kỳ ai cũng có khả năng xuất hiện các vết thương hở với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Phần lớn những vết thương có kích thước nhỏ đều được mọi người điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc có thể phạm phải một số sai lầm dẫn đến nhiễm trùng và vết thương lâu lành. Sau đây là Một số lưu ý khi điều trị và chăm sóc vết thương hở tại nhà.

Vết thương hở là như thế nào?

Khi một chấn thương xuất hiện làm phần mô da bên ngoài ngoài cơ thể bị rách, trầy xước, người ta gọi đó là vết thương hở. Nguyên nhân dẫn đến vết thương hở thường là các va chạm vật lý. Điển hình như ngã, trầy xước, đâm phải vật sắc nhọn, ngã xe,…

Hầu hết những vết thương hở đều có kích thước nhỏ. Chúng có thể được điều trị tại nhà. Nhưng với trường hợp tai nạn nghiêm trọng hay vết thương hở bị chảy máu nhiều và kéo dài, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được điều trị đúng cách. Nếu không điều trị sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng và mất máu. Điều này gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một số lưu ý khi điều trị và chăm sóc vết thương hở tại nhà

Có rất nhiều cách để chăm sóc vết thương hở. Có thể theo y học hiện đại hoặc các biện pháp chữa trị dân gian. Dưới đây là những lưu ý khi tự điều trị và chăm sóc vết thương hở tại nhà.

Làm sạch vết thương ngay cả khi bị thương nhỏ

Nhiều trường hợp vì chỉ là vết thương nhỏ ngoài da nên bệnh nhân thường chủ quan bỏ qua bước làm sạch vết thương mà tiến hành băng bó ngay. Việc không vệ sinh, sát khuẩn vết thương sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Điều này khiến các vết thương nhỏ trở nên nặng hơn. Vết thương có thể bị chảy mủ hoặc lở loét. Thời gian phục hồi sẽ lâu hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày.

Rất hay:  Cách đưa icon ứng dụng ra màn hình desktop Win 10 - Đánh Giá Tốt

Không nên rắc bột kháng sinh lên vết thương hở

Rắc bột kháng sinh vào vết thương hở là phương pháp xử lý thường gặp. Nhiều người cho rằng rắc lên vết thương các loại thuốc kháng sinh như Rifampicin hay Chloramphenicol sẽ giúp phòng chống nhiễm khuẩn tốt hơn. Thực tế lại không phải như vậy. Hành động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như:

– Không có tác dụng chống nhiễm khuẩn:

Sau khi rắc thuốc, bột thuốc sẽ khô lại sau một vài giờ trong khi hàm lượng kháng sinh thực sự thấm vào vùng mô bị tổn thương lại không đáng kể. Cho nên không có công dụng ngăn nhiễm khuẩn. Thậm chí, rắc bột kháng sinh còn có thể làm nên trong vết thương xuất hiện mủ và mô hoại tử.

– Dễ gây dị ứng, sốc phản vệ:

Bột kháng sinh tiếp xúc trực tiếp lên vết thương hở có thể sẽ làm kích thích da, gây ra tình trạng dị ứng và sốc phản vệ. Những trường hợp dị ứng kháng sinh thường rất nguy hiểm. Nếu nặng có thể dẫn đến tử vong cho nạn nhân.

– Vết thương lâu lành:

Bột kháng sinh khô lại sẽ hình thành lớp vỏ bao phủ bên ngoài, ngăn cản các yếu tố bảo vệ cơ thể đi tới để làm lành vết thương. Ngoài ra, lớp vỏ kháng sinh này còn cản trở sự kéo da non tại các vị trí tổn thương. Do đó thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn.

Rất hay:  Những thực phẩm rẻ như cho "đánh bay" mỡ máu cực kỳ hiệu quả

Rắc bột kháng sinh không những không đem lại hiệu quả chữa trị mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự lành của vết thương, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Không được rửa vết thương hở nhiêu lần với oxy già

Oxy già là chất oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt những loại vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế không khuyến cáo mọi người dùng oxy già để rửa vết thương nhiều lần. Ngoài tiêu diệt vi khuẩn, chúng cũng đồng thời tiêu diệt cả các tế bào của cơ thể như bạch cầu, tiểu cầu hay làm tổn thương các mô mới lành. Việc này sẽ làm vết thương lâu phục hồi hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Thay vào đó, hãy vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc cồn i ốt pha loãng là tốt nhất.

Cách chăm sóc vết thương hở đúng cách tại nhà

Các vết thương hở sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là 3 bước cơ bản giúp bạn chăm sóc các vết thương hở, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng:

Rửa tay thật sạch trước khi thay băng

Dùng xà phòng và nước ấm sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn để rửa sạch bụi bẩn trên tay. Đây là bước vô cùng quan trọng. Rửa tay đảm bảo các tác nhân gây hại môi trường bên ngoài không theo tay đi vào bên trong cơ thể thông qua các vết trầy xước. Nếu không có sẵn nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, bạn có thể dùng khăn ướt hoặc găng tay để thay thế.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ ngành it là gì [Hay Lắm Luôn]

Rửa sạch vết thương

Dùng bông gòn y tế thấm nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn lau nhẹ lên vết thương để loại bỏ chất bẩn. Có thể dùng nhíp để gắp các mảnh vụn ra khỏi da. Sau đó dùng thuốc sát trùng vết thương chuyên dụng để ngăn cản sự tấn công của mầm bệnh đến vết thương.

Lưu ý khi dùng bông y tế để làm sạch vết thương hở, bạn nên lựa các loại bông đã được tiệt trùng, thấm hút tốt nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Băng vết thương cẩn thận

Nếu vết thương chỉ là vết trầy xước nhẹ, bạn không cần băng bó. Việc để vết thương thông thoáng sẽ nhanh lành hơn. Tuy nhiên với các vết thương lớn hơn, bạn nên băng bó cẩn thận bằng băng vô trùng để giữ vết thương luôn được sạch sẽ. Không băng quá chặt và phải thường xuyên thay băng để vết thương nhanh hồi phục.

Trên đây là những lưu ý khi tự chăm sóc vết thương hở tại nhà. Mọi người cần nắm rõ quy trình cũng như những sai lầm thường gặp để giúp các tổn thương hồi phục nhanh nhất có thể.

Nguồn sưu tầm