Ai được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3? Khi nào và lưu ý những gì?

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, từ tháng 12, các tỉnh, thành triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi bổ sung cho các đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên. Vậy những ai được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, khi nào tiêm và cần lưu ý những gì?

ai được tiêm vaccine covid-19 mũi 3

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trên toàn thế giới. Với những đợt bùng phát mới và sự xuất hiện không ngừng của nhiều biến chủng nguy hiểm, việc tiêm phủ 2 vaccine có ý nghĩa lớn khi tỷ lệ bệnh nhân biến chuyển nặng giảm thấp, mặc dù số ca mắc tăng nhanh. Mặc dù vậy, nhiều tỉnh thành hiện nay như TP.HCM, khu vực Tây Nam Bộ… vẫn có tỷ lệ bệnh nhân biến chuyển nặng, gây khó khăn cho việc mở cửa trở lại và các hoạt động kinh doanh, học tập và lao động sản xuất.

Chính vì vậy, chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế sớm triển khai mũi tiêm bổ sung (mũi 3) ngay trong tháng 12 này, trước mắt là cho nhóm nguy cơ cao.

Các bằng chứng trong thời gian gần đây cho thấy, hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 có thể giảm dần theo thời gian, các loại vaccine phòng Covid-19 đã được đưa và sử dụng ở thời điểm hiện tại có thể kém hiệu quả hơn đối với biến chủng virus Delta. Do đó, việc tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 là cần thiết, giúp củng cố miễn dịch, mang đến sự bảo vệ lâu dài hơn.

Đối tượng nào được tiêm vaccine Covid-19 mũi 3?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều Covid-19 bổ sung dành cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên cho người từ 50 tuổi trở lên, người đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người trực tiếp thực hiện xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế, người có tình trạng suy giảm miễn dịch (như cấy ghép tạng, ung thư, HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng,…).

Vaccine tiêm mũi bổ sung là vaccine cùng loại với liều cơ bản, hoặc vaccine mRNA (Pfizer, Moderna). Cần tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày, mũi 3 được tiêm trong trường hợp liều cơ bản tiêm đủ 2 mũi.

tiêm vaccine covid mũi 3
Người từ 18 tuổi trở lên, có tình trạng suy giảm miễn dịch, người từ 50 tuổi trở lên là những đối tượng tiêm vaccine Covid-19 mũi 3

Đã có 95% vaccine cho tiêm mũi 3

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phân bổ vaccine đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của các địa phương. Các tỉnh, thành phố cần lập danh sách những người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa tiêm vaccine để tiêm ngay cho những đối tượng này.

Theo ghi nhận của Bộ Y tế, tổng số lượng vaccine đã tiếp nhận và dự kiến tiếp nhận từ nay đến hết năm 2021 là khoảng 211 triệu liều từ các nguồn mua, viện trợ và tài trợ. Số lượng vaccine tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên là khoảng 68,4 triệu liều, đáp ứng đủ 95%.

Rất hay:  [ NHANH NHẤT ] Cách tìm file bị mất trong máy tính - iSolution

Bên cạnh việc triển khai tiêm liều bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày, liều nhắc lại vaccine Covid-19 được khuyến cáo tiêm sau 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Nếu mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng một loại vaccine thì mũi nhắc sẽ tiêm cùng loại vaccine đó, hoặc vaccine sản xuất bằng công nghệ mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau, thì mũi nhắc lại cũng tiêm vaccine mRNA. Hiện tại Việt Nam, có 2 loại vaccine được sản xuất bằng công nghệ mRNA đã được cấp phép sử dụng là Pfizer và Moderna.

Tiêm mũi 3 xong có phải đã hoàn tất liều căn bản?

Đến 13h ngày 14/12, nước ta đã tiêm trên 133,7 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Các địa phương và đơn vị đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi một cho những người trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng, song song đó là trả mũi hai cho những người đã tiêm mũi một đủ thời gian.

Tuy nhiên, tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 của cả nước giảm nhiều trong những ngày gần đây. Tỷ lệ sử dụng vaccine phân bổ còn thấp, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine tại một số tỉnh, thành phố cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên chưa cao (dưới 85%), như: Hà Giang (78,4%), Quảng Nam (81,4%), Cao Bằng (81,2%), Bạc Liêu (83,0%) và Thái Bình (83,3%).

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng bao phủ vaccine phòng Covid-19 đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo tiêm chủng an toàn, hiệu quả theo như các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với những địa phương đã đạt được tốc độ bao phủ tiêm chủng cao trên 90% như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng,… cần rà soát lại các đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm vét, tránh bỏ sót, đồng thời triển khai tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.

Những người thuộc đối tượng tiêm liều bổ sung mũi 3, sau khi đã hoàn thành được xem là hoàn tất liều cơ bản.

Thời gian tổ chức tiêm mũi 3 khi nào?

Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 được bắt đầu từ ngày 10/12/2021 tùy theo nguồn cung ứng vaccine với lộ trình dự kiến như sau:

  • Tháng 12/2021: Tập trung triển khai tiêm phòng cho những đối tượng suy giảm miễn dịch đã hoàn tất 2 liều cơ bản ít nhất 28 ngày.
  • Từ tháng 1/2022 – tháng 12/2022: Tiêm nhắc lại cho những người đã hoàn thành liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm mũi bổ sung cho những người suy giảm miễn dịch đã hoàn thành 2 mũi cơ bản ít nhất 28 ngày, đảm bảo bao phủ liều nhắc cho người dân từ 18 tuổi trở lên vào cuối năm 2022.
Rất hay:  Thiết kế nội thất phòng khách nhà ống

Đơn vị nào lập danh sách tiêm vaccine mũi 3?

Những cơ sở y tế có quản lý và điều trị người bệnh thuộc các nhóm đối tượng trên chịu trách nhiệm lập danh sách đối tượng tiêm, dự trù nhu cầu vaccine Covid-19 mũi 3 và tổ chức tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện tiêm chủng phổ biến cho người bệnh về việc tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, đồng thời hướng dẫn người bệnh đăng ký tiêm hoặc đến cơ sở tiêm phòng đã phối hợp trước để tiêm vaccine đúng hạn.

Cơ sở xã hội, cai nghiện ma túy quản lý điều trị người bệnh HIV lập danh sách những người bệnh cần tiêm vaccine mũi 3 gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp với ngành Y tế tiêm vaccine cho người bệnh.

Tại địa phương, ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hướng dẫn người dân sinh sống trên địa bàn thuộc nhóm cần tiêm vaccine mũi 3 đăng ký tiêm nếu chưa có cơ sở y tế hẹn tiêm. Trạm y tế kiểm tra thông tin tình trạng bệnh lý của người dân dựa trên chẩn đoán của cơ sở khám chữa bệnh và lịch sử tiêm chủng với chỉ định tiêm vaccine mũi 3, tổ chức tiêm.

Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý những gì?

1. Tìm hiểu kỹ thông tin về vaccine trước khi tiêm chủng

Hiện nay, vaccine phòng Covid-19 đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân. Có rất nhiều thông tin sai lệch về vaccine trên các trang mạng xã hội khiến nhiều người hoang mang, lo sợ. Do đó, người dân cần chủ động tìm hiểu những thông tin khoa học, chính thống liên quan đến vaccine trước khi tiêm phòng tại các nguồn đáng tin cậy như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), website và fanpage Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC. (1)

tiêm ngừa vacxin covid-19 mũi 3
Cần tìm hiểu những thông tin chính thống về vaccine, nếu có thắc mắc cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ

2. Quan tâm, chăm sóc bản thân trước khi tiêm vaccine

Trước khi tiêm vaccine, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, chế độ sinh hoạt đều đặn để giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa.

Bên cạnh đó, giữ cho cơ thể đủ nước (duy trì đủ 2,5l – 3l nước mỗi ngày) giúp loại bỏ các tế bào độc tố. Đặc biệt cần bổ sung nước vào các thời điểm như buổi sáng sau khi thức dậy, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến buổi chiều, từ chiều đến giờ ăn tối.

Rất hay:  Vẽ Luffy Ngầu Nhất ❤️ 1001 Tranh Vẽ One Piece Chibi, Haki
chích ngừa vaccine covid mũi 3
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh trước khi tiêm vaccine

Ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm: các nhóm thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu xơ. Không để bụng đói trước tiêm vì có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, nhất là đối với những người sợ kim tiêm.

Không sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực trước khi tiêm vì sẽ làm tăng tần số tim, tăng huyết áp, nếu sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng.

4. Lưu ý trong quá trình tiêm

Trong quá trình tiêm, người dân cần đảm bảo các biện pháp an toàn tại cơ sở tiêm chủng như giữ khoảng cách theo quy định và đeo khẩu trang. Khai báo với cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của bản thân, tiền sử bệnh, các loại thuốc đã và đang sử dụng.

5. Theo dõi phản ứng sau tiêm

Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 nói riêng và các loại vaccine khác nói chung, người dân cần được theo dõi sức khỏe 30 phút tại địa điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi sức khỏe ít nhất 7 ngày sau tiêm.

Các chuyên gia nhận định, phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 có thể nhẹ hơn mũi 1 và mũi 2. Tuy nhiên, những trường hợp sốc phản vệ cũng có thể xảy ra, tùy thuộc vào cơ địa từng người cũng như tình trạng sức khỏe vào ngày tiêm vaccine. Cụ thể, các phản ứng phổ biến sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 bao gồm: đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt… Người dân cần thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu có bất thường xảy ra với cơ thể sau tiêm.

có nên tiêm ngừa covid mũi ba
Theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và báo ngay cho các cơ quan y tế nếu có bất thường

Sau khi về nhà cần tiếp tục theo dõi thân nhiệt, đo nhiệt độ khi sốt, uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và cần theo dõi đáp ứng thuốc hạ sốt. Dấu hiệu nguy cơ bao gồm sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt, sốt kéo dài trên 24 giờ, phát ban, tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, khó thở….

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ miễn dịch của vaccine Covid-19 sẽ giảm dần sau tiêm 2 mũi, cùng sự tái bùng phát các ca nhiễm có liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 là giải pháp cho các vấn đề này, giúp cải thiện hiệu quả của vaccine cũng như tăng cường bảo vệ trước những biến thể mới của virus.