Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì?
Rối loạn đa nhân cách hay còn có tên gọi khác là rối loạn tách rời nhận thức (có tên tiếng Anh là Multiple Personality Disorders hoặc Dissociative Identity Disorder). Đây là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân, người mắc bệnh thường hóa mình với người khác. Tuy nhiên sự đồng nhất này không vững chắc, chỉ cần 1 chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và người bệnh sẽ hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh rối loạn đa nhân cách phải chịu những diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp. Người bệnh thường biij hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, thậm chí có những người bị giằng xé cùng một lúc với hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau.
Bạn đang xem: Đa nhân cách tiếng anh là gì
Còn có tên gọi khác là rối loạn tách rời nhận thức.
Rối loạn đa nhân cách không nằm trong tổ hợp những bệnh nhân cách như tên gọi của nó, mà nó nằm trong tổ hợp các bệnh có liên quan đến chấn thương tâm lý như: hậu chấn thương tâm lý rối loạn căng thẳng (PTSD), rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD)…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn đa nhân cách là gì?
Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách. Một số chuyên gia cho rằng các vấn đề từ thời thơ ấu như bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, sao lãng trong việc chăm sóc và bị tổn thương 1 cách nghiêm trọng về 1 việc gì đó làm ảnh hưởng tới tâm lý,…là nguyên nhân dẫn đến rối loạn đa nhân cách. Các yếu tố về thần kinh và gen như chấn thương não hay thiếu chất serotonin cũng được cho là một phần nguyên nhân gây ra rối loạn đa nhân cách.
Nguyên nhân do bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, sao lãng trong việc chăm sóc và bị tổn thương 1 cách nghiêm trọng về 1 việc gì đó làm ảnh hưởng tới tâm lý.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh rối loạn đa nhân cách là gì?
Ở bệnh nhân rối loạn đa nhân cách đặc biệt trí tuệ vẫn rất bình thường, thậm chí còn phát triển khá tốt. Tuy nhiên họ lại không thể điều chỉnh được tính tình cũng như cảm xúc của chính mình, sau đây la những biểu hiện dễ nhận biết nhất khi có dấu hiệu bị bệnh:
Về nhận thức
– Người bệnh nghi ngờ rằng có nhiều người thù ghét mình, lợi dụng, lừa gạt và tìm cách làm hại mình. Họ nghi ngờ lòng chung thủy của vợ chồng, bè bạn mà không có cơ sở, dẫn đến những hành vi, thái độ không thích hợp. Ngoài ra họ luôn có những niềm tin kỳ lạ hay tôn sùng 1 điều gì đó coi điều đó là đúng đắn, đôi lúc có thể mê tín dị đoan thái quá…
– Người bệnh luôn nghĩ mình là trung tâm của sự chú ý, từ đó có những hành vi, thái độ kỳ lạ để lôi kéo sự quan tâm của mọi người. Họ thiếu ăn năn với những lỗi lầm của mình, luôn coi hành động của mình là đúng và thường xuyên tái phạm, thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, sống ích kỷ, luôn đề cao bản thân mình lên trên hết. Từ đó, họ có những hành vi, thái độ không phù hợp để phục vụ cho cái “tôi” của mình.
Về hành vi
– Người bệnh dễ bị kích thích, hay gây hấn, dối trá, lọc lừa, với những người xung quanh cho dù đó là cha, mẹ, anh, em, người yhaan. Một số lại miễn cưỡng, tránh né trong giao tiếp, chỉ làm việc khi có người bảo trợ hay chịu trách nhiệm thay cho mình.
Hay gây hấn, dối trá, lọc lừa..
Đặc điểm của rối loạn đa nhân cách:
– Phần lớn những hành vi thể hiện sự rối loạn nhân cách xuất hiện trong thời kỳ cuối thời thơ ấu hoặc thanh niên và sẽ tiếp tục xuất hiện khi trưởng thành.
– Người rối loạn nhân cách luôn có thái độ và hành vi kỳ lạ gây ra những vấn đề lớn cho chính bản thân họ và người khác.
– Người được chẩn đoán rối loạn nhân cách có thể không có tính mềm dẻo hay cáu gắt, gây hấn trong cư xử với mọi người xung quanh.
Chú ý:
– Phần lớn người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách phù hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn ở trên.
– Hầu hết những người rối loạn nhân cách không nguy hiểm.
– Tuy vậy rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc psychopathic có thể gây nguy hiểm.
Xem thêm: Từ Điển Trái Nghĩa Tiếng Anh, 3 Từ Điển Tốt Để Tra Từ Đồng Nghĩa (Synonyms)
– Rối loạn nhân cách ranh giới hoặc hoang tưởng có nguy cơ tự gây thương tích và tự tử cao hơn bình thường.
– Người rối loạn nhân cách có nhiều nhu cầu và dễ bị tổn thương.
Cách điều trị rối loạn đa nhân cách
Để điều trị chứng rối loạn đa nhân cách các chuyên gia thường áp dụng một số phương pháp sau:
1. Liệu pháp tâm lý
– Liệu pháp tâm lý là biện pháp chủ yếu để điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách.
– Tùy vào từng loại rối loạn của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp khác nhau như: tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, tâm lý hành vi, phân tâm học…
Liệu pháp tâm lý là biện pháp chủ yếu.
2. Liệu pháp cộng đồng
– Là phương pháp giúp người bệnh nhận thức được hành vi của họ tác động và gây hại đến những xung quanh người ra sao.
3. Sử dụng các loại thuốc
– Trong việc điều trị rối loạn đa nhân cách, thuốc đóng vai trò phụ và chỉ được dùng khi người bệnh bị các đợt kích động, trầm cảm, lo âu.
– Việc điều trị bằng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh.
Phòng chống bệnh rối loạn đa nhân cách
Xây dựng một cuộc sống lành mạnh để ngăn ngừa mọi bệnh tật.
1. Hoạt động
– Hoạt động thể chất và tập thể dục có thể giúp giảm nhiều triệu chứng như stress, trầm cảm và lo âu.
2. Tránh thuốc và rượu
– Rượu và ma túy bất hợp pháp có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhân cách hoặc tương tác với thuốc.
3. Đừng trở nên bị cô lập
– Thường xuyên tham gia vào các hoạt động cộng đồng cùng với gia đình hay bạn bè.
– Chăm sóc bản thân bằng cách ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc.
4. Thường xuyên thư giãn và quản lý căng thẳng
– Thường xuyên các lớp học như thiền, yoga hoặc tai chi, để giảm căng thẳng, đem lại nhiều sức khỏe.