Nguy cơ tiềm ẩn

Ngước mắt là thấy trạm BTS!

Mấy năm trước, bóng dáng các trạm BTS hầu như chỉ thấy ở các bưu điện, các khu đất trống hay đồi núi… Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, trạm BTS đã trở nên quen thuộc với người dân ở các thành phố lớn. Tại TP Hồ Chí Minh, trạm BTS có ở khắp nơi. Suốt trục đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa, có chục trạm BTS chễm chệ trên nhiều tòa nhà kiên cố. Đôi chỗ, hai trạm BTS chỉ cách nhau vài chục bước chân. Các con đường khác như Cộng Hòa, Hai Bà Trưng-Phan Đình Phùng- Nguyễn Kiệm… cũng chằng chịt hệ thống BTS.

Các khu vực xa nội thành như quận Gò Vấp, quận 12, quận 7… cũng tương tự. Có chỗ hai trạm BTS của hai hãng nằm cạnh nhau trên nóc hai ngôi nhà sát vách. Anh N.D.C (đường L.V.L-quận 7), chủ nhân ngôi nhà 4 tầng có một trạm BTS cho biết, cuối năm 2004, lúc nhà của anh xây dựng gần xong thì nhân viên của hãng M. đến đặt vấn đề thuê. Anh kể lại: Lúc đầu tôi cũng nghi ngại nhưng họ nói sẽ an toàn vì dây cáp đã được bọc nhựa, hơn nữa giá thuê tới 5 triệu đồng một tháng nên tôi đồng ý với thời hạn thuê 5 năm”. Chính vì giá thuê hấp dẫn và “không cảm thấy khác biệt gì” nên anh C. đã tiếp tục cho hãng S. khảo sát và chấp nhận “tiếp nhận” thêm một trạm BTS với giá thuê 5,8 triệu đồng/tháng, hiện mọi thủ tục đã xong, chỉ còn chờ hãng S. đến lắp đặt. Do các thủ tục đều do bên thuê lo, khoản tiền thuê khá cao, lại ổn định trong nhiều năm mà nhà vẫn ở bình thường nên nhiều chủ nhà đã “xiêu lòng” trước đề nghị của các hãng dịch vụ điện thoại di động.

Có ảnh hưởng sức khỏe

Theo tính toán của các chuyên gia, một mạng điện thoại di động muốn phủ sóng toàn quốc phải xây lắp khoảng 5.000 trạm BTS. Do vậy, với thực trạng hiện nay và yêu cầu phát triển sắp tới, theo thông tin từ các hãng dịch vụ điện thoại di động, cơn sốt bùng phát trạm BTS sẽ còn tiếp diễn với hàng nghìn trạm BTS sắp ra đời. Dự kiến đến cuối năm 2006, Viettel sẽ nâng số trạm BTS lên con số 3.000, MobiFone đạt 3.100 trạm… Để phục vụ cư dân các thành phố, các cụm đô thị, các trạm BTS phải được đặt xen lẫn trong dân cư để tiết kiệm chi phí vì chỉ cần lắp trạm BTS có công suất nhỏ (từ 20-50W). Điều này đã tạo ra một bộ mặt đô thị có phần mất mỹ quan cũng như gây ra không ít lo âu lẫn bức xúc cho người dân sống chung quanh. Thời gian vừa qua, dư luận ở một số nơi cũng đã lên tiếng “kêu cứu” vì bị các trạm BTS “bao vây” nhưng tình hình gần như vẫn chưa ngã ngũ vì các hãng dịch vụ điện thoại di động đều cho rằng các trạm BTS hiện tại rất an toàn đối với sức khỏe con người (?).

Rất hay:  Cách bảo quản quả bơ trong ngăn đá dùng cả năm không hết

Tiến sĩ Phan Hồng Phương (bộ môn Viễn thông-Khoa Điện-Điện tử ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh) cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng bát nháo trong việc lắp đặt các trạm BTS ở TP Hồ Chí Minh hiện nay. Theo tiến sĩ Phương, thực trạng trên là do ngành viễn thông Việt Nam mới chỉ có các tiêu chuẩn thuần túy về kỹ thuật lắp đặt các trạm BTS sao cho bảo đảm yêu cầu thu và phát sóng tốt, còn các tiêu chuẩn về tác động môi trường, sinh-y học vẫn chưa có.

