Nấm da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện nay nhiễm nấm da là một bệnh lý rất thường gặp, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Trong đó nhiễm nấm trên da đầu là một tình trạng cần được chẩn đoán và điều trị đúng đắn và kịp thời, nếu không sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Do đó việc hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện triệu chứng và cách điều trị của nấm da đầu là rất cần thiết. Bạn hãy cùng Bác sĩ Hoàng Trung Hiếu tìm hiểu vấn đề này nhé.

Nấm da đầu là bệnh gì ?

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng do nấm ở da đầu, liên quan đến cả da và tóc. Nó còn được gọi với tên dân gian là bệnh hắc lào da đầu (scalp ringworm). Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm các vùng da khô có vảy trắng, đôi khi giống như gầu, kèm rụng tóc, nổi mẩn đỏ và ngứa. Nấm râu về cơ bản là tình trạng tương tự nấm da đầu nhưng liên quan đến vùng râu.1

Có khá nhiều người gặp phải khổ sở vì bệnh nấm da đầu, đặc biệt là trẻ em
Có khá nhiều người gặp phải khổ sở vì bệnh nấm da đầu, đặc biệt là trẻ em

Ai dễ bị nấm da đầu?

Thông thường nấm da đầu chủ yếu sẽ ảnh hưởng tới người trẻ, mà chủ yếu là trẻ em vị thành niên, trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thuộc về lứa tuổi nhỏ từ 3 đến 7 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm vì lý do nào đó. Về địa lý thì nấm da đầu được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, mặc dù tỷ lệ phổ biến của từng loại nấm cụ thể gây ra bệnh nấm da đầu thì khác nhau theo vùng lãnh thổ.1

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:1

  • Thường xuyên tiếp xúc với động vật.
  • Ở trong gia đình đông đúc.
  • Tình trạng kinh tế xã hội thấp.
  • Môi trường khí hậu ẩm ướt.
  • Hay chơi thể thao và chảy mồ hôi.

Hiện nay với sự ra đời của các hoạt chất chống nấm, di chuyển địa lý dân cư và giữ vệ sinh cá nhân được cải thiện thì cũng có liên quan đến sự phát triển của các kiểu nhiễm trùng, trong đó có nấm da đầu.1

Nguyên nhân bị nấm da đầu

Nhận diện loại nấm gây nấm da đầu

Trong tự nhiên có rất nhiều chủng loài vi nấm khác nhau, ở khắp mọi nơi, trong đó bệnh nấm da đầu do một chủng nấm riêng biệt gây ra, với cái tên thường gọi là vi nấm sợi tơ. Đây là loại vi nấm có khả năng xâm nhập vào mô sừng hóa (như ở da, lông tóc và móng tay, móng chân). Hiện có hơn 40 loài nấm sợi tơ được biết là tồn tại, chỉ có một số ít là ghi nhận có liên quan đến nguyên nhân gây nấm da đầu, đó là các loại nấm thuộc 2 chủng: Trichophyton và Microsporum.1

Nấm sợi tơ là chủng vi nấm chính gây nên bệnh cảnh nấm da đầu
Nấm sợi tơ là chủng vi nấm chính gây nên bệnh cảnh nấm da đầu

Những nguồn lây nấm da đầu

Nấm sợi tơ (kể cả chủng gây nấm da đầu) nói chung có thể lây truyền sang người xảy ra qua 3 nguồn chính:2

1. Chủng nấm sợi tơ lây nhiễm từ con người

Loại này điển hình giới hạn ở người và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp. Da hay lông tóc bị nhiễm còn lưu trong quần áo, lược chải tóc, mũ nón, vớ, ga giường, khăn tắm và đồ chơi có thể là những nguồn gây nhiễm. Những nấm sợi tơ này có thể thích nghi với cơ thể người và gây đáp ứng viêm nhẹ hay không viêm, do đó các triệu chứng có vẻ nhẹ nhàng hơn so 2 loại dưới đây.

2. Chủng nấm sợi tơ lây nhiễm từ nguồn gốc động vật

Dạng này lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người. Người ta đã ghi nhận mèo, chó, thỏ, heo, chim, ngựa, gia súc và những động vật khác là những nguồn nhiễm thường gặp. Lây truyền có thể qua tiếp xúc trực tiếp với động vật hay gián tiếp qua lông động vật bị nhiễm. Chú ý là những loại nấm sợi tơ này thường gây đáp ứng viêm cấp và mạnh ở người nhiễm, do đó biểu hiện triệu chứng có thể nặng nề nghiêm trọng nhất trong cả 3 loại nấm sợi tơ.

