Gợi Ý Top 10+ em sáng tạo cùng những con chữ [Quá Ok Luôn]

Nét, mảng và màu sắc trong nghệ thuật trang trí

1. Nét và mảng:

a. Nét: Nét là một tập hợp các điểm thành các đường (đường nét) hay là quỹ đạo của một điểm di động trong không gian. Đó là một cách mà con người tự thống nhất và ghi nhận trước thiên nhiên. Từ đó, con người đã thể hiện lên mặt phẳng bằng nét, nó vừa có tính phân tích vừa có tính khái quát.

Có thể nói nét là ngôn ngữ đầu tiên của nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật trang trí nói riêng. Nét là một quy ước của con người để phân định ranh giới giữa các hình thể của sự vật và không gian xung quanh trên mặt phẳng. Sự tách biệt giữa vật này với vật kia trong không gian trước hết là ở các giới hạn bao quanh hình ấy, từ đó cho ta khái niệm nét viền chu vi của một hình.

Nét đã được con người sử dụng từ rất sớm trong các ký hiệu để thông tin khi chưa có chữ viết. Người nguyên thủy thông báo cho nhau bằng những nét vạch trên đá hoặc trên cây. Những bức tranh được vẽ trên vách hang An-ta-me-ra ở Tây Ban Nha có từ 13.500 năm trước, bức tranh vẽ nhiều con vật bằng nét đen đơn giản nhưng rất sinh động. Trước công nguyên hàng ngàn năm, trong các kim tự tháp, bia mộ, đền đài cũng có rất nhiều hình vẽ trang trí bằng nét rất phong phú.

Nét phân chia ranh giới giữa các hình và bao quanh các diện, các mảng. Nét có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với mảng hình, màu sắc để tạo nên những bố cục trang trí đẹp.

b. Mảng: Mảng là những yếu tố có tiết diện, chiếm một khoảng bề mặt trong một bức tranh hay trong một bản hình trang trí.

Mảng nào cũng có hình thù cụ thể như mảng hình một nhóm họa tiết, một nhân vật, một khoảng trống cuacr nền màu v.v…Những mảng đó lớn hay nhỏ, đậm hay nhạt tự tách ra với xung quanh bằng một đường khép kín.

Người vẽ muốn tạo được mảng đẹp trong tranh hay trong một bản hình trang trí trước hết là phải đặt mảng đúng chỗ, đồng thời phải cân nhắc xem yếu tố mảng hình nào là chủ đạo, mảng nào được coi là mảng chính, mảng phụ, đặt ở đâu, lớn hay nhỏ, hình thù ra sao, đậm nhạt thế nào và hình mảng đó phản ánh điều gì, làm sao để nó ăn nhập với toàn cục một bản hình trang trí.

c. Mối quan hệ giữa nét và mảng trong trang trí:

Khi người vẽ sử dụng nét để sắp xếp các họa tiết, hình mảng cho bố cục một bản hình trang trí thì không thể bỏ qua ý đồ bố cục về mảng cho dù đó chỉ là một khoảng trống làm nền. Trong trang trí mảng được biểu hiện theo chiều phẳng dẹt, đó là bề mặt được xác định bằng nét. Nếu ta vẽ phân bổ bố cục thành các mảng to nhỏ khác nhau, nét to nét nhỏ khác nhau sẽ tạo thành sự uyển chuyển của nhịp điệu, hình thể khác nhau. Đó là vẻ đẹp được xác định bởi sự hài hòa giữa nét và mảng trong một tác phẩm trang trí.

2. Màu sắc:

Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật hội họa nên người học Mỹ thuật phải hiểu sâu và kỹ những nguyên tắc chung, nhất là đối với người làm công việc giảng dạy mỹ thuật. Màu sắc giúp cho chúng ta hiểu rõ:

* Lý thuyết chung về màu sắc;

– Hiểu được tầm quan trọng của màu sắc trong nghệ thuật hội họa, biết được màu sắc do đâu mà có và sự chuyển biến của màu sắc trong thiên nhiên;

– Làm quen với tương quan màu và cách sử dụng hòa sắc màu trong một bài vẽ. Hiểu rõ về màu nóng, màu lạnh, màu tương phản và hòa hợp, qua đó nâng cao dần nhận thức cũng như cách sử dụng màu sao cho phù hợp và tạo được trọng tâm;

– Nắm được phương pháp vẽ bột màu, đặc tính riêng của bột màu khi sử dụng được tốt;

a. Khái niệm: Xung quanh ta tất cả đều có màu: cây cối màu xanh, nắng màu vàng, bầu trời vào lúc ráng chiều có sắc đổ, cây rơm màu vàng, mái ngói màu đỏ tươi hoặc màu rêu, con trâu màu xám, con châu chấu màu xanh lá cây v.v… Màu sắc xung quanh chúng ta thật phong phú và đa dạng. Nó thay đổi theo mùa, theo thời tiết, theo năm thang… Khi chúng ta nhắm mắt lại hay trong đêm tối ta không phân biệt được màu, nhưng khi ta nhìn ngắm hay có ánh sáng thì màu sắc hiện rõ nguyên trạng của nó. Ánh sáng làm cho ta nhận biết được màu sắc, ánh sáng cũng làm biến đổi màu sắc. Ví dụ: cái cây ngoài ánh sáng có màu xanh tươi, cũng cái cây đó nếu để vào trong tối một thời gian sẽ đổi sang màu xanh nhạt. Một bức tường quét vôi vàng theo thời gian sẽ chuyển màu vàng nhạt v.v…

b. Cảm nhận của con người về màu sắc:

– Màu sắc trong thiên nhiên: Trong thiên nhiên, màu sắc rất đa dạng và phong phú. Dưới ánh sáng mặt trời, nó phản chiếu sắc thái màu một cách rõ nét nhất đồng thời nó cũng chịu tác động của ánh sáng, địa lý, khí hậu qua các mùa. Thiên nhiên vào mua đông cho ta cảm giác không khí như qua một làn sương mờ màu tím nhạt tạo nên một sắc thái dịu êm, sâu lắng. Ngược lại, vào mùa hè, cảnh sắc lại rực rỡ tràn đầy sức sống với những ánh nắng vàng đối lập với những mảng bóng đổ màu tím lạnh. Mùa xuân cây cối xanh tươi, hoa nở rực rỡ tạo một cảm giác yên bình và xao động. Màu sắc luôn biến động theo mùa và theo cách nhìn của từng người, nhưng cảm nhận về cái đẹp có thể thống nhất. Đứng trước vịnh Hạ Long mênh mông trời biển với những dãy núi lô xô nhiều hình dáng kỳ vĩ cùng những sắc màu xanh lam với bầu trời tím hồng gợi cảm giác êm ái, yêu thương con người, yêu cuộc sống đang tồn tại… Nghệ thuật hình thành khi con người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, và từ đó sáng tạo ra cái đẹp nhưng con người chỉ có thể sáng tạo ra trên cơ sở những gì đã nhìn thấy đã biết dù trí tưởng tượng phong phú đến đâu.

– Màu sắc trong hội họa: Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật hội họa. Người ta dùng màu sắc để tả không gian, thời gian để biểu lộ sự rung cảm của người vẽ trước thực tế. Để đạt đến sự hoàn hảo của nghệ thuật, sự chỉ bảo và dạy dỗ tốt nhất chính là thiên nhiên. Vẽ theo thiên nhiên, tiếp nhận thiên nhiên và sáng tạo trên cơ sở nhận thức về thiên nhiên là điều không bao giờ được xa rời đối với người họa sỹ. Tinh thần của người họa sỹ cũng giống như tấm gương, nó luôn luôn phản chiếu những gì trước mặt nó. Người họa sỹ cảm nhận cái đẹp thiên nhiên thông qua nhận thức, sự hiểu biết và tính sáng tạo của mình để thể hiện nó bằng những hình tượng cụ thể.

Họa sỹ sử dụng màu sắc để biểu đạt ý tưởng, tình cảm của mình trước đối tượng. Cho nên, khi họa sỹ vẽ thì không phải là sao chép một cách lười biếng và nông cạn mà phải biết phối hợp một cách hài hòa giữa hiện thực khách quan với nhận thức chủ quan của mình để biểu đạt bằng những hình tượng cụ thể và sinh động nhất khiến người xem cảm nhận được.

Vì màu sắc trong thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ và người vẽ cũng cần biểu đạt theo tình cảm của mình nên việc hiểu rõ và nắm bắt được những nguyên tắc căn bản của màu sắc là bước đầu không thể thiếu đối với người học vẽ.

c. Phân loại màu sắc trong hội họa:

* Màu gốc – Màu bổ túc – Màu nhị hợp:

– Màu gốc: Khoảng giữa thế kỷ XVII, Newton làm thí nghiệm như sau: Lấy một chùm ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) cho chiếu qua một lăng kính sẽ thấy hiện rõ 3 màu chính: đỏ – vàng – lam. Đó là màu gốc.

Quang phổ được phân giải qua lăng kính

Màu gốc

– Màu bổ túc: Khi trời nắng gắt, ánh nắng vàng chói chang làm cho cây cối, nhà cửa đổ bóng xuống mặt đất. Những bóng đổi ấy có màu tím (lạnh hơn ánh nắng), nó gây cảm giác màu vàng của nắng mạnh hơn, rực rỡ hơn. Ngược lại, màu tím xanh hơn, êm hơn. Bông hoa chuối rừng màu đỏ bên những tán lá xanh trông thật rực rỡ và đằm thắm, đồng thời màu lá xanh bên cạnh cũng như xanh hơn, thắm và đẹp hơn. Ngoài biển khơi, màu nước xanh lam thẳm sẽ rực rỡ hơn khi những màu quần áo da cam, vàng của những người công nhân dầu khí nổi bật trên nền xanh đỏ. Màu đỏ đặt cạnh màu xanh lá cây cũng như màu tím đặt cạnh màu vàng, màu da cam đặt cạnh màu xanh lam thì màu sẽ tôn nhau lên. Mỗi màu có thể trở nên đẹp, sáng và hấp dẫn hơn khi chúng ở cạnh những màu khác. Các màu có khả năng bổ sung cho nhau gọi là màu bổ túc.

Rất hay:  Rất Hay Top 19 những rắc rối khi cho nhập nhờ hộ khẩu [Hay Lắm Luôn]

Người ta nhận thấy các màu có thể bổ sung cho nhau theo từng cặp: vàng tới tím, xanh lá cây với đỏ v.v…

Chính vì khám phá ra những cặp màu bổ túc này mà các họa sỹ theo trường phái Ấn tượng, trường phái Dã thú đã triệt để khai thác để diễn đạt trong các tác phẩm của mình nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về màu đối với người xem.

Trong vòng màu cơ bản, các màu bổ túc nằm ở vị trí đối nhau 1800.

– Màu nhị hợp: Quan sát hiện tượng cầu vồng ta nhận thấy, đứng giữa 2 màu chính xuất hiện màu thứ 3, do đó, từ 3 màu chính, cầu vồng có cả thảy 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Những màu do pha 2 màu với nhau tạo nên như đỏ + vàng = da cam, đỏ + lam = tím v.v… gọi là màu nhị hợp. Ta có thể nhân lên vô vàn màu trong hệ thống bảng pha các cung bậc màu.

Màu cầu vồng

* Màu tương phản, màu nóng, màu lạnh:

– Màu tương phản: Khi hai màu đặt cạnh nhau thì bản thân mỗi màu có sự biến đổi bởi màu này tác động đến màu kia. Hiện tượng đối kháng là hiện tượng phát sinh khi các màu có độ chênh lệch về sắc độ, sắc điệu và độ rực rỡ.

Những màu đối kháng mạnh đặt cạnh nhau tạo nên hiệu ứng về ánh sáng và độ rực rỡ gọi là màu tương phản. Màu tương phản thường được sử dụng khi vẽ tranh cổ động, tranh quảng cáo, tranh tường, tranh có nội dung mạnh mẽ nhằm thu hút sự chú ý của người xem. Họa sỹ thuộc trường phái Dã thú thường sử dụng màu tương phản để thể hiện tác phẩm của mình. Nếu được đặt đúng chỗ, thì màu tương phản sẽ có tác dụng kích thích thị giác và tình cảm con người một cách mạnh mẽ. Xem các tranh ở trên ta nhận thấy các họa sỹ đã sử dụng màu tương phản trong các tác phẩm của mình để thể hiện một không gian vui tươi, sôi động. Các họa sỹ Ấn tượng đã tìm ra được sự tương phản của màu sắc bằng cách sử dụng màu nguyên chất. Màu rực rỡ thu hút sự chú ý và mang lại hiệu quả đẹp, sống động, nhiều khi gây ấn tượng về một sự hoàn hảo. Nhưng nếu có quá nhiều màu rực rỡ thì sẽ làm mất đi sự rực rỡ. Vấn đề mà người vẽ phải điều tiết là tương hợp các sắc độ đã pha (xám + ghi) với các màu nguyên chất để tạo được sự hài hòa trong tranh, bởi sắc độ đã pha (xám + ghi) đã đóng vai trò trung gian làm cho nhiều màu rực rỡ không những không bị chói chang, gay gắt mà còn được lung linh, tươi sáng hơn.

– Màu nóng và màu lạnh: Theo thói quen tâm lý, ta gọi các màu theo hệ đỏ – vàng – da cam là màu nóng vì nó gây cảm giác nóng, ấm. Ngược lại, những màu xanh lá cây, xanh tím gây cảm giác lạnh. Màu nóng và lạnh đặt cạnh nhau làm tăng cường độ cho ánh sáng. Màu nóng hay lạnh còn phụ thuộc vào vị trí và tương quan với màu đứng bên cạnh nó. Thí dụ: Hình A – Màu đặt trên nền xanh thì nó là màu nóng; khi đặt trên nền màu nâu thì nó lại trở thành màu lạnh. Muốn biết màu lạnh hay nóng phải có từ 2 màu trở lên để so sánh. Trong những màu nóng cũng có màu nóng hơn hay lạnh hơn. Màu nào có nhiều sắc đỏ thì càng nóng hơn. Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của màu sắc cũng thay đổi theo cường độ của ánh sáng mỗi khi vẽ.

Màu nóng – Màu lạnh

Màu gây cảm giác nóng hoặc lạnh: Người ta chia cung màu A là màu nóng và cung màu B là màu lạnh. Màu đen, trắng, ghi là màu trung gian hoặc trung tính vì nó có khả năng hòa giải các màu tươi rực đối kháng. Khi có nhiều màu đối chọi gây cảm giác nhức mắt ta đặt một số màu trung gian bên cạnh chúng sẽ trở nên ăn ý với nhau tạo cho màu đẹp lên và sang trọng hơn. Vậy, màu là sự hòa hợp của 2 sắc độ: sắc độ nóng và sắc độ lạnh mà mọi lý thuyết đều nằm trong sự đối kháng của chúng. Sự đối kháng đo lại tạo ra sự cân đối và hoàn chỉnh.

* Độ đậm nhạt của màu sắc: Mỗi màu có thể pha trộn ra nhiều độ đậm nhạt khác nhau từ đậm nhất đến nhạt nhất tùy theo cách sử dụng. Màu còn do ánh sáng chiếu vào nhiều hay ít khiến ta cảm nhận thấy màu rực rỡ hay êm dịu. Cùng một đồ vật, khi để trong bóng tối ta thấy mờ ảo, sắc màu êm, chu vi cũng nhòa vào nền khiến chúng trở nên mềm mại. Nhưng khi đưa ra ánh sáng, ta nhìn rõ toàn bộ chu vi hình, mọi vật trở nên rõ nét, màu sắc rõ ràng, sắc tối bộc lộ hình khối của đồ vật. Muốn diễn tả được vật đó dù trong bóng tối hay ngoài sáng phải sử dụng độ đậm nhạt để biểu đạt.

– Đậm nhạt cùng màu:

Khi nói độ “đậm nhạt cùng màu” tức là khi đó người vẽ sử dụng một màu để diễn tả. Ví dụ khi vẽ một bài hình họa đen trắng bằng bút chì, ta phải sử dụng triệt để các độ đậm nhạt khác nhau của bút chì để diễn tả vật mầu đó. Chỉ bằng một màu phải diễn tả các chất khác nhau: da người, quần áo, tóc, không gian xung quanh người mẫu nhưng vẫn tạo ra được các chất mang đặc tính riêng một cách tế nhị nhất. Chẳng hạn cùng diễn tả chất da thịt nhưng những chỗ như khuỷu tay khớp xương khác với phần cơ. Da trên mặt màu đậm hơn ở cổ và ngực. Phần tay, chân sẫm màu và cũng đậm hơn ở những nơi khác v.v…

Màu sắc còn có khả năng tạo được sự hoàn thiện về hình khối. Nó mang lại cho hình khối sự đa dạng về chất, làm phong phú bề mặt của khối hình.

– Đậm nhạt khác sắc độ: Trong các độ đậm nhạt của màu còn có thể pha trộn thêm các màu khác làm cho sắc thái của chúng biến chuyển theo các cung bậc khác nhau của màu.

Ví dụ: Hồng + một ít vàng = Hồng ngả sang vàng

Đỏ + một ít xanh = Đỏ ngả sang xanh

Ở đây, hồng và đỏ chính là sắc độ của màu nhưng chúng có thể ngả sang màu này hoặc màu khác tùy theo cảm nhận của người vẽ. Khi cần thiết, ta có thể sử dụng nhiều quan hệ của màu trên một bề mặt làm tăng hoặc giảm nhẹ sự chú ý của thị giác.

– Đậm nhạt khác màu: Sử dụng các màu để biểu đạt ý tưởng cũng như mọi cách sử dụng màu khác là cách dùng nhiều độ đậm nhạt màu khác nhau để diễn tả. Van Gogh nói: “Màu sắc tự nó biểu thị một cái gì đó mà người ta không thể bỏ qua và phải lợi dụng nó, cái gì đẹp, thật sự đẹp, thì cũng thật”.

Đậm nhạt của màu phải tạo được sự hài hòa. Sự hài hòa là sự sắp xếp những cảm giác, những ý tưởng về hình và màu để tạo nên một tổng thể đẹp mắt, hợp lý và hoàn thiện.

Tuy vậy, trong một bức vẽ không thể chỉ sử dụng màu cùng sắc độ hay nhiều sắc loại. Một tương quan màu phải có sáng, có tối, có nóng, có lạnh, mảng lớn, mảng nhỏ, cao thấp v.v… Cũng như nếu có đường thẳng thì phải có đường cong, nghĩa là phải có sự hòa hợp giữa các màu để tạo sự hòa hợp, ăn ý, đẹp mắt, gây được cảm giác trực tiếp cho người xem. Màu gồm vô số sắc độ mà sự hài hòa của chúng tạo nên sự thống nhất.

Trong hội họa, người ta sử dụng nhiều chất liệu để tạo màu. Những chất liệu thông thường mà toàn thế giới cùng sử dụng đó là sơn dầu, sơn nước, thuốc nước, chì… Hai loại sơn dầu, sơn nước có sức bền cao hơn và được sử dụng một cách rộng rãi, nhất là ở Châu Âu, nơi phát sinh ra cách vẽ sơn trên vải, nên có nhiều kinh nghiệm về điều chế màu cũng như chất liệu sử dụng. Cụ thể ngày nay trong kho tàng Mỹ thuật thế giới, thể loại tranh vẽ bằng sơn chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ La tinh, vẽ bằng màu dầu tự tạo hoặc bằng các khoáng chất có thể sử dụng và vẽ lên tường, lên các hang, vách. Châu Á chủ yếu vẽ trên giấy và lụa bằng màu tự chế trong thiên nhiên và màu nước.

Trước kia, màu sắc thường được tự chế bằng cách nghiền các loại đá màu, các khoáng chất có màu hòa với lòng trắng trứng để vẽ trên gỗ, trên vải, trên tường… Sau này, trên cơ sở đó người ta đã điều chế dần biến dãy hệ thống màu ngày càng thêm phong phú. Khi khoa học phát triển, bằng phương pháp hóa học người ta đã điều chế ra nhiều loại màu phong phú về sắc độ, sắc loại, chất lượng, khối lượng… Tất cả ngày một tinh xảo và hấp dẫn để phục vụ người vẽ. Ngay thể loại bột màu ngày nay được điều chế rất phong phú về chủng loại, như màu đỏ có rất nhiều sắc đỏ khác nhau, xanh có rất nhiều sắc xanh biến đổi khác nhau. Từ bột màu, người ta chế ra các loại sơn dầu, màu nước, sơn nước, sáp, phấn màu và để sử dụng trong các ngành công nghiệp, ngành quảng cáo, sách, báo v.v…

Rất hay:  Bật Mí Top 24 những họ hiếm ở việt nam [Hay Nhất]

Màu mà chúng ta sử dụng để vẽ hiện nay rất phong phú do nền công nghiệp hóa học ngày càng phát triển. Tuy nhiên, tất cả các màu đó đều được lấy từ thiên nhiên mà tự bản thân nó đã chứa sẵn những tố chất về màu.

d. Bảng màu truyền thống dân tộc:

Ở những bức tranh cổ mà cha ông ta để lại (hoặc tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ), chúng ta nhận thấy màu được pha chế từ những thứ có sẵn trong thiên nhiên như thảo mộc, đất đá hay vỏ của một số động vật.

Màu sắc thường sử dụng để trang trí trong cung đình, ở các đình chùa, miếu mạo được là màu từ chất liệu sơn mài. Sơn được lấy từ nhựa cây, sau đó dùng những thanh kim loại đánh cho sánh đặc tạo sự kết dính rất cao dùng để sơn phết các sập, gụ, cột nhà, đình chùa, làm tượng, hoành phi câu đối và các đồ dùng cao cấp khác. Màu được sử dụng cùng loại sơn này là các màu son: son trai, son tươi, son nhũ, son thắm được điều chế từ chu sa và một số loại đá màu khi kết hợp với các màu son, sơn không bị mất màu. Màu sau khi mài bằng nước trở nên sâu, thắm và bền vững. Nếu ta dùng bột màu pha với loại sơn cây này, màu sẽ mất đi và trở nên xám xỉn, không sử dụng được.

Màu bức tranh sơn mài

Khi vẽ trên gỗ (tấm vóc vẽ sơn mài) thì:

Màu đen: sơn đánh với sắt; Màu nâu: sơn đánh với kim loại đồng; Màu vàng: vàng kim được tán mỏng thành lá; Màu trắng: bạc thỏi được tán mỏng và xay thành bột hoặc vỏ trứng gà, vịt v.v… Màu xanh: chế từ đồng thau.

Bởi thế chúng ta thấy bảng màu trong sơn mài chủ yếu là màu son và thếp vàng tạo sự lộng lẫy và sâu thẳm. Sơn ta càng để lâu càng đậm đà và bóng. Khi được xử lý bằng cách đánh bóng, màu sẽ trở nên sâu như có một lớp kính mỏng phía trước mặt tranh hay đồ vật.

Khi vẽ trên lụa, giấy thì:

Màu đỏ: chu sa, đá, đất có màu đỏ, hoa hiên; Màu vàng: hoa hòe, nghệ; Màu đen: rơm nếp, lá tre ủ đốt thành tro, Màu trắng: nung đốt vỏ sò, vỏ trai; Màu xanh: gỉ đồng, Màu nâu: củ nâu, chè đặc.

Bên cạnh đó, một số màu phẩm cũng được sử dụng bằng những hóa chất có trong thiên nhiên. Những phẩm này được nghiền với bột nếp để làm tranh dân gian cùng với những màu trên. Màu phẩm rực rỡ, tươi sáng, hấp dẫn người xem nhưng có nhược điểm là sau một thời gian sẽ bị bay màu, do đó tranh vẽ bằng màu phẩm chủ yếu dùng vào những ngày lễ, Tết hoặc thờ cúng…

d. Hòa sắc: Ở bất kỳ một tác phẩm hội họa nào, trước tiên phải tạo được hòa sắc màu. Tìm hòa sắc màu là tìm những màu đặt cạnh nhau để tạo nên một tổng thể chung, thống nhất, ăn ý với nhau. Mỗi màu có vị trí, tiếng nói riêng nhưng khi đặt cạnh nhau trong một không gian chung phải có sự hòa hợp mới tạo được một hòa sắc đẹp. Người ta ví bản màu như các nốt nhạc cơ bản, nếu các nốt nhạc hòa hợp với nhau tạo ra một hòa âm thì màu sắc hòa hợp với nhau tạo thành hòa sắc.

Hòa sắc là sự sắp xếp các tương quan của màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hòa về sắc độ, vị trí, không gian và hiệu quả về mặt nghệ thuật. Ta có thể phân định:

– Màu: chỉ màu nguyên chất;

– Sắc: chỉ những màu diễn biến theo ánh sáng hoặc pha trộn thành những sắc thái khác nhau của màu. Có thể thiết lập rất nhiều mối quan hệ giữa màu này với màu khác nhưng về tổng thể có hai dạng hòa sắc là hòa sắc tương phản và hòa sắc tương đồng.

* Hòa sắc tương phản: Là đặt tương quan giữa màu nóng và màu lạnh, trong đó các cặp quan hệ của những màu bổ túc hoặc gần bổ túc mang tính đối kháng và kích thích thị giác mạnh nhất. Tương phản giữa các màu nóng lạnh nhưng ổn định và tạo được sắc độ hợp lý.

* Hòa sắc tương đồng: Gồm tương quan của những màu cùng gam nóng hoặc cùng gam lạnh, tức là tương quan giữa những màu cùng sắc loại gây cảm giác thuần khiết và giản dị.

Hòa sắc tương phản và hòa sắc tương đồng thực chất là quy ước của các dạng màu đối kháng và màu đồng chất. Tuy nhiên, trong khi sử dụng các hòa sắc màu tương đồng vẫn có thể dùng màu tương phản và ngược lại, nhưng với một dung lượng nhất định và không được phá vỡ hệ thống chung của gam màu đó. Nó chỉ có ý nghĩa là tạo được một sắc thái hòa hợp và hấp dẫn.

* Tương quan màu sắc: Trong một tương quan chung, màu mới lộ hết bản sắc: nóng, lạnh, sáng tối… Khi đứng riêng lẻ một mình, bản thân màu đó không nói lên được điều gì, nó chỉ có tác dụng hơn kém rõ rệt khi đứng cạnh các màu khác. Màu tương phản hay hòa hợp, lộng lẫy hay êm dịu do vị trí và diện tích so với mỗi sắc độ, gần, xa và đặc tính chung của toàn thể bức tranh. Tương quan màu sắc trong hội họa được đặt lên vị trí hàng đầu vì nó quyết định sự thành công của tác phẩm đó. Không có màu nào xấu, vấn đề là ở chỗ nó có được đặt đúng chỗ và đúng vị trí hay không? Có họa sỹ nói rằng: “Mọi người cho rằng màu bùn là xấu. Nhưng xin mời hãy trát màu bùn đó lên trên mặt giấy. Khi tôi đặt các màu khác xung quanh thì nó sẽ trở thành màu da của một cô gái đẹp”. Đó chính là sự tương quan về màu. Ta hãy tưởng tượng trong một buổi dạ hội, tất cả các cô gái đều ăn mặc lộng lẫy với những tà áo trắng, vàng, hồng thướt tha. Riêng có người mặc một bộ đồ xanh, vô hình chung tất cả chỉ làm nền cho màu xanh đó trở nên nổi trội và đẹp hơn hẳn các màu khác. Xem ví dụ: đặt cùng một miếng màu lên trên các nền khác nhau, ta thấy màu đỏ chuyển biến từ sẩm sang sáng, từ bình thường sang rực rỡ. Sự tôn vinh lẫn nhau tạo nên cảm giác khác lạ về đẹp và xấu, về đơn giản và phức tạp, đơn điệu và hấp dẫn… Tuy nhiên, đó cũng chỉ dựa trên cơ sở lý luận, còn trên thực tế nó phụ thuộc vào quan niệm và sở thích của từng dân tộc, phụ thuộc vào tập tục, văn hóa của từng vùng để đánh giá cái đẹp.

>>> Tính trang trí trong tranh lụa

>>> Hoa văn trang trí của người Mường

>>> Cách trang trí tranh treo tường

Top 18 em sáng tạo cùng những con chữ viết bởi Cosy

Tải Giáo án Mỹ thuật 4 bài 4: Em sáng tạo cùng những con chữ – Tiết 2 – Giáo án điện tử môn Mỹ thuật lớp 4

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 02/14/2023
  • Đánh giá: 4.79 (259 vote)
  • Tóm tắt: Hoạt động cá nhân: yêu cầu HS tạo dáng chữ tên mình và vẽ màu, trang trí theo ý thích. 3.2.Hoạt động nhóm:[r] (1)Chủ đề : EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ (3 …
  • Nội Dung: Người vẽ muốn tạo được mảng đẹp trong tranh hay trong một bản hình trang trí trước hết là phải đặt mảng đúng chỗ, đồng thời phải cân nhắc xem yếu tố mảng hình nào là chủ đạo, mảng nào được coi là mảng chính, mảng phụ, đặt ở đâu, lớn hay nhỏ, hình …

Nghe giám đốc sáng tạo Võ Hoàng Hiếu kể chuyện làm sáng tạo: Hãy trở thành người tạo ra giá trị!

  • Tác giả: kenh14.vn
  • Ngày đăng: 02/11/2023
  • Đánh giá: 4.54 (598 vote)
  • Tóm tắt: Các bạn designer team art sẽ là những người tạo ra các visual, hình ảnh. Công việc của team Concept thiên về con chữ, câu chuyện nhiều hơn, đôi …
  • Nội Dung: Anh nghĩ bản thân cũng tự nhìn ra một chút tố chất của mình, nhưng người nhận rõ nó và nói thẳng với anh chính là mẹ. Thời còn học Mỹ Thuật Công nghiệp, mẹ bảo lý do mẹ phải vượt nhiều khó khăn để ủng hộ anh theo con đường là vì cảm thấy anh sẽ …

Viết chữ hoa sáng tạo

  • Tác giả: c3lehongphonghp.edu.vn
  • Ngày đăng: 07/11/2022
  • Đánh giá: 4.28 (203 vote)
  • Tóm tắt: Hơn nữa, bố mẹ cần dành thời gian để cùng rèn chữ với con. Rèn từng nét cơ bản, đơn giản đến những nét cầu kỳ đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Ví dụ như các nét móc …
  • Nội Dung: Lựa chọn loại bút luyện chữ đẹp thích hợp cũng là cách mang lại cho bé kết quả tốt. Ngoài ra, bé cần phải nắm chắc một số kỹ năng về cầm bút đúng cách, tư thế ngồi… Tinh thần học tập vui vẻ cũng là một lợi thế giúp bé luôn hứng thú, thoải mái khi …

Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4, chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ.

  • Tác giả: gac.giaoanchuan.com
  • Ngày đăng: 04/16/2023
  • Đánh giá: 4.07 (232 vote)
  • Tóm tắt: – GV chốt lại mục tiêu bài học. – Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. – Yêu cầu HS quan sát hình 4.1, thảo luận để nhận biết đặc điểm của kiểu chữ …
  • Nội Dung: Lựa chọn loại bút luyện chữ đẹp thích hợp cũng là cách mang lại cho bé kết quả tốt. Ngoài ra, bé cần phải nắm chắc một số kỹ năng về cầm bút đúng cách, tư thế ngồi… Tinh thần học tập vui vẻ cũng là một lợi thế giúp bé luôn hứng thú, thoải mái khi …
Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ sinh vật sản xuất là những sinh vật [Triệu View]

Mĩ thuật với chủ đề “Em sáng tạo cùng những con chữ” của học sinh lớp 4A.

  • Tác giả: thbaolinh.dinhhoa.edu.vn
  • Ngày đăng: 03/25/2023
  • Đánh giá: 3.99 (316 vote)
  • Tóm tắt: Với chủ đề” em sáng tạo cùng những con chữ” của học sinh lớp 4A. Sau chủ đề các em đã sáng tạo được những con chữ cái tên của chính mình.
  • Nội Dung: Lựa chọn loại bút luyện chữ đẹp thích hợp cũng là cách mang lại cho bé kết quả tốt. Ngoài ra, bé cần phải nắm chắc một số kỹ năng về cầm bút đúng cách, tư thế ngồi… Tinh thần học tập vui vẻ cũng là một lợi thế giúp bé luôn hứng thú, thoải mái khi …

Vẽ bài sáng tạo những con chữ đẹp được tíc – Olm

  • Tác giả: olm.vn
  • Ngày đăng: 04/07/2023
  • Đánh giá: 3.64 (219 vote)
  • Tóm tắt: Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần! Nguyễn Thanh Vân 15 tháng 10 2021 lúc 8:36. các bạn vẽ cho mình bài em sáng tạo cùng những con chữ đc ko ak.
  • Nội Dung: Lựa chọn loại bút luyện chữ đẹp thích hợp cũng là cách mang lại cho bé kết quả tốt. Ngoài ra, bé cần phải nắm chắc một số kỹ năng về cầm bút đúng cách, tư thế ngồi… Tinh thần học tập vui vẻ cũng là một lợi thế giúp bé luôn hứng thú, thoải mái khi …

Tiểu học Phú Hoà 1

  • Tác giả: thphuhoa1.elearning.tptdm.edu.vn
  • Ngày đăng: 06/30/2022
  • Đánh giá: 3.56 (439 vote)
  • Tóm tắt: MT 4 – Tuần 9 + 10 Chủ đề 4 – Em Sáng Tạo Cùng Những Con Chữ.
  • Nội Dung: Lựa chọn loại bút luyện chữ đẹp thích hợp cũng là cách mang lại cho bé kết quả tốt. Ngoài ra, bé cần phải nắm chắc một số kỹ năng về cầm bút đúng cách, tư thế ngồi… Tinh thần học tập vui vẻ cũng là một lợi thế giúp bé luôn hứng thú, thoải mái khi …

Giáo án lớp 4 – Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ

  • Tác giả: doc.edu.vn
  • Ngày đăng: 02/08/2023
  • Đánh giá: 3.19 (348 vote)
  • Tóm tắt: Giáo án lớp 4 – Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ … – GV giới thiệu thêm một số kiểu chữ trang trí trên tạo chí, sách . … HS: Giấy, màu vẽ, bìa sách, tạp …
  • Nội Dung: Lựa chọn loại bút luyện chữ đẹp thích hợp cũng là cách mang lại cho bé kết quả tốt. Ngoài ra, bé cần phải nắm chắc một số kỹ năng về cầm bút đúng cách, tư thế ngồi… Tinh thần học tập vui vẻ cũng là một lợi thế giúp bé luôn hứng thú, thoải mái khi …

Mỹ thuật cho trẻ em

  • Tác giả: wedowegood-school.edu.vn
  • Ngày đăng: 12/31/2022
  • Đánh giá: 3.1 (559 vote)
  • Tóm tắt: Mỹ thuật cho trẻ em sẽ giúp trẻ kích thích sự sáng tạo, biết cách xác lập và thể hiện sự độc lập về tư duy, để không trở thành con người chỉ quen bắt chước.
  • Nội Dung: Mỹ thuật không chỉ tăng khả năng vận động của đôi tay theo ý muốn của trẻ mà còn giúp phát triển tư duy logic trong quá trình phân định hình ảnh nào được thể hiện trước và hình ảnh nào xuất hiện sau. Mỹ thuật không chỉ giúp phát triển tư duy sáng …

TRƯỜNG TIỂU HỌC GIANG BIÊN

  • Tác giả: thgiangbien.longbien.edu.vn
  • Ngày đăng: 08/15/2022
  • Đánh giá: 2.88 (165 vote)
  • Tóm tắt: Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ- Tiết 1: Vẽ và trang trí chữ. Tải file : mt4-tuan-9-cd-4-em-sang-t.ppt …
  • Nội Dung: Mỹ thuật không chỉ tăng khả năng vận động của đôi tay theo ý muốn của trẻ mà còn giúp phát triển tư duy logic trong quá trình phân định hình ảnh nào được thể hiện trước và hình ảnh nào xuất hiện sau. Mỹ thuật không chỉ giúp phát triển tư duy sáng …

Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo (Bản 1, 2) Phân phối chương trình môn Mỹ thuật lớp 3 năm 2022 – 2023

  • Tác giả: download.vn
  • Ngày đăng: 02/27/2023
  • Đánh giá: 2.88 (65 vote)
  • Tóm tắt: Chủ đề 3NGƯỜI THÂN CỦA EM:
    Chủ đề 2NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH:
    Chủ đề 4THIÊN NHIÊN:
    Chủ đề 1TRANH DÂN GIAN:
  • Nội Dung: Mỹ thuật không chỉ tăng khả năng vận động của đôi tay theo ý muốn của trẻ mà còn giúp phát triển tư duy logic trong quá trình phân định hình ảnh nào được thể hiện trước và hình ảnh nào xuất hiện sau. Mỹ thuật không chỉ giúp phát triển tư duy sáng …

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 – Bài 3: Sáng tạo cùng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác – Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

  • Tác giả: lop1.vn
  • Ngày đăng: 08/25/2022
  • Đánh giá: 2.74 (102 vote)
  • Tóm tắt: KTđồ dùng học tập – Khởi động:GV yêu cầu HS tìm xem trong lớp học những đồ vật nào có dạng hình vuông, hình CN, hình tròn, hình tam giác.
  • Nội Dung: Mỹ thuật không chỉ tăng khả năng vận động của đôi tay theo ý muốn của trẻ mà còn giúp phát triển tư duy logic trong quá trình phân định hình ảnh nào được thể hiện trước và hình ảnh nào xuất hiện sau. Mỹ thuật không chỉ giúp phát triển tư duy sáng …

Giáo án Mỹ thuật 4 bài 4: Em sáng tạo cùng những con chữ – Tiết 2

  • Tác giả: timdapan.com
  • Ngày đăng: 07/15/2022
  • Đánh giá: 2.65 (153 vote)
  • Tóm tắt: Xem ✓ Giáo án môn Mỹ thuật lớp 4 Giáo án Mỹ thuật 4 bài 4: Em sáng tạo cùng những con chữ – Tiết 2 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị …
  • Nội Dung: Mỹ thuật không chỉ tăng khả năng vận động của đôi tay theo ý muốn của trẻ mà còn giúp phát triển tư duy logic trong quá trình phân định hình ảnh nào được thể hiện trước và hình ảnh nào xuất hiện sau. Mỹ thuật không chỉ giúp phát triển tư duy sáng …

Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo chắp cánh ước mơ mang con chữ về miền địa đầu Tổ quốc

  • Tác giả: kinhtemoitruong.vn
  • Ngày đăng: 09/08/2022
  • Đánh giá: 2.56 (73 vote)
  • Tóm tắt: Vừa qua, đoàn thiện nguyện của Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo cùng các doanh nghiệp đã tới trường PTDTBT THCS Tát Ngà để trao tặng 3 …
  • Nội Dung: Để có thể hoàn thành được tâm nguyện này, sự giúp sức, hỗ trợ của các quý doanh nghiệp, quý tập đoàn cùng những tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân là yếu tố vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp nối dài cánh tay giúp đỡ Tạp chí cùng các điểm …

Học sinh lớp 4B tham gia trải nghiệm Mĩ thuật Chủ đề 4:  Em sáng tạo cùng những con chữ

  • Tác giả: thankhanh.daitu.edu.vn
  • Ngày đăng: 05/22/2022
  • Đánh giá: 2.42 (164 vote)
  • Tóm tắt: Hôm nay ngày 5 tháng 11 năm 2020 các em học sinh lớp 4B tham gia trải nghiệm 2 tiết Mĩ thuật: Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ.
  • Nội Dung: Để có thể hoàn thành được tâm nguyện này, sự giúp sức, hỗ trợ của các quý doanh nghiệp, quý tập đoàn cùng những tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân là yếu tố vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp nối dài cánh tay giúp đỡ Tạp chí cùng các điểm …

Mĩ thuật lớp 4 | Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ | Đan Mạch

  • Tác giả: luyenhoc.edu.vn
  • Ngày đăng: 01/02/2023
  • Đánh giá: 2.36 (132 vote)
  • Tóm tắt: Mĩ thuật lớp 4 – Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ – YouTube 0:00 / 15:22 #mithuatlop4 #danmach #emsangtaocungnhungconchu Mĩ thuật lớp 4 – Chủ đề 4: …
  • Nội Dung: Để có thể hoàn thành được tâm nguyện này, sự giúp sức, hỗ trợ của các quý doanh nghiệp, quý tập đoàn cùng những tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân là yếu tố vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp nối dài cánh tay giúp đỡ Tạp chí cùng các điểm …

TH VŨ XUÂN THIỀU

  • Tác giả: thvuxuanthieu.longbien.edu.vn
  • Ngày đăng: 01/25/2023
  • Đánh giá: 2.22 (60 vote)
  • Tóm tắt: Mĩ thuật 4 – Tuần 9 – Chủ đề Em sáng tạo cùng những con chữ T1. Tải file : mt4-tuan-9-cd-4-em-sang-t.ppt …
  • Nội Dung: Để có thể hoàn thành được tâm nguyện này, sự giúp sức, hỗ trợ của các quý doanh nghiệp, quý tập đoàn cùng những tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân là yếu tố vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp nối dài cánh tay giúp đỡ Tạp chí cùng các điểm …

Lop 4 chủ đề 4- sáng tạo cùng những con chữ – Lưu trữ tạm thời

  • Tác giả: baigiang.violet.vn
  • Ngày đăng: 09/04/2022
  • Đánh giá: 1.99 (155 vote)
  • Tóm tắt: UBND QUẬN THANH KHÊ TRƯỜNG TIỂU HỌC AN KHÊ MÔN: MĨ THUẬT LỚP 4 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ MỸ LINH MĨ THUẬT LỚP 4 Chủ đề 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG …
  • Nội Dung: Để có thể hoàn thành được tâm nguyện này, sự giúp sức, hỗ trợ của các quý doanh nghiệp, quý tập đoàn cùng những tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân là yếu tố vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp nối dài cánh tay giúp đỡ Tạp chí cùng các điểm …