Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại (Money Creation)

happy-businessman-earning-money-illustration_74855-5522Người ta thường đề cập đến chức năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại như là một chức năng quan trọng thứ 2 sau chức năng trung gian tài chính.

Vậy, quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại là gì và diễn ra như thế nào?

QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN LÀ GÌ?

Tạo tiền là quá trình làm tăng CUNG TIỀN của một quốc gia hay một khu vực kinh tế.

Đa số hệ thống ngân hàng hiện nay là có hai cấp: Ngân hàng trung ương, Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ mà theo hệ thống. Trong đó, ngân hàng trung ương có vai trò là ngân hàng của các ngân hàng và giữ độc quyền phát hành giấy bạc (là tiền mặt mình hay thấy, còn gọi là TIỀN CƠ SỞ – M0). Tiếp đó TIỀN CƠ SỞ này sẽ được nhân lên rất nhiều lần để đáp ứng lưu thông nhờ hệ thống ngân hàng thương mại.

Một cách nôm na, ban đầu chúng ta có lượng tiền là A; nhưng bằng một cách nào đó, lượng tiền sau khi sử dụng đã trở thành một lượng lớn hơn A.

Có 2 cách giải thích, cách giải thích hình dungcách giải thích số học

beautiful-pink-cherry-blossom-sakura-blooming-garden_42256-909

CÁCH GIẢI THÍCH BẰNG CÁCH HÌNH DUNG

Bởi mục đích tối thượng của tiền tệ là lưu thông, tiền được trao đổi qua rất nhiều chủ thể, qua nhiều hoạt động kinh tế. Chúng ta hãy thử mường tượng một ví dụ sau: Nếu xã hội có 100 người, mỗi người cần 10 đồng để chi tiêu thì không nhất thiết người ta cần phải có 100 x 10 = 1000 đồng, mà chỉ cần 10 đồng thôi rồi tự 100 người đó trao đổi qua lại cho nhau theo quan hệ tiền – hàng – tiền … là đủ.

Rất hay:  Cách phóng to màn hình máy tính, laptop trên Windows

Từ đây ta có thể thấy rằng chỉ 10 đồng ban đầu nhưng giá trị mà nó mang lại cho xã hội lại là 1000 đồng khi mọi người biết trao đổi với nhau. Ta có thể hình dung cách tiền tạo ra tiền là kiểu như vậy. Càng trao đổi, tiền trong xã hội lại càng được tăng thêm. Lúc này, 10 đồng là TIỀN CƠ SỞ, 1000 đồng mình hay gọi nôm na là tiền danh nghĩa hay là CUNG TIỀN.

Giống như cách viết, tạo tiền tức là tạo ra được lượng tiền danh nghĩa lớn hơn lượng TIỀN CƠ SỞ ban đầu.

CÁCH GIẢI THÍCH SỐ HỌC

Với cách giải thích số học, điều này được đề cập đến trong các sách giáo trình kinh tế ở trong hầu hết chương trình giảng dạy. Quy trình tạo tiền thông qua các ngân hàng thương mại được mô tả như hình dưới đây, hình thức này được gọi là “bút tệ”.

Giả định là ngân hàng dự trữ 10% số tiền gửi, mức 10% này được gọi tên là TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC. Với TIỀN CƠ SỞ ban đầu là 1000, số cung tiền ra thị trường đã tăng lên là 1000 + 900 + 810 = 2710 đồng qua hoạt động tín dụng là NHTM, lớn hơn con số 1000 đồng ban đầu.

Capture

Một lưu ý là điều này phải đi kèm cùng những giả định khá ngặt khác như: ngân hàng sau khi dự trữ 10% đó thì phải cho vay hết và sau đó số tiền này lại gửi tiếp vào hệ thống ngân hàng. Điều này có vẻ khó áp dụng tuyệt đối trong thực tế, nhưng một cách tổng quát, chúng ta cứ hiểu rằng NHTM có thể tạo ra một số tiền lớn hơn nhiều lần.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ phòng học tiếng anh là gì [Hay Lắm Luôn]

Mình thì thích cách hình dung ở ví dụ trên thì dễ hiểu hơn. Nếu muốn có thêm nhiều ví dụ về bút tệ, có thể tham khảo tài liệu này. Trong đó, bằng việc sử dụng thêm toán học, người ta tính ra được mức cung tiền tổng quát sẽ bằng TIỀN CƠ SỞ chia cho tỷ lệ dự trữ bắt buộc (xem slide 15 ở link trên). Đó là lý do trong hình trên, sau khi gửi tiếp ở ngân hàng thứ 3,4,5… thì tổng tiền được tính toán xấp xỉ là 10000 (=1000/10%)

Như vậy, lượng tiền giao dịch không chỉ là giấy bạc ngân hàng do ngân hàng trung ương phát hành, mà bộ phận chiếm tỉ trọng lớn là tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Khối lượng tiền do các ngân hàng thương mại tạo ra có nhiều ý nghĩa, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội.

Link tham khảo được dùng trong bài

Giaodichtaichinh.com

Vietnambiz.vn

letrunghieutvu.yolasite.com