Rất hay:  Cách xóa tài khoản MoMo, hủy liên kết tài khoản ngân hàng với MoMo

3. Chủng nấm sợi tơ lây nhiễm từ đất

Ở người qua tiếp xúc trực tiếp với đất, trong đó chủng hay gặp nhất là Microsporum gypseum. Những nấm sợi tơ này cũng gây đáp ứng viêm trung bình – mạnh, do đó triệu chứng thường ở mức độ trung bình – nặng.

Biểu hiện của bệnh nấm da đầu

Tùy vào loại nấm nào gây nhiễm, mức độ đáp ứng viêm của cơ thể người bệnh mà bệnh nấm da đầu có những biểu hiện lâm sàng đa dạng. Trong hầu hết các trường hợp đều ghi nhận có triệu chứng rụng tóc, với độ nặng nhẹ khác nhau.

Những mảng trắng bong tróc kèm rụng tóc là điển hình trong nấm da đầu
Những mảng trắng bong tróc kèm rụng tóc là điển hình trong nấm da đầu

Nấm da đầu có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoặc một phần da đầu của người nhiễm. các triệu chứng có thể bao gồm:3

  • Các mảng đỏ da kèm sưng tấy.
  • Nhiều vùng da khô, tróc vảy.
  • Ngứa, có khi ngứa mức độ nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân có tóc giòn và dễ gãy, rụng tóc có thể lan tỏa cả da đầu hay có dạng hình tròn, bầu dục.
  • Da đầu bong tróc giống như gàu.
  • Những trường hợp nặng có thể kèm theo sốt, sưng hạch bạch huyết, với những mảng da viêm đỏ trên da đầu gây đau đớn, chảy nước hay dịch mủ có mùi hôi (gọi là kerion), từ đó sẽ đóng vảy mài dày, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sẹo trên da đầu và tóc sẽ rụng vĩnh viễn, không thể mọc lại.
Một bé trai với biểu hiện nấm da đầu điển hình
Một bé trai với biểu hiện nấm da đầu điển hình

Phân biệt triệu chứng nấm da đầu với các bệnh khác4

Trên thực tế, có khá nhiều bệnh lý da có biểu hiện tương tự như nấm da đầu, đôi khi khó phân biệt được trong trường hợp không điển hình, một trong các bệnh lý cần phân biệt với nấm da đầu đó là bệnh vảy nến.

  • Không giống như nấm da đầu xảy ra do nhiễm chủng nấm sợi tơ, bệnh vảy nến là một bệnh lý da liễu mạn tính gây nên tình trạng tăng trưởng của tế bào trên da một cách nhanh chóng.
  • Ở những người mắc bệnh vảy nến, các tế bào da phát triển bất thường, nhanh hơn tốc độ bong da của cơ thể, do đó sẽ có nhiều tế bào da thừa còn lại tích tụ trên bề mặt da, gây nên các ban da màu hồng tươi, giới hạn khá rõ, kèm tróc vảy trắng, mịn. Một đặc điểm quan trọng giúp phân biệt bệnh vảy nến với nấm da đầu là vảy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng nó thường ưu tiên xảy ra ở những vùng da như da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng thân sau bên dưới (vùng lưng dưới).

Biến chứng của bệnh

Như đã nói ở trên, một số người có thể bị tổn thương viêm nặng gọi là kerion, từ đó sẽ đóng mài vảy vàng, chảy dịch mủ có mùi hôi, gây đau đớn, nếu diễn tiến lâu dài sẽ dẫn đến sẹo trên da đầu, sẹo này là vĩnh viễn, không lành lại được. Kéo theo đó là tình trạng rụng tóc, đôi khi rụng tóc không mọc lại ở những vùng da hói đầu có thể gây khổ sở về mặt tâm lý cho bệnh nhân.1

Kerion, hay là tổn thương viêm nặng của nấm da đầu sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm
Kerion, hay là tổn thương viêm nặng của nấm da đầu sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm

Phát ban da thứ phát có thể xảy ra ở da đầu người bệnh có tình trạng viêm nhiều, đặc biệt là khi vừa mới điều trị các thuốc kháng nấm (ví dụ như là hậu quả của viêm da tiếp xúc với thuốc thoa kháng nấm,…).1

Nhiễm trùng thứ phát có thể phát triển từ tổn thương nấm đã có, trong đó có thể là nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,…15

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Chú ý là có khá nhiều tình trạng và bệnh lý khác nhau mà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khá giống với nấm da đầu, biến chứng và tiên lượng của mỗi bệnh là khác nhau, có thể từ nhẹ đến nặng.

