Khoảng cách giữa 2 lần chụp CT

Video Mỗi năm được chụp mấy lần Xquang, CT, MRI?

Xem thêm: Chụp CT sọ não: Mục đích, qui trình, kết quả và rủi ro

Mục đích chụp CT là để chẩn đoán bệnh và đánh giá các thương tổn. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT để:

  • Chẩn đoán các rối loạn cơ bắp và xương như khối u xương và gãy xương.
  • Xác định vị trí của một khối u, nhiễm trùng hoặc cục máu đông.
  • Định hướng các thủ thuật như phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.
  • Phát hiện và theo dõi bệnh và các tình trạng như ung thư, bệnh tim, khối u phổi và gan.
  • Theo dõi hiệu quả của một số phương pháp điều trị như điều trị ung thư.
  • Phát hiện các tổn thương nội tạng và chảy máu bên trong.

Chụp CT thường chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. Mặc dù bức xạ từ chụp CT không gây thương tích cho thai nhi, nhưng bác sĩ có thể đề nghị một loại xét nghiệm khác như siêu âm hoặc MRI để tránh thai nhi tiếp xúc với các chất phóng xạ. Liều thấp bức xạ được sử dụng trong chụp CT không biểu hiện tác dụng tiêu cực ở người.

Một số người có thể cảm thấy khó chịu khi nằm trên bàn cứng.

Chất tương phản được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác nóng, vị kim loại trong miệng và cơ thể đỏ bừng. Những cảm giác này là bình thường và thường biến mất trong vòng vài giây.

Rất hay:  Cách Download Sub Youtube & Tải Video Có Phụ Đề Trên Youtube

Có rất ít rủi ro liên quan đến chụp CT. Mặc dù chụp CT đưa vào cơ thể chất bức xạ nhiều hơn chụp tia X thông thường, nhưng nguy cơ ung thư gây ra bởi bức xạ là rất nhỏ nếu bạn chỉ chụp một lần. Nguy cơ ung thư có thể tăng theo thời gian nếu bạn chụp X-quang hoặc chụp CT nhiều lần. Nguy cơ ung thư cũng tăng lên ở trẻ em chụp CT, đặc biệt chụp vùng ngực và bụng.

Một số người có phản ứng dị ứng với chất tương phản. Hầu hết các chất tương phản có chứa i-ốt, vì vậy nếu bạn đã có phản ứng tiêu cực với i-ốt trong quá khứ, hãy chắc chắn thông báo cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc dị ứng hoặc steroid để chống lại bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào nếu bạn bị dị ứng với i-ốt trong trường hợp bắt buộc phải dùng chất tương phản.

Việc sử dụng các thiết bị y tế như chụp X quang, chụp CT làm tăng lượng bức xạ trong cơ thể. Vì vậy, theo khuyến nghị để đảm bảo an toán bức zạ trong chẩn đoán hình ảnh cần đảm bảo

  • Phim chụp X quang suốt đời phải dưới 100mSv
  • Chụp CT scan 15-50 lần cuộc đời.

Theo đó, các bác sĩ khuyến nghị nên chụp X quang tối đa 5-7 lân/ năm. Chụp CT không nên tự ý quyết định chụp, cần phải thăm khám và có chỉ định của các bác sĩ khi thực sự cần thiết để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bức xạ cho người bệnh.

Rất hay:  10 cách nói của bố mẹ thông minh khiến con nghe lời răm rắp

Xem thêm:

  • Chụp CT sọ não: Mục đích, qui trình, kết quả và rủi ro