Đặc điểm, phân biệt và cách xác định 6 phong cách ngôn ngữ chi tiết đầy đủ nhất

Trong ngôn ngữ nói và viết hằng ngày, ta có thể bắt gặp nhiều kiểu phong cách ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là một trong những phong cách ngôn ngữ phổ biến nhất. Vậy nó có đặc điểm như thế nào? Làm sao để nhận biết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những kiểu phong cách ngôn ngữ còn lại? Hãy cùng Bamboo School chúng mình giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Phong cách ngôn ngữ là gì?

Trước khi tìm hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, ta cần hiểu được phong cách ngôn ngữ là gì. Phong cách có thể hiểu một cách đơn giản là những đặc điểm riêng, nét đặc trưng, điểm nhấn để ta phân biệt sự vật, sự việc, hiện tượng này,… với những sự vật, hay sự việc, hiện tượng… khác.

Tương tự, phong cách ngôn ngữ chính là những nét riêng, nét đặc trưng của từng kiểu diễn đạt ngôn ngữ (cả về nói và viết) trong đời sống hằng ngày. Từ đó, ta có thể phân biệt được phong cách ngôn ngữ này với phong cách ngôn ngữ khác, và biết cách áp dụng đúng những phong cách ngôn ngữ phù hợp vào những ngữ cảnh cụ thể trong giao tiếp.

Phong cách ngôn ngữ là gì?
Phong cách ngôn ngữ là những nét riêng, nét đặc trưng của từng kiểu diễn đạt ngôn ngữ (cả về nói và viết)

Các phong cách ngôn ngữ

Trong tiếng Việt, phong cách ngôn ngữ được chia thành 6 loại, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Đó là:

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ đầu tiên, và cũng được xem là kiểu cơ bản nhất chính là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

  • Đặc điểm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày như thư từ, nhật ký, tin nhắn, trò chuyện,… và được sử dụng trong các đoạn hội thoại, giao tiếp trong đời sống. Kiểu phong cách ngôn ngữ này thể hiện được tính cá thể (thường là những cá nhân giao tiếp với nhau), tính cảm xúc (biểu thị rõ thái độ, tình cảm, tâm tư,… của người nói hoặc người viết) và tính cụ thể về nội dung giao tiếp, bối cảnh giao tiếp,…
  • Cách nhận biết: Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt rất đơn giản. Ta dựa vào từ ngữ, ngữ pháp được người nói (hay người viết) sử dụng. Ngôn ngữ sinh hoạt mang tính chất bình dân, đơn giản và dễ hiểu, không sử dụng các thuật ngữ liên quan đến học thuật.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày

Phong cách ngôn ngữ Khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc điểm và cách nhận biết như sau:

  • Đặc điểm: Đúng như tên gọi, đây là kiểu phong cách ngôn ngữ thường được sử dụng trong phạm vi thuộc về các lĩnh vực khoa học nào đó. Phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện tính khái quát và trừu tượng, tính lí trí, logic và tính khách quan, phi cá thể.
  • Cách nhận biết: Để nhận biết phong cách ngôn ngữ khoa học trong các văn bản, ta cần xem xét các từ ngữ, khái niệm, định nghĩa,… mang tính chuyên môn về một khía cạnh, vấn đề, hoặc một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống.
Phong cách ngôn ngữ Khoa học
Phong cách ngôn ngữ Khoa học được sử dụng trong phạm vi thuộc về các lĩnh vực khoa học nào đó

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Về đặc điểm và cách nhận biết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những điểm cần lưu ý sau đây:

  • Đặc điểm: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong những tác phẩm nghệ thuật ở cả dạng nói và dạng viết. Đó có thể là truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca, âm nhạc, chèo, tuồng, kịch,… Ngôn ngữ thuộc kiểu phong cách này được trau chuốt cẩn thận hơn ngôn ngữ thông thường, sao cho mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật còn đề cao tính cá thể, tính cảm xúc và thường sử dụng các phép tu từ, biện pháp nghệ thuật (như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, chơi chữ,…).
  • Cách nhận biết: Để phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các kiểu phong cách ngôn ngữ còn lại, ta sẽ xét đến ngữ cảnh giao tiếp, tính truyền cảm và cách trau chuốt từ ngữ của người nói hoặc người viết, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng,…
Rất hay:  Rất Hay Top 20+ trung thực là gì [Tuyệt Vời Nhất]
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong văn xuôi, thơ ca, âm nhạc,…

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Tương tự với các kiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, khoa học và nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí cũng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày.

