Thép U, thép V, thép I, thép H là các loại thép hình phổ biến hiện nay. Thép hình hiện nay được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống, đặc biệt là các công trình và tương ứng với mỗi loại sẽ có những đặc trưng và ứng dụng khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tập trung tìm hiểu về thép U – loại thép đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Đúng như tên gọi, thép hình U là thép có hình chữ U, với những đặc điểm nổi bật đó là có độ cứng cao, đặc, chắc và độ bền bỉ cao. Chính nhờ những đặc điểm như vậy mà thép U là có khả năng chịu được cường độ lực lớn, chịu được áp lực và độ rung cao nên thường được lựa chọn trong các công trình phải chịu những áp lực lớn như cầu đường và những công trình quan trọng. Thép hình U có khả năng chịu đựng được những áp lực cũng như điều kiện thời tiết đặc thù nên sản phẩm này được sử dụng tại nhiều những hạng mục khác nhau.
Thông số thép hình U
Hiện nay thép U được sản xuất rất nhiều các kích cơ khác nhau để đem đến nhiều lựa chọn cho các công trình, tùy theo từng kích cơ mà các sản phẩm thép chữ U cũng có khối lượng và đặc tính kĩ thuật khác nhau.
Một số loại mác thép U uy tín trên thị trường hiện nay
– Mác thép của Nga: CT3, … theo tiêu chuẩn : GOST 380 – 88. – Mác thép của Nhật: SS400, …theo tiêu chuẩn: JIS G 3101, SB410, 3010. – Mác thép của Trung Quốc: SS400, Q235A,B,C….theo tiêu chuẩn: JIS G3101, SB410, 3010 – Mác thép của Mỹ: A36,…theo tiêu chuẩn : ATSM A36
Kích thước thép hình U
Thép hình U rất đa dạng về kích thước, nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, dưới đây là những kích thước và thông số thép hình U cơ bản:
Kích thước Thép Hình U Quy Cách Thép U Kg/m ✅ Thép hình U 50 U50 x 30 x 3 x 3.5 2.28 U50 x 25 x 5 x 5 3.60 U50 x 25 x 5 x 6 4.20 U50 x 25 x 6 x 6 4.10 U50 x 38 x 5 x 7 5.70 ✅ Thép hình U 60 U60 x 30 x 5 x 5 4.37 U60 x 30 x 6 x 6 5.10 ✅ Thép hình U 65 U65 x 42 x 5.5 x 7.5 7.40 ✅ Thép hình U 80 U80 x 40 x 4 x 4 4.90 U80 x 40 x 5 x 5 5.94 U80 x 40 x 6 x 6 7.00 U80 x 45 x 6 x 6 7.60 U80 x 45 x 6 x 8 8.64 ✅ Thép hình U 100 U100 x 50 x 4 x 4 6.20 U100 x 50 x 5 x 5 7.65 U100 x 50 x 6 x 6 8.94 U100 x 50 x 6 x 8.5 10.60 ✅ Thép hình U120 U120 x 55 x 7 x 9 13.50 U120 x 60 x 5 x 5 9.20 U120 x 60 x 6 x 6 10.93 ✅ Thép hình U 130 U130 x 65 x 6 x 6 12.08 ✅ Thép hình U 140 U140 x 60 x 7 x 10 16.40 U140 x 70 x 7 x 7 14.62 ✅ Thép hình U 150 U150 x 75 x 6 x 6 13.80 ✅ Thép hình U 160 U160 x 65 x 7.5 x 10.5 18.80 U160 x 80 x 8 x 8 19.21 ✅ Thép hình U 180 U180 x 70 x 8 x 11 22.00 U180 x 70 x 9 x 12 24.20 ✅ Thép hình U 200 U200 x 75 x 8.5 x 11.5 25.30 U200 x 75 x 10 x 13 29.52 U200 x 100 x 6 x 6 18.70 U200 x 100 x 8 x 8 24.60 U200 x 100 x 10 x 10 30.40 ✅ Thép hình U 220 U220 x 80 x 9 x 12.5 29.40 U220 x 80 x 10 x 13 31.80 ✅ Thép hình U 240 U240 x 85 x 9.5 x 13 33.20 ✅ Thép hình U 300 U300 x 100 x 10 x 16 46.45 U300 x 100 x 12 x 16 50.90 ✅ Thép hình U 400 U400 x 100 x 10.5 59.00
Có 2 loại là thép U đúc và thép U chấn (dập theo yêu cầu), mỗi một loại thép U lại có những đặc điểm và tính năng khác nhau.
