ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP BẰNG IOD PHÓNG XẠ

Phương pháp điều trị này được dùng để hủy mô giáp khi chưa thể phẫu thuật triệt để, hoặc trong các thể ung thư tuyến giáp đã có di căn hạch và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Điều trị bằng iod phóng xạ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống thêm nếu họ mắc ung thư thể nhú hoặc thể nang (ung thư tuyến giáp thể biệt hóa) trong trường hợp bệnh đã di căn vùng cổ hoặc di căn xa, hiện tại là phương pháp chuẩn trong rất nhiều trường hợp. Hiệu quả của iod phóng xạ chưa rõ ràng ở những trường hợp ung thư kích thước nhỏ khu trú ở trong và chưa lan ra ngoài tuyến giáp vì khối u có thể được lấy bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật. Bệnh nhân nên hỏi bác sỹ về các nguy cơ và lợi ích của điều trị iod phóng xạ. Điều trị bằng iod phóng xạ không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp bất thục sản (không biệt hóa) và ung thư tuyến giáp thể tủy vì những thể này không bắt giữ iod phóng xạ.

Hình (a): Bệnh nhân chụp xạ hình sau điều trị thấy mô giáp còn lại vùng cổ bắt iod phóng xạ. Iod phóng xạ tạo bức xạ ion hóa tiêu diệt tế bào giáp.

(Nguồn: Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội)

Hình (b): Bệnh nhân chụp xạ hình sau điều trị thấy mô giáp còn lại vùng cổ và tổ chức di căn ở phổi bắt iod phóng xạ. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư giáp di căn phổi. Iod phóng xạ tạo bức xạ ion hóa tiêu diệt tế bào giáp và tổ chức di căn ở phổi.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ unauthorized là gì [Hay Lắm Luôn]

(Nguồn: Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội)

Chuẩn bị điều trị iod phóng xạ

Để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị iod phóng xạ, người bệnh phải có nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH hay thyrotropin) cao trong máu. Hormone này có tác dụng làm mô giáp (và tế bào ung thư giáp) bắt giữ iod phóng xạ. Nếu tuyến giáp của người bệnh đã được phẫu thuật, có hai cách để tăng nồng độ TSH trước khi điều trị iod phóng xạ:

• Cách thứ nhất là dừng sử dụng hormone tuyến giáp vài tuần. Điều này làm giảm mức độ hormone tuyến giáp (suy giáp), kích thích tuyến yên tăng tiết TSH. Suy giáp có chủ định này chỉ làm tạm thời nhưng có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, giảm cảm xúc, tăng cân, táo bón, mỏi cơ và giảm khả năng tập trung.

• Cách thứ hai là tiêm TSH tái tổ hợp (Thyrogen), với cách này người bệnh không phải ngừng sử dụng hormone tuyến giáp trong thời gian dài. Thyrogen sẽ được tiêm hàng ngày trong 2 ngày sau đó điều trị iod phóng xạ vào ngày thứ 3.

Hầu hết bác sĩ khuyến cáo người bệnh thực hiện chế độ ăn hạn chế iod trong 1 hoặc 2 tuần trước khi điều trị. Có nghĩa là tránh những thức ăn chứa muối iod và phẩm màu thực phẩm red dye #3 (đỏ nâu), cũng như các chế phẩm sữa (sữa các loại, bơ, phomai), trứng, các loại hải sản, đậu nành và các chế phẩm của đậu nành.

Rất hay:  Hướng dẫn nhanh các bước chuyển font vni-times sang time new

Những nguy cơ và tác dụng không mong muốn

Cơ thể người bệnh sẽ đào thải bức xạ sau khi điều trị iod phóng xạ một thời gian. Tùy thuộc vào liều và cơ sở y tế điều trị mà người bệnh có thể phải ở trong viện vài ngày sau điều trị, trong phòng riêng để ngăn phơi nhiễm phóng xạ với những người khác. Một số người bệnh có thể không cần nằm viện. Khi người bệnh trở về nhà sau điều trị, họ sẽ được hướng dẫn làm thế nào để bảo vệ những người xung quanh giảm ảnh hưởng của phóng xạ và thực hiện điều này trong thời gian bao lâu. Những hướng dẫn này có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào cơ sở điều trị. Người bệnh cần chắc chắn đã hiểu rõ các hướng dẫn trước khi ra viện.

Một số tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra khi điều trị iod phóng xạ:

• Đau và sưng vùng cổ

• Buồn nôn và nôn

• Đau và sưng các tuyến nước bọt

• Khô miệng

• Thay đổi vị giác

Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng có thể giúp điều trị các vấn đề tuyến nước bọt.

Điều trị iod phóng xạ cũng làm giảm tiết nước mắt ở một số người và có thể gây khô mắt. Nếu người bệnh đeo kính áp tròng, hãy hỏi bác sĩ xem nên bỏ kính trong bao lâu.

Rất hay:  Cách tính lương: Hướng dẫn chi tiết cho từng hình thức trả lương

Người bệnh nam giới khi nhận tổng liều iod phóng xạ lớn sau nhiều đợt điều trị có thể giảm số lượng tinh trùng nhưng hiếm khi vô sinh. Iod phóng xạ cũng ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt đôi khi lên đến cả năm sau điều trị. Bác sĩ khuyến cáo nữ giới chỉ nên mang thai sau thời gian điều trị ít nhất 6 tháng đến 1 năm. Không có tác dụng xấu nào được ghi nhận ở những trẻ được sinh ra từ cha mẹ đã nhận được iod phóng xạ trong quá khứ.

Cả nam giới và nữ giới đã điều trị iod phóng xạ đều có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu, ung thư dạ dày và ung thư tuyến nước bọt trong tương lai. Nhiều bác sĩ không đồng ý về mức độ chính xác của việc gia tăng nguy cơ này, nhưng hầu hết các nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng đây là một biến chứng cực kỳ hiếm gặp.

Người bệnh nên nói chuyện với bác sỹ điều trị nếu có bất kỳ câu hỏi nào về những rủi ro và lợi ích của việc điều trị iod phóng xạ.

Nguồn: Dịch từ www.cancer.org Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ

Đường dẫn: https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/treating/radioactive-iodine.html

Biên dịch: Ths.Bs. Đặng Duy Cường, Khoa Y học hạt nhân

Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Thanh Hằng – Phòng HTQT&NCKH