  • Đặc điểm: Phong cách ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở cả dạng nói và dạng viết, như: Tin, bài, phóng sự, phát thanh, truyền hình,… Mục đích khi sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí là để người làm báo, cơ quan báo chí,… phản ánh một cách khách quan và trung thực về các vấn đề, sự việc, hiện tượng,… nóng hổi xảy ra trong đời sống, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Phong cách ngôn ngữ báo chí đề cao tính thời sự, tính ngắn gọn, xúc tích về dễ hiểu đối với mọi đối tượng công chúng.
  • Cách nhận biết: Để nhận biết phong cách ngôn ngữ báo chí trong các văn bản ở dạng nói và viết, ta sẽ dựa vào cách lập luận và sử dụng từ ngữ. Lập luận trong văn bản báo chí thường ngắn gọn, súc tích và rõ ràng, đưa ra các số liệu, dẫn chứng chặt chẽ để thuyết phục được người đọc hoặc người xem. Bên cạnh đó, từ ngữ được sử dụng phải là các từ ngữ bình dân, dễ hiểu và dễ tiếp cận với mọi đối tượng công chúng. Nếu đưa ra các thuật ngữ chuyên môn thì phải giải thích rõ thuật ngữ đó.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở cả dạng nói và viết

Phong cách ngôn ngữ Hành chính

Phong cách ngôn ngữ hành chính là kiểu phong cách ngôn ngữ chỉ được sử dụng trong các loại văn bản hành chính – công vụ, và ít phổ biến hơn phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

  • Đặc điểm: Phong cách ngôn ngữ hành chính thường được trình bày theo những khuôn mẫu đã có sẵn, người viết (hay người nói) phải tuân thủ chặt chẽ. Ngoài ra, trong các văn bản hành chính, người viết thường sử dụng các câu văn dài, tách những ý quan trọng thành nhiều đoạn nhỏ. Phong cách ngôn ngữ hành chính thể hiện rõ tính công vụ (không đề cập đến tính cá thể, thường mang ý nghĩa toàn dân), không sử dụng các từ ngữ địa phương mà chỉ dùng từ ngữ mang tính ước lệ, không sử dụng các phép tu từ nghệ thuật, chỉ sử dụng lối diễn đạt dễ hiểu và ngắn gọn, tuân theo các khuôn mẫu nhất định.
  • Cách nhận biết: Ta có thể dựa vào các từ ngữ mang tính ước lệ, công vụ để nhận biết phong cách ngôn ngữ hành chính với các kiểu phong cách ngôn ngữ còn lại. Ví dụ như các từ: kính gửi, kính mong, trân trọng,… hay bố cục của một văn bản (có quốc hiệu và tiêu ngữ, người nhận hay cơ quan tiếp nhận văn bản, các chương – điều – khoản, tên và chữ ký của người gửi…).
Phong cách ngôn ngữ Hành chính
Phong cách ngôn ngữ Hành chính được trình bày theo những khuôn mẫu đã có sẵn

Phong cách ngôn ngữ Chính luận

Về đặc điểm và cách nhận biết phong cách ngôn ngữ chính luận, ta sẽ dựa vào những điểm dưới đây:

