UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP _________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________
Số: 54/2016/QĐ-UBND
Đồng Tháp, ngày 10 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNHBan hành quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
_________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Bộ NN&PTNT; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – TT/Tỉnh ủy, TT/HĐND tỉnh; – CT, các PCT/UBND tỉnh; – Như Điều 3; – Công báo tỉnh; – Cổng thông tin điện tử tỉnh; – Lưu VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH(Đã ký)
Nguyễn Thanh Hùng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP __________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________
QUY ĐỊNH
Về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc,
gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
(Kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2016
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
_____________
Chương I
quy đỊnh chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có các hoạt động liên quan đến sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3. Quy định này không áp dụng cho các trường hợp nuôi sinh thái trên đồng ruộng trong mùa lũ, các hộ sản xuất, chăn nuôi vịt chạy đồng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong Quy định này được hiểu theo Luật Bảo vệ môi trường, ngoài ra còn thêm một số từ ngữ sau đây:
1. Gia súc là các động vật nuôi phổ biến như: Trâu, bò, dê, cừu, heo (lợn), thỏ.
2. Gia cầm là các động vật nuôi phổ biến như: Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, các loài chim cảnh.
3. Thủy sản bao gồm các loài nuôi phổ biến sống trong môi trường nước như: tôm, cá, ếch, lươn.
4. Động vật hoang dã bao gồm các loài nuôi phổ biến như: cá sấu, trăn, rắn, ba ba, rùa, kỳ đà, cua đinh, và các loại động vật hoang dã khác theo quy định của pháp luật.
5. Chất thải trong sản xuất, chăn nuôi
a) Chất thải lỏng: nước phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, nước thải từ ao nuôi thủy sản, nước vệ sinh dụng cụ sản xuất, chăn nuôi, các dung dịch, hóa chất lỏng sử dụng trong sản xuất, chăn nuôi được thải bỏ, bao gồm cả nước thải sinh hoạt của hộ gia đình thải chung vào chất thải sản xuất, chăn nuôi;
b) Chất thải rắn: phân động vật, xác động vật, thức ăn thừa, bã thức ăn chăn nuôi, phủ tạng động vật, da, lông, sừng, móng, chất lót, chất độn chuồng, bùn thải từ ao nuôi thủy sản, bao bì thuốc thú y và các chất thải rắn khác thải ra trong quá trình sản xuất, chăn nuôi;
c) Chất thải khí: các loại khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất, chăn nuôi như CO2, NH3, H2S, CH4,… và các khí có mùi hôi, thối khác.
Điều 4. Phân loại quy mô hoạt động sản xuất, chăn nuôi
1. Cơ sở sản xuất, chăn nuôi có quy mô lớn
a) Gia súc, gia cầm: quy mô chuồng trại có diện tích từ 1.000m2 trở lên;
b) Động vật hoang dã: Quy mô chuồng trại có diện tích từ 500m2 trở lên;
c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng đối với cơ sở nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên.
2. Cơ sở sản xuất, chăn nuôi có quy mô vừa
a) Gia súc, gia cầm: Quy mô chuồng trại có diện tích từ 50m2 đến dưới 1.000m2;
b) Động vật hoang dã: quy mô chuồng trại có diện tích từ 50m2 đến dưới 500m2;
c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước từ 0,5 ha đến dưới 10 ha; đối với cơ sở nuôi quảng canh nhỏ hơn 50ha.
3. Cơ sở sản xuất, chăn nuôi có quy mô nhỏ
a) Gia súc, gia cầm: quy mô chuồng trại có diện tích nhỏ hơn 50m2;
b) Động vật hoang dã: quy mô chuồng trại có diện tích nhỏ hơn 50m2;
c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước nhỏ hơn 5.000 m2.
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUÂT, CHăn NUÔI
Điều 5. Những điều cấm trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi
1. Vứt xác vật nuôi bị nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn, chết ra nơi công cộng, sông, kênh, rạch hoặc chôn lấp không đúng quy định, không tiêu độc, khử trùng.
2. Thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định ra môi trường. Để rơi vãi chất thải trong quá trình chứa đựng và vận chuyển.
3. Nhập các vật nuôi không rõ nguồn gốc, không theo đúng quy định của pháp luật.
4. Thả rong vật nuôi trên đường phố hay để các vật nuôi như gia súc, gia cầm phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
5. Chăn nuôi với bất kỳ quy mô nào trong các khu vực nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn; trong các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
6. Nuôi thương phẩm các loài ngoại lai xâm hại theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chăn nuôi các loài động vật, thủy sản, bò sát gây tác hại lớn đến môi trường như: rùa tai đỏ, cá lau kính, hải ly, và các sinh vật có hại khác.
