Mời các bạn cùng tôi tóm tắt lại một số thông tin tại thời điểm Viettel ra đời
Viettel tham gia kinh doanh dịch vụ điện thoại đường dài vào 2/2000 khi đó trên thị trường đã có hai thương hiệu là Mobifone(1993) và Vinaphone(1996). Hai đơn vị này cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài và điện thoại di động, đối tượng người dùng chính là ở các đô thị. Giá cước điện thoại vào điểm này là rất đắt đỏ với đa số người dân Việt Nam.
Viettel nhận thức được khó khăn mà mình sẽ gặp phải đó là cạnh tranh với hai thương hiệu lớn đang kiểm soát toàn bộ thị trường. Cùng nhận thức được điểm mạnh của mình là xuất thân từ quân đội nên có lợi thế về phạm vi hoạt động, quỹ đất trải dài và nhân sự rộng khắp cả nước.
Viettel đã lựa chọn chiến lược cạnh tranh là đánh vào phân khúc đang bỏ trống trên thị trường mạng viễn thông. Thị trường nông thôn nơi đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình. Phân khúc bỏ trống lại có quy mô hấp dẫn vì dân số VN 80% sống tại các tỉnh huyện. Vừa hay thị trường nông thôn lại phát huy điểm mạnh của Viettel, khắp tỉnh huyện đều có đơn vị quân đội nên quỹ đất để xây dựng trạm thu phát sóng, cùng với nhân sự quân đội đông đảo nên nhanh chóng được triển khai thuận lợi. Tại các vùng nông thôn thì do trạm thu phát sóng của hai đơn vị đối thủ thưa nên sóng yếu, dịch vụ khó khăn, chi phí cao. Một mũi tên nhắm trúng hai đích. Vừa phát huy lợi thế của bản thân vừa nhắm trúng điểm yếu của đối thủ.
Để dịch vụ điện thoại đường dài của mình được khách hàng vùng nông thôn chấp nhận thì Viettel sử dụng chiến lược giá thấp. Thay vì tính phí cuộc gọi 120s+1 như Mobifone và Vinaphone đang áp dụng(trong 120 giây đầu tiên dù nói hết bao nhiêu giây vẫn phải thanh toán tiền cho 120 giây đầu) Viettel đã sử dụng cách tính phí 6+1(chỉ 6 giây đầu tiên là phí cố định, từ giây thứ 7 trở đi nói giây nào trả tiền giây đó). chính vì cách tính giá này mà Viettel được người dân Việt Nam nhìn nhận là mạng điện thoại giá rẻ, chất lượng lại tốt. Nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng và thể hiện về số lượng thuê bao của khách hàng vùng nông thôn tăng nhanh chóng mặt.
Trở lại với câu chuyện của slogan “Hãy nói theo cách của bạn” đến giờ chắc các bạn cũng đã phần nào hình dung câu slogan này không phải chỉ là một tuyên bố xuông mà nó dựa trên một cơ sở tính toán chiến lược và có thể đo đếm được chính xác. Cùng với chiến dịch truyền thông quy mô toàn quốc Viettel chính thức tuyên chiến với Mobi và Vina với khẩu hiệu “Không phải trả những gì bạn không nói” đã một lần nữa đâm thẳng ngọn giáo sắc nhọn vào tim của hai đối thủ. Người dân Việt Nam nói chung ý thức rõ ràng là mình đang bị hai ông kia bắt chẹt, tính tiền một cách phi lý. Viettel như một người hùng xuất hiện giúp người dân khắp Việt Nam được dùng điện thoại phổ biến hơn, và tuyệt vời hơn.
Đến đây không cần nói tại sao Viettel lại nhanh chóng chiến thắng hai đối thủ của mình chỉ trong vòng 4 năm sau khi tham gia thị trường đã có số lượng thuê bao vượt qua cả hai đối thủ cộng lại.
Slogan không chỉ đơn giản là một lời tuyên bố sáo rỗng mà các doanh nghiệp dùng để phỉnh nịnh khách hàng. Slogan là một tuyên ngôn mà doanh nghiệp sẽ mang đến giá trị tốt hơn cho khách hàng và tốt nhất là khách hàng có thể đo đếm được rõ ràng, thì sẽ tạo ra sức thuyết phục hơn vạn lời quảng cáo khác.
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2021Trần Mạnh Hùng Vĩnh Thái marketing: Tiên phong tư vấn marketing tổng thể cho SMEs