  • Đặc điểm: Phong cách ngôn ngữ chính luận chủ yếu được dùng trong các loại văn bản chính luận, hay trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo,… Đặc trưng của kiểu phong cách ngôn ngữ này là đề cập, đánh giá, bình luận, thảo luận,… về một vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội. Trong phong cách ngôn ngữ chính luận, ta có thể sử dụng biện pháp tu từ để tăng tính chặt chẽ, thuyết phục và logic cho lập luận, luận điểm của mình. Đồng thời, các từ ngữ được dùng phải đảm bảo tính tuyền cảm và thuyết phục, sử dụng một hệ thống luận cứ, dẫn chứng rõ ràng và đầy đủ.
  • Cách nhận biết: Thông thường, trong các văn bản chính luận, người viết hay người nói thường sử dụng nhiều từ ngữ chính trị, xây dựng lối diễn đạt, lập luận súc tích, có tính liên kết chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, các từ ngữ trong văn bản chính luận phải cụ thể và rõ ràng, tránh mơ hồ về nghĩa, sử dụng các luận điểm, dẫn chứng cụ thể và xác đáng. Ta có thể dựa vào những điểm này để nhận biết kiểu phong cách ngôn ngữ chính luận.
Rất hay:  Mẹo hay dễ làm trị cảm cúm tại nhà giúp bạn bớt dùng thuốc
Phong cách ngôn ngữ Chính luận
Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ Chính luận là đánh giá, bình luận, thảo luận,… về một vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực nào đó

Bảng phân biệt so sánh các loại phong cách ngôn ngữ

Dưới đây là bảng phân biệt so sánh về đặc điểm, tính chất của 6 loại phong cách ngôn ngữ thông dụng nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

STT

Kiểu phong cách ngôn ngữ Đặc điểm

Tính chất

1

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như thư từ, nhật ký, tin nhắn, đối thoại trò chuyện,…

  • Tính cá thể: Các cá nhân giao tiếp với nhau, mỗi cá nhân đều có những đặc trưng riêng về tính cách, lời nói, hành động, suy nghĩ,…
  • Tính cụ thể: Bối cạnh giao tiếp cụ thể (về thời gian, không gian, cách thức giao tiếp…)
  • Tính cảm xúc: Thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc của người viết hay người nói

2

Phong cách ngôn ngữ khoa học Được dùng trong các văn bản khoa học. Ví dụ như: Nghiên cứu khoa học, bài giảng, giáo án, giáo trình, tài liệu chuyên sâu, sách giáo khoa,…

  • Tính khách quan: Không lồng ghép cảm xúc cá nhân, thể hiện một cách khách quan và chính xác về một vấn đề, khía cạnh,… nào đó trong đời sống
  • Tính khái quát và trừu tượng: Sử dụng các thuật ngữ mang tính chuyên môn, đưa ra các khái niệm, định nghĩa khoa học, trình bày và lập luận một cách khái quát
  • Tính logic: Lập luận chặt chẽ và rõ ràng, không sử dụng các biện pháp nghệ thuật hay các từ ngữ mơ hồ về nghĩa

3

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật ở dạng nói và dạng viết. Có thể kể đến như: Văn xuôi, thơ ca, kịch, hát chèo,…

  • Tính truyền cảm: Thể hiện rõ cảm xúc của người nói hoặc người viết, đồng thời có thể khơi gợi lên tình cảm, suy nghĩ, thái độ,… của người nghe hoặc người đọc (người xem)
  • Tính cá thể: Mang đậm dấu ấn, phong cách, cái tôi cá nhân
  • Tính hình tượng: Có thể sử dụng phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, chơi chữ,… để trau chuối cho vốn từ ngữ

4

Phong cách ngôn ngữ báo chí Được sử dụng trong các văn bản báo chí ở dạng nói và viết. Ví dụ: Tin tức báo chí, phóng sự, bài báo, phát thanh – truyền hình,…

  • Tính thời sự: Phản ánh những vấn đề, sự việc, hiện tượng,… nóng hổi trong đời sống và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm
  • Tính ngắn gọn: Diễn đạt, từ ngữ phải dễ hiểu, ngắn gọn và súc tích
  • Tính toàn dân: Lập luận chặt chẽ và dễ hiểu, tránh mơ hồ về nghĩa

5

Phong cách ngôn ngữ hành chính Chủ yếu được sử dụng trong các loại văn bản hành chính. Có thể kể đến như: Công văn, tờ trình, biên bản, thông báo, quyết định, luật,…

  • Tính công vụ: Phải dùng những từ ngữ mang tính ước lệ, toàn dân, tránh thể hiện cảm xúc cá nhân. Không dùng từ địa phương
  • Tính khuôn mẫu: Tuân thủ theo quy định, khuôn mẫu đã có sẵn đối với từng loại văn bản
  • Tính chính xác: Sử dụng từ ngữ và lối diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích, không sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Tách các ý quan trọng thành nhiều đoạn nhỏ trong văn bản

