QUẬN TÂN BÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
I. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Ngày 30 tháng 04 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng , thống nhất Tổ quốc; Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, Quận Tân Bình là quận ven nội thành với số dân là 280.642 người ( đầu năm 1976); diện tích 30,32 km2 trongđó sân bay Tân Sơn Nhất 13,98 km2được chia thành 26 đơn vị hành chính cấp phường.
– Địa hình quận nằm về hướng Tây Bắc nội thành:
+ Đông giáp Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 10.
+ Bắc giáp Quận 12, Quận Gò Vấp.
+ Tây giáp Huyện Bình Chánh.
+ Nam giáp Quận 6, Quận 11.
– Tọa độ địa lý:
+ Điểm cực Bắc: 100 49’ 90” độ vĩ Bắc;
+ Điểm cựcNam: 100 45’ 25” độ vĩ Bắc;
+ Điểm cực Đông: 100 40’26’ độ kinh Đông;
+ Điểm cực Tây: 100 36’47” độ kinh Đông.
Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước; Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ( diện tích 7,44 km2) và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4-5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8-9 m, trên địa bàn cón có kênh rạch và còn đất nông nghiệp.
Đến năm 1988 theo Quyết định số 136/HĐBT ngày 27/08/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới hành chính từ 26 phường sáp nhập lại còn 20 phường ( từ phường 1 đến phường 20), cho đến 30/11/2003,thời gian được 15 năm.
Đến cuối năm 2003,thực hiện Nghị định 130/2003/ NĐ – CP ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, Quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, tách ra thành lập Quận Tân Phú. Hai Quận Tân Bình và Tân Phú.
QUẬN TÂN BÌNH (MỚI):
– Diện tích 22,38 km2 , trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2.
+ Đông giáp Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 10.
+ Bắc giáp Quận 12, Quận Gò Vấp.
+ Tây giáp Quận Tân Phú.
+ Nam giáp Quận 11.
– Dân số Quận còn trên 430.559 ngàn người , (bao gồm cả nhân khẩu có Đăng ký thường trú, nhưng đi nơi khác ở) 75.206 hộ.
– Có 15 phường trực thuộc UBND Quận, mang số: từ phường 1 đến phường 15 ( riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).
II. Về đặc điểm dân cư
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của Quận Tân Bình,do tốc độ đô thị hóa, sự biến động dân số tác động khá lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói đất Tân Bình là “ Đất lành, chim đậu”, nên đến năm 2003 đã được Chính phủ đã được Chính phủ điều chỉnh địa giới và tách thành một quận mới; thể hiện qua dãy số biến động của các năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm (dân số trung bình năm)như sau:
– Năm 1976 là 280.642 người
– Năm 1980 là 250.472 người, giảm 11% so năm 1976 ( thời kỳ này do vận động giãn dân, đi xây dựng vùng kinh tế mới).
– Năm 1985 là 287.978 người, tăng 14,9% so năm 1980.
– Năm 1990 là 357.202 người, tăng 24,3% so năm 1985.
– Năm 1995 là 464.165 người, tăng 29,9% so năm 1990.
– Năm 1999 là 612.252 người, tăng 31,9% so năm 1995.
– Năm 2000 là 646.407 người, tăng 39,2% so năm 1995.
– Năm 2003 là 754.160 người, tăng 11,6% so năm 1995.
Khi tách quận:
Tân Bình có số dân là: 430.160.
Tân Phú có số dân là: 324.000.
– Cuối năm 2004 dân số thực tế cư trú là 404.239 người.
– Đến tháng 6 năm 2005, ước dân sô thực tế cư trúlà 411.000 người.
So sánh 28 năm, chưa tách quận (1975/2003) tăng 2,7 lần;
So sánh 30 năm khi đã tách Quận Tân Bình ( 1975/2005) tăng 1,5 lần.
Qua 3 cuộc tổng điều tra dân số, tỷ trọng dân số Quận Tân Bình so với Thành phố: năm 1979: 7,72 %; năm 1989: 8,5% và năm 1999: 11,49%. Năm 2004 thành phố tổ chức điều tra dân số, quận Tân Bình mới chiếm tỷ lệ 6,6% thành phố.
Mức tăng dân số tự nhiên, do trình độ dân trí và đời sống ngày càng cao, cộng với những năm gần đây công tác tuyên truyền vận động thực hiện “ Kế hoạch hóa gia đình”, nên qua các năm luôn giảm dần:
– Từ năm 1976 – 1980 bình quân năm 1,68%.
– Từ năm 1981 – 1985 bình quân năm 1,79%.
– Từ năm 1986 – 1990 bình quân năm 1,55%.
– Từ năm 1991 – 1995 bình quân năm 1,53%.
– Từ năm 1996 – 2000 bình quân năm 1,38%.
– Từ năm 2001 – 2005 bình quân năm 1,18%.
Về dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 93,33%; Hoa 6,38%; Khơme 0,11%; các dân tộc khác là Tày 0,05%, Thái 0,01%, Nùng 0,03%, Mường 0,02%, Chăm 0,02% và người nước ngoài . . . Phường có nhiều người Hoa là phường 9, 10.
Về tôn giáo: Phật giáo chiếm 19,62%, Công giáo 22,9%, Tin lành 0,37%, Cao đài 0,4 %, Hoa hảo 0,01; Hồi giáo 0,02%, không có đạo chiếm 56,68% ( số liệu tổng điều tra dân số 1999). Toàn quận có 140 cơ sở tôn giáo trong đó, Phật giáo 74, Công giáo 60, Tin lành 4, Cao đài 2.
III. Về đặc điểm cơ cấu kinh tế
Giai đoạn từ ngày 30/4/1975 giải phóng Miền Nam đến năm 1985 trong nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa, thì cơ cấu kinh tế Tân Bình là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
Giai đoạn 1985 – 1990 nhà nước bắt đầu đổi mới, thì Tân Bình xác định cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN, thương nghiệp và nông nghiệp.
Giai đoạn 1991 cho đến năm 2003 chưa tách quận, cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN – Thuơng mại, dịch vụ. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa và biến động tăng dần số cơ học. Là Quận có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất Thành phố, chiếm tỷ trọng từ 15% đến 19% và có mức tăng bình quân hàng năm trên 15%. Doanh thu thương mại dịch vụ mức tăng là 18 % năm.
Năm 2004 sau khi tách Quận, hiện trạng phần lớn cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế Quận Tân Bình đã xác định chuyển đổi là: Thương mại, dịch vụ – Sản xuất công nghiệp, TTCN. Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu ngành nghề: Thuơng mại chiếm 40%, dịch vụ 32%, công nghiệp 18% và hoạt động khác 10%.
Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ đường hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ, lại có lực lượng sản xuất đông. Luôn mở cửa rộng đón tiếp nhưng nhà doanh nhân, nhà du lịch lữ hành và nhà đầu tư đến hoạt động trên địa bàn Quận Tân Bình; làm giàu cho dân, cho nước và cho mình, thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước“ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.