Rất hay:  Cách vẽ thấu kính hội tụ chính xác nhất (ngonaz)

Hãy đến khám các bác sĩ da liễu khi bạn hay con bạn có dấu hiệu rụng tóc kèm đóng vảy tróc hoặc ngứa da đầu nhiều, hay có những nốt, mảng viêm đỏ da hoặc các biểu hiện bất thường khác trên da đầu, mà điều trị tại nhà không đáp ứng.5

Điều quan trọng nhất trong điều trị nấm da đầu đó là phải được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bằng các phương pháp đúng đắn, trong nhiều trường hợp nấm da đầu diễn tiến dai dẳng, chẩn đoán bị sai, trị liệu với các phương pháp không phù hợp sẽ để lại các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.5

Chẩn đoán bệnh nấm da đầu

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét vùng da bị ảnh hưởng và hỏi một số câu hỏi như sau:5

  • Các triệu chứng xuất hiện lần đầu là khi nào?
  • Tình trạng da đầu như thế nào?
  • Phát ban có gây đau hoặc ngứa không?
  • Bạn có thử những cách tự điều trị chưa?
  • Bạn có nuôi thú cưng nào ở nhà không, hoặc con bạn đã từng tiếp xúc với động vật trong thời gian qua không?
  • Tiền sử gia đình có ai từng mắc bệnh này không?
  • Môi trường học đường của con bạn có ai mắc bệnh này không?

Để xác định chính xác, bác sĩ có thể lấy mẫu tóc hoặc da để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn đang bị nấm da đầu hay một bệnh lý khác.

Những cách trị nấm da đầu

Quan trọng nhất trong điều trị là phải chẩn đoán đúng được bệnh, đó có phải là nấm da đầu thật không? Chính vì vậy, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Không nên tự mua thuốc điều trị để tránh trường hợp nhận biết sai bệnh. Từ đó, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí bệnh có thể trở nặng.

Nếu đã đúng là nấm da đầu thì các thường có 2 phương pháp điều trị chính là thuốc thoa và thuốc uống.

Thuốc điều trị theo đường uống1

Thông thường các trường hợp sẽ phải cần điều trị với thuốc uống kháng nấm, bởi vì nếu các thuốc thoa đơn thuần thì không thể xâm nhập vào gốc nang tóc, do đó sẽ không điều trị được nấm tận gốc. Các bác sĩ có thể kê cho bạn uống một trong số các loại thuốc hay dùng như là Griseofulvin, Lamisil (terbinafine), Sporal (itraconazol), Diflucan (fluconazol),… Thời gian uống tùy vào từng loại thuốc, điều này sẽ được các bác sĩ cân nhắn cho mỗi bệnh nhân khác nhau.

Chú ý là các thuốc uống kháng nấm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu cho bạn như là buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chóng mặt, phát ban da dị ứng, đau đầu, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nổi mày đay (hay mề đay), sốt, tăng men gan,… Khi có tác dụng phụ này, bạn nên đến kiểm tra và nhờ tư vấn bởi các bác sĩ, để cân nhắn tiếp tục dùng thuốc đang dùng hay đổi thuốc mới cho bạn.4

thuốc kháng nấm đường uống
Thuốc kháng nấm đường uống rất có hiệu quả trong điều trị nấm da đầu, nhưng cũng gây nên một số tác dụng phụ

Dầu gội, thuốc thoa4

Các bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại dầu gội chứa các thành phần loại bỏ nấm hay ngăn ngừa sự lây lan của nấm. Dầu gội này thường chứa các hoạt chất chống nấm như là ketoconazole hay selenium sulfide. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng những loại dầu gội này một vài lần mỗi tuần trong một vài tháng. Để dầu gội lưu trên da đầu và tóc trong ít nhất 5 phút, sau đó gội rửa sạch.

Lưu ý là chỉ xài dầu gội thì không tiêu diệt được nấm hoàn toàn, do đó bạn phải kết hợp điều trị với các loại thuốc kháng nấm đường uống.

Rất hay:  Cách copy dữ liệu từ Excel sang Word giữ nguyên định dạng
Sử dụng dầu gội chống nấm là phương pháp đơn giản, thuận tiện dễ áp dụng tại nhà trong đa số các trường hợp
Sử dụng dầu gội chống nấm là phương pháp đơn giản, thuận tiện dễ áp dụng tại nhà trong đa số các trường hợp

Một số lưu ý trong điều trị1

Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh thì tất các các thành viên khác cũng nên được tầm soát nấm da đầu và điều trị đồng thời nếu bị ảnh hưởng. Không nên dùng chung các khả năng bám dính như bàn chải tóc, mũ và gối,… Tất cả các đồ dùng có khả năng lây nhiễm đều phải được vệ sinh đúng cách.

Trong trường hợp bạn nghi ngờ nguồn nhiễm nấm là từ động vật, thì các thú nuôi trong nhà như chó, mèo,… nên được bác sĩ thú y kiểm tra cẩn thận và điều trị phù hợp.

Một số loại tinh dầu có thể giúp điều trị nấm da đầu

Trong nhiều trường hợp nhiễm nấm da mức độ nhẹ, trong đó có nấm da đầu, bạn có thể điều trị tại nhà, ngoài sử dụng dầu gội chứa các hoạt chất kháng nấm đã nêu ở phần trên bạn có thể sử dụng nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm được liệt kê dưới đây để giúp ngăn ngừa hay hỗ trợ trị bệnh:6

  • Xà phòng kháng khuẩn.
  • Giấm táo: đặc tính kháng nấm mạnh, áp dụng lên vùng da cần điều trị. Để sử dụng, hãy ngâm một miếng bông gòn trong giấm táo sau đó áp lên vùng da đầ, thực hiện 3 lần mỗi ngày.
  • Tinh dầu tràm (cây Tràm trà).
  • Dầu dừa và tinh dầu dừa.
  • Nghệ.
  • Lô hội (nha đam).
  • Tinh dầu xả chanh.
  • Bột cam thảo pha với nước,…

Phòng ngừa bệnh nấm da đầu

Một cách chung nhất thì nấm da đầu rất khó để phòng tránh. Loại nấm gây ra bệnh này khá phổ biến và tình trạng nấm có thể lây lan ngay cả trước khi các biểu hiện triệu chứng xuất hiện. Tuy vậy, bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh đầu cho chính bạn và con trẻ:5

1. Chủ động cập nhật kiến thức đúng về bệnh

Đề phòng nguy cơ nhiễm nấm từ người hoặc vật nuôi bị nhiễm bệnh, bạn và người thân nên chủ động cập nhật thông tin, hiểu biết về bệnh nấm da đầu. Những điều cần chú ý, nên và không nên làm, cách phòng tránh nhiễm bệnh.

2. Gội đầu thường xuyên

Đảm bảo gội đầu cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là sau khi cắt tóc. Một số sản phẩm dưỡng da đầu, chẳng hạn như dầu dừa và selenium, có thể giúp ngăn ngừa nấm trên da đầu.

3. Giữ cho da sạch và khô

Đảm bảo trẻ rửa tay, đặc biệt là sau khi chơi với thú nuôi. Giữ cho các khu vực chung luôn sạch sẽ, như là ở trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng tập thể dục và phòng thay đồ.

4. Tránh động vật bị nhiễm bệnh

Những thú nuôi này thường có những mảng da rụng lông, chúng sẽ ngứa và cào gãi. Nếu bạn nuôi thú cưng hoặc các động vật khác nghi ngờ có khả năng nhiễm nấm, hãy mang chúng đến các bác sĩ thú y để được kiểm tra xem chúng có bị nhiễm nấm không, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

5. Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân

Dạy trẻ không để người khác sử dụng quần áo, khăn tắm, bàn chải tóc, dụng cụ thể thao hoặc các vật dụng cá nhân khác của mình.

Như vậy bạn đã tìm hiểu qua về nấm da đầu, đây là một bệnh lý nhiễm nấm có thể lây lan, biểu hiện triệu chứng đa dạng, có thể nhầm với nhiều tình trạng khác nhau, do đó cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Hiện có khá nhiều cách phòng tránh và ngăn ngừa nhiễm nấm da đầu, bạn hãy đọc lại và áp dụng cho bản thân và cho gia đình mình nhé.