6

Phong cách ngôn ngữ chính luận Chủ yếu được sử dụng trong các văn bản chính luận, hoặc trong các buổi hội thảo, hội nghị, các cuộc họp,…

  • Tính thuyết phục: Lập luận, từ ngữ phải logic và có liên kết với nhau, nhằm thuyết phục được người đọc hoặc người nghe
  • Tính chặt chẽ: Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng hợp lý và đầy đủ, rõ ràng
  • Tính công khai về quan điểm chính trị: Từ ngữ súc tính, ngắn gọn, ngữ pháp mạch lạc để bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng, cụ thể
Bảng phân biệt so sánh các loại phong cách ngôn ngữ
Phân biệt 6 loại phong cách ngôn ngữ trong tiếng Việt

Bài tập và ví dụ về các phong cách ngôn ngữ

  • Bài tập 1: Nhận định nào dưới đây là sai?
Rất hay:  Cách Nhặt Rau Mồng Tơi Nấu Canh Không Bị Nhớt Tí Nào

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có thể được dùng trong các văn bản hành chính

B. Trong phong cách ngôn ngữ chính luận, ta phải xây dựng hệ thống luận điểm, dẫn chứng chặt chẽ và rõ ràng

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong các tác phẩm tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn,…

D. Phong cách ngôn ngữ khoa học được sử dụng trong các giáo trình, tài liệu khoa học,…

Đáp án: A

  • Bài tập 2: Văn bản nào dưới đây sử dụng phong cách ngôn ngữ hành chính?

A. Bài báo

B. Công văn

C. Sách, vở

D. Nhật ký

Đáp án: B

  • Bài tập 3: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ có trong đoạn trích dưới đây?

“Cuộc đời ai cũng có những tấm lòng

Để làm giấy chứng minh

Để cầu mong thành đạt

Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp

Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm…”

(Trích Tấm bằng – Hoàng Ngọc Quý)

Đáp án: Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

  • Bài tập 4: Tìm các thuật ngữ khoa học có trong đoạn trích dưới đây:

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của văn chương, văn học là nghệ thuật ngôn ngữ. Những điều đó đã được thừa nhận một cách hiển nhiên, dường như không có gì phải bàn cãi. Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ văn học, không chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Lịch sử văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch sử của ngôn ngữ văn học.

Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn. Sự thay đổi hệ hình văn học cũng đi liền với sự thay đổi của hệ hình ngôn ngữ văn học, và qua đó phản ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hóa tinh thần và các giá trị của quan niệm thẩm mỹ”.

Đáp án: Các thuật ngữ khoa học có trong đoạn trích trên: Ngôn ngữ, chất liệu của văn chương, nghệ thuật ngôn ngữ, bình diện ngôn ngữ, văn chương, quan niệm thẩm mỹ, hệ hình văn học.

  • Bài tập 5: Viết một đoạn văn sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học, có đề tài về môi trường.

Đáp án (tham khảo): Môi trường là nơi mà các sinh vật cùng sinh sống. Tuy nhiên hiện nay, môi trường sống của con người đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Điều này xuất phát từ việc ô nhiễm nguồn nước, không khí, ô nhiễm đất,… Bên cạnh đó, hiện tượng nóng lên toàn cầu đã dẫn đến băng tan ở hai cực, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài sinh vật. Những hình thức thời tiết cực đoan như mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều hơn, đe dọa đến cuộc sống của con người. Chính vì vậy, con người cần phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Xem thêm:

  • Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cấu trúc và ví dụ minh họa
  • Từ đồng âm là gì? Phân loại, cách nhận biết và bài tập về từ đồng âm
  • Từ khởi ngữ là gì? Tác dụng, dấu hiệu nhận biết và ví dụ minh họa về từ khởi ngữ

Trên đây là 6 loại phong cách ngôn ngữ thông dụng nhất trong tiếng Việt và một số bài tập vận dụng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn đạt được kết quả cao trong môn Ngữ văn.