Xem Ngay Top 20+ hoàng điểm là gì [Hay Lắm Luôn]

1. Tổng quan

Dịch kính là một khối gel trong suốt nằm sau thủy tinh thể, lấp đầy 80% thể tích nhãn cầu, có chức năng tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc.

Võng mạc là lớp trong cùng của nhãn cầu (đáy mắt). Khi võng mạc nhận được ánh sáng, nó sẽ truyền tín hiệu đến não thông qua hệ thần kinh thị giác, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy.

Bệnh dịch kính – võng mạc là tên gọi chung của một số các chứng bệnh về mắt do rối loạn tại võng mạc (đáy mắt), các chứng bệnh thường gặp như: Đục dịch kính nặng, xuất huyết dịch kính – võng mạc, bệnh lý hoàng điểm, màng tăng sinh trước võng mạc, bong võng mạc và biến chứng tiểu đường tại võng mạc,…

Theo các nghiên cứu nhãn khoa gần đây, các bệnh lý này đang ngày càng gia tăng, trở thành tác nhân gây giảm thị lực đột ngột và dẫn đến mù lòa nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh thường là do chấn thương nặng ở mắt, yếu tố di truyền, tuổi già, cận thị quá nặng trong thời gian dài, biến chứng sau phẫu thuật thay thủy tinh thể hoặc là biến chứng tiểu đường tại mắt….

2. Điều trị

Các bệnh lý dịch kính võng mạc thường gây giảm thị lực rất nhanh và dễ dẫn đến mù lòa. Vì vậy, việc can thiệp và điều trị sớm sẽ giúp bạn phục hồi thị lực, giảm gánh nặng kinh tế cũng như các biến chứng phức tạp. Khi võng mạc chỉ bị rách, chưa gây bong hoặc chỉ bong một phần nhỏ, các bác sĩ sẽ sử dụng laser bắn xung quanh vết rách để hàn gắn vết thương, ngăn chặn hiện tượng võng mạc bị bong ra.

Các trường hợp võng mạc đã bị bong hoàn toàn thì cần can thiệp phẫu thuật giúp võng mạc áp trở lại. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cải thiện được thị lực. Với những trường hợp có nguy cơ cao bị bong võng mạc như tiểu đường, cận thị, sinh non, việc khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm.

2.1 Xuất huyết Dịch kính

Xuất huyết dịch kính không hiếm khi thăm khám mắt hàng ngày với các dấu hiệu than phiền về ruồi bay, mưa bồ hóng, nhìn thấy màu hồng rực hay thấy màn đen che phủ trước mắt khá nhiều.

Thành phần của dịch kính có tới 99% là nước, 1 % còn lại là acid hyaluronic thành phần mang lại tính trong suốt và độ nhày cho dịch kính. Dịch kính ở phía sau được bao bọc bởi màng giới hạn trong, ở phía trước có là màng không sắc tố bám vào mặt sau của thể thủy tinh và dây zin. Khoang dịch kính chiếm 80% thể tích nhãn cầu ( khoảng 4ml). Dịch kính bám chắc vào võng mạc ở 3 vùng: nền dịch kính, gai thị và các mạch máu võng mạc.

Cơ chế gây ra xuất huyết dịch kính

Gồm 3 nhóm nguyên nhân chính:

  • Chảy máu do mạch máu bất thường
  • Chảy máu do sang chấn trên cơ địa mạch máu bình thường
  • Chảy máu từ tổn thương vùng lân cận
  • Bất thường mạch máu có thể kể đến là: quá trình tân mạch hóa sản sinh ra những mạch máu yếu kém như trong bệnh võng mạc tiểu đường, thiếu máu võng mạc, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh võng mạc trẻ đẻ non(ROP). Thiếu máu mạn tính làm tăng yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu( VEGF) và các yếu tố tăng sinh tân mạch khác, dạng nội mô mới có liên kết lỏng lẻo hay bục vỡ gây xuất huyết. Các yếu tố sinh xơ, dịch kính bệnh lý cũng gây co kéo vào các mạch máu vốn đã non yếu, gây xuất huyết dịch kính.

Đứt vỡ các mạch máu bình thường: mạch máu bị vỡ bởi các co kéo vật lý đủ mạnh để phá vỡ cấu trúc bình thường của nó. Bong dịch kính sau, các co kéo của dịch kính lên thành mạch máu, nhất là trên những vùng có gắn kết chặt có thể gây chảy máu. Ngoài mạch máu vỡ thì dịch kính cũng có thể bong theo hoặc không. Xuất huyết dịch kính đi kèm với bong dịch kính sau là tiền triệu của rách võng mạc( chiếm 50-70% tổng số bong dịch kính sau). Chấn thương đụng dập nhãn cầu cũng là nguyên nhân gây xuất huyết dịch kính( XHDK) ở nhóm người trẻ hơn 40 tuổi. Một vài hội chứng hiếm gặp khác như hội chứng Terson do máu ở khoang dưới nhện lan vào khoang dịch kính, hội chứng Valsava do tăng áp lực đột ngột lên thành mạch võng mạc cũng có thể là nguyên nhân của XHDK.

Chảy máu từ các khoang lân cận dịch kính: bệnh lý của các mô lân cận có thể gây XHDK: từ các vi phình mạch, các khối u, tân mạch của hắc mạc…Máu phá vỡ màng giới hạn trong và tràn vào khoang dịch kính.