Điều 6. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi
1. Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi quy mô vừa và lớn chỉ được triển khai hoạt động sau khi được xác nhận về điều kiện vệ sinh thú y cũng như thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường và xử lý chất thải được nêu trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.
2. Trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, chủ cơ sở phải thực hiện các biện pháp xử lý chất thải theo quy định tại Điều 8 của Quy định này, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.
3. Thực hiện nghiêm các quy định về chăn nuôi thú y: tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng thường xuyên khu vực sản xuất, chăn nuôi, thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học.
4. Có khu vực cách ly vật nuôi bị dịch bệnh, có hố xử lý vật nuôi bị chết theo qui định của ngành thú y. Khi có dịch bệnh xảy ra phải thực hiện các biện pháp phòng chống, tiêu hủy theo quy định của các cơ quan chức năng và quy định của Luật Thú y.
5. Trường hợp các hoạt động sản xuất, chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, chủ các cơ sở sản xuất, chăn nuôi phải thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục triệt để. Nếu không khắc phục được phải ngừng hoạt động sản xuất, chăn nuôi, chủ cơ sở phải thông báo khả năng gây tổn hại cho dân cư chung quanh, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thú y của địa phương.
Điều 7. Điều kiện của cơ sở sản xuất, chăn nuôi
1. Điều kiện về vị trí, địa điểm, mặt bằng
a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch sản xuất, chăn nuôi của địa phương, trường hợp chưa có quy hoạch thì phải được các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cho phép.
b) Đối với cơ sở sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô vừa và lớn: phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở, khu dân cư đông người, đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ ít nhất 100m; cách nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt ít nhất 50m và có tường bao quanh nhằm đảm bảo cách ly an toàn sinh học.
c) Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các bãi bồi ven sông có quy mô vừa, quy mô lớn và nuôi trong lồng, bè: phải được phép của cơ quan có thẩm quyền và theo đúng quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi tùy theo loại hình, quy mô hoạt động mà bố trí diện tích mặt bằng cho phù hợp, ngoài diện tích xây dựng chuồng trại phải dành diện tích để xây dựng các công trình phục vụ cho vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và xử lý chất thải, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.
e) Đối với các hộ gia đình, cá nhân nuôi quy mô nhỏ không có diện tích để xây dựng công trình, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi: phải tiến hành thu gom và xử lý riêng đối với mọi nguồn chất thải phát sinh, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; không được thải trực tiếp chất thải chưa xử lý vào hệ thống tiêu thoát nước chung của khu vực hoặc môi trường xung quanh.
2. Phương thức sản xuất, chăn nuôi
a) Đối với cơ sở sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm phải có chuồng trại nuôi nhốt cách biệt với nhà ở; không được thả rông gia súc, gia cầm; không được làm chuồng ngay trên sông, mương, rạch công cộng. Chuồng nuôi xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, thoáng mát, dễ thực hiện vệ sinh tiêu độc sát trùng, đảm bảo môi trường của khu sản xuất, chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y do cơ quan thú y thẩm định.
b) Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong các ao, bãi bồi ven sông, nuôi thủy sản trong lồng, bè: mật độ nuôi phải phù hợp với tiêu chuẩn của ngành thủy sản quy định. Các hệ thống ao nuôi thủy sản phải có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, có hệ thống xử lý nước thải và bùn thải.
c) Tất cả các phương thức sản xuất, chăn nuôi phải phù hợp quy hoạch tổng thể của chính quyền địa phương, chấp hành nghiêm các quy định về đất đai, quy định về đảm bảo nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường.
Điều 8. Xử lý chất thải
1. Tùy theo điều kiện, quy mô của cơ sở sản xuất, chăn nuôi mà chủ cơ sở lựa chọn biện pháp xử lý, hệ thống xử lý chất thải phù hợp đảm bảo chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Đối với nước thải, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, mùi hôi: phải được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường. Tuyệt đối không được xả chất thải trực tiếp, chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư xung quanh.
2. Trường hợp trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi có phát sinh chất thải nguy hại, chủ cơ sở phải có trách nhiệm quản lý và xử lý đúng theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xử lý chất thải trong sản xuất, chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Điều 9. Quy định đối với việc lập thủ tục hành chính về môi trường
1. Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có quy mô lớn, phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có quy mô vừa phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi tồn tại trước khi ban hành Quy định này, tùy theo quy mô mà thực hiện những thủ tục môi trường theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền; phải có những biện pháp khắc phục, điều chỉnh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng cho phù hợp với yêu cầu của Luật bảo vệ môi trường hiện hành.