Bảng tra thép hình chữ U
Bảng tra thép hình chữ U sẽ thể hiện nhiều thông số của một cây thép, và dựa vào bảng tra này sẽ đưa ra lựa chọn sản phẩm thép hình U phù hợp nhất.
Thép U có các hãng sản xuất nào
Thép U có mặt tại thị trường Việt Nam hiện nay ngoài là hàng nhập khẩu tưc các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với các kích thước đặc trưng thì hiện tại các nhà máy thép trong nước cũng đã sản xuất được ra nguyên liệu này như:
– Thép U An Khánh
– Thép U Vinaone
-……
Đối với các sản phẩm thép U sản xuất trong nước thường có giá thành cạnh tranh hơn, bề mặt nguyên liệu cũng xanh và đẹp hơn, vì thế cũng được nhiều khách hàng và nhà thầu trong nước quan tâm và lựa chọn sử dụng.
Thép U có những ứng dụng gì?
Thép hình U được sử dụng chủ yếu trong những lĩnh vực dân dụng và công nghiệp. Các sản phẩm thép U thường được sử dụng để làm khung sườn xe tải, làm bàn ghế nội thất, ăng ten, cột điện, khung cầu đường…và một số những công trình và hạng mục quan trọng.
Thép U và C
Thép U và C có giống nhau không? Thép hình U có được gọi là thép C không? Đấy chính là những thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng hiện nay.
Dựa vào hình ảnh trên đây quý khách hàng cũng có thể nhận biết được sự khác nhau giữa thép U và thép C.
Thép U và thép C với cấu tạo gần như giống nhau, tuy nhiên để phân biệt được rõ ràng nhất cần dựa vào kích thước cũng như hình ảnh của sản phẩm.
Thép U và thép C đều được cấu tạo như một mặt cắt hình chữ C, có hai mặt bích song song với kích thước bằng nhau và kết nới với nhau bằng một mặt bích (kênh đáy) ở dưới và mặt bích này có chiều dài lớn hơn so với mặt bích cạnh.
Ký hiệu tiếng anh của thép U và thép C là:
✔ Thép U: U – Channel ✔ Thép C: C – Shape
Tuy nhiên hiện nay thép C ít được ứng dụng hơn so với thép hình U, thép hình U vẫn là nguyên liệu được sản xuất phổ biến ở các quốc gia cũng như Việt Nam, đồng thời giá thành của nguyên liệu này cũng rẻ hơn so với thép C.
Kết luận lại là thép U và Thép C đều có sự khác biệt do quy trình sản xuất chuẩn, múc đích và tính năng sử dụng, cả hai nguyên liệu này đều đóng vai tròng quan trọng trong các ngành xây dựng, tuy nhiên hiện nay thép U vẫn được sử dụng phổ biến hơn.
Thép U mạ kẽm là gì?
Thép U có bề mặt phủ kẽm thì được gọi là thép U mạ kẽm. Hiện nay trên thị trường thép U được ứng dụng ngoài trời khá nhiều, hoặc thép U được sử dụng trong những hạng mục thi công để tăng tính thẩm mỹ cho công trình cũng không phải ít. Vì thế sử dụng thép U mạ kẽm là nhu cầu của rất nhiều quý khách hàng, tuy nhiên hiện tại có nhiều loại thép U mạ kẽm khác nhau và tính ứng dụng của từng loại thép U cũng khác nhau. Dưới đây là giới thiệu về các sản phẩm thép U mạ kẽm:
Thép U dập mạ kẽm
Thép U dập mạ kẽm là sản phẩm thép hình U được dập lên từ nguyên liệu tôn mạ kẽm, ưu điểm của sản phẩm thép u dập mạ kẽm là bề mặt nguyên liệu rất đẹp, đồng đều về lớp mạ kẽm ở tất cả các mặt của nguyên liệu; ngoài ra thép U có thể dập theo nhiều kích thước để phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ứng dụng của nguyên liệu U dập mạ kẽm là sử dụng ở trong nhà, ở môi trường khô thoáng, nơi yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Mặc dù có nhiều ưu điểm tuy nhiên thép u dập mạ kẽm lại có những điểm hạn chế là độ dày hạn chế bởi phôi nguyên liệu tôn mạ kẽm chỉ đạt dày nhất là 3.0mm – 3.5mm. Dễ bị vàng bề mặt khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, có dính nước mưa hoặc hóa chất, không có khả năng tải trọng lớn, dễ bị móp méo khi có va đập mạnh.
