Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách

Vấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.

1. Một con người đạt tới sự trưởng thành xã hội phải là một con người có nhân cách.

Nhân cách là nhân cách của từng người, trong tính cá thể sinh động của nó, trong sự tự biểu hiện và tự khẳng định chặt lượng phát triển người của nó với tư cách một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách. Đây là sự phát triển đặc trưng của cái riêng, của từng cái riêng một trong mối liên hệ mật thiết về bản chất với cái chung. Mỗi cái riêng đó là một con người cá thể, cá nhân mà nhân cách của nó phản ánh nhân cách xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Mỗi một cái Tôi nhân cách đều mang dấu ấn của nhân cách xã hội, chịu ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống, truyền thống lịch sử, văn hoá cũng như trình độ và tính chất phát triển của xã hội đương thời. Cái chung của nhân cách xã hội chi phối nhân cách cá nhân thông qua hệ giá trị và chuẩn mực của nó, biểu hiện thành thế giới quan và nhân sinh quan, thành tư tưởng và đạo đức, tình cảm và niềm tin, thành hành vi trong hoạt động và ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Do đó, mỗi cá nhân mang cái tôi nhân cách như một hình ảnh thu nhỏ của nhân cách xã hội. Đời sống hiện thực, hàng ngày của nó diễn ra trong môi trường xã hội, giữa những người khác, trong công việc, trong giao tiếp và ứng xử. Môi trường xã hội, hoạt động của con người và những quan hệ xã hội của nó là những nhân tố trực tiếp nhất tham gia vào sự hình thành và thực hiện nhân cách của mỗi cá nhân. Tính hiện thực này của nhân cách xác định hình thức biểu hiện của nhân cách ở lẽ sống, lối sống và nếp sống. Lẽ sống biểu đạt một quan niệm sống, một thái độ lựa chọn và định hướng giá trị cuộc sống của bản thân, chứa đựng trong đó cả mục đích, động cơ, nhu cầu và lý tưởng xã hội mà cá nhân hướng tới. Nó đo lường trình độ trưởng thành xã hội của cá nhân về mặt nhận thức, lý trí, tình cảm… ý thức và tự ý thức về mình – cải tạo thành bản ngã, hay ý thức về cái tôi cá thể và chủ thể, trước hết được định hình ở lẽ sống. Nó như một triết lý về con người và cuộc sống.

Rất hay:  6 cách chụp màn hình iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max bạn đã biết chưa? Xem ngay nhé!

Hồ Chí Minh khái quát triết lý ấy trên hai phương diện của cùng một vấn đề: Sống ở đời và Làm người. Làm người và sống ở đời thì phải chính tâm và thân dân. Với những con người trẻ tuổi mới bước vào đời, lập thân và lập nghiệp, lẽ sống là cả một vấn đề hệ trọng của cuộc đời. Xã hội, trước hết là gia đình, nhà trường, các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và những thế hệ đi trước phải giúp đỡ thế hệ trẻ tự mình tìm thấy câu trả lời đúng và tôi, tôi và đẹp về lẽ sống. Đây thực sự là một định hướng mang ý nghĩa sâu xa về văn hoá, về văn hoá nhân cách.

Xác định đúng đắn về lẽ sống đối với một con người là điểm tựa tinh thần đầu tiên để con người phát triển thành một nhân cách với nghĩa là biết sống lương thiện, tử tế, có trách nhiệm với chính mình và xã hội.

2. Một năm khởi đầu từ mùa xuân.

Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Giáo dục lẽ sống phải bắt đầu từ những năm tháng còn trẻ, còn rất trẻ của cuộc đời. Khoảng thời gian đó là cơ hội thuận lợi nhất đối với nhà giáo dục để giáo dục lẽ sống đối với các công dân tương lai khi mà những va đập của cuộc đời chưa làm cho họ tập nhiễm phải những cái xấu, cái ác, khi mà sự trong sáng của tâm hồn và tình cảm của họ làm cho họ dễ tiếp thụ những giá trị đạo đức, dễ nảy nở nhưng khát vọng trở nên tôn đẹp thông qua những phương thức giáo dục biểu cảm, truyền cảm bởi văn hoá nghệ thuật và những tấm gương sống động về người thực, việc thực ở đời. Có lẽ sống đúng, có lý tưởng sống cao thượng, con người được đặt vào một xu hướng phát triển tích cực về nhân cách, tức là một khả năng nảy nở và hoàn thiện nhân tính, cái mà nhà giáo dục lỗi lạc xô viết trước đây, Xukhômlinxki gọi là “Khả năng dễ giáo dục”.