Hồ sơ, thủ tục, quy trình thẩm định và xét duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường và các thủ tục khác về môi trường thực hiện theo quy định hướng dẫn của các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành.
4. Đối với các cơ sở qui mô nhỏ không phải lập thủ tục hành chính về môi trường nhưng phải thu gom, xử lý chất thải đảm bảo theo Điều 8 của quy định này và các yêu cầu khác của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 10. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, giống vật nuôi, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
2. Các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, chăn nuôi phải tiến hành lập Báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường, bản khai báo về hoạt động sản xuất, chăn nuôi trình cơ quan chức năng phê duyệt, xác nhận theo quy định.
3. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường được nêu trong Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận; đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.
4. Khi có nhu cầu thay đổi quy mô trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi có ảnh hưởng đến môi trường, chủ cơ sở có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan nhà nước quản lý về bảo vệ môi trường ở địa phương để có hướng dẫn kịp thời, đồng thời đầu tư xử lý chất thải cho phù hợp quy mô thay đổi.
5. Đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng theo định kỳ và sau mỗi đợt nuôi.
6. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi, khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, chăn nuôi gây ra.
7. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc Thanh tra viên và các thành viên khác trong đoàn khi đến thi hành công vụ, chấp hành và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, quy định của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
8. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại về vật chất, kinh tế và sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CHĂN NUÔI
Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và có các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
3. Tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo ĐTM, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền.
4. Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Điều 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi cũng như các quy định về thú y, giống vật nuôi và các quy định khác có liên quan.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng bền vững.
3. Phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
4. Phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.
Điều 13. Công an tỉnh
1. Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, chăn nuôi; kịp thời xử lý, ngăn chặn việc xả chất thải trực tiếp ra môi trường hoặc xả chất thải không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
2. Phối hợp các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
3. Thông báo cho đơn vị chức năng cùng cấp thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường kết quả xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường và những vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi.
Điều 14. Các sở, ban, ngành có liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm triển khai thực hiện và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy định này.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi trên phạm vi địa phương mình quản lý.
2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
3. Tổ chức đăng ký, xác nhận và chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp cùng các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi; công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y và các nội dung khác có liên quan.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
6. Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.
7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện hoặc giữa huyện với thị xã, thành phố.
8. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi và các văn bản khác có liên quan trên địa bàn quản lý.
2. Tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi; công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y và các nội dung khác có liên quan.
4. Tổ chức đăng ký, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, Kế hoạch bảo vệ môi trường khi được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ủy quyền theo quy định của pháp luật. Xác nhận bản khai báo về hoạt động sản xuất, chăn nuôi của các hộ sản xuất, chăn nuôi theo đúng quy định.
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi ở địa phương; tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.
Chương IV
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, CHĂN NUÔI
Điều 17. Thanh tra bảo vệ môi trường
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi theo quy định Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 18. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi có hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có các vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký)
Nguyễn Thanh Hùng
Top 18 gia súc gồm những con gì viết bởi Cosy
[DOC] (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02
- Tác giả: csdl.dichvucong.gov.vn
- Ngày đăng: 10/03/2022
- Đánh giá: 4.81 (834 vote)
- Tóm tắt: Khu hành chính gồm: Phòng thường trực Có .. … Lợn con theo mẹ: sơ sinh đến khi cai sữa (theo mẹ). … Gồm những giống gia súc gì ? nhập từ đâu?
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình nhân đạo: Xu hướng toàn
- Tác giả: nhachannuoi.vn
- Ngày đăng: 04/16/2023
- Đánh giá: 4.54 (369 vote)
- Tóm tắt: Theo đó, những con vật sẽ không bị nuôi nhốt trong lồng mà được chăn thả gần với tự nhiên. Thị trường tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm được …
- Nội Dung: “Ngoài yêu cầu về một môi trường nuôi tự nhiên, không ô nhiễm, còn có thêm một tiêu chí khác là không được gần các trang trại khác để tránh súc vật bị lây bệnh. Đặc biệt, thức ăn chăn nuôi phải không có xương từ động vật có vú; thuốc kháng sinh cũng …
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình nhân đạo
- Tác giả: sggp.org.vn
- Ngày đăng: 09/21/2022
- Đánh giá: 4.38 (380 vote)
- Tóm tắt: Theo đó, những con vật sẽ không bị nuôi nhốt trong lồng mà được chăn thả gần với tự nhiên. Thị trường tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm được …
- Nội Dung: “Ngoài yêu cầu về một môi trường nuôi tự nhiên, không ô nhiễm, còn có thêm một tiêu chí khác là không được gần các trang trại khác để tránh súc vật bị lây bệnh. Đặc biệt, thức ăn chăn nuôi phải không có xương từ động vật có vú; thuốc kháng sinh cũng …
Top 14+ Chuột Là Gia Súc Hay Gia Cầm hay nhất
- Tác giả: truyenhinhcapsongthu.net
- Ngày đăng: 03/02/2023
- Đánh giá: 4.19 (493 vote)
- Tóm tắt: Gia suc gom nhung con gi, gia súc gồm những con gì? Chó là gia súc hay vật nuôi? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Xem chi tiết » · 5.