Tiến sĩ Phương khẳng định: “Sóng, điện từ bức xạ từ các trạm BTS có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Tác hại này càng nguy hiểm với tình trạng vị trí các trạm BTS hiện nay, vừa gần dân cư, vừa quá thấp”.

Cùng ý kiến trên, tiến sĩ Đinh Việt Hào, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cho biết thêm, Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu bài bản nào về ảnh hưởng của sóng điện từ phát ra từ các trạm BTS, tháp truyền hình và truyền thanh. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Hào, sóng điện từ phát ra từ các trạm BTS dứt khoát có tác hại tương tự sóng điện từ của các trạm radar, nghĩa là ít nhất sẽ gây vô sinh cho nam giới và gây ra các bệnh về thần kinh. Tiến sĩ Hào bộc bạch: “Phần lớn các trạm BTS hiện nay đều không đạt yêu cầu về độ cao. Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, các quy định lắp đặt BTS rất chặt chẽ, muốn lắp trong khu dân cư thì phải đặt trên các ngôi nhà cao từ 100m trở lên”.

Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn trạm BTS được đặt trên các tòa nhà chỉ cao khoảng chừng 20m, có khả năng gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải sớm nhanh chóng vào cuộc, tiến hành các cuộc đo đạc, nghiên cứu toàn diện và ban hành các quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn trong lĩnh vực xây lắp các trạm thu phát sóng điện từ.

Nguy cơ từ điện thoại di động

Vấn đề ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng từ điện thoại di động từng rộ lên vào thập niên 1990, khi điện thoại di động trở thành công cụ gần như không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại (tính đến tháng 8-2005, có hơn 2 tỷ người khắp thế giới sử dụng điện thoại di động). Điểm tập trung của sự ngờ vực về tính an toàn điện thoại di động ở chỗ thiết bị điện tử này sử dụng sóng điện trường ở bước sóng viba và ảnh hưởng tất yếu của trường điện trường (elec-tromagnetic fields-EMF).

Rất hay:  NganHangAZ.com

Theo tiến sĩ David Carpenter, Hiệu trưởng Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học công New York, 30% trường hợp ung thư ở trẻ em đều xuất phát từ nguyên nhân tiếp xúc EMF; Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng cảnh báo về hiểm họa EMF (dựa theo bản tin từ trang web NIH). Vấn đề EMF từng được quan tâm khi loạt báo chí Mỹ đăng tải nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia độc lập hoặc tổ chức chính phủ. Trong cùng thời gian, Viện Nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển) cũng cho biết điện thoại di động có thể làm tăng 3,9 lần khả năng acoustic neuroma (khối u lành trong khu thần kinh thính giác có thể dẫn đến tổn hại não cũng như hệ thần kinh trung ương). Dựa vào cuộc khảo sát các đối tượng dùng điện thoại di động ít nhất 10 năm, Viện Karolinska cho biết nguy cơ trên ảnh hưởng ở tỷ lệ 1/100.000 người sử dụng điện thoại di động. Ảnh hưởng EMF không chỉ từ sóng vô tuyến (có thể được hấp thu vào cấu trúc não qua hộp sọ) mà còn là yếu tố điện môi, làm tăng nhiệt tại các mô ở vùng đầu; và cuộc nghiên cứu REFLEX với sự hợp tác của 12 phòng thí nghiệm châu Âu cho thấy có bằng chứng về tổn hại ADN ở tế bào thí nghiệm, khi phân tử hấp nhiệt trong tế bào phản ứng trước sự trao đổi chất bất thường gây ra bởi hiệu ứng nhiệt từ điện thoại di động.

