Khu công nghiệp Lai Cách – Hải Dương – VKI

Khu công nghiệp Lai Cách được thành lập theo Quyết định số 1836/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 30/5/2005 với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 468 tỷ đồng và thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm (đến hết ngày 01/01/2057). Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đầy đủ tiện nghi và những ưu đãi đầu tư lớn đã tạo nên điểm mạnh riêng cho Khu công nghiệp trong việc thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Đến nay, Khu công nghiệp đã trở thành một trong những khu công nghiệp tiềm năng nhất khu vực miền Bắc nói riêng và khu vực cả nước nói chung.

1. Vị trí địa lý Khu công nghiệp Lai Cách chiếm diện tích đất khoảng 190,73 ha thuộc địa phận thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tiếp giáp với quốc lộ 5, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, khu dân cư thị trấn Lai Cách và đường 194B, cách thành phố Hải Dương khoảng 5km về phía Tây. – Phía Bắc có chiều dài tiếp giáp theo tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và KDC hiện hữu là 2216m – Phía Tây có chiều dài tiếp giáp với Khu Dân Cư Thị trấn Lai Cách dài: 1442m. – Phía Đông: có chiều dài tiếp giáp đường 194B, các Doanh Nghiệp và KDC hiện hữu: 1259 m – Phía Nam: có chiều dài tiếp giáp GL5 và các nhà máy công nghiệp nhỏ 1433 m Ngoài ra, KCN còn là đầu mối giao thông quan trọng, liên kết các thành phố lớn như: – Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60km – Cách trung tâm Hà Nội 49km – Cách cảng biển Hải Phòng và sân bay nội địa Hải Phòng 53km, – Cách cảng nước sâu Quảng Ninh 80km.

Rất hay:  Cách xóa cookie trên điện thoại - Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ

2. Ngành nghề thu hút đầu tư KCN Lai Cách có tính chất là khu công nghiệp đa ngành, các ngành sản xuất lựa chọn vào KCN phải nằm trong danh mục loại hình công nghiệp sạch. Các xí nghiệp sản xuất trong KCN phải có dây chuyền công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. – Công nghiệp điện, điện tử, điện lạnh: Lắp ráp máy vi tính, vô tuyến và các thiết bị điện tử, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, dây cáp điện. – Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy công nghiệp, máy nông nghiệp: Công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo sửa chữa máy, sản xuất thiết bị phụ tùng, dụng cụ lắp ráp; Sản xuất kết cấu thép, các sản phẩm kim loại khác. – Công nghiệp kỹ thuật cao: Công nghệ sinh học, vật liệu mới; Công nghiệp tự động hóa. – Một số ngành công nghiệp nhẹ khác: Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn; Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, bành kẹo, bia rượu,…; Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; Dụng cụ thể thao, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em.