- Nội Dung: “Ngoài yêu cầu về một môi trường nuôi tự nhiên, không ô nhiễm, còn có thêm một tiêu chí khác là không được gần các trang trại khác để tránh súc vật bị lây bệnh. Đặc biệt, thức ăn chăn nuôi phải không có xương từ động vật có vú; thuốc kháng sinh cũng …
Bài giảng Thức ăn và dinh dưỡng gia súc | Tiến sỹ Nguyễn Hưng
- Tác giả: mysite.tuaf.edu.vn
- Ngày đăng: 10/11/2022
- Đánh giá: 3.84 (530 vote)
- Tóm tắt: Việt Nam nghiên cứu thức ăn dinh dưỡng gia súc còn tương đối thấp so với sự phát triển … Sinh viên cần biết thành phần của thức ăn bao gồm những chất gì …
- Nội Dung: Cấu tạo các a.a gồm các gốc radican và 2 nhóm định chức là nhóm cacboxin và nhóm amin. Sự tạo các amin khác nhau nhờ tính quy định các gốc radican khác nhau. Trong một a.a thì tuỳ thuộc và cách sắp xếp không gian của các phần tử a.a mà ta có thể …
Thủ tục vận chuyển gia súc, gia cầm theo quy định [2023]
- Tác giả: accgroup.vn
- Ngày đăng: 11/04/2022
- Đánh giá: 3.69 (411 vote)
- Tóm tắt: Nhiều doanh nghiệp thắc mắc vậy vận chuyển gia súc cần giấy tờ gì? … Điều này được quy định cụ thể tại Điều 70 Luật thú y bao gồm những vấn đề sau:.
- Nội Dung: Như vậy giải đáp những thắc mắc cho doanh nghiệp về việc vận chuyển lợn cần giấy tờ gì? Vận chuyển gia cầm cần giấy tờ gì? Như ACC đã trình bày ở trên, hiện nay gia súc gia cầm đều được luật xếp vào nhóm động vật trên cạn, do đó mà các quy định về …
Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
- Tác giả: luathongphuc.vn
- Ngày đăng: 10/06/2022
- Đánh giá: 3.48 (591 vote)
- Tóm tắt: Điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm như thế nào ? Do nhu cầu tiêu thụ thịt của con người ngày càng nhiều dẫn đến nhiều cơ sở giết …
- Nội Dung: Ngoài ra, đối với các gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền …
Cty CP Việt Pháp SX thức ăn gia súc Proconco – Phẩm chất Pháp
- Tác giả: conco.com.vn
- Ngày đăng: 01/01/2023
- Đánh giá: 3.34 (394 vote)
- Tóm tắt: Proconco còn triển khai những hoạt động hướng về cộng đồng dưới nhiều hình thức với mong muốn góp phần vào sự phát triển đời sống, kinh tế xã hội cho người dân.
- Nội Dung: Ngoài ra, đối với các gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền …
TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
- Tác giả: pbgdpl.haiphong.gov.vn
- Ngày đăng: 11/12/2022
- Đánh giá: 3.07 (335 vote)
- Tóm tắt: Đức: Có thể những lần bán trước hai bác chỉ bán cho những người giết mổ nhỏ lẻ trong huyện nên họ không có yêu cầu gì. Còn chúng cháu mua để …
- Nội Dung: Tuần trước, cậu con trai nhà ông bà Loan gọi điện thông báo cho bố mẹ biết đã tìm được mối bán đàn lợn hơn trăm con của ông bà, anh dặn bố mẹ chú ý khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo đàn lợn không béo quá thì mới bán được trọn đàn. Còn vài hôm đến …
Dịch vụ luật sư
- Tác giả: luathoanganh.vn
- Ngày đăng: 02/03/2023
- