Gợi Ý Top 20+ duyên hải nam trung bộ gồm những tỉnh nào [Tuyệt Vời Nhất]

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham luận tại Tọa đàm

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢLIÊN KẾT PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG NAM TRUNG BỘ

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ VÀ MỤC TIÊU NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG NAM TRUNG BỘ

1. Vị trí, vai trò của tiểu vùng Nam Trung Bộ

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung[1] gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phương án phân vùng hiện nay có tính kế thừa qua nhiều lần phân vùng khác nhau trước đây, đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách phát triển vùng, quy hoạch vùng trong 20 năm qua. Hiện đây là phương án phân vùng trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030. Theo phương án phân vùng hiện hành, các địa phương trong mỗi vùng cơ bản tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, dân cư…, các địa phương có mối liên kết khá chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng…

Tiểu vùng Nam Trung Bộ gồm 04 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên là 21.460km2, chiếm 6,5% diện tích cả nước và trải dài 800 km ven biển. Dân số của tiểu vùng năm 2021 là 3,957 triệu người, trong đó dân số đô thị là 1,7 triệu người[2]. Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2021 khoảng 251 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, chỉ chiếm khoảng 3% tổng sản phẩm trên địa bàn cả nước.

Duyên hải Nam Trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi, gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên. Đặc điểm chung của các tỉnh trong khu vực này là lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt nhìn ra biển Đông bao la. Khu vực này có địa hình phức tạp, đồi – núi – rừng – biển đan xen tạo nên nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ cùng những bãi tắm với biển xanh, cát trắng, nắng vàng thơ mộng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các tỉnh trong khu vực phát triển du lịch mà trọng tâm là du lịch biển – đảo. Nha Trang với nhiều vũng, vịnh đẹp như vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, bãi biển Đại Lãnh, bãi Trũ, hòn Tằm… Phú Yên với bờ biển dài 190km, nhiều nơi núi – biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ như: vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, vũng Lắm, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, ghềnh Đá Đĩa…. Ninh Thuận nổi tiếng với khu du lịch Ninh Chữ – Cà Ná, Bình Thuận với khu du lịch Mũi Né. Bên cạnh đó, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, trên cát và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, lặn biển trong tương lai.

2. Vai trò liên kết vùng đối với phát triển kinh tế

Liên kết vùng là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động giữa các chủ thể trong vùng hoặc ở các vùng liền kề (bao gồm: cơ quan trung ương (CQTW), chính quyền địa phương (CQĐP), doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu, trường học, tổ chức xã hội,…) nhằm đạt được mục tiêu chung và mang lại lợi ích chung cho toàn vùng hoặc các vùng liền kề, trong đó có lợi ích của các bên tham gia mà không một chủ thể riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được một cách hiệu quả và bền vững.

Tại báo cáo chính trị của Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: “Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa, phát triển đến các địa phương trong vùng và vùng khác” và “Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng. Khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, hoặc đầu tư dàn trải, trùng lặp”.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 đề ra những phương hướng, nhiệm vụ về “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương”, “Xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia một cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, địa phương và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới”, và “Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng và thể chế điều phối phát triển kinh tế vùng đủ mạnh”.

Do vậy, vấn đề liên kết vùng đóng vai trò hết sức quan trọng để vùng có thể phát triển hiệu quả và bền vững:

Một là, tạo ra không gian phát triển mới, có tính gắn kết và liền mạch cao hơn, đặc biệt cho phép các địa phương có thể tối ưu hóa kết quả nhờ vào lợi thế quy mô kinh tế trong điều kiện nguồn lực hạn chế, giúp giảm chi phí trên một đơn vị dịch vụ cung cấp;

Hai là, cho phép giải quyết – có thể thông qua vai trò điều phối lớn hơn của các thể chế, cấp chính quyền ở cấp cao hơn chính quyền địa phương và/hoặc thông qua các cơ chế hợp tác tự nguyện giữa các chính quyền địa phương cùng cấp trong vùng – các tác động ngoại sinh hoặc tác động “tràn” xuất hiện khi sự lựa chọn chính sách của địa phương này ảnh hưởng xấu tới địa phương khác, hoặc cho phép phản ứng/giải quyết những vấn đề thường bị từ chối hoặc quên lãng giữa biên giới hành chính một cách hiệu quả;

Ba là, tăng cường trọng lượng tiếng nói của vùng đối với cơ quan Trung ương (CQTW), thay vì ý kiến riêng lẻ của từng địa phương;

Bốn là, nâng cao năng lực chính quyền địa phương (CQĐP) tham gia liên kết vùng.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của tiểu vùng Nam Trung Bộ

Thực hiện các văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Đảng, trong thời gian qua Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và quyết định nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế. Theo đó, tại Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, vùng Bắc Trung Bộ là một trong 03 tiểu vùng kinh tế (Bắc Trung Bộ, Kinh tế trọng điểm miền Trung và Nam Trung Bộ).

Tiểu vùng Nam Trung Bộ bao gồm 04 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận có mục tiêu, nhiệm vụ phát triển như sau:

– Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng các Khu Kinh tế: Vân Phong, Nam Phú Yên. Phát triển công nghiệp cơ khí đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, khí cụ điện, công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản, thực phẩm, sản xuất hang tiêu dung, dệt, đường và các ngành công nghiệp nhẹ khác. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai dự án nhà máy lọc dầu số 3 tại Vũng Rô, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

– Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm sú giống để khai thác có hiệu quả lợi thế về khí hậu và chế độ thủy vực. Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp theo quy hoạch, gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sinh thái vùng ven biển. Xây dựng hệ thống các âu thuyền và cầu tàu ở các vùng cửa song và đảo nhỏ ven bờ phục vụ dịch vụ đánh bắt và phòng chống bão cho tàu cá trên biển; phát triển dịch vụ hỗ trợ nghề cá xa bờ kết hợp với bảo vệ an ninh trên biển. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tới các hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

– Khai thác thế mạnh về du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc. Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại ở thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) và tại một số tỉnh trong Vùng. Phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin và internet; dịch vụ tài chính, ngân hang ở các khu kinh tế, cảng biển, sân bay và các đô thị của Vùng.

– Khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng các khu vực đầu nguồn xung yếu. Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả gắn với công nghiệp chế biến; tập trung phát triển các cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày có lợi thế. Xây dựng một số đồng muối công nghiệp ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận.

4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của tiểu vùng Nam Trung Bộ

Trên cơ sở các mục tiêu phát triển, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế xã hội đã đề ra tại Quyết định số 1114/QĐ-TTg của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có thể thấy kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu kinh tế – xã hội của tiểu vùng Nam Trung Bộ đến năm 2020 là rất khả quan, cụ thể như sau:

– GRDP (Giá SS 2010) của tiểu vùng Nam Trung Bộ năm 2020 đạt trên 140 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt 6,54%, cao thứ hai trong ba tiểu vùng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm – thủy sản đạt 3,28%, ngành công nghiệp – xây dựng đạt 12,24%, ngành thương – mại dịch vụ đạt 5,25%.

– GRDP của tiểu vùng Nam Trung bộ năm 2020 đóng góp trên 21% vào GRDP của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đây là tiểu vùng có đóng góp thấp nhất so với hai tiểu vùng còn lại. Năm 2020, ngành nông – lâm – thủy sản, ngành công nghiệp – xây dựng, ngành thương mại – dịch vụ của tiểu vùng đóng góp lần lượt là 25,39%, 20,52%, 20,24% so với ngành nông – lâm – thủy sản, ngành công nghiệp – xây dựng, ngành thương mại – dịch vụ của cả vùng. Trong tiểu vùng, tỉnh Bình Thuận duy trì được mức đóng góp cao nhất so với ba tỉnh còn lại. Năm 2020, đóng góp GRDP của tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là 7,25% và đóng góp của khối ngành nông – lâm – thủy sản chiếm trên 10%.

– Quy mô dân số của tiểu vùng Nam Trung bộ năm 2015 là 3.848 nghìn người. Năm 2020, quy mô dân số của tiểu vùng đạt 3.948 nghìn người. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2016-2020 đạt 0,51%. Cơ cấu dân số của tiểu vùng so với toàn vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung năm 2015 chiếm 19,58%, thấp nhất so với hai tiểu vùng còn lại. Đến năm 2020, cơ cấu dân số của tiểu vùng trong toàn vùng chiếm 19,41%. Quy mô dân số nhỏ là một trong những nguyên nhân gây bất lợi trong việc phát triển vùng so với các tiểu vùng còn lại. GRDP/người năm 2015 của tiểu vùng theo giá hiện hành đạt trên 39 triệu đồng/người. Năm 2020, chỉ tiêu này tăng lên 62 triệu đồng/người, cao hơn GRDP/người của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và đứng thứ hai trong ba tiểu vùng. Tỉnh Bình Thuận có GRDP/người năm 2020 đạt 68 triệu đồng/người, cao nhất trong số các tỉnh trong tiểu vùng.

– Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tiểu vùng Nam Trung bộ năm 2015 là 2.191 nghìn lao động chiếm 19,08% lực lượng lao động đang làm việc của toàn vùng. Năm 2020, lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tiểu vùng là 2.152 nghìn lao động chiếm 19,15% lực lượng lao động đang làm việc của toàn vùng. Tốc độ tăng lực lượng lao động đang làm việc giai đoạn 2016-2020 là (-0,35%). Năng suất lao động theo giá hiện hành năm 2020 đạt 114 triệu đồng/lao động, cao hơn so với năng suất lao động của toàn vùng và đứng thứ hai so với hai tiểu vùng còn lại.

Đánh giá chung: Tiểu vùng Nam Trung bộ chưa đạt được các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra trong Quyết định số 1114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tốc độ tăng trưởng giai đoạn này chưa đạt mục tiêu là 7,5%. Mặc dù cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ; thu ngân sách nhà nước của các địa phương trong vùng đều đạt và vượt dự toán năm trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, năng lực canh tranh chưa cao. Mặc dù nhiều công trình, dự án đã huy động đầu tư từ ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng do xuất phát của nền kinh tế thấp, chưa phát huy hết lợi thế cạnh tranh, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn nên nguồn lực đầu tư xây dựng và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng của các địa phương trong vùng chưa đáp ứng đủ và kịp thời cho các mục tiêu phát triển đề ra.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG NAM TRUNG BỘ

  1. Về kết quả thực hiện

Công tác liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong những năm qua được thực hiện trên các lĩnh vực và đạt được kết quả như sau:

1.1. Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch

– Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được phối hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch, phù hợp với định hướng chung của vùng và tránh chồng chéo, lãng phí.

+ Phối hợp trong quá trình lập quy hoạch: việc lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch đã được thực hiện theo các quy định hiện hành; đã tổ chức lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ thắp hương rằm tháng 7 cần những gì [Triệu View]

+ Phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch: sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, địa phương quản lý quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố, công khai quy hoạch, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện và có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch.

– Các lĩnh vực phối hợp trong quá trình lập và tổ chức thực hiện quy hoạch như: Du lịch; giao thông; hạ tầng thông tin; hệ thống cung cấp nước sạch; xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại; sản xuất sản phẩm chủ yếu; phát triển nguồn nhân lực; cơ sở dạy nghề, đào tạo cao đẳng, đại học; cơ sở nghiên cứu khoa học; các bệnh viện và xử lý ô nhiễm môi trường.

1.2. Về các hoạt động liên kết phát triển kinh tế vùng

Thời gian vừa qua, thể chế, cơ chế liên kết vùng của cả nước nói chung chủ yếu thực hiện theo hình thức liên kết các vùng kinh tế xã hội, vẫn còn nhiều bất cập do chưa có cơ chế tạo sự đồng thuận và thể hiện được lợi ích tập thể giữa các bên liên quan. Các địa phương thiếu một cơ chế phối hợp để cùng thảo luận. Giải quyết các vấn đề mang tính vùng hoặc liên tỉnh.

Các địa phương trong khu vực tiểu vùng Nam Trung Bộ có tiềm năng, thế mạnh khá tương đồng (biển, du lịch, cảng biển, sân bay, khu kinh tế, nguồn nhân lực dồi dào…); các ngành kinh tế chủ lực tại các khu kinh tế, khu công nghiệp của các địa phương có sự trùng lắp nên địa phương nào cũng bị phân tán nguồn lực đầu tư (cả nhà nước lẫn tư nhân); sự hợp tác và liên kết vùng chưa mang lại hiệu quả từ quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực đến cơ chế phối hợp điều hành. Các địa phương gặp khó khăn trong việc tạo sự đồng thuận để thực hiện các vấn đề chung. Một số liên kết đã thực hiện như sau:

– Diễn đàn liên kết phát triển khu vực Duyên hải miền Trung: Năm 2011, Đà Nẵng đã có sáng kiến và đi tiên phong trong việc tổ chức Hội thảo khoa học “Liên kết phát triển 07 tỉnh Duyên hải miền Trung” và kết quả của cuộc Hội thảo là 7 tỉnh đã tự nguyện ký kết vào “Biên bản cam kết liên kết phát triển 7 tỉnh Duyên hải miền Trung”. Cuối năm 2012, đã có thêm 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận được kết nạp là thành viên của vùng Duyên hải Miền Trung. Như vậy, hiện nay Diễn đàn phát triển vùng Duyên hải Miền Trung gồm các tỉnh/thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ưu tiên liên kết vùng của vùng Duyên hải miền Trung (DHMT) gồm 9 nội dung, đó là: huy động đầu tư; phát triển nguồn lực; phát triển một số ngành (như: công nghiệp chế tạo và công nghệ); giao thông; du lịch; thương mại; cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; chia sẻ thông tin và ứng phó biến đổi khí hậu. Các hoạt động liên kết này diễn ra thường niên, bước đầu đạt được những kết quả nhất định, từng bước đi vào chiều sâu, từng lĩnh vực cụ thể, thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chính quyền địa phương các tỉnh vùng Duyên hải Miền Trung cũng đã đồng thuận hình thành Quỹ nghiên cứu phát triển miền Trung với sự đồng tài tài trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các tỉnh/thành thành viên[3]. Nhận thức được tầm quan trọng của hình thức liên kết phát triển cụm liên kết ngành, các tỉnh Duyên hải miền Trung đã thống nhất lựa chọn Tập đoàn ô tô Trường Hải làm doanh nghiệp dẫn đầu để thử nghiệm sự phát triển cụm liên kết công nghiệp ô tô của vùng.

Mặc dù văn bản hợp tác chưa phải là một văn bản mang tính pháp lý cao nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt phản ánh nhu cầu cần liên kết của các chính quyền địa phương trong vùng để tiến tới cùng phát triển kinh tế vùng nói chung và từng địa phương nói riêng, trong đó có sự tham gia của 04 tỉnh thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ.

– Liên kết vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hoà đến năm 2025, bao gồm 3 huyện phía Nam của tỉnh Phú Yên là: Sông Hinh, Đông Hòa, Tây Hòa và 2 huyện phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa là: Vạn Ninh và Ninh Hòa. Tổng diện tích tự nhiên của vùng khoảng 351.500 ha. Tính chất là vùng kinh tế tổng hợp đóng vai trò động lực của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển; cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thủy và hàng không của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Khu vực Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hoà có vị trí liên hệ mật thiết với quốc tế và các vùng kinh tế trong cả nước thông qua hệ thống giao thông về đường bộ (Quốc lộ 1A, đường sắt quốc gia), đường hàng không (sân bay quốc tế Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, sân bay Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), đường biển (cảng Đầm Môn thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà, cảng Vũng Rô, tỉnh Phú Yên), có nhiều lợi thế về phát triển cảng biển nước sâu. Đây là khu vực phát triển kinh tế tổng hợp, đặc biệt quan trọng với ngành kinh tế biển, du lịch, khai thác cảng tổng hợp và cảng trung chuyển quốc tế, các ngành công nghiệp trọng điểm như lọc hoá dầu, đóng mới và sửa chữa tầu biển, công nghiệp thủy điện, nhiệt điện… và phát triển đô thị.

Mục tiêu liên kết nhằm tạo động lực đưa vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa trở thành vùng kinh tế tổng hợp đóng vai trò động lực của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, gắn kết không gian phát triển kinh tế với không gian phát triển đô thị trên cơ sở kết nối hạ tầng liên vùng với hệ thống hạ tầng quốc gia và quốc tế; chia sẻ các lợi thế, các nguồn tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên nước), nguồn nhân lực một cách hợp lý, có hiệu quả để phát triển kinh tế – xã hội toàn diện và khai thác tối đa thế mạnh các ngành kinh tế biển.

– Liên kết hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Phú Yên: tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước, giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối” tại Đà Lạt; nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng Tuyến đường nối huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa với huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng để kết nối cung – cầu hàng hóa hiệu quả hơn.

Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận cũng tổ chức nhiều chương trình hợp tác phát triển kinh tế[4], phối hợp xúc tiến đầu tư để thu hút dự án đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước về phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ cao, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường[5]; Tổ chức Hội nghị hợp tác ngành Công thương 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa doanh nghiệp 3 tỉnh. Tổ chức kết nối giao thương giữa doanh nghiệp của các tỉnh trong tiểu Vùng với các tỉnh khu vực lân cận, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên; Thực hiện “Chương trình hợp tác liên kết tam giác phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Lâm Đồng – Bình Thuận giai đoạn đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đầu tư, phát triển ngành du lịch của 3 địa phương, góp phần khẳng định vị thế du lịch của tỉnh trong cả nước và thu hút đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, qua tổng kết đánh giá, kết quả liên kết phát triển kinh tế trong khu vực Nam Trung Bộ vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi, mỗi địa phương dựa trên lợi thế điều kiện tự nhiên để thực hiện chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư mà chưa có sự liên kết để tạo ra lợi thế nhằm tối ưu hóa nguồn lực để giải quyết những vấn đề chung của bài toán phát triển đã và đang đặt ra của mỗi địa phương.

1.3. Về xây dựng cơ chế, chính sách

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các địa phương trong vùng và các bộ ngành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số chính sách cho vùng như sau:

– Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tình vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010;

– Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng cho từng giai đoạn từ 2006-2020, gồm: Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 cho giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 cho giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 cho giai đoạn 2016-2020); trong đó quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn bổ sung có mục tiêu để phát triển kinh tế các vùng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Thủ tướng Chính phủ (hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị) và các mục tiêu, nhiệm vụ khác như xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế ven biển; đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; chương trình biển đông hải đảo, … là những ngành, lĩnh vực quan trọng, có tiềm năng và lợi thế của vùng.

– Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Ban Cán sự Đảng Chính phủ giao nhiệm vụ và đã hoàn thành xây dựng và trình Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa với mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa “là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao”.

Đây là quyết sách quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung. Nghị quyết của Quốc hội đã mở ra cơ hội bổ sung thêm nguồn lực từ NSNN, thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm tại Khu Kinh tế Vân Phong, phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển v.v nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa trong phát triển kinh tế – xã hội. Cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa cũng mở ra cơ hội để thu hút nguồn lực, giải quyết những yếu kém nội tại về kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua như: Khánh Hòa chưa đạt được các tiêu chí để trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; chưa thực sự trở thành đô thị hạt nhân, động lực phát triển, cửa ngõ chính ra Biển Đông của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quy mô kinh tế còn khá nhỏ, sức chống chịu không cao. Du lịch phát triển chưa bền vững. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. Phát triển và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Kết quả hợp tác, liên kết với các địa phương khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên còn hạn chế.

2. Tác động của liên kết vùng trong thời gian qua

2.1 Những tín hiệu tích cực

Nhìn chung, các hoạt động liên kết vùng trong vùng thời gian qua đã có những kết quả tích cực, tác động tốt trên một số khía cạnh, cụ thể là:

– Khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương;

– Góp phần kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng và liên vùng;

– Tạo sự chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước;

– Giải quyết hài hòa hơn các mâu thuẫn giữa các địa phương trong vùng về thu hút đầu tư, xử lý tài nguyên môi trường, các vấn đề xã hội,…;

– Cùng bàn bạc và có những đề xuất chính sách/dự án chung đối với vùng và liên vùng;

– Góp phần đáng kể trong việc lôi kéo các chủ thể khác trong nền kinh tế tham gia hợp tác, đặc biệt là thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia các hội nghị vùng, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại vùng,…

Nhờ có các hoạt động liên kết giữa các địa phương đã thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh, kết nối thị trường trong từng vùng được cải thiện, hấp dẫn hơn trong mắt nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cũng như gắn kết hài hòa về mặt xã hội cho toàn vùng.

2.2. Khó khăn, hạn chế

Một là, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung hiện nay chưa có văn bản pháp lý quy định việc thành lập và quy định quy chế hoạt động của Tổ chức bộ máy vùng/ tiểu vùng với vai trò điều phối hoạt động của các chính quyền địa phương trong vùng.

Sự phối hợp giữa các địa phương mang tính tự phát, chưa toàn diện và thường xuyên, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp, còn mang tính hình thức. Do vậy, chưa tạo ra được hiệu quả phối hợp giải quyết những lĩnh vực chủ yếu trong liên kết vùng, chưa có khả năng xây dựng định hướng, chiến lược, quy hoạch, hoạch định những chính sách riêng biệt thống nhất cho vùng/ tiểu vùng, thiếu sự gắn kết, phân công giữa các địa phương trong vùng.

Rất hay:  Rất Hay Top 10+ những tướng mạnh nhất liên quân [Triệu View]

Hai là, công tác tham mưu của các Bộ, ngành còn thiếu chủ động, chưa tập trung vào các hoạt động liên kết, chưa khuyến khích các địa phương trong vùng phối hợp, liên kết phát triển theo ngành, lĩnh vực cụ thể để phát huy tiền năng, lợi thế của địa phương trong khi xuất phát điểm nền kinh tế của các địa phương trong vùng khá thấp, tích lũy đầu tư nhỏ, hiệu quả đầu tư chưa cao; một số địa phương có hạ tầng về cảng biển, sân bay, khu kinh tế và các ngành kinh tế chủ lực tại các khu kinh tế, KCN của các địa phương có sự trùng lắp nên có sự phân tán nguồn lực đầu tư (cả nhà nước lẫn tư nhân). Do vậy, sự hợp tác và liên kết vùng chưa mang lại hiệu quả từ quy hoạch phát triển vùng, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực đến cơ chế phối hợp điều hành.

Việc liên kết vùng và kinh tế vùng mới chỉ dừng lại ở chủ trương chung nên khi triển khai thực hiện là tự phát, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả. Do vậy, cần thiết phải xây dựng một cơ chế điều phối, liên kết vùng hiệu quả, thực chất trong đó Nhà nước phải là nơi định hướng cho việc quy hoạch liên kết vùng.

PHẦN II

ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN TIỂU VÙNG NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

I. BỐI CẢNH

Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng trên địa bàn các địa phương thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2021-2030:

(1) Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021 -2030) và Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đã nhấn mạnh đến nâng cao chất lượng quy hoạch Quốc gia, quy hoạch ngành và Quy hoạch vùng; Đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý vùng có hiệu quả, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của từng vùng; Tăng cường liên kết giữa các địa phương trên các lĩnh vực trong tiểu vùng, trong vùng và giữa các vùng kinh tế với nhau và với cực tăng trưởng và các thành phố lớn.

(2) Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và từng bước thay đổi mô hình tăng trưởng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và từng vùng.

(3) Sự phát triển của hệ thống thị trường, quá trình phân công lao động xã hội diễn ra sâu sắc góp phần kết nối đồng bộ các thị trường tài chính, lao động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế, trong đó có kinh tế biển.

(4) Những thành tựu khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chiến lược Quốc gia về kinh tế số và xã hội số đã và đang tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Xu hướng mở cửa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng phát triển.

(5) Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21/4/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế – xã hội đã xác định thể chế liên kết vùng cần được hoàn thiện theo lộ trình, nhất quán với yêu cầu cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của liên kết vùng, tạo không gian phát triển mới, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội vùng bền vững.

II. ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG

1. Định hướng chung

– Tổ chức không gian phát triển các vùng nhằm khai thác tốt thế mạnh của từng vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa chính trị, nguồn nhân lực trong bối cảnh và yêu cầu phát triển mới.

– Bố trí không gian phát triển các vùng cần gắn với các hành lang kinh tế đi qua địa bàn vùng và kết nối với các hành lang kinh tế khu vực, quốc tế.

– Hình thành và phát triển các khu vực động lực của từng vùng. Gắn phát triển của các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch với quá trình đô thị hóa. Phát triển hệ thống đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng.

– Hoàn thiện bộ khung kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường bộ cao tốc, cảng biển, cảng hàng không quy mô vùng và quốc gia trên địa bàn các vùng.

– Tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính các cấp, đơn vị hành chính đô thị và đơn vị hành chính nông thôn, bảo đảm quy mô và chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định.

2. Quan điểm

Một là, hoàn thiện thể chế liên kết vùng, lấy quy hoạch vùng làm cơ sở pháp lý, là trung tâm để điều phối các hoạt động liên kết vùng; phát huy vai trò điều phối, có tính then chốt và hiệu quả của chính quyền trung ương; huy động sự tham gia và gắn kết giữa các bên tham gia liên kết vùng trên cơ sở tôn trọng, hài hòa lợi ích, khuyến khích sự linh hoạt và sáng tạo, bảo đảm tạo lập và củng cố tin tưởng lẫn nhau.

Hai là, xây dựng bộ máy vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và nguồn lực để thực hiện hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều phối và tạo thuận lợi cho các chính quyền địa phương thực hiện liên kết vùng, đặc biệt đối với các lĩnh vực đặc thù: Phát triển cơ sở hạ tầng vùng; quản lý và khai thác nguồn nước; thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo vệ môi trường,…

Ba là, liên kết vùng, phân công hợp tác giữa các địa phương với nhau phải tăng cường được năng lực quản trị địa phương, thực thi tốt hơn các nhiệm vụ chính phủ phân cấp cho địa phương, cho bộ ngành; tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của từng địa phương và lợi ích chung của vùng, của toàn bộ nền kinh tế.

3. Mục tiêu

Liên kết vùng giai đoạn 2021 – 2030 nhằm tăng cường vai trò điều phối liên kết vùng của chính quyền trung ương, tạo kênh thông tin, thúc đẩy liên kết chính quyền địa phương trong vùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội vùng bền vững. Liên kết các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; đổi mới phân cấp và nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng, từng địa phương.

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN VÙNG

1. Hoàn thiện thể chế điều phối vùng:

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 9605/VPCP-KTTH ngày 30/12/2021 về cơ chế điều phối hoạt động của các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2021-2025[6] nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong vùng miền Trung chủ động phối hợp, tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng miền Trung với các vùng khác trong cả nước, nhằm tạo sự thống nhất đồng bộ trong thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển bền vững vùng miền Trung, trên cơ sở đó, xem xét việc chia .

2. Về lập và tổ chức thực hiện quy hoạch:

a) Phối hợp trong việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch vùng, ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch, trong đó các địa phương xác định cụ thể các lĩnh vực cần liên kết; hình thành chuỗi giá trị và triển khai thực hiện hiệu quả, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng, xác định đúng tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh và nhận diện cơ hội hợp tác giữa các địa phương.

b) Phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch: Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, địa phương quản lý quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố, công khai quy hoạch, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện và có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch.

3. Về đầu tư phát triển:

a) Trên cơ sở quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các địa phương cần phối hợp với các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trong vùng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong vùng.

b) Các lĩnh vực phối hợp chủ yếu trong đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, trong đó tập trung điều phối phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển. Việc xây dựng các công trình, dự án phải phù hợp với quy hoạch và lợi ích của người dân các địa phương lân cận và phải đảm bảo sự đồng bộ với triển khai các dự án có liên quan.

c) Đối với các dự án đầu tư trọng điểm của vùng đã có trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng thì các bộ, ngành liên quan, địa phương trong vùng có trách nhiệm phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

d) Đẩy mạnh liên kết phát triển khu vực Nam Trung Bộ, lấy Khánh Hòa làm trung tâm; liên kết Bắc Khánh Hòa – Nam Phú Yên và Đắk Lắk – Khánh Hòa, gắn với hành lang kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây. Lấy thành phố Nha Trang, Khu kinh tế Vân Phong, thành phố Cam Ranh, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và các trường đại học, viện nghiên cứu có thế mạnh về kinh tế biển, y tế dự phòng, du lịch làm nền tảng để phối hợp, gắn kết với các địa phương trong và ngoài vùng Nam Trung Bộ, nhất là trong xúc tiến đầu tư và thương mại, kết nối du lịch, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, huy động và phân bổ nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe.

đ) Thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, vốn ODA và vốn vốn FDI vào xây dựng hạ tầng lớn, trọng điểm mang tính đột phá cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Chú trọng hình thức PPP hoặc liên doanh trong thu hút FDI phát triển cơ sở hạ tầng tại các Khu kinh tế ven biển, Khu công nghiệp, cảng biển, đường bộ, đường sắt, năng lượng tái tạo, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, phát triển đô thị thông minh, sản xuất trang thiết bị y tế, công nghiệp chế biến phục vụ liên kết vùng. Phát triển mô hình kinh tế mới, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nhằm đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

4. Về đào tạo và sử dụng lao động:

a) Phối hợp trong việc đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng nhằm phát huy thế mạnh của các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

b) Phối hợp trong sử dụng lao động, lao động từ khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động trong các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất. Định hướng, hướng dẫn, phối hợp hỗ trợ giới thiệu việc làm, hợp tác bố trí lao động, xử lý tranh chấp lao động khi cần thiết.

c) Phối hợp trong việc xây dựng và bố trí nhà ở, các công trình thiết yếu cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; trong giải quyết các tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội.

5. Về xây dựng các cơ chế, chính sách:

a) Các bộ, ngành rà soát, nghiên cứu xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ, huy động vốn đầu tư để áp dụng cho vùng, tiểu vùng;

– Cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển khu công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ thông tin; khu công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; cơ sở hạ tầng trong khu du lịch quốc gia; phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất;

– Hỗ trợ đào tạo nghề bậc cao, chính sách thu hút nhân tài;

– Có cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp có tính liên vùng;

– Đa dạng hóa phương pháp xúc tiến đầu tư trong tình hình mới, tăng cường xúc tiến tại chỗ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Ưu tiên thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ đứng đầu các chuỗi giá trị, sản xuất, các đối tác có công nghệ cao, công nghệ mới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu.

Rất hay:  Bật Mí Top 10+ bộ ông công ông táo gồm những gì [Triệu View]

b) Ngoài chính sách áp dụng chung cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, trong chức năng, thẩm quyền các địa phương quy định cụ thể chính sách cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương nhưng không trái với quy định hiện hành và các chính sách chung của toàn vùng.

6. Về cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng:

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương cần phối hợp tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết lập hệ thống thông tin vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung nói chung tiểu vùng Nam Trung Bộ nói riêng phục vụ phát triển bền vững, kết nối thông suốt, hiệu quả./.

Top 22 duyên hải nam trung bộ gồm những tỉnh nào viết bởi Cosy

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ – Bản đồ hành chính năm 2021

  • Tác giả: bacnamland.com
  • Ngày đăng: 11/19/2022
  • Đánh giá: 4.66 (311 vote)
  • Tóm tắt: – Gồm 8 tỉnh thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. – Đơn vị hành chính: 10 thành …
  • Nội Dung: Đối với hàng không, sẽ xây dựng và mở rộng các sân bay hiện hữu để tăng sản lượng khai thác, tăng tính liên kết giữa các địa phương trong nước cũng như các nước trong khu vực và thế giới. Các sân bay trọng điểm là Đà Nẵng; Chu Lai (Quảng Nam); Phú …

Duyên hải miền trung gồm những tỉnh nào?

  • Tác giả: toploigiai.vn
  • Ngày đăng: 12/25/2022
  • Đánh giá: 4.54 (202 vote)
  • Tóm tắt: Duyên hải miền Trung bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Nội Dung: Đối với hàng không, sẽ xây dựng và mở rộng các sân bay hiện hữu để tăng sản lượng khai thác, tăng tính liên kết giữa các địa phương trong nước cũng như các nước trong khu vực và thế giới. Các sân bay trọng điểm là Đà Nẵng; Chu Lai (Quảng Nam); Phú …

Kể tên các tỉnh, thành phố và các quần đảo lớn thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đối với phát triển kinh tế – xã hội?

  • Tác giả: tech12h.com
  • Ngày đăng: 04/15/2022
  • Đánh giá: 4.22 (543 vote)
  • Tóm tắt: Quan sát hình 1, đọc thông tin, hãy: Kể tên các tỉnh, thành phố và các quần đảo lớn thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Xác định vị trí địa lí, …
  • Nội Dung: Đối với hàng không, sẽ xây dựng và mở rộng các sân bay hiện hữu để tăng sản lượng khai thác, tăng tính liên kết giữa các địa phương trong nước cũng như các nước trong khu vực và thế giới. Các sân bay trọng điểm là Đà Nẵng; Chu Lai (Quảng Nam); Phú …

Nam trung bộ gồm những tỉnh nào

  • Tác giả: laodongdongnai.vn
  • Ngày đăng: 06/26/2022
  • Đánh giá: 4.14 (356 vote)
  • Tóm tắt: Kon Tum; Gia Lai; Đắc Lắc; Đắc Nông; Lâm Đồng. Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ. Đây là phận …
  • Nội Dung: Xét về điều kiện tự nhiên, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ không có nhiều tiềm năng về nông nghiệp nhưng đổi lại, chúng sở hữu những điều kiện tuyệt vời cho phát triển du lịch và thương mại biển với thuận lợi về mặt vị trí nằm ở trung tâm và sở hữu …

ÔN THI ĐỊA LÝ – NUTS Xinh Đẹp (Ăn là Vui)

  • Tác giả: onthidialy.com
  • Ngày đăng: 08/03/2022
  • Đánh giá: 3.81 (301 vote)
  • Tóm tắt: – Gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. – Lãnh thổ kéo dài, hẹp …
  • Nội Dung: ? (trang 92 SGK Địa lý 9) Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.Bảo vệ rừng và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vì:+ Duyên hải Nam Trung Bộ có hình …

Lý thuyết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Địa lí 9

  • Tác giả: loigiaihay.com
  • Ngày đăng: 03/02/2023
  • Đánh giá: 3.61 (244 vote)
  • Tóm tắt: + Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. * Thuận lợi: Các tỉnh đều có …
  • Nội Dung: ? (trang 92 SGK Địa lý 9) Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.Bảo vệ rừng và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vì:+ Duyên hải Nam Trung Bộ có hình …

Tạo chuyển biến mới có tính đột phá trong phát triển vùng Bắc

  • Tác giả: tapchinganhang.gov.vn
  • Ngày đăng: 03/11/2023
  • Đánh giá: 3.59 (556 vote)
  • Tóm tắt: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh, … Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và Vùng Nam Trung Bộ (gồm: Phú Yên, …
  • Nội Dung: Sau gần 18 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX; Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI, toàn vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, cả về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng …

Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

  • Tác giả: c1thule-bd.edu.vn
  • Ngày đăng: 12/02/2022
  • Đánh giá: 3.31 (486 vote)
  • Tóm tắt: 9.117,2 nghìn người (10,1% dân số cả nước- năm 2014). Gồm các tỉnh, thành phố. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận …
  • Nội Dung: Bài học Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, sẽ giúp các em học sinh nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận …

Duyên hải Nam Trung Bộ – Điểm đến – Tổng cục Du lịch

  • Tác giả: vietnam-tourism.com
  • Ngày đăng: 05/25/2022
  • Đánh giá: 3.05 (549 vote)
  • Tóm tắt: Đến vùng Duyên hải Nam Trung bộ, du khách không chỉ được nghỉ dưỡng tại các khu resort đẳng cấp quốc tế, khám phá sự quyến rũ của biển đảo mà còn có cơ hội tham …
  • Nội Dung: Bài học Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, sẽ giúp các em học sinh nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận …

Khái quát vùng duyên hải Nam Trung Bộ & tiềm năng phát triển

  • Tác giả: haitien.com.vn
  • Ngày đăng: 03/15/2023
  • Đánh giá: 2.93 (125 vote)
  • Tóm tắt: Theo thống kê, vùng duyên hải Nam Trung Bộ sở hữu diện tích 44.4 nghìn km2, dân số khoảng 9000 người. Khu vực bao gồm 8 tỉnh, thành phố gồm …
  • Nội Dung: Duyên hải Nam Trung Bộ có phía Bắc tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, phía Tây tiếp giáp Tây Nguyên, phía Nam tiếp giáp Đông Nam Bộ, phía Đông tiếp giáp Biển Đông. Khu vực có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi hỗ trợ việc giao thương với các tỉnh, thành phố …

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ vươn lên cùng Cả nước và vì

  • Tác giả: quangngai.dcs.vn
  • Ngày đăng: 11/14/2022
  • Đánh giá: 2.83 (173 vote)
  • Tóm tắt: Tiếp theo 4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị khoá XIII về phát triển kinh tế – xã …
  • Nội Dung: Với những đặc điểm nêu trên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là “mặt tiền” của quốc gia, “khúc ruột” của …

Đặc điểm khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ

  • Tác giả: dapanchuan.com
  • Ngày đăng: 05/08/2022
  • Đánh giá: 2.73 (55 vote)
  • Tóm tắt: Duyên Hải Nam Trung Bộ có địa hình như thế nào? … thì Duyên Hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh thành sau: Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, …
  • Nội Dung: Duyên Hải Nam Trung Bộ nằm trong vị trí rất thuận lợi để có thể phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội tại Việt Nam. Vậy Khu vực duyên hải nam trung bộ có vị trí chiến lượng như thế nào, đặc điểm khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ ra sao mà có thể phát …

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung giai đoạn 2021 -2030 đạt khoảng 7 – 7,5%/năm

  • Tác giả: skhdt.binhdinh.gov.vn
  • Ngày đăng: 03/12/2023
  • Đánh giá: 2.61 (76 vote)
  • Tóm tắt: Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, … Nguyên với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc …
  • Nội Dung: Duyên Hải Nam Trung Bộ nằm trong vị trí rất thuận lợi để có thể phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội tại Việt Nam. Vậy Khu vực duyên hải nam trung bộ có vị trí chiến lượng như thế nào, đặc điểm khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ ra sao mà có thể phát …

Phú Yên trong chuỗi đô thị du lịch biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

  • Tác giả: tapchikientruc.com.vn
  • Ngày đăng: 11/04/2022
  • Đánh giá: 2.53 (149 vote)
  • Tóm tắt: Có các tỉnh, Thành phố (TP) (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đặc biệt, vùng Duyên hải …
  • Nội Dung: Trên cơ sở triết lý quy hoạch “thuận thiên”, dựa vào khung tự nhiên, vị thế mối quan hệ vùng, thực trạng phát triển, các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch đã, đang nghiên cứu, triển khai… không gian lãnh thổ tỉnh Phú Yên được phân thành …

Phát triển kinh tế biển vùng Nam Trung Bộ – Báo Nhân dân

  • Tác giả: nhandan.vn
  • Ngày đăng: 02/24/2023
  • Đánh giá: 2.44 (67 vote)
  • Tóm tắt: Ðược quan tâm đầu tư nhiều mặt, kinh tế biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từng bước thể hiện được vị trí, vai trò là động lực phát triển …
  • Nội Dung: Trên cơ sở triết lý quy hoạch “thuận thiên”, dựa vào khung tự nhiên, vị thế mối quan hệ vùng, thực trạng phát triển, các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch đã, đang nghiên cứu, triển khai… không gian lãnh thổ tỉnh Phú Yên được phân thành …

Tổng Bí thư: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là 'mặt tiền' quốc gia, 'khúc ruột' của Tổ quốc, 'cửa ngõ' ra biển cả

  • Tác giả: xaydungchinhsach.chinhphu.vn
  • Ngày đăng: 02/18/2023
  • Đánh giá: 2.31 (181 vote)
  • Tóm tắt: Trong đó có 3 tiểu vùng là: Bắc Trung Bộ (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: …
  • Nội Dung: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, ngoài những lý do khách quan, chủ yếu là để quán triệt đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển Vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng và cả nước trong …

Bản đồ các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ năm 2022

  • Tác giả: vansudia.net
  • Ngày đăng: 05/31/2022
  • Đánh giá: 2.27 (87 vote)
  • Tóm tắt: Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích hơn 45.000 km² chia làm 8 tỉnh thành, trong đó có 7 tỉnh và 1 thành phố: Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, …
  • Nội Dung: TP Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên 128.488 ha (1.284,88 km2), chia làm 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận (Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa). Gồm 56 đơn vị hành chính cấp xã, …

Điều kiện tự nhiên vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

  • Tác giả: luathoangphi.vn
  • Ngày đăng: 05/19/2022
  • Đánh giá: 2 (62 vote)
  • Tóm tắt: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm những tỉnh nào? Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở đâu? … Trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa: Tại sao việc tăng cường …
  • Nội Dung: Là một trong 7 phân vùng phát triển nhất nước ta, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ dựa vào những mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Những mặt thuận lợi đó là gì? Hãy cùng Chúng tôi …

Duyên hải miền Trung gồm những tỉnh nào, thành phố nào

  • Tác giả: cungcapbando.com
  • Ngày đăng: 11/07/2022
  • Đánh giá: 1.97 (111 vote)
  • Tóm tắt: Vùng duyên hải miền Trung có 5 tỉnh và thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đó là gồm có tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quãng Ngãi, …
  • Nội Dung: Là một trong 7 phân vùng phát triển nhất nước ta, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ dựa vào những mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Những mặt thuận lợi đó là gì? Hãy cùng Chúng tôi …

Phát triển du lịch biển đảo duyên hải Nam Trung Bộ

  • Tác giả: vtr.org.vn
  • Ngày đăng: 10/23/2022
  • Đánh giá: 1.98 (125 vote)
  • Tóm tắt: Vùng duyên hải Nam Trung bộ trải dài khoảng 800km, gồm 8 tỉnh là Đà … Các tỉnh trong vùng đều có biển tạo nên tiềm năng to lớn để phát …
  • Nội Dung: Ngoài biển, đảo thì những danh thắng, di tích cũng là điểm nổi bật của vùng với những giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh và nghỉ dưỡng. Hiện nay, duyên hải Nam Trung bộ có khoảng 362 di tích được xếp hạng, chiếm 14,4% số di tích được xếp hạng …

  • Tác giả: truyenhinhdulich.vn
  • Ngày đăng: 05/09/2022
  • Đánh giá: 1.73 (159 vote)
  • Tóm tắt: Duyên hải Nam Trung Bộ. 17:30 – 01/10/2018. Nam Trung Bộ là phần phía Nam của Trung Bộ Việt Nam, tiếp giáp Biển Đông. Vùng này gồm 8 tỉnh thành: Đà Nẵng, …
  • Nội Dung: Ngoài biển, đảo thì những danh thắng, di tích cũng là điểm nổi bật của vùng với những giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh và nghỉ dưỡng. Hiện nay, duyên hải Nam Trung bộ có khoảng 362 di tích được xếp hạng, chiếm 14,4% số di tích được xếp hạng …

Duyên hải Nam Trung bộ – Thị trường xi măng đang trỗi dậy(Phần I)

  • Tác giả: tcgvn.com
  • Ngày đăng: 11/20/2022
  • Đánh giá: 1.71 (96 vote)
  • Tóm tắt: Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận (sau đây chúng …
  • Nội Dung: Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận (sau đây chúng ta gọi chung là khu vực) có diện tích tự nhiên hơn 44.000 km2, sô dân khoảng 9 triệu người. …