Các triệu chứng của xuất huyết dịch kính

Các triệu chứng của XHDK rất đa dạng: không đau, thường chỉ ở một bên: cảm giác có vật trôi nổi, giảm thị lực. XHDK khi ở mức độ nhẹ thường được bệnh nhân mô tả như ruồi bay, như mạng nhện, cảm giác như sương mù, như có màng chắn hay nhìn có quầng đỏ… Nặng hơn sẽ là cảm giác mất thị lực trung tâm ngay khi mới ngủ dậy. Khi khai thác tiền sử các bác sĩ sẽ chú ý truy tìm tiền sử chấn thương, tiền sử phẫu thuật mắt, tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, bệnh lý động mạch cảnh, cận thị số cao.

Bệnh nhân phải được khám mắt tổng thể: soi đáy mắt trực tiếp và gián tiếp có ấn đè củng mạc, soi góc tiền phòng tìm tân mạch, đo nhãn áp và siêu âm B toàn bộ bán phần sau. Đôi khi soi đáy mắt bên lành giúp ta tìm được nguyên nhân như trong bệnh võng mạc đái tháo đường. Phát hiện XHDK không khó. Với ánh sáng cường độ cao sẽ nhìn thấy các hồng cầu, Tyndal dịch kính, tại các vùng còn trong của dịch kính có thể thấy võng mạc và vùng mạch máu bị tổn thương. Đôi khi xuất huyết sẽ ở dạng vũng do khu trú dưới màng hyaloids – xuất huyết trước võng mạc. Xuất huyết dạng thuyền buồm bắt gặp khi máu khu trú giữa khoang màng giới hạn sau và màng dịch kính sau. Xuất huyết cũng có đi kèm với xuất huyết tiền phòng. Mức độ nặng nhẹ, độ lan tràn của XHDK có thể từ rất nhẹ: vài hồng cầu trong dịch kính hay tiền phòng đến mức độ rất nặng: không soi được gì ở phía sau.

Những vấn đề cần lưu ý về bệnh Xuất huyết dịch kính

  • Diễn tiến của XHDK: máu trong dịch kính được làm sạch với tốc độ khoảng 1% ngày. Máu ở ngoài khoang dịch kính được tiêu biến nhanh hơn. Ở người trẻ máu cũng tan nhanh hơn do cấu trúc dịch kính còn lỏng lẻo, tương tự với mắt đã được cắt dịch kính hay đã ở giai đoạn hình thành cục máu. Quá trình tan máu còn phụ thuộc vào bệnh đã gây ra nó, trong đó bệnh võng mạc đái tháo thường và thoái hóa hoàng điểm người già( AMD) là khó khăn nhất. Bệnh lý dịch kính võng mạc tăng sinh thường xảy ra sau XHDK khoảng 1 năm
  • Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm nhiễm sắt nhãn cầu: nhiễm độc võng mạc, nhiễm sắt thể thủy tinh và giác mạc. Bệnh tăng sinh võng mạc- dịch kính sau xuất XHDK gây tăng sinh xơ- mạch, dẫn tới sẹo xơ, sau nữa có thể là bong võng mạc, Glôcôm tế bào ma
  • Phương pháp điều trị: Trước đó phải siêu âm mắt nếu không quan sát được võng mạc. Phẫu thuật cắt dịch kính nên được tiến hành ngay nếu đi kèm bong võng mạc. Điều trị ngoại trú nếu không có bong võng mạc. Tư thế nằm cao đầu khi ngủ cũng có thể giúp máu lắng ở dưới , giúp bác sĩ quan sát được võng mạc phía trên. Vùng võng mạc bị rách hoặc bong sẽ được điều trị bằng lạnh đông, laser hoặc ấn độn. Các bệnh lý là nguyên nhân gây XHDK sẽ được điều trị bằng laser khu trú hoặc toàn bộ, tiêm các chất chống sinh tân mạch Anti-VEGF cũng có thể được lựa chọn. Cắt dịch kính được chỉ định khi máu dịch kính không thể tiêu biến tự nhiên, có tân mạch mống mắt hay xuất hiện glôcôm tế bào ma. Thời điểm chỉ định cắt dịch kính phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây XHDK. Tiêm vào khoang dịch kính men hyaluronidase là một hướng điều trị mới đang được nghiên cứu
  • Bệnh nhân cần được khám lại 2-3 tuần/ 1 lần để theo dõi diễn tiến của quá trình tiêu máu trong dịch kính, nguy cơ tái phát, kết quả điều trị rách và bong võng mạc nếu có. Phẫu thuật cắt dịch kính có thể phải chỉ định tiếp nếu có XHDK tái phát.

2.2 Tăng sinh Dịch kính Võng mạc

Tăng sinh dịch kính võng mạc là gì?

Tăng sinh dịch kính võng mạc (PVR – Proliferative vitreoretinopathy ) là tình trạng xuất hiện mô sẹo hoặc màng trước võng mạc, thường gặp như là một biến chứng của bong võng mạc. Mô sẹo hình thành ở võng mạc làm tăng nguy cơ bong tái phát.

Võng mạc là lớp thần kinh của mắt, chức năng tiếp nhận tín hiệu ánh sáng truyền tới và truyền về não – chức năng này làm võng mạc thành cấu trúc quan trọng nhất của nhãn cầu. Do nguyên nhân nào đó, võng mạc có thể bị rách, hoặc bong ra khỏi thành nhãn cầu. Ngay từ các tổn thương đầu tiên của võng mạc đã tạo nên nguy cơ tiến triển PVR. Các tế bào thuộc lớp dưới cùng của võng mạc sẽ sản sinh, len lỏi lên phía trước võng mạc gây nên mô sẹo và màng, sau cùng co kéo gây bong võng mạc tái phát.