Rất hay:  Hướng dẫn bạn cách tưới hoa lan hồ điệp chuẩn nhất

Cũng vì vậy, sự sai lệch chuẩn mực xã hội về lẽ sống, tức là những lệch lạc về quan niệm sống ở những người trẻ tuổi là một trở ngại căn bản để hình thành nhân cách của họ, đặt họ trước nguy cơ hư hỏng, có khi hỏng cả một cuộc đời. Trong trường hợp này, giáo dục vấp phải không ít những nhọc nhằn, nan giải, mà nếu nhà giáo dục không đủ tài năng, bản lĩnh, cao hơn nữa là không đủ sức mạnh của lòng nhân ái, của tấm lòng và trái tim nhân hậu thì thất bại trong giáo dục nhân cách đối với tuổi trẻ là khó tránh khỏi.

Nếu lẽ sống là tiếng nói lý trí của nhân cách con người thì lối sống là bước chuyển hoá cực kỳ quan trọng từ ý thức lựa chọn mẫu nhân cách của cá nhân, của nhóm và tập thể đến thực hành nhân cách trong đời sống hàng ngày, trong cuộc đời của họ. Trong một lối sống đã hình thành, đã định hình, những cái ổn định và có xu hướng trở nên bền vững thuộc về ý thức, tâm lý, thói quen và nhu cầu, lý trí và tình cảm, nhận thức hành động… như những thuộc tính và phẩm chất cá nhân được bộc lộ ra. Tính hiện thực của nhân cách được thể hiện trong lối sống. Nó như một tập hợp các giá trị, được khảo nghiệm và chứng thực trong hoạt động và hành vi của con người, trong các mối quan hệ con người với nhau, trong những ảnh hưởng qua lại giữa nhân cách này với nhân cách khác. Xây dựng lối sống và đời sống văn hoá tinh thần là tạo ra môi trường văn hoá theo các chuẩn mực giá trị về đạo đức, khoa học, thẩm mỹ để hình thành văn hoá nhân cách của cá nhân cũng như tập thể. Lối sống vừa phản ánh nhân cách vừa đánh giá nhân cách của cá nhân mỗi người.

Rất hay:  Hướng Dẫn Cách Lắp Tủ Vải 2 Buồng 6 Ngăn, Hướng Dẫn Lắp Ráp Tủ Vải Đơn Giản Tại Nhà

Văn hoá nhân cách của cá nhân biểu hiện trình độ phát triển nhân cách của cá nhân đó ở mức độ điển hình, trong đó những thuộc tính giá trị của nhân cách đã trở nên ổn định, bền vững. Ý thức về cái đúng (chân), cái tốt (thiện), cái đẹp (mỹ) đã gắn liền với năng lực thực hành lối sống theo những giá trị đó. Nó trở thành xu hướng chủ đạo dẫn dắt cá nhân tới những hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, tới những hành vi giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh một cách có văn hoá, đặc biệt là văn hoá đạo đức. Đó là những nét đẹp thuộc về tư tưởng, tâm hồn, tính cách như sự trung thực, lòng chân thành, tính vị tha, bao dung, sự ân cần chu đáo với con người, thái độ tôn trọng nhân cách con người và coi trọng đạo lý làm người.

Tóm lại, văn hoá nhân cách biểu hiện trình độ phát triển nhân cách thông qua lối sống có văn hoá, là cái đã trở thành lối sống văn hoá, thành chất lượng văn hoá lối sống của cá nhân. Đây là mục tiêu cần đạt tới của giáo dục văn hoá nhân cách đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Người đạt đến văn hoá lối sống và văn hoá nhân cách là người không chỉ đạt đến trình độ phát triển của năng lực, của đạo đức và các giá trị, các chuẩn mực xã hội khác của nhân cách, mà còn đạt tới sự phát triển về nhu cầu – những nhu cầu bên

trong thuộc về đời sống văn hoá tinh thần của mình, tự khẳng định mình về tư tưởng, đạo đức, lối sống theo các chuẩn mực giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

Người có văn hoá lối sống và văn hoá nhân cách là người có sự phát triển bền vững của văn hoá đạo đức. Văn hoá đạo đức là nền tảng và giá trị cốt lõi nhất tạo nên đặc trưng điển hình và bao trùm cho một nhân cách đã chín muồi.