Bật Mí Top 10+ em sáng tạo cùng những con chữ lớp 4 [Hay Lắm Luôn]

GIÁO ÁN KHỐI 4

CHỦ ĐỀ 1

NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

– Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong đời sống.

– Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, màu lạnh.

– Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Phương pháp Vẽ cùng nhau.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGK, SGV.

– Clip nhạc thiếu nhi, tranh, ảnh, đồ vật có màu sắc.

2. Học sinh:

– SGK, giấy A4, màu, giấy màu, viết chì, kéo, hồ dán,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. (Tiết 1)

– HS quan sát hình 1.1 SGK và thảo luận.

+ Màu sắc do đâu mà có ?

+ Màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong tranh có gì khác nhau ?

+ Màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống ?

– GV cho HS quan sát bảng màu và cho HS thực hiện cách pha màu.

+ Đỏ + Vàng = Cam

+ Vàng + Lam = Lục

+ Đỏ + Lam = Tím

– GV hướng dẫn HS nhận biết các cặp màu bổ túc.

+ Màu bổ túc.

– GV hướng dẫn HS nhận biết màu nóng, màu lạnh:

+ Màu làm cho ta cảm giác nóng, ấm là màu nóng.

+ Màu làm cho chúng ta có cảm giác mát, dịu hoặc lạnh là màu lạnh.

– GV cho HS quan sát tranh, ảnh về các mảng màu ở hình 1.7

– GV cho HS thảo luận nhóm.

+ Trong tranh có những màu nào ?

+ Kể tên các cặp màu bổ túc mà các em thấy trong tranh ?

+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức tranh nào có nhiều màu lạnh ?

+ Màu sắc trong mỗi bức tranh tạo cho em cảm giác gì ?

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện:

– GV cho HS quan sát hình 1.8.

+ Vẽ các mảng ngẩu nhiên hoặc vẽ kết hợp các hình cơ bản tạo bố cục.

+ Vẽ màu hoặc cắt dán giấy màu vào các hình mảng ngẩu nhiên hoặc các hình cơ bản dựa theo ý thích dựa trên màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu lạnh,… để vẽ các màu vào các hình mảng và nền.

+ Vẽ thêm chi tiết và màu sao cho có đậm, có nhạt để bức tranh sinh động.

– GV cho HS quan sát hình 1.9

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.

– GV cho HS làm bài trên giấy A4.

– GV theo dõi và giúp đỡ những em còn lung túng.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. (Tiết 2)

– GV cùng HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm.

I. TÌM HIỂU.

– HS hoạt động theo nhóm.

– Mắt nhìn được màu sắc là do ánh sang, không có ánh sáng (trong ong tối) mọi vật không có ánh sáng.

– Màu sắc trong thiên nhiên vô cùng phong phú. Màu sắc ở tranh vẽ do con người tạo ra.

– Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, khiến cuộc sống vui tươi, phong phú. Cuộc sống không thể không có màu sắc.

– HS quan sát và trải nghiệm.

– HS nêu

+ Vàng bổ túc cho Tím và ngược lại.

+ Đỏ bổ túc cho Lục và ngược lại.

+ Cam bổ túc cho Lam và ngược lại.

– HS quan sát hình 1.6 SGK.

– HS quan sát.

– Nhóm thảo luận.

+ Đỏ, vàng, lam, cam,…

+ Vàng – tím, Đỏ – lục, Lam – cam, …

+ Bức tranh a, b, c có nhiều màu nóng. Bức tranh d có nhiều màu lạnh.

+ Sự hài hòa về màu sắc được tạo nên bởi sự kết hợp giữa màu nóng và màu lạnh, màu đậm và màu nhạt trong một tổng thể.

II. CÁCH THỰC HIỆN:

– HS quan sát.

– HS quan sát.

III. THỰC HÀNH:

– HS làm bài.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

4. Dặn dò:

Chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 2:

CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (4 Tiết)

I. MỤC TIÊU:

– Nhận biết và nêu được đặc điểm hình dáng, môi trường sống của một số con vật.

– Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều.

– Tạo dựng được bối cảnh, không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Tạo hình 3 chiều – tiếp cận chủ đề.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Tranh, ảnh mô hình sản phẩm về các con vật.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. (Tiết 1)

– GV cho HS thảo luận nhóm.

– HS quan sát hình 2.1 SGK và đặt câu hỏi.

+ Trong hình là những con vật nào ? Thức ăn của chúng là gì ?

– GV tóm tắt: Các con vật sống ở các môi trường khác nhau: Trên cạn, dưới nước, trong rừng, hay trong gia đình hoặc trang trại,… Mỗi loài có đặc điểm riêng về hình dáng với các hoạt động khác nhau.

– GV cho HS quan sát hình 2.2 và cho HS thảo luận.

+ Em quan sát thấy những hình gì trong sản phẩm ?

+ Hình dáng, màu sắc của các con vật trong các sản phẩm như thế nào ?

+ Các sản phẩm có thể được thực hiện bằng những hình thức nào? Từ chất liệu gì ?

– GV tóm tắt và giáo dục HS.

+ Mỗi con vật có đặc điểm về môi trường sống, hình dáng, hoạt động,… khác nhau.

+ Có nhiều hình thức tạo hình sản phẩm con vật với các chất liệu khác nhau. Có thể vẽ, xé/ cắt dán, nặn tạo hình từ vỏ hộp, dây kim loại,… Khi tạo hình cần chú ý đấn đặc điểm hình dáng, hoạt động của con vật.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV thực hiện mẫu.

– Có 2 cách nặn.

+. Cách 1: nặn từng bộ phận rồi ghép đính lại.

+ Cách 2: Từ 1 thỏi đất, nặn, vuốt tạo hình khối chính của con vật, sau đó thêm các chi tiết phụ.

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. (Tiết 2-3)

– GV cho HS nặn 1 con vật mà mình thích.

– GV cho HS làm việc theo nhóm.

– GV gợi ý xây dựng câu chuyện cho nhóm và hướng dẫn HS viết lời thoại cho các nhân vật để xây dựng câu chuyện.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. (Tiết 4)

– Các nhóm trình bày sản phẩm lên bàn.

– Đại diện nhóm trình bày cốt truyện.

I. TÌM HIỂU.

– HS quan sát và trả lời

+ Hưu, voi, trâu ăn cỏ. Chó ăn cơm,…

– HS nghe.

– HS quan sát và trả lời.

+ Thỏ, trâu, cá, hưu cao cổ, mèo,…

+ Mỗi con một dáng vẻ, màu sắc tươi vui,…

+ Có con làm bằng đất nặng, con làm bằng giấy,…

– HS nghe.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát.

III. THỰC HÀNH.

– HS làm bài.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– HS thực hiện.

4. Dặn dò:

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 3

NGÀY HỘI HÓA TRANG (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế.

– Biết cách tạo hình mặt nạ.

– Tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật,… theo ý thích.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Tạo hình bằng vật tìm được.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Tranh, ảnh một số lễ hội hóa trang,…

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 3: “NGÀY HỘI HÓA TRANG”

Khởi động: GV cho HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. (Tiết 1)

– GV cho HS hoạt động nhóm.

– Gv cho HS quan sát hình 3.1 để nhận biết hình dạng, kiểu dáng, chất liệu của một số mặt nạ.

– GV đặt câu hỏi:

+ Em thấy mặt nạ thường có những hình gì?

+ Mặt nạ thường được sử dụng khi nào, ở đâu?

+ Em thấy các trang trí màu sắc trên mặt nạ như thế nào?

+ Mặt nạ làm bằng những chất liệu gì?

– GV tóm tắt:

+ Trong một số loại hình nghệ thuật dân gian như tuồn, chèo, cải lương,… mặt nạ thường được dùng để thể hiện tính cách đặc trưng của nhân vật.

+ Mặt nạ, mũ sử dụng trong các lễ hội dân gian thường mô phỏng khuôn mặt của con vật, nhân vật ngộ nghĩnh, hài hước,…

+ mặt nạ trong các lễ hội hóa trang như Ha-lô-uynh, … thường là nhân vật vui vẻ, hoặc những hình ảnh gây ấn tượng mạnh.

+ Mặt nạ, mũ hóa trang thường được vẽ, tạo hình ở dạng cân đối theo trục dọc, màu sắc rực rỡ, tương phản, ấn tượng. mặt nạ thường che kính cả khuôn mặt hoặc nửa khuôn mặt.

+ Chất liệu của mặt nạ thường là giấy, bìa, giấy bối, nhựa,… Mặt nạ thường có dạng hai chiều (trên mặt phằng hai chiều), ba chiều (hình khối ba chiều).

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV cho HS quan sát hình 3.2 để nhận ra cách tạo hình mặt nạ.

– GV hướng dẫn HS cách tạo hình mặt nạ.

+ Gấp đôi hoặc kẻ trục dọc lên giữa tờ giấy hoặc bìa. Vẽ hình mặt nạ (ước lượng kích thước vừa với khuôn mặt).

+ Tìm vị trí của hai mắt cân đối qua trục dọc. Vẽ các bộ phận thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật, con vật, đồ vật,…

+ Lựa chọn màu sắc hoặc chất liệu khác để trang trí mặt nạ theo ý thích nhằm tạo ấn tượng cho sản phẩm của mình.

+ Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ giấy, buộc dây để đeo vào khuôn mặt hoặc dùng băng đeo cho vừa với khuôn đầu của mình để làm mũ.

– GV cho HS quan sát hình 3.3 để có ý tưởng thể hiện sản phẩm.

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (Tiết 2)

– GV cho HS làm bài.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá.

– GV cho HS trình bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.

– GV nhận xét, dánh giá, tuyên dương.

– HS hát.

I. TÌM HIỂU.

– HS ngồi theo nhóm.

– HS quan sát.

– HS trả lời.

+ Mặt nạ hình con thú, mặt nạ chú hề,…

+ Lễ hội, sân khấu,…

+ Có nhiều hoa văn, màu sắc sặc sở,…

+ Bằng giấy, nhựa,…

– HS nghe.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát.

– HS nghe và quan sát.

– HS quan sát.

III. THỰC HÀNH.

– HS thực hiện.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– Các nhóm trình bày sản phẩm.

– HS viết bài thuyết trình và đại diện nhóm lên trình bày.

4. Dặn dò:

– GV gợi ý HS tạo ra các sản phẩm mặt nạ hóa trang bằng các chất liệu khác khi ở nhà.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 4

EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí.

– Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.

– Giới thiệu và trang trí được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Vẽ cùng nhau.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK.

– Tranh, ảnh về chữ được trang trí,…

– Một số bài trang trí chữ của HS.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

– Bìa báo, bìa sách, tạp chí,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 4: “EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. (Tiết 1)

– GV chia nhóm.

– GV cho HS quan sát hình 4.1 SGK

– GV đặt câu hỏi:

+ Nêu sự khác nhau giữa chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm? Chữ nào tạo cảm giác đơn giản, chắc khỏe.

+ Nêu sự khác nhau giữa chữ cơ bản và chữ trang trí?

+ Em thường thấy các chữ trang trí xuất hiện ở đâu?

+ Các chữ cái được tạo dáng và trang trí thế nào?

– GV tóm tắt:

+ Chữ nét đều là tất cả các nét đều bằng nhau trong một con chữ. Chữ nét đều có dáng đơn giản, chắc khỏe.

+ Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to, nét nhỏ theo nguyên tắc. Các nét đưa từ trên xuống là nét đậm, các nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh. Chữ nét thanh nét đậm có hình dáng thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Chữ trang trí có thể được tạo dáng dựa trên đặc điểm của chữ viết thường hoặc chữ in của kiểu chữ nét đềuhoặc nét thanh nét đậm.

+ Có nhiều cách để trang trí chữ; chữ thường được dùng để thể hiện sự vui vẻ, tươi trẻ, ngộ nghĩnh, gây ấn tượng phù hợp với yêu cầu nội dung trang trí.

– GV cho HS quan sát một số kiểu chữ trang trí đã chuẩn bị.

– GV cho HS quan sát hình 4.3

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV gợi ý HS thảo luận về cách tạo dáng và trang trí chữ viết tên mình.

– GV đặt câu hỏi:

+ Tên của em có bao nhiêu chữ cái?

+ Em sẽ dùng nét, họa tiết và màu sắc như thế nào để tạo dáng và trang trí tên của em?

– GV cho HS quan sát hình 4.4

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.

( Tiết 2)

– GV cho HS hoạt động cá nhân.

– GV cho HS tự tạo dáng chữ tên của mình và vẽ màu, trang trí theo ý thích.

– GV cho HS hoạt động nhóm.

– GV hướng dẫn HS ghép các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm tập thể.

+ Cắt rời sản phẩm cá nhân khỏi tờ giấy.

+ Sắp xếp sản phẩm cá nhân lên một tờ giấy khổ lớn.

+ Vẽ trang trí thêm hình ảnh, màu sắc cho nền sinh động hoặc dùng giấy màu làm nền.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá. (Tiết 3)

– GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

– GV đặt câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về bài tập tạo dáng và trang trí chữ?

+ Tên của nhóm em được tạo dáng và trang trí thế nào?

+ Em thích bài trang trí tên của bạn nào trong nhóm? Em hãy nhận xét về cách tạo dáng chữ, đường nét, màu sắc trong các chữ cái của bạn. Em được học hỏi điều gì từ bài vẽ của bạn?

Rất hay:  Xem Ngay Top 10+ những câu nói hay về con [Đánh Giá Cao]

+ Em thích phần trình bày của nhóm nào? Vì sao?

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

I. TÌM HIỂU.

– HS quan sát.

– HS trả lời:

+ Chữ nét đều là tất cả các nét đều bằng nhau trong một con chữ. Chữ nét đều có dáng đơn giản, chắc khỏe.

+ Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to, nét nhỏ theo nguyên tắc. Các nét đưa từ trên xuống là nét đậm, các nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh. Chữ nét thanh nét đậm có hình dáng thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Chữ trang trí có thể được tạo dáng dựa trên đặc điểm của chữ viết thường hoặc chữ in của kiểu chữ nét đềuhoặc nét thanh nét đậm.

+ Các chữ trang trí thường xuất hiện ở bìa sách, tạp chí, bảng quảng cáo,…

+ bằng nét và màu sắc.

– HS nghe.

– HS quan sát.

– HS quan sát.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS nghe.

– HS trả lời.

III. THỰC HÀNH.

– HS làm bài.

– Lớp chia nhóm.

– HS nghe và thực hiện.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– HS trình bày sản phẩm.

– HS viết bài thuyết trình của nhóm mình.

– HS trả lời.

4. Dặn dò:

– Về nhà tiếp tục sáng tạo những con chữ để tạo hình tên người thân, trang trí chữ để làm bưu thiếp, báo tường,… hoặc tạo dáng trang trí chữ bằng các vật liệu khác.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 5

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Hiểu và nêu được đặc điểm các bộ phận chính của cơ thể khi đang hoạt động với các động tác khác nhau.

– Tạo hình bằng dây thép hoặc nặng được một dáng người hoạt động của người theo ý thích.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Tạo hình ba chiều.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK.

– Tranh, ảnh, sản phẩm tạo hình một số dáng người đang hoạt động.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ, đất nặn.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 5: “SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. ( tiết 1)

– GV cho HS quan sát hình 5.1 và 5.2 và đặt câu hỏi:

+ Từ dáng người đang hoạt động, em nhận ra họ đang làm gì?

+ Em hãy nêu tên các bộ phận chính của cơ thể người?

+ Khi con người hoạt động (đi, đứng, chạy, nhảy,…) em nhận thấy các bộ phận cơ thể thay đổi như thế nào?

+ Bằng hành động em hãy mô tả dáng người đang hoạt động.

– GV tóm tắt:

Cơ thể người gồm có các bộ phận chính: Đầu, mình, chân, tay,… Khi người đang hoạt động (đi, đứng, chạy, nhảy,…), các bộ phận cơ thể sẽ chuyển động, thay đổi.

– GV cho HS quan sát hình 5.3

– GV cho HS thảo luận:

+ Em thấy các dáng người mô phỏng hoạt động gì?

+ Em thích nhất sản phẩm nào? Vì sao?

+ Sản phẩm em thích được tạo dáng bằng chất liệu gì? Em có hình dung ra cách thực hiện chúng không?

– GV tóm tắt:

+ Khi hoạt động, con người tạo ra các chuyển động khác nhau và tùy theo hoạt động mà các bộ phận thay đổi cho phù hợp. Khi tạo hình dáng người, cần lưu ý tới những đặc điểm của hoạt động.

+ Có thể tạo hình dáng người bằng dây thép, giấy bồi, đất nặn, các vật liệu phù hợp dễ tìm như: Giấy báo, vải, len, …

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV cho HS quan sát hình 5.4.

– GV nặn mẫu và hướng dẫn HS:

+ Nặn từng bộ phận chính (Đầu, mình, chân, tay,…)

+ Ghép các bộ phận thành hình người.

+ Tạo thêm các cho tiết như: Tóc, bàn tay, bàn chân, mắt, mũi, miệng,…

+ Tạo dáng phù hợp với hoạt động của nhân vật như: chạy, nhảy, ngồi, nằm,… ( Có thể dùng que, dây thép làm cốt cho vững).

+ Nặn thêm một số hình ảnh khác giúp dáng người sinh động hơn và sắp xếp các sản phẩm nặn thành chủ đề theo ý thích.

– GV hướng dẫn thêm về cách tạo dáng người bằng dây thép, giấy cuộn.

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành( tiết 2)

– GV cho HS tìm ý tưởng để tạo dáng người.

– GV cho HS làm bài.

– GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS.

+ Em sẽ tạo hình dáng người đang làm gì?

+ Tìm thêm hình ảnh khác để thể hiện sinh động hơn như: Cây, nhà, …

– GV cho HS hoạt động nhóm:

+ Thảo luận để tìm ra chủ đề.

+ Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh.

+ Chỉnh sửa và sắp xếp dáng người phù hợp với nội dung chủ đề.

+ Thêm các chi tiết tạo không giang cho sản phẩm.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá. ( Tiết 3)

– GV cho HS trình bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.

– GV nhận xét, dánh giá, tuyên dương.

I. TÌM HIỂU.

– HS quan sát và trả lời.

+ Kéo co, làm vệ sinh, gánh lúa,…

+ Đầu, minh, chân, tay,…

+ Khi con người đang hoạt động các bộ phận của cơ thể sẽ chuyển động, thay đổi.

– HS mô tả dáng đang hoạt động.

– HS nghe.

– HS quan sát.

– HS thảo luận nhóm.

– HS nghe.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát.

– HS nghe và quan sát.

– HS nghe.

III. THỰC HÀNH.

– HS tìm dáng người mình thích để nặn.

– HS làm bài.

– Nhóm thảo luận và sắp xếp hình ảnh.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– Các nhóm trình bày sản phẩm.

– HS viết bài thuyết trình và đại diện nhóm lên trình bày.

4. Dặn dò:

– GV gợi ý HS về nhà tạo dáng người bằng những vật tìm được.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 6

NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

– Sáng tạo được sản phẩm mỹ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Xây dựng cốt truyện.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Tranh, ảnh một số lễ hội và ngày tết,…

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 6: “NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. (Tiết 1)

– GV cho HS quan sát hình 6.1.

– GV đặt câu hỏi:

+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào?

+ Không khí, cảnh vật, màu sắc trong hình như thế nào?

+ Em hãy kể tên một số lễ hội mà em biết?

+ Em hãy kể một số hoạt động khác trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc ngoài những hoạt động em thấy trong hình.

+ Em yêu thích nhất những hoạt động nào trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân?

– GV cho HS quan sát hình 6.2.

+ Em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? Đó là hoạt động gì của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân?

+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong mỗi sản phẩm?

+ Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không?

– GV tóm tắt:

+ Để thể hiện chủ đề ”Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân” cần nhớ lại những hoạt động trong ngày Tết, lễ hội mình đã được tham gia. Hãy chọn những hoạt động mà mình thích, đã được xem, được chứng kiến để vẽ, xé dán tranh hoặc nặn, tạo hình bằng vật tìm được.

+ Có nhiều nội dung thể hiện chủ đề “ Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân” như: Chợ hoa, gói bánh tét, trang trí nhà cửa, đi chúc Tết, ngày Tết, hội làng; các trò chơi dân gian được tổ chức ở lễ hội.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV cho HS quan sát hình 6.3.

– HS tìm hiểu các cách tạo sản phẩm ( vẽ, xé dán, tạo hình bằng vật tìm được) với chủ đề “ ngày Tết, lễ hội và mùa xuân”

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.(Tiết 2-3)

– GV cho HS hoạt động cá nhân.

+ HS vẽ, cắt dán theo nội dung đã chọn.

– GV cho Hs hoạt động nhóm.

– GV hướng dẫn HS:

+ Sắp xếp các hình ảnh thành bố cục.

+ Thêm một số nhân vật hoặc hình ảnh khác vào bối cảnh để tăng thêm sự sinh động, phong phú cho sản phẩm.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá. (Tiết 4)

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS viết thuyết trình về sản phẩm của mình.

+ Nội dung câu chuyện được thể hiện thong qua sản phẩm mĩ thuật của nhóm em là gì?

+ Các nhân vật là những ai? Họ đang làm gì? Ở đâu?

+ Em đã thể hiện không khí lễ hội, ngày Tết và mùa xuân như thế nào?

+ Em có nhận xét gì về bố cục và màu sắc của sản phẩm nhóm mình?

Em thích nhất sản phẩm mĩ thuật của nhóm nào? vì sao?

+ Em thích sản phẩm nào của các bạn trong lớp.

+ Em có nhận xét gì và học hỏi được điều gì từ sản phẩm của các bạn?

– GV nhận xét, dánh giá, tuyên dương.

I. TÌM HIỂU.

– HS quan sát.

– HS trả lời.

+ Chọi trâu, đua thuyền, múa lân,… Hoạt động ngày lễ, ngày Tết,…

+ Không khí nhộn nhịp, tưng bừng, màu sắc tươi vui, rực rỡ,…

+ Lễ hội Đồng Nọc Nạng,…

+ Đi chợ hoa,…

+ HS trả lời.

– HS thảo luận nhóm và trả lời.

– HS nghe.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát.

III. THỰC HÀNH.

– HS vẽ, xé dán theo nội dung đã chọn.

– Hoạt động nhóm.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– HS trưng bày sản phẩm.

– Các nhóm viết bày thuyết trình theo hướng dẫn.

4. Dặn dò:

– GV gợi ý HS dựa vào sản phẩm để viết một đoạn văn ngắn về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 7

VŨ ĐIỆU CỦA MÀU SẮC (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

Biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc; chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.

Nhận ra được các hòa sắc nóng, lạnh, tương phản, đệm nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc.

Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh có ý nghĩa.

Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới.

Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Vẽ theo nhạc.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK.

– Âm nhạc: nhạc có lời và nhạc không lời,…

– Sản phẩm vẽ theo nhạc của HS.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 7: “VŨ ĐIỆU CỦA MÀU SẮC”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. (Tiết 1)

– GV chia nhóm.

– GV cho HS quan sát hình 7.1.

– GV cho HS trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc.

+ Dán giấy vào bàn bằng băng dính để tờ giấy không dịch chuyển trong quá trình vẽ.

+ Lựa chọn màu sắc để vẽ theo thứ tự các màu từ nhạt đến đậm (hạn chế sử dụng màu đen).

– GV mở nhạc.

– GV mở nhạc cho HS vẽ màu vào giấy.

– GV cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động vừa trải nghiệm.

– GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh vẽ theo nhạc để tìm ra:

+ Màu sáng, tối ( Đậm, nhạt).

+ Màu bổ túc.

+ Hòa sắc.

– GV hướng dẫn HS sử dụng khung giấy.

– GV gợi ý HS cảm nhận vẻ đẹp của đường nét, màu sắc và có thể tưởng tượng được những hình ảnh cụ thể trong bức tranh.

– GV gợi ý HS nêu những hình ảnh tưởng tượng trong bức tranh.

– GV tóm tắt:

+ Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm xúc và sự tưởng tượng khác nhau.

+ Có nhiều hòa sắc trong tranh: Nóng, lạnh, đậm nhạt, tương phản,…

+ Có thể tưởng tượng được những hình ảnh dựa trên những đường nét và màu sắc trên bức tranh.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV hướng dẫn HS cắt phần tranh vẽ theo nhạc.

– GV gợi ý HS vẽ một số nét và màu để làm rõ hình ảnh tưởng tượng.

– GV tóm tắt:

+ Cắt rời phần tranh đã chọn. Dựa vào những hình ảnh đã tưởng tượng và những đường nét, màu sắc trên nền bức tranh, vẽ thêm đường nét và màu sắc mới để làm rõ hơn những hình ảnh đã tưởng tượng.

+ làm khung cho bức tranh mới hoàn thành.

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. (Tiết 2)

– Hướng dẫn HS cảm nhận, chọn lựa hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá.

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm.

– GV gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc.

– GV nhận xét, đánh giá tuyên dương.

I. TÌM HIỂU.

– HS ngồi theo nhóm.

– HS quan sát.

– HS nghe và thực hiện

– HS nghe nhạc.

– HS thực hiện.

– HS nêu.

– HS quan sát và tìm.

– HS cắt giấy tạo thành khung.

– HS cảm nhận vẻ đẹp của đường nét và màu sắc.

– HS nêu.

– HS nghe.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.

– HS thực hiện.

– HS vẽ nét để nổi rõ hình ảnh.

– HS nghe.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH.

– HS thực hiện.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– HS trưng bày sản phẩm.

– HS thuyết trình sản phẩm.

4. Dặn dò:

– GV gợi ý HS sử dụng phần còn lại của bài vẽ theo nhạc để tạo hình và trang trí.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ những câu nói hay về hoa sen [Quá Ok Luôn]

CHỦ ĐỀ 8

SÁNG TẠO VỚI NHỮNG NÉT GẤP GIẤY (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Nhận biết vẻ đẹp của sản phẩm tạo hình từ nếp gấp giấy.

– Biết cách gấp giấy, tạo ra được sản phẩm sáng tạo từ nếp gấp giấy.

– Kết hợp được các sản phẩm cá nhân để tạo thành sản phẩm của nhóm.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Quy trình vẽ cùng nhau.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Hình minh họa cách thực hiện tạo hình một số sản phẩm từ nếp gấp giấy.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 8: “SÁNG TẠO VỚI NHỮNG NÉT GẤP GIẤY”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. ( Tiết 1)

– GV chia nhóm.

– GV cho HS quan sát một số sản phẩm đã chuẩn bị.

– GV đặt câu hỏi:

+ Hình ảnh gì được thể hiện trong các sản phẩm.

+ Hình dáng và màu sắc trong các sản phẩm được thể hiện như thế nào?

– GV tóm tắt:

Từ những nếp gấp giấy đơn giản, với óc sáng tạo, đôi tay khéo léo, phối hợp các màu sắc, chất liệu, chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình đẹp, độc đáo.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV cho HS quan sát hình 8.2 để HS tìm hiểu cách tạo ra các sản phẩm từ nếp gấp giấy.

– GV đặt câu hỏi:

+ Để tạo những sản phẩm từ những nếp gấp giấy, em cần chuẩn bị những vật liệu gì?

+ Từ những nếp gấp giấy, em sẽ sáng tạo những sản phẩm đó có đặc điểm gì đặc biệt?

– GV cho HS quan sát hình 8.3

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. ( Tiết 2)

– GV cho HS hoạt động cá nhân.

– HS tạo sản phẩm theo ý thích.

+ Tạo nếp gấp giấy

+ Vẽ, cắt, xé dán các chi tiết khác nhau để tạo thành sản phẩm cho sinh động.

– GV cho HS hoạt động nhóm.

– GV hướng dẫn HS phối hợp các sản phẩm cá nhân thành chủ đề theo nội dung của nhóm.

– Tạo thêm các hình khác cho không gian của sản phẩm thêm sinh động.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá.

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

I. TÌM HIỂU.

– HS ngồi theo nhóm của mình.

– HS quan sát.

– HS trả lời.

+ Cá, hoa, …

+ Hình dáng khác nhau, màu sắc rực rỡ, có đậm nhạt.

– HS nghe

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát.

– Giấy, hồ dán, kéo,…

– HS quan sát.

III. THỰC HÀNH.

– HS thực hiện.

– HS ngồi theo nhóm.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– Nhóm lên trưng bày sản phẩm.

– HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

4. Dặn dò:

– GV hướng dẫn HS tạo hình từ nếp gấp giấy để trang trí cho góc học tập của mình.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 9

SÁNG TẠO HỌA TIẾT,

TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ ĐỒ VẬT (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Hiểu sơ lược về họa tiết trang trí.

– Vẽ được họa tiết theo ý thích.

– Tạo dáng được đồ vật và sử dụng họa tiết để trang trí.

– Phát huy tính tưởng tượng để phát triển sản phẩm.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Quy trình vẽ cùng nhau.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Tranh, ảnh một số họa tiết trang trí, họa tiết trang trí dân tộc.

– Một số đồ vật quen thuộc có trang trí.

– Hình minh họa các bước thực hiện.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 9: “SÁNG TẠO HỌA TIẾT, TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ ĐỒ VẬT”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. ( Tiết 1)

– GV cho HS quan sát hình 9.1 và đặt câu hỏi:

+ Em quan sát thấy nhửng hình gì?

+ Màu sắc của chúng như thế nào?

+ Các cánh hoa, cánh bướm, lá được sắp xếp như thế nào? Có cân đối không?

– GV cho HS quan sát hình 9.2 và tìm hiểu về họa tiết trang trí.

– GV tóm tắt:

+ Hoa, lá, con vật,… trong tự nhiên có nhiều hình dáng và màu sắc đẹp. Các bộ phận thường cân đối một cách tự nhiên.

+ các họa tiết đối xứng là các họa tiết có hình vẽ bằng nhau và giống nhau qua trục. Từ những hình ảnh trong tự nhiên có thể sáng tạo những họa tiết ttrang trí đối xứng.

+ Có họa tiết đối xứng và họa tiết không đối xứng ( Họa tiết tự do).

+ Các họa tiết không đối xứng là những họa tiết có hình vẽ không đối xứng qua trục.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV cho HS quan sát hình 9.3 và thảo luận để nhận biết các đường trục và tìm hiểu cách vẽ họa tiết trang trí.

– GV tóm tắt:

+ Đồ vật xung quanh chúng ta rất phong phú về kiểu dáng, họa tiết trang trí và màu sắc. Họa tiết và màu sắc làm tôn lên vẻ đẹp của đồ vật được trang trí.

+ Khi tạo dáng đồ vật, cần lưu ý tới đặc điểm của đồ vật, họa tiết trang trí, màu sắc và tính năng sử dụng của đồ vật đó.

– GV cho HS quan sát hình 9.4 để có ý tưởng sáng tạo họa tiết cho mình.

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. ( Tiết 2 – 3)

* Sáng tạo họa tiết và xây dựng kho hình ảnh.

– GV cho HS quan sát hình 9.5 tham khảo họa tiết đối xứng và họa tiết tự do để có ý tưởng sáng tạo riêng.

* Tạo dáng và trang trí đồ vật.

– GV cho HS tạo dáng đồ vật theo ý thích.

– Trang trí đồ vật theo cách sau:

+ Chọn họa tiết troong kho hình ảnh phù hợp với đồ vật được tạo dáng rồi dáng vào vị trí thích hợp.

+ Chọn họa tiết trong kho hình ảnh rồi vẽ lại hoặc can lại vào đồ vật cho phù hợp kích thước.

– Vẽ màu vào đồ vật làm cho họa tiết nổi bật.

* Sáng tạo thêm các hình ảnh.

– GV cho HS thực hành vẽ họa tiết và xây dựng kho họa tiết trang trí.

– HS thực hành tạo dáng đồ vật và sử dụng họa tiết từ kho họa tiết để trang trí đồ vật.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá. ( Tiết 4)

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của mình.

I. TÌM HIỂU.

– HS quan sát và trả lời.

– Con bướm, lá, bong hoa.

– Tươi sáng, rực rỡ.

– Sắp xếp đối xứng, có cân đối.

– HS quan sát.

– HS nghe.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát và thảo luận.

– HS nghe.

– HS quan sát.

III. THỰC HÀNH.

– HS quan sát.

– HS nghe và thực hiện.

– HS thực hiện.

– HS ngồi theo nhóm.

– HS thực hiện.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– Nhóm lên trưng bày sản phẩm.

– HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

4. Dặn dò:

– GV hướng dẫn HS tạo hình, sáng tạo các chất liệu khác để tạo thành họa tiết như in lá, đính hạt, tạo dáng đồ vật từ các vật liệu dễ tìm, trang trí theo ý thích và phù hợp với điều kiện thực tế.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 10

TĨNH VẬT (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Nhận biết được tranh tĩnh vật vẽ theo quan sát và tranh tĩnh vật biểu cảm.

– Vẽ được bức tranh tĩnh vật theo quan sát và biểu cảm theo ý thích.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Quy trình vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Hình minh họa tranh, ảnh tĩnh vật phù hợp với nội dung chủ đề.

– Vật mẫu (Lọ hoa, ca, cốc,…).

– Hình minh họa các bước vẽ.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 10: “TĨNH VẬT”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. ( Tiết 1)

– GV cho HS quan sát hình10.1 và thảo luận:

+ Có những hình ảnh nào trong các bức tranh ? Chúng được thể hiện bằng chất liệu gì?

+ Em hiểu thế nào là tranh tĩnh vật?

+ cách sắp xếp các hình vẽ, màu sắc được sử dụng trong tranh như thế nào?

– GV tóm tắt:

+ Tranh tĩnh vật là tranh vẽ đồ vật, hoa, quả. Tranh tĩnh vật thể hiện hình dáng, đặc điểm màu sắc của vật mẫu và cảm xúc của người vẽ.

+ Tranh tĩnh vật đem lại cho người thưởng thức những tình cảm nhẹ nhàng, tươi mát, cảm xúc yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

+ Để vẽ được tranh tĩnh vật, các em cần quan sát để cảm nhận vẻ đẹp về hình dáng, đặc điểm, màu sắc,… của các vật mà mình định vẽ.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.

– GV cho HS quan sát hình 10.2 và thảo luận để nhận biết cách vẽ tĩnh vật theo quan sát.

– GV tóm tắt:

* Cách vẽ tranh tĩnh vật theo quan sát:

+ Quan sát vật mẫu để nhận biết hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ, vị trí các vật mẫu,…

+ Cảm nhận vẻ đẹp của mẫu. Dựa vào hình dáng của mẫu để vẽ theo chiều ngang hoặc chiều dọc của khổ giấy cho hợp lý.

+ Quan sát mẫu ttrong quá trình vẽ và thực hiện theo các bước:

­ Phác hình.

­ Vẽ chi tiết.

­ Vẽ màu theo cảm nhận.

– GV cho HS quan sát hình 10.4 để HS nhận biết cách vẽ biểu cảm.

– GV vẽ minh họa.

– GV tóm tắt:

* Cách vẽ tranh tĩnh vật biểu cảm.

+ Tập trung quan sát vật mẫu, không nhìn vào giấy; mắt nhìn đến đâu tay vẽ đến đấy, vẽ các nét liền mạch, không nhấc bút khỏi tờ giấy khi vẽ.

+ Vẽ thêm nét và màu theo cảm xúc, có thể sử dụng màu tương phản, có đậm nhạt, sáng tối rõ ràng,…

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. ( Tiết 2)

* Vẽ tranh tĩnh vật theo quan sát:

– GV hướng dẫn HS bày mẫu.

– GV cho HS quan sát mẫu và vẽ.

* Vẽ tranh tĩnh vật biểu cảm.

– GV cho HS chọn vật mẫu để vẽ theo nhóm.

– GV hướng dẫn HS vẽ nháp 1 – 2 lần để các em tự tin khi làm bài.

– GV gợi ý HS thể hiện màu sắc theo cảm xúc và trang trí khung tranh.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá. ( Tiết 3)

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của mình.

I. TÌM HIỂU.

– HS quan sát và thảo luận.

– HS nghe.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát và thảo luận.

– HS nghe.

– HS quan sát.

– HS quan sát.

– HS nghe.

III. THỰC HÀNH.

– HS bày mẫu vẽ.

– HS quan sát và vẽ.

– HS lựa chọn vật mẫu.

– HS thực hành.

– HS tô màu vào bài vẽ.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– Nhóm lên trưng bày sản phẩm.

– HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

4. Dặn dò:

– GV hướng dẫn HS tạo hình, sáng tạo các chất liệu khác, tạo dáng đồ vật từ các vật liệu dễ tìm, trang trí theo ý thích và phù hợp với điều kiện thực tế.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 11

EM THAM GIA GIAO THÔNG (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Hiểu biết về giao thông và tham gia giao thông an toàn.

– Biết cách thực hiện và tạo hình được sản phẩm bằng ình thức vẽ, xé/ cắt dán giấy, nặn, tạo hình từ vật tìm được.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Quy trình vẽ cùng nhau.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Hình minh họa tranh, ảnh an toàn giao thông an toàn và không an toàn.

– Hình minh họa các bước vẽ.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 11: “EM THAM GIA GIAO THÔNG”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. ( Tiết 1)

– GV chia nhóm.

– GV cho HS quan sát hình11.1 và thảo luận:

+ Em thường tham gia giao thông khi nào? Ở đâu? Bằng phương tiện gì?

+ Khi thm gia giao thông em thấy có những phương tiện nào khác?

+ Qua những hình ảnh đã quan sát, em thấy ảnh nào chụp cảnh giao thông không an toàn?

+ Em đã làm gì để thực hiện an toàn giao thông?

– GV cho HS quan sát hình 11.2.

+ Các bức tranh thể hiện hình ảnh giao thông bằng phương tiện gì? Ở đâu?

+ Bức tranh nào thể hiện giao thông an toàn, người tham gia giiao thông có ý thức văn hóa? Bức tranh nào thể hiện giao thông không an toàn?

+ Em thích nhất bức tranh nào? Vì sao?

+ Bức tranh em thích được tào hình bằng chất liệu gì? Em hình dung ra cách thực hiện như thế nào?

+ Em sẽ chọn nội dung nào để thể hiện chủ đề “ Em tham gia giao thông”

+ Trong tranh của em sẽ có những hình ảnh nào? Em sẽ hợp tác với các bạn như thế nào để thể hiện bức tranh chung của nhóm?

– GV tóm tắt:

+ Chúng ta có thể tham gia giao thông bằng nhiều hình thức (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không,…) và nhiều loại phương tiện (Ô tô, xe máy, máy bay, tàu, thuyền, xe đạp,…).

+ Khi tham gia giao thông, mọi người đều phải nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông.

+ Có nhiều cách thể hiện tranh về chủ đề” Em tham gia giao thông” với các chất liệu tạo hình khác nhau: Màu vẽ ( màu sáp, màu nước, màu dạ), oặc giấy màu được cắt, xé dán,…

b. Hoạt động 2: Hướng dận thực hiện.

– GV cho HS quan sát hình 11.3 và thảo luận để biết cách thực hiện bức tranh chủ đề giao thông theo nhóm.

– GV tóm tắt:

+ Vẽ, xé/ cắt dán các hình ảnh đơn theo nội dung đã thảo luận của nhóm để tạo thành kho hình ảnh.

+ Cắt rời các hình ảnh của cá nhân, sau đó sắp xếp vào khổ giấy của nhóm theo nội dung chủ đề.

+ Vẽ hoặc xé/cắt dán các hình ảnh khác, tạo không gian để thể hiện rõ hơn nội dung tranh và vẽ màu.

Rất hay:  Xem Ngay Top 23 những người sinh tháng 10 thuộc cung gì [Hay Nhất]

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. ( Tiết 2-3)

– GV cho HS hoạt động cá nhân:

+ GV hướng dẫn HS vẽ nhân vật, phương tiện tham gia giao thông.

– GV cho HS hoạt động nhóm:

+ Thảo luận nhóm chọn nội dung đề tài.

+ Lựa chọn các hình ảnh từ kho hình ảnh sắp xếp thành bố cục tạo sản phẩm tập thể.

+ Thêm các chi tiết như: Nhà cửa, cây cối,… để sãn phẩm thêm sinh động.

– GV gợi ý HS xây dựng câu chuyện “Em tham gia giao thông” dựa trên những sản phẩm tạo hình của nhóm.

+ Câu chuyện của nhóm em xảy ra ở đâu? Vào thời điểm nào?

+ các nhân vật có mối quan hệ như thế nào?

+ Qua câu chuyện, nhóm em muốn nhắn gửi điều gì tới các bạn hoặc người tham gia giao thông?

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá. ( Tiết 4)

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của mình.

I. TÌM HIỂU.

– HS ngồi theo nhóm.

– HS quan sát và thảo luận.

– HS quan sát.

– HS nghe.

II. CÁCH THỰC HIỆN.

– HS quan sát và thảo luận.

– HS nghe.

III. THỰC HÀNH.

– HS hoạt động cá nhân.

– HS hoạt động nhóm.

– HS nghe.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– Nhóm lên trưng bày sản phẩm.

– HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

4. Dặn dò:

– GV hướng dẫn HS tạo hình, sáng tạo các chất liệu khác, tạo dáng đồ vật từ các vật liệu dễ tìm, trang trí theo ý thích và phù hợp với điều kiện thực tế.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

CHỦ ĐỀ 12

TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

– Hiểu biết vài nét về nguồn gốc, nội dung và vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam.

– Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân tộc.

– Trải nghiệm, liên kết tác phẩm bằng hình thức in mộc bản (nếu có), vẽ màu vào tranh dân gian hoặc vẽ lại được một tranh dân gian.

– Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

– Quy trình vẽ cùng nhau.

– Hoạt động cá nhân, nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK

– Hình minh họa mô phỏng tranh dân gian của học sinh.

2. Học sinh:

– SGK, giấy vẽ.

– Bút chì, màu vẽ, giấy màu, giấy bìa cứng, hồ dán, kéo,…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra:

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới:

Chủ đề 12: “TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM”

Khởi động: HS hát

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu sơ lược về tranh dân gian. ( Tiết 1)

– GV chia nhóm.

– GV cho HS quan sát hình 12.1 và thảo luận:

+ Kể tên những dòng tranh dân gian Việt Nam mà em biết?

+ Trong mỗi bức tranh có những hình ảnh gì?

+ Đường nét và màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?

+ Em thích bức tranh dân gian nào? Em có nhận xét gì về nội dung và ý nghĩa bức tranh.

– GV kết luận:

+ Tranh dân gian là di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Tranh dân dan có ở nhiều vùng miến khác nhau. Phổ biến là tranh Đông Hồ ( Bắc Ninh), tranh Hàng Trống ( Hà Nội), tranh Làng Sình ( Huế), tranh Kim Hoàng ( Hà Nội).

+ Tranh dân gian Việt Nam thường phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt, ước mơ, tín ngưỡng,… của nhân dân và ca ngợi các anh hùng dân tộc.

+ Các dòng tranh phần lớn sử dụng kĩ thuật in từ bản khắc gỗ lên giấy dó và màu sắc lấy từ thiên nhiên nhưng cách thể hiện đường nét và màu sắc ở mỗi dòng tranh rất khác nhau.

b. Hoạt động 2: Hướng dận xem tranh “cá chép trông trăng” (tranh hàng Trống) và “cá chép” (tranh Đông Hồ).

– GV cho HS quan sát hình 12.4 và thảo luận để tìm hiểu, phân tích tranh và nêu cảm nhận về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam.

+ Tranh Cá chép trong trăng có những hình ảnh náo?

+ Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?

+ Hình ảnh cá chép ở hai bức tranhđược thể hiện như thế nào?

+ Tranh cá chép trông trăng và cá chép có gì giống và khác nhau?

– GV tóm tắt:

+ Điểm giống nhau của hai bức tranh cá chép trông trăng và cá chép: Cùng vẽ về cá chép, dáng của hai con cá khá giống nhau, thân uốn lượn một cách uyển chuyển, sống động như đang bơi.

+ Điểm khác nhau:

* Đường nét trong tranh cá chép trông trăng thanh mảnh, trau chuốt. Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và sử dụng phẩm nhuộm nên màu tươi và rực rỡ. Tranh in trên giấy dó và được bọc nhiều lớp.

* Đường nét trong tranh Cá chép đậm, chắc khỏe, dứt khoát. Do màu sắc sử dụng trong tranh là màu từ thiên nhiên nên tranh dân gian Đông Hồ thường trầm ấm, in đơn giản theo mảng in, không vẽ vờn màu như tranh Hàng Trống. Tranh dân gian Đông Hồ được in trên giấy dó quét điệp ( giấy được quét từ vỏ con điệp tán nhỏ).

c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. ( Tiết 2)

– GV cho HS quan sát hình 12.5 để chọn bức tranh vẽ lại theo ý thích.

– GV nêu cách vẽ lại tranh dân gian để học sinh tham khảo:

+ Quan sát tranh mẫu, vẽ phác hình ảnh chính.

+ Vẽ thêm các chi tiết của tranh.

+ Chỉnh sửa hình cho phù hợp.

+ Vẽ màu theo ý thích.

d. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá.

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– GV hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của mình.

I. TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ TRANH DÂN GIAN.

– HS ngồi theo nhóm.

– HS quan sát và thảo luận.

– Tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ.

– Con gà, cá, hoa, người,…

– Tranh Hàng Trống đường nét trau chuốt, màu sắc tươi sáng. Tranh Đông Hồ đường nét chắt khỏe.

– HS trả lời.

– HS nghe.

II. XEM TRANH.

– HS quan sát và thảo luận.

– cá chép, đàn cá con, mặt trăng và rong rêu.

– Cá chép, đàn cá con và những bông hoa sen.

– Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi; các bộ phận vây, mang, vẩy cá được cách điệu rất đẹp.

– HS nghe.

III. THỰC HÀNH.

– HS quan sát.

– HS nghe.

IV. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM.

– Nhóm lên trưng bày sản phẩm.

– HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

4. Dặn dò:

– GV gợi ý HS sử dụng các hình ảnh trong tranh dân gian để trang trí sản phẩm ứng dụng.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau.

Top 17 em sáng tạo cùng những con chữ lớp 4 viết bởi Cosy

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch Lớp 4 – Chủ đề 1 đến 8

  • Tác giả: giaoantieuhoc.com
  • Ngày đăng: 11/18/2022
  • Đánh giá: 4.81 (948 vote)
  • Tóm tắt: Vệ sinh lớp học Bài 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ Thời lượng: 3 tiết I. Mục tiêu: HS cần đạt: – Nêu được đặc điểm kiểu chữ nét điều, nét thanh nét đậm …

Em sáng tạo cùng những con chữ – Mĩ thuật 4 – Võ Anh Đào

  • Tác giả: baigiang.violet.vn
  • Ngày đăng: 07/22/2022
  • Đánh giá: 4.68 (205 vote)
  • Tóm tắt: MĨ THUẬT 4 UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Tây Chủ đề: “Em sáng tạo cùng những con chữ” Năm học: 2021-2022 GV : Võ …

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật

  • Tác giả: skkn.vn
  • Ngày đăng: 08/14/2022
  • Đánh giá: 4.19 (214 vote)
  • Tóm tắt: phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật. … Chủ đề Em sáng tạo cùng những con chữ + Nội dung tiết 1 là: Tìm hiểu về …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Sản phẩm môn Mĩ Thuật của học sinh lớp 4. Chủ đề: Em sáng tạo cùng những con chữ

  • Tác giả: thtttiendien.nghixuan.edu.vn
  • Ngày đăng: 03/29/2023
  • Đánh giá: 4.08 (261 vote)
  • Tóm tắt: Sản phẩm môn Mĩ Thuật của học sinh lớp 4. Chủ đề: Em sáng tạo cùng những con chữ.
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Giáo án Mỹ thuật 4 bài 4: Em sáng tạo cùng những con chữ – Tiết 2

  • Tác giả: timdapan.com
  • Ngày đăng: 12/01/2022
  • Đánh giá: 3.81 (465 vote)
  • Tóm tắt: Giáo án môn Mỹ thuật lớp 4 ; HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ; TIẾT 2 ; 3/ Thực hành: 3.1.Hoạt động cá nhân: yêu cầu HS tạo dáng chữ tên mình và vẽ …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Giáo án lớp 4 – Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ

  • Tác giả: doc.edu.vn
  • Ngày đăng: 11/19/2022
  • Đánh giá: 3.63 (510 vote)
  • Tóm tắt: Giáo án lớp 4 – Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ. 1.Tìm hiểu đặc điểm của các kiểu chữ ở hình.4(SGk). – Cho HS thảo luận.
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

TIỂU HỌC QUỐC TUẤN

  • Tác giả: thquoctuan.haiphong.edu.vn
  • Ngày đăng: 12/16/2022
  • Đánh giá: 3.46 (356 vote)
  • Tóm tắt: Bài giảng Mĩ Thuật Lớp 1 Chủ đề 4 Sáng tạo từ những hình cơ bản. Tải file : chu-de-4-sang-tao-tu-nhun.ppt. Tác giả: Vũ Thị Thơm. Người đăng tin: admin.
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Mĩ Thuật Lớp 4 Chủ Đề 4 – BeeCost

  • Tác giả: beecost.vn
  • Ngày đăng: 10/28/2022
  • Đánh giá: 3.31 (383 vote)
  • Tóm tắt: Đánh giá Top 10+ Mĩ Thuật Lớp 4 Chủ Đề 4 giá rẻ chính hãng, đáng mua nhất … mỹ thuật lớp 4 em sáng tạo cùng những con chữ mĩ thuật lớp 4 chủ đề 12 mĩ …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Top 50 mẫu trang trí chữ lớp 4 đẹp nhất

  • Tác giả: xaydungso.vn
  • Ngày đăng: 06/13/2022
  • Đánh giá: 3.05 (451 vote)
  • Tóm tắt: IMAGE: Hình ảnh cho trang trí chữ lớp 4; YOUTUBE: Em Sáng Tạo cùng những Con Chữ | Trang Trí Chữ | Letter decoration | Vẽ đầu báo tường | KC art 3 …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học – Chủ đề 4

  • Tác giả: giaoan.co
  • Ngày đăng: 06/23/2022
  • Đánh giá: 2.91 (149 vote)
  • Tóm tắt: Chủ đề 4: NHỮNG CON CÁ ĐÁNG YÊU (3 tiết) Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau I. … Chủ đề 3: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ (3 tiết) I. MỤC TIÊU: – Nêu được …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Trường Tiểu học Quảng Minh A

  • Tác giả: thquangminha.pgdbadon.edu.vn
  • Ngày đăng: 02/08/2023
  • Đánh giá: 2.72 (148 vote)
  • Tóm tắt: 6, Sáng tạo cùng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, T2. 7, Những con cá đáng yêu, T1, Vẽ thêm vào hình có sẵn và vẽ màu tranh phong cảnh …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Mĩ thuật 4 – Tuần 9 – Chủ đề Em sáng tạo cùng những con chữ T1

  • Tác giả: thvuxuanthieu.longbien.edu.vn
  • Ngày đăng: 11/15/2022
  • Đánh giá: 2.63 (89 vote)
  • Tóm tắt: Mĩ thuật 4 – Tuần 9 – Chủ đề Em sáng tạo cùng những con chữ T1. Tải file : mt4-tuan-9-cd-4-em-sang-t.ppt …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Tải Giáo án Mỹ thuật 4 bài 4: Em sáng tạo cùng những con chữ – Tiết 2 – Giáo án điện tử môn Mỹ thuật lớp 4

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 05/11/2022
  • Đánh giá: 2.67 (83 vote)
  • Tóm tắt: 3.1.Hoạt động cá nhân: yêu cầu HS tạo dáng chữ tên mình và vẽ màu, trang trí theo ý thích. 3.2.Hoạt động nhóm:[r] – 123doc – thư viện trực tuyến, …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4, chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ.

  • Tác giả: gac.giaoanchuan.com
  • Ngày đăng: 10/30/2022
  • Đánh giá: 2.55 (176 vote)
  • Tóm tắt: – GV chốt lại mục tiêu bài học. – Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. – Yêu cầu HS quan sát hình 4.1, thảo luận để nhận biết đặc điểm của kiểu chữ …
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Vẽ hộ mình bài sáng tạo với các nếp gấp với – Hoc24

  • Tác giả: hoc24.vn
  • Ngày đăng: 06/10/2022
  • Đánh giá: 2.3 (171 vote)
  • Tóm tắt: Lớp 4 Chưa xác định Câu hỏi của OLM. 1. 0. Nguyễn Thanh Vân. 15 tháng 10 2021 lúc 8:36. các bạn vẽ cho mình bài em sáng tạo cùng những con chữ đc ko ak.
  • Nội Dung: + Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm …

Top 50 mẫu trang trí chữ lớp 4 đẹp nhất

  • Tác giả: vh2.com.vn
  • Ngày đăng: 06/02/2022
  • Đánh giá: 2.31 (173 vote)
  • Tóm tắt: Em Sáng Tạo cùng những Con Chữ | Trang Trí Chữ | Letter decoration | Vẽ đầu báo tường | KC art 3. Je_crée_avec_les_mots # decorate_words # …
  • Nội Dung: Tác giả : https://conkec.comĐánh giá : 5 ⭐ ( 4594 lượt nhìn nhận )Giải bài tập SGK, SBT, VBT và bài tập trắc nghiệm lớp 1. Dưới đây là bảng đáp án SGK và đề thi chi tiết cụ thể, gồm có đề luyện và đề thi. Các em hoàn toàn có thể sử dụng đề kiểm tra …

mi thuat 4 Em sáng tạo cùng những con chữ

  • Tác giả: nslide.com
  • Ngày đăng: 05/29/2022
  • Đánh giá: 2.23 (125 vote)
  • Tóm tắt: Xem và Tải miễn phí Bài giảng điện tử mi thuat 4 Em sáng tạo cùng những con chữ chu de em sang tao cung nhung con chu lop 4 ppt, download, …
  • Nội Dung: Tác giả : https://conkec.comĐánh giá : 5 ⭐ ( 4594 lượt nhìn nhận )Giải bài tập SGK, SBT, VBT và bài tập trắc nghiệm lớp 1. Dưới đây là bảng đáp án SGK và đề thi chi tiết cụ thể, gồm có đề luyện và đề thi. Các em hoàn toàn có thể sử dụng đề kiểm tra …