Nguyên nhân gây tăng sinh dịch kính võng mạc

Rách – bong võng mạc thường liên quan đến tăng sinh dịch kính, hậu quả là việc co kéo võng mạc, do có rách hoặc lỗ võng mạc:

  • Một hoặc nhiều vết rách võng mạc
  • Rách võng mạc lớn
  • Xuất huyết dịch kính
  • Bong hắc mạc
  • Chấn thương
  • Những phẫu thuật vùng mắt trước đó (phẫu thuật đục pha lê thể, phẫu thuật bong võng mạc, phẫu thuật cắt dịch kính, …)
Rất hay:  [Hướng dẫn] Cách gấp bao thư bằng giấy A4 đơn giản ai cũng làm

Triệu chứng cần lưu ý khi tăng sinh dịch kính võng mạc

Nhiều bệnh nhân có triệu chứng của võng mạc bị co kéo: ruồi bay, chớp sáng, hoặc mất thị trường ngoại biên.

Khi tổn thương vùng hoàng điểm, thị lực trung tâm mất đột ngột. Bệnh nhân có bong võng mạc mãn tính có thể xuất hiện tăng nhãn áp và tình trạng viêm.

Hình ảnh bệnh lý PVR soi đáy mắt

Hình ảnh PVR trên siêu âm nhãn cầu

Một số bệnh nhân khai báo không triệu chứng, đặc biệt ở:

  • Bệnh nhân trẻ tuổi
  • Tổn thương không bao gồm hoàng điềm
  • Tình trạng bong tiến triển chậm
  • Nhưng bình thường, bệnh nhân sẽ có một vài triệu chứng ở trên.

Các phương pháp điều trị

Tăng sinh dịch kính võng mạc có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính – sử dụng dụng cụ đi qua hầm nhỏ để bóc màng tăng sinh, kết hợp thắt đai củng mạc, có thể sử dụng khí hoặc silicon để bơm vào thay thế dịch kính. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần duy trì nằm tư thế úp mặt trong 2 – 3 tuần.

Quang đông võng mạc bằng laser cũng thường được sử dụng để tăng kết dính xung quang vùng võng mạc rách. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

2.3 Bong võng mạc

Võng mạc là lớp mô thần kinh của mắt và hoạt động như một cuốn phim trong máy ảnh. Khi ánh sáng đi vào trong mắt, nó xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể và được hội tụ trên võng mạc. Võng mạc có chức năng chuyển năng lượng ánh sáng thành thị lực và gửi thông tin ngược về não qua những dây thần kinh thị giác. Hoàng điểm là phần trung tâm và nhạy cảm của võng mạc và nó cung cấp nội dung cũng như độ sắc nét của thị lực.

Bong võng mạc là gì?

Bong võng mạc là khi võng mạc bị bong rời ra khỏi thành nhãn cầu. Nếu không điều trị sớm, bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực một phần hay mất thị lực toàn phần.

Nguyên nhân gây ra bong võng mạc

  • Bong võng mạc thường do những vết rách phát triển trong võng mạc. Dịch sẽ chảy vào những lỗ rách này và làm tách rời võng mạc khỏi thành nhãn cầu
  • Cận thị làm tăng nguy cơ bị bong võng mạc, vì cận thị có khả năng làm mỏng võng mạc và đó cũng chính là nguyên nhân gây tăng các lỗ thủng và các vết rách võng mạc
  • Biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, di truyền cũng có thể là một trong những nguy cơ
  • Ngoài ra các bệnh lý khác ở mắt như khối u, viêm nhiễm hay do biến chứng từ bệnh tiểu đường cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong võng mạc.

Các triệu chứng của bong võng mạc

  • Những người trung niên và người già có thể nhìn thấy những điểm đen trôi bồng bềnh được gọi là hiện tượng ruồi bay hay những ánh sáng chói. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng này không chỉ ra được những vấn đề nghiêm trọng
  • Ở vài mắt, sự xuất hiện của những vệt hay đốm sáng như ánh đèn flash có thể là dấu hiệu của bệnh bong võng mạc. Một cuộc kiểm tra chuyên sâu về võng mạc với bác sĩ chuyên khoa mắt sau khi làm nở giãn đồng tử để xác định nguyên nhân của triệu chứng
  • Vài bệnh bong võng mạc có thể tiến triển âm thầm đến khi phần lớn của võng mạc bị bong ra. Những trường hợp cá biệt như vậy, bệnh nhân có thể chú ý sự xuất hiện một khoảng tối ở vài nơi trong thị trường của họ
  • Những trường hợp nặng hơn, bong võng mạc sẽ làm nhòe mờ thị lực trung tâm và làm mất tầm nhìn đáng kể ở mắt bị ảnh hưởng
  • Một số bệnh bong võng mạc có thể xuất hiện thình lình và bệnh nhân sẽ mất thị lực toàn phần ở một mắt. Sự mất thị lực nhanh có thể cũng gây ra bởi máu chảy vào trong dịch kính, tình trạng này xảy ra khi võng mạc bị rách.

Các cách điều trị bong võng mạc

  • Nếu võng mạc bị rách nhưng việc bong chưa xảy ra, việc điều trị nhanh có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của việc bong hoàn toàn. Ngay khi võng mạc bị bong, nó cần được điều trị bằng phẫu thuật
  • Laser quang đông võng mạc: Khi những vết rách mới ở võng mạc được tìm thấy cùng với một chút sự bong tróc võng mạc, các vết rách sẽ được bít lại với ánh sáng laser. Laser tạo những vết đốt nhỏ xung quanh bờ vết rách. Chúng sẽ để lại những vết sẹo có thể khâu những cạnh của vết rách ngăn cho chất lỏng chảy qua và dồn chúng lại dưới võng mạc
  • Điều trị đông lạnh: Đông lạnh thông qua tròng trắng của mắt đằng sau vết rách võng mạc cũng sẽ thúc đẩy các mô sẹo và khâu các bờ mép vết rách
  • Điều trị phẫu thuật: Việc kết dính lại võng mạc bao gồm việc bít lại các vết rách võng mạc với đai silicone được khâu đến lòng trắng làm lỏm cầu mắt hướng vào trong. Sự ứng dụng lạnh đông được dùng để gắn võng mạc với các lớp nằm bên dưới
  • Phẫu thuật có thể được thực hiện với thuốc mê hay tiền mê phụ thuộc vào quy trình, tuổi và sức khỏe của từng bệnh nhân
  • Ở những ca bong võng mạc phức tạp cần dùng đến phương pháp cắt dịch kính. Việc phẫu thuật này là lấy hết dịch kính từ mắt. Ở vài trường hợp, khi võng mạc mà tự bong ra bị co hay để lại sẹo, không khí, khí nở hay dầu silicon có thể phải được dùng để lắp các lỗ rách tạm thời.

2.4 Lỗ hoàng điểm

Hoàng điểm là gì?

Hoàng điểm nằm ở trung tâm võng mạc, là một vùng hình bầu dục rộng khoảng 3mm và nằm phía ngoài đĩa thị. Hoàng điểm nhìn sẫm màu hơn so với võng mạc vì ngoài tế bào biểu mô sắc tố, ở đó còn có nhiều sắc tố màu vàng (Xanhthoill).

Trung tâm hoàng điểm là một chỗ lõm xuống. Vùng hoàng điểm chỉ có tế bào gậy và tế bào nón, là nơi cho thị lực cao nhất, tinh tế nhất. Hoàng điểm (điểm vàng) có vai trò giúp mắt nhìn rõ, có thể đọc sách và lái xe.

Hoàng điểm là vùng trung tâm võng mạc, rộng khoảng 0.5mm, tập trung hầu hết tế bào nón, đảm nhiệm vai trò nhận biết mầu sắc và thị lực tinh tế (đọc, nhận biết chi tiết). Hoàng điểm đồng trục với lỗ đồng tử nên nó thu nhận hầu hết lượng ánh sáng chiếu vào mắt, do vậy đây là nơi dễ bị tổn thương nhất. Lỗ hoàng điểm xảy ra khi có một vết rách nhỏ trong hoàng điểm, vùng nằm ở trung tâm của mô nhạy cảm với ánh sáng – võng mạc.

Nguyên nhân gây ra lỗ hoàng điểm

Lỗ hoàng điểm có thể do các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra, bao gồm:

  • Bệnh lý: nổi bật nhất là đái tháo đường. Một tình trạng mắt bẩm sinh khác như bệnh Best’s cũng có thể gây ra lỗ hoàng điểm
  • Sự lão hóa của mắt: do sự giảm thể tích của dịch kính (bong dịch kính sau). Dịch kính là chất lỏng trong suốt, lấp đầy nhãn cầu và định hình nhãn cầu. Dịch kính bình thường dính chặt vào võng mạc. Qua thời gian, khối lương chung của khối dịch kính giảm, làm tăng áp lực lên võng mạc do các dải xơ bị bật ra khỏi võng mạc và gây ra giật mạnh lên võng mạc, tại vị trí hoàng điểm, sự bong dịch kính sau này gây ra lực co kéo tiếp tuyến với bề mặt và gây ra lỗ hoàng điểm
  • Chấn thương: do sang chấn bên ngoài và những nguyên nhân liên quan đến các mô xung quanh như bong võng mạc. Các sang chấn này gây nên phù nề các mô xung quanh hoàng điểm, có kéo lên bề mặt và gây ra lỗ hoàng điểm thứ phát
  • Cận thị nặng: Đây là một yếu tố nguy cơ cao. Những người cận thị nặng có trục nhãn cầu tiếp tục kéo dài theo hướng trước sau làm tăng lực kéo giãn lên bề mặt vùng hoàng điểm theo hướng tiếp tuyến, cùng với sự tiến triển của cận thị sẽ gây biến chứng lỗ hoàng điểm.

Triệu chứng

Lỗ hoàng điểm thường tiến triển âm thầm với biểu hiện nhìn mờ và dễ bị bỏ qua.

Khi lỗ đã tiến triển thành giai đoạn toàn phát, ngoài biểu hiện nhìn mờ, suy giảm thị lực nhiều, người bệnh sẽ có triệu chứng mất thị trường trung tâm (người bệnh nhìn xung quanh vẫn tốt, nhưng không nhìn được chi tiết hoặc có điểm đen chính giữa).

Chẩn đoán lỗ hoàng điểm bên cạnh việc thăm khám đáy mắt, chủ yếu dựa vào chụp cắt lớp võng mạc (chụp OCT). Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại sử dụng ánh sáng đâm xuyên các lớp võng mạc, không xâm lấn và có thể thực hiện nhiều lần trong quá trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh lý này.

Giai đoạn muộn của lỗ hoàng điểm có biến chứng bong võng mạc, người bệnh sẽ có biểu hiện suy giảm thị lực trầm trọng.

Chẩn đoán

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đề nghị bệnh nhân làm một số xét nghiệm khác. Khi kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ mở rộng đồng tử mắt và kiểm tra võng mạc, có thể phải chụp mạch huỳnh quang bằng phương pháp nhuộm để chiếu sáng các vùng của võng mạc.

Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT), đây là phương pháp hữu ích nhất trong việc chẩn đoán chính xác bệnh. Khi chụp OCT, bác sĩ sẽ sử dụng máy ảnh laser chẩn đoán đặc biệt để chụp hình võng mạc. Phương pháp này có thể đo độ dày của võng mạc, phát hiện chỗ sưng và chảy dịch.

Rất hay:  Xem Ngay Top 10+ đường sắt tiếng anh là gì Đầy đủ nhất

Điều trị

Nếu lỗ hoàng điểm không được điều trị, thị lực sẽ kém dần đi cho đến khi bạn không thể đọc được bản in lớn nhất trên bảng kiểm tra mắt.

Mặc dù đôi khi tình trạng lỗ hoàng điểm có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhiều trường hợp phải cần đến phẫu thuật để cải thiện tầm nhìn. Khi thực hiện phẫu thuật cắt thủy tinh thể, gel thủy tinh sẽ bị loại bỏ để tránh phủ lên võng mạc và được thay bằng một bong bóng chứa hỗn hợp khí. Bong bóng hoạt động như một băng keo trong, tạm thời giữ cạnh của lỗ ở đúng vị trí khi nó lành lại. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ và thường thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm nghỉ ngơi trong một hoặc hai ngày, đôi khi kéo dài từ 2 đến 3 tuần để bong bóng ép vào điểm vàng và dần dần được hấp thụ lại. Khi bong bóng được hấp thụ lại, lớp lót thủy tinh sẽ tự làm đầy lại bằng chất gel mắt tự nhiên.

Bệnh nhân nên giữ mặt nằm úp để đảm bảo phẫu thuật thành công. Một số người sẽ gặp khó khăn để giữ vị trí mặt như vậy, vì thế bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ trước khi tiến hành giải phẫu.

2.5 Màng tăng sinh trước Võng mạc

Bệnh lý Màng tăng sinh trước võng mạc do mô sẹo xuất hiện trên điểm vàng của mắt, thường xuất hiện ở người già, gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.

Tìm hiểu về bệnh lý

Điểm vàng hay còn gọi là hoàng điểm của mắt có nhiệm vụ giúp thu nhận hình ảnh, nhận biết màu sắc và có vai trò quan trọng đối với thị lực trung tâm. Khi điểm vàng xuất hiện mô sẹo sẽ gây ra bệnh màng trước võng mạc hay còn được biết dưới cái tên màng tăng sinh trước võng mạc, thoái hóa màng võng mạc,…

Bệnh màng trước võng mạc thường xuất hiện ở người cao tuổi với độ tuổi từ 50 trở lên và khá phổ biến ở người già trên 75 tuổi. Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc có thể khiến người bệnh mất thị lực từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp mất thị lực nghiêm trọng thường khá hiếm gặp. Mặc dù, không thể phòng tránh căn bệnh này nhưng mọi người có thể kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách hạn chế mắc các bệnh về mắt như cận thị, chấn thương mắt, võng mạc…, đeo kính bảo hộ khi chơi thể thao…

Triệu chứng của màng tăng sinh trước võng mạc

Sau đây là một vài triệu chứng thường gặp của bệnh màng trước võng mạc. Theo đó, nếu người bệnh có những biểu hiện bệnh thì nên đến các cơ sở y tế tin cậy hoặc bệnh viện để thăm khám:

  • Người bệnh nhìn mọi thứ thấy mờ hơn so với bình thường, những hình ảnh đó có thể bị méo so với thực tế
  • Có thể nhìn đường thẳng thành lượn sóng
  • Gặp khó khăn khi nhìn chi tiết nhỏ hoặc đọc bản in nhỏ
  • Ở trung tâm tầm nhìn thấy xuất hiện một mảng màu xám hoặc có thể xuất hiện điểm mù.

Ngoài những triệu chứng cụ thể như trên, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng bất thường khác ở mắt mà không được đề cập đến. Tuy nhiên, nếu cảm thấy có bất kỳ triệu chứng lạ nào ở mắt, bệnh nhân nên đi thăm khám để nắm rõ tình trạng của bản thân.

Nguyên nhân hình thành bệnh màng trước võng mạc

Mắt của chúng ta chứa đầy dịch kính, khi về già quá trình phân tách dịch kính diễn ra khiến chúng từ từ co lại và tách ra khỏi bề mặt võng mạc. Quá trình này hầu như không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào ngoài việc xuất hiện những đốm đen hoặc những vết bẩn trong tầm nhìn. Tuy nhiên, hiện tượng này xuất hiện với số lượng rất nhỏ và không đáng để kể đến.

Mặc dù vậy nhưng nếu quá trình phân tách thủy tinh thể đôi khi cũng gây ra một vài tổn thương nhỏ trên bề mặt võng mạc. Khi võng mạc bắt đầu quá trình chữa lành sẽ hình thành mô sẹo hoặc lớp màng trên bề mặt của nó. Sau đó, các vết sẹo này co lại sẽ tạo thành nếp nhăn và nếu mô sẹo hình thành trên điểm vàng sẽ gây ra bệnh màng tăng sinh trước võng mạc.

Ngoài ra, những người đã từng phẫu thuật đục thủy tinh thể, người mắc bệnh võng mạc đái tháo đường đều có nguy cơ mắc bệnh màng trước võng mạc.

Điều trị bệnh màng trước võng mạc như thế nào?

Chụp mạch huỳnh quang

Qua thăm khám lâm sàng nếu nghi ngờ người bệnh mắc màng tăng sinh trước võng mạc, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

  • Chụp mạch huỳnh quang: Đây là cách giúp chiếu sáng các vùng của võng mạc bằng phương pháp nhuộm
  • Chụp cắt lớp kết hợp quang học: Đây là phương pháp sử dụng máy ảnh laser để chụp võng mạc, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như đo độ dày của võng mạc, phát hiện chỗ sưng, chảy dịch…

Chụp mạch huỳnh quang

Khi xác định chính xác người bệnh mắc màng tăng sinh trước võng mạc, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cho việc điều trị căn bệnh này. Thông thường, người bệnh màng trước võng mạc đa phần không cần phải điều trị vì các ảnh hưởng đến thị giác của căn bệnh này không đáng kể, người bệnh có thể tự thích nghi với tình trạng của bản thân và sớm trở lại cuộc sống bình thường. Nhiều trường hợp, không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào, mô sẹo tự bong ra và bệnh màng trước võng mạc biến mất hoàn toàn.

Trường hợp thị lực của người bệnh suy giảm đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nếu người bệnh có mong muốn khôi phục thị lực. Ca phẫu thuật được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ, thủy tinh thể sẽ được loại bỏ và thay vào bằng dung dịch muối để tránh tình trạng kéo võng mạc. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ loại bỏ mô sẹo gây ra vết nhăn, nguyên nhân chính hình thành bệnh màng trước võng mạc.

Khi phẫu thuật hoàn tất, người bệnh cần đeo miếng che mắt trong khoảng thời gian nhất định, thường là từ vài ngày đến vài tuần để bảo vệ mắt đồng thời sử dụng thuốc nhỏ mắt tránh nhiễm trùng theo đơn kê của bác sĩ. Bệnh nhân nên chú ý nếu chưa biết rõ tình trạng giảm thị lực do nguyên nhân gì, người bệnh không nên nạm dụng sử dụng thuốc hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để cải thiện thị lực.

Top 21 hoàng điểm là gì viết bởi Cosy

Services

Services
  • Tác giả: americaneyecenter.com
  • Ngày đăng: 10/17/2022
  • Đánh giá: 4.93 (711 vote)
  • Tóm tắt: Bệnh Lý Võng Mạc Tiểu Đường Là Gì? … Là tình trạng sưng phù vùng hoàng điểm, một vùng nhỏ nằm ở trung tâm võng mạc cho phép nhìn rõ nét chi tiết.

Lỗ Hoàng điểm

  • Tác giả: matvietnga.com
  • Ngày đăng: 08/15/2022
  • Đánh giá: 4.59 (378 vote)
  • Tóm tắt: Lỗ Hoàng điểm là gì? … Lỗ hoàng điểm xảy ra khi có một chỗ rách trong hoàng điểm, hoàng điểm là phần trung tâm chịu võng mạc trách nhiệm xử lý …
  • Nội Dung: Lỗ hoàng điểm liên quan đến lão hóa và thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Đó là một tình trạng không đau, có thể xảy ra mà không báo trước. Chỉ có một mắt thường bị ảnh hưởng nhưng có khoảng 10% mắt thứ hai có nguy cơ bị như vậy. Lỗ hoàng …

✴️Thoái hóa hoàng điểm người già

  • Tác giả: bvnguyentriphuong.com.vn
  • Ngày đăng: 05/17/2022
  • Đánh giá: 4.31 (267 vote)
  • Tóm tắt: Hoàng điểm là phần võng mạc tập trung tế bào nón và que dày đặc nhất. Hoàng điểm rất quan trọng đối với thị … Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là gì?
  • Nội Dung: AMD là tình trạng xảy ra khi các tế bào trong hoàng điểm bị thoái hóa. Điều này xảy ra cùng với sự tổn hại của lớp tế bào biểu mô sắc tố và các tế bào bị tổn thương và chết. Hoàng điểm bị tổn hại sẽ ảnh hưởng đến thị lực trung tâm của bạn, gây khó …

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

  • Tác giả: wit-ecogreen.com.vn
  • Ngày đăng: 04/18/2023
  • Đánh giá: 4.02 (234 vote)
  • Tóm tắt: Thoái hoá hoàng điểm tuổi già là gì? Nguyên nhân và cách điều trị. Ngày đăng bài :07-02-2023. Theo dõi Wit Ecogreen trên Follow on Google News.
  • Nội Dung: AMD thể khô giai đoạn giữa ở một hoặc cả hai mắt: Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, bổ sung chế độ ăn uống đặc biệt (vitamin và khoáng chất) giúp phòng ngừa, bệnh tiến triển nặng hơn thành AMD giai đoạn muộn. Trường hợp nếu bị AMD giai …

Dich vụ

  • Tác giả: tueanh.vn
  • Ngày đăng: 08/17/2022
  • Đánh giá: 3.92 (403 vote)
  • Tóm tắt: Lỗ hoàng điểm là thuật ngữ chỉ tình trạng hoàng điểm xuất hiện lỗ ở trung tâm gây suy giảm thị lực . Nguyên nhân lỗ hoàng điểm? Lỗ hoàng điểm có thể do các …
  • Nội Dung: AMD thể khô giai đoạn giữa ở một hoặc cả hai mắt: Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, bổ sung chế độ ăn uống đặc biệt (vitamin và khoáng chất) giúp phòng ngừa, bệnh tiến triển nặng hơn thành AMD giai đoạn muộn. Trường hợp nếu bị AMD giai …

THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • Tác giả: matsaigonnhatrang.com
  • Ngày đăng: 12/27/2022
  • Đánh giá: 3.62 (508 vote)
  • Tóm tắt: Thoái hóa hoàng điểm thể ướt là gì? AMD thể ướt do các mạch máu bất thường nằm sau võng mạc (mô nhạy cảm ánh sáng nằm ở đáy mắt) bắt đầu phát triển dưới …
  • Nội Dung: – Dùng lưới Amsler (Amsler grid): với kiểm tra này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nhìn vào một tờ giấy vẽ ô caro như một bàn cờ. Bệnh nhân sẽ che một mắt và nhìn chằm chằm vào một chấm đen ở giữa lưới. Bệnh nhân có thể mắc bệnh AMD nếu nhìn thấy các …

LỖ HOÀNG ĐIỂM: CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, CẬP NHẬT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  • Tác giả: mathadong.com
  • Ngày đăng: 01/12/2023
  • Đánh giá: 3.58 (245 vote)
  • Tóm tắt: Lỗ hoàng điểm là một bệnh không hiếm gặp trên lâm sàng, gây giảm thị lực từ mức nhẹ cho đến trầm trọng. Trước kia, lỗ hoàng điểm được các nhà …
  • Nội Dung: Màng ngăn trong là một màng mỏng trong suốt, dày khoảng 10µm, hình thành bởi các tế bào Muller và màng đáy gồm có: collagen, glycosaminoglycan, laminin và fibronectin nối với các sợi chu biên của vỏ dịch kính. Màng ngăn trong là cấu trúc phía trong …

Lỗ hoàng điểm: Điều trị lỗ hoàng điểm bằng phương pháp cắt dịch kính

  • Tác giả: mathanoi2.vn
  • Ngày đăng: 11/20/2022
  • Đánh giá: 3.3 (530 vote)
  • Tóm tắt: Lỗ hoàng điểm là gì? … Lỗ hoàng điểm là một vết vỡ nhỏ trên điểm vàng, nằm ở trung tâm mô nhạy cảm với ánh sáng của mắt được gọi là võng mạc.
  • Nội Dung: Lỗ hoàng điểm thường tiến triển một cách từ từ. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể nhận thấy một chút biến dạng hoặc mờ trong tầm nhìn thẳng. Các đường thẳng hoặc vật thể có thể bắt đầu trông như bị uốn cong hoặc gợn sóng. Việc đọc và …

THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM DẠNG KHÔ – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ?

  • Tác giả: khammatthuha.vn
  • Ngày đăng: 04/26/2023
  • Đánh giá: 2.99 (483 vote)
  • Tóm tắt: Thoái hóa hoàng điểm loại khô là bệnh là gì? Thoái hóa hoàng điểm loại khô gây mờ hoặc giảm thị lực trung tâm, do điểm vàng bị mỏng đi. Hoàng điểm là một …
  • Nội Dung: Thoái hóa hoàng điểm loại khô có thể phát triển ở một mắt đầu tiên và sau đó ảnh hưởng đến cả hai. Sau một thời gian, thị lực của bạn sẽ giảm dần làm ảnh hưởng đến khả năng làm những việc như đọc, lái xe và nhận diện khuôn mặt. Tuy nhiên, điều này …

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD hoặc ARMD)

  • Tác giả: msdmanuals.com
  • Ngày đăng: 07/19/2022
  • Đánh giá: 2.95 (139 vote)
  • Tóm tắt: Không có sẹo hoàng điểm gồ cao (sẹo hình đĩa), phù, xuất huyết hoặc xuất tiết. AMD thể ướt xảy ra khi các mạch máu bất thường mới phát triển dưới võng mạc trong …
  • Nội Dung: Thoái hóa hoàng điểm loại khô có thể phát triển ở một mắt đầu tiên và sau đó ảnh hưởng đến cả hai. Sau một thời gian, thị lực của bạn sẽ giảm dần làm ảnh hưởng đến khả năng làm những việc như đọc, lái xe và nhận diện khuôn mặt. Tuy nhiên, điều này …
Rất hay:  Cách chỉnh âm thanh loa kéo hát karaoke hay ... - Lạc Việt Audio

Biến chứng phù hoàng điểm ở bệnh nhân đái tháo đường

  • Tác giả: matsaigonngogiatu.com
  • Ngày đăng: 02/14/2023
  • Đánh giá: 2.8 (138 vote)
  • Tóm tắt: Việc điều trị ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thấp hơn so với điều trị sớm – tức là khi có bệnh nhưng bệnh nhân chưa cảm nhận được gì. Vì vậy, …
  • Nội Dung: Nói chung, sau một thời gian mắc tiểu đường, biến chứng tại mắt có thể xảy ra tùy thuộc vào mức độ kiểm soát bệnh của bệnh nhân. Phát hiện sớm biến chứng võng mạc tiểu đường tại mắt sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Khám tầm soát bệnh võng mạc …

Lỗ hoàng điểm (lỗ điểm vàng)

  • Tác giả: vienyhocungdung.vn
  • Ngày đăng: 01/14/2023
  • Đánh giá: 2.79 (77 vote)
  • Tóm tắt: Phương pháp điều trị là gì và mức độ thành công của nó như thế nào? Phẫu thuật cắt dịch kính. Ở bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, phương pháp …
  • Nội Dung: Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ ngay sau khi tiêm. Bạn không nên lái xe hoặc sử dụng bất kỳ công cụ hoặc máy móc nào cho đến khi nó trở lại bình thường. Nếu tiêm ocriplasmin không đóng được lỗ hoàng điểm, phẫu thuật cắt dịch kính có thể được đề nghị …

  • Tác giả: vinmec.com
  • Ngày đăng: 07/24/2022
  • Đánh giá: 2.67 (192 vote)
  • Tóm tắt: Điểm vàng (còn gọi là hoàng điểm của mắt) là một bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc. Đây là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung hàng triệu tế …
  • Nội Dung: Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ ngay sau khi tiêm. Bạn không nên lái xe hoặc sử dụng bất kỳ công cụ hoặc máy móc nào cho đến khi nó trở lại bình thường. Nếu tiêm ocriplasmin không đóng được lỗ hoàng điểm, phẫu thuật cắt dịch kính có thể được đề nghị …

Thoái hóa hoàng điểm

  • Tác giả: dulichchuabenh.vn
  • Ngày đăng: 10/02/2022
  • Đánh giá: 2.58 (112 vote)
  • Tóm tắt: Thoái Hóa Hoàng Điểm là gì? Hoàng điểm là phần trung tâm của võng mạc, mô cảm thụ ánh sáng ở phần sau của mắt. Võng mạc xử lý tất cả các hình ảnh thị giác.
  • Nội Dung: Bộ Khuyếch Đại Điện Tử hay vô tuyến truyền hình mạch kín (CCTV) thực chất là một máy quay video tập trung vào một trang và hình ảnh khuyếch đại được chiếu trên màn hình tivi. Có thể điều chỉnh kích thước của hình ảnh theo hướng phóng to hoặc thu …

Lỗ hoàng điểm

  • Tác giả: bcare.vn
  • Ngày đăng: 04/11/2023
  • Đánh giá: 2.41 (124 vote)
  • Tóm tắt: Lỗ hoàng điểm xảy ra khi có một vết rách nhỏ trong hoàng điểm, vùng nằm ở trung tâm của mô nhạy cảm với ánh sáng – võng mạc. Hoàng điểm (điểm vàng)…
  • Nội Dung: Bộ Khuyếch Đại Điện Tử hay vô tuyến truyền hình mạch kín (CCTV) thực chất là một máy quay video tập trung vào một trang và hình ảnh khuyếch đại được chiếu trên màn hình tivi. Có thể điều chỉnh kích thước của hình ảnh theo hướng phóng to hoặc thu …

Điểm vàng là gì? Những bệnh lý liên quan đến hoàng điểm cần biết

  • Tác giả: benhvienphuongdong.vn
  • Ngày đăng: 05/18/2022
  • Đánh giá: 2.31 (193 vote)
  • Tóm tắt: Điểm vàng là gì? Điểm vàng của mắt hay còn có tên gọi khác là hoàng điểm, đây là cấu trúc đặt biệt nằm tại cực sau của mắt tập hợp hàng …
  • Nội Dung: Do tình trạng thoái hóa hoàng điểm là quá trình tự nhiên nên tổn thương này không thể đảo ngược lại cũng như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh tiến triển có thể dẫn đến mù lòa nặng, mất thị lực. Hiện nay, bệnh được phân loại thành hai thể chính đó …

Lỗ Hoàng Điểm Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

  • Tác giả: europeaneyecenter.com
  • Ngày đăng: 01/08/2023
  • Đánh giá: 2.21 (96 vote)
  • Tóm tắt: OCT, viết tắt của Optical Coherence Tomography, là một phương pháp đơn giản và không gây đau đớn giúp chẩn đoán lỗ hoàng điểm và điểm vàng của mắt. Phương pháp …
  • Nội Dung: Trước khi đi sâu về định nghĩa lỗ hoàng điểm, hãy cùng tìm hiểu về hoàng điểm hoặc điểm vàng trong mắt là gì. Điểm vàng hoặc hoàng điểm là một bộ phận nằm sau bên trong võng mạc có chức năng quan trọng đối với thị lực trung tâm của mắt và giúp mắt …

Những điều cần biết về bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi

  • Tác giả: familyhospital.vn
  • Ngày đăng: 07/09/2022
  • Đánh giá: 2.16 (100 vote)
  • Tóm tắt: 1. Thoái hóa hoàng điểm do tuổi là gì? · 2. Thoái hóa hoàng điểm do tuổi (AMD: Age-related Macular Degeneration) · 3. Những nguyên nhân nào gây ra …
  • Nội Dung: 10. Những điều cần biết trong khi điều trị là gì? – Dùng thuốc nghiêm túc theo đơn của bác sĩ. – Thực hiện tái khám đúng hẹn. – Tăng cường dinh dưỡng cho võng mạc + Bổ sung các chất chống oxy hóa, vitamin, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. …

Bệnh thoái hoá hoàng điểm – Sức khỏe đời sống

  • Tác giả: suckhoedoisong.vn
  • Ngày đăng: 11/09/2022
  • Đánh giá: 2.03 (185 vote)
  • Tóm tắt: Bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi già (THHĐTG) là gì ? Hoàng điểm nằm ở trung tâm của võng mạc, là nơi tập trung chủ yếu các tế bào thần …
  • Nội Dung: 10. Những điều cần biết trong khi điều trị là gì? – Dùng thuốc nghiêm túc theo đơn của bác sĩ. – Thực hiện tái khám đúng hẹn. – Tăng cường dinh dưỡng cho võng mạc + Bổ sung các chất chống oxy hóa, vitamin, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. …

Phù hoàng điểm do tiểu đường – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

  • Tác giả: jieh.vn
  • Ngày đăng: 05/24/2022
  • Đánh giá: 1.82 (93 vote)
  • Tóm tắt: Hoàng điểm (điểm vàng) nằm ở trung tâm võng mạc, là thành phần quan trọng nhất đảm nhiệm chức năng nhận diện hình ảnh và phân biệt màu sắc một cách rõ nét. Phù …
  • Nội Dung: PHÙ HOÀNG ĐIỂM do tiểu đường là bệnh lý mãn tính, cho đến nay vẫn không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị là vô cùng cần thiết và quan trọng, nhằm làm chậm diễn tiến bệnh như ngăn chặn tình trạng rò dịch và giảm số lượng dịch trong võng mạc, …

Phù hoàng điểm

  • Tác giả: hellobacsi.com
  • Ngày đăng: 05/09/2022
  • Đánh giá: 1.85 (153 vote)
  • Tóm tắt: Phù hoàng điểm là gì? … Hoàng điểm (hay điểm vàng) là một phần của võng mạc, nơi ánh sáng đi vào mắt sẽ tập trung hết tại đây để giúp con người nhìn rõ nét và …
  • Nội Dung: Các bệnh viêm và rối loạn của hệ miễn dịch cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, gây sưng và phá vỡ các mô trong hoàng điểm. Những rối loạn này bao gồm nhiễm cytomegalovirus, hoại tử võng mạc, u hạt sarcoidosis, hội chứng Behçet, bệnh toxoplasmosis, bệnh …