Tất cả yếu tố nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe từ điện thoại di động nói trên đều có thực và thống kê từ những nghiên cứu trên cũng không phải được thực hiện cốt làm cho xã hội hoang mang; vấn đề ở chỗ mức độ EMF như thế nào mới thật sự gây hại? Cần biết, điện thoại di động dùng phóng xạ không ion (non-ionizing radiation, khác với phóng xạ ion chẳng hạn tia X hoặc tia gamma), tức năng lượng tần số vô tuyến (radiofrequency energy-RF) thấp. Nếu tiếp xúc RF ở mức độ thấp, ảnh hưởng sức khỏe thật ra không đáng kể.

Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý dược-thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Ủy ban truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn an toàn RF. Mức độ tiếp xúc RF được đo bằng Tỷ lệ hấp thu đặc biệt – SAR (Specific Ab- sorption Rate, tức mức độ năng lượng được hấp thu vào cơ thể). Quy định SAR được cho phép tại Mỹ là 1/6 watt/kg; trong khi hầu hết điện thoại di động có công suất truyền dẫn 0,75-1 watt (so với 3 watt đối với điện thoại trong xe hơi). Theo yêu cầu FCC, tất cả nhà sản xuất điện thoại di động đều phải báo cáo chính xác tiêu chuẩn SAR.

Rất hay:  10+ Ý Tưởng Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đẹp Đơn Giản 2023

Nguy cơ từ trạm phát sóng

Riêng với trạm phát sóng, một khảo sát năm 2002 cho biết có nhiều ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với sức khỏe những người sống trong phạm vi 300m của trạm phát sóng. Kiệt sức, mất ngủ và giảm trí nhớ là vài triệu chứng được phát hiện. Trạm phát sóng như thế nào mới an toàn? Có khá nhiều tiêu chuẩn phổ biến hiện nay, tùy từng quốc gia, trong đó có tiêu chuẩn của Viện Kỹ sư và Điện học Hoa Kỳ và Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI/IEEE); tiêu chuẩn của Ủy ban Bảo vệ phóng xạ phi ion quốc tế (ICNIRP – được dùng tại gần 100 quốc gia); tiêu chuẩn của Hội đồng đo lường và bảo vệ phóng xạ quốc gia Hoa Kỳ (NCRP). Đối với trạm phát sóng hoạt động ở phạm vi 1.800 – 2.000 MHz, tiêu chuẩn ANSI/IEEE là 1,2 mW/cm2 (milliwatt mỗi centimeter vuông). Với cột ăngten khoảng 900 MHz, tiêu chuẩn ANSI/IEEE là 0,57 mW/cm2. Tiêu chuẩn ICNIRP thấp hơn một chút và tiêu chuẩn NCRP gần tương tự ANSI/IEEE. Theo trang web WHO, một cột ăngten điện thoại di động cao 10m tại khu vực dân cư khi hoạt động hết công suất có thể tạo ra mật độ điện 0,01 mW/cm2. Thông thường, ăngten tại trạm phát sóng thường có chiều rộng 20-30 cm và chiều cao 10m, được đặt trên nóc nhà cao tầng hoặc tháp có độ cao 15-60m tính từ mặt đất.

Một cách tổng quát, tất cả nghiên cứu đều cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng sức khỏe từ điện thoại di động nhưng mức độ gây tổn hại thật sự từ điện thoại di động tiếp tục gây tranh cãi. Có điều chắc chắn rằng các nhà khoa học luôn nhấn mạnh đến việc tránh nghe áp điện thoại di động sát một bên tai trong thời gian dài (cường độ RF ít gây ảnh hưởng khi người sử dụng đặt xa điện thoại di động khỏi đầu tốt nhất là dùng tai nghe) đồng thời hạn chế cho trẻ em dùng điện thoại di động. Việc điện thoại di động phát ra bức xạ (dù không ion) không phải không ẩn chứa nguy hiểm. Phóng xạ có thể làm hỏng mô nếu được tiếp xúc ở mức độ cao; phóng xạ RF liên tục cũng có thể làm nóng mô người (theo cách hệt như lò viba làm nóng thức ăn) và gây ra nhiều ảnh hưởng cho hệ tuần hoàn cũng như trao đổi chất.