Thép U đúc mạ kẽm
Thép U đúc mạ kẽm có thép U mạ kẽm nhúng nóng và thép U mạ kẽm điện phân, đây là sản phẩm được tạo thành từ nguyên liệu thép U đúc đen sau đấy sử dụng các phương pháp mạ kẽm khác nhau giúp bảo vệ lớp thép U bên trong khỏi hoen gỉ.
– Thép U đúc mạ điện phân: Mạ kẽm điện phân là phương pháp mạ kẽm có giá thành rẻ, nhờ sử dụng phương pháp làm kết tủa một lớp kẽm mỏng trên bề mặt nguyên liệu thép U để tăng tính dẫn điện cho sản phẩm. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đấy chính là không làm biến đổi nguyên liệu, giá thành rẻ, tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm của thép U mạ điện phân là chỉ phù hợp để cải tạo tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, phù hợp với những nguyên liệu thép U nhỏ có công năng làm để dẫn điện.
– Thép U đúc mạ kẽm nhúng nóng: Thép U mạ kẽm nhúng nóng là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay sau nguyên liệu thép U đen, bởi ưu điểm của sản phẩm này là có khả năng chống gỉ rất tuyệt vời, nhờ lớp mạ kẽm dày, bám chắc vào nguyên liệu, giúp cho các hóa chất và nước mưa thông thường không phá vỡ và làm oxi hóa được bề mặt nguyên liệu. Vì thế hiện nay những công trình sử dụng ở ngoài trời thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa và hóa chất thì sử dụng nguyên liệu thép hình U mạ kẽm nhúng nóng là một trong những lựa chọn tối ưu nhất. Điểm hạn chế duy nhất của nguyên liệu thép U mạ kẽm nhúng nóng đấy chính là giá thành cao.
Các tiêu chuẩn thép hình U – Tiêu chuẩn Việt Nam
Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN thì thép hình U có những tiêu chuẩn như sau:
– TCVN 197-1 (ISO 6892-1), Vật liệu kim loại – Thử kéo – TCVN 198 (ISO 7438), Vật liệu kim loại – Thử uốn. – TCVN 312-1 (ISO 148-1), Vật liệu kim loại – Thử va đập – TCVN 4398 (ISO 377), Thép và sản phẩm thép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu và mẫu thử cơ tính. – TCVN 4399 (ISO 404), Thép và sản phẩm thép – Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp. – TCVN 8998 (ASTM E 415), Thép cacbon và thép hợp kim thấp – Phương pháp phân tích thành phần hóa học bằng quang phổ phát xạ chân không.
Phân loại thép hình U
Thép hình U ngoài được phân loại dựa theo kích thước, nguồn gốc sản xuất thì còn được phân loại dựa theo tính năng sử dụng. Dựa vào tính năng sử dụng thì được chia thành 3 loại chính đó là:
– Thép hình U được dùng trong kết cấu thông thường: Ký hiệu USGS – Thép hình U được dùng trong kết cấu hàn: Ký hiệu USWS – Thép hình U được dùng trong kết cấu xây dựng: Ký hiệu USBS
Mỗi một loại thép hình U tương ứng lại có giới hạn bền Mpa khác nhau cũng như thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau, dưới đây là bảng tổng hợp để quý khách hàng có thể tham khảo.
Phân loại thép hình U dựa theo giới hạn bền kéo nhỏ nhất (Mpa)
Bảng tra thành phần hóa học thép U dựa theo phân loại
Bảng tra tính chất cơ học thép hình U dựa theo phân loại
Để mua được những sản phẩm thép chất lượng, bạn cần tìm đến những địa chỉ uy tín như Công ty cổ phần Thép Công Nghiệp Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm thép đảm bảo chất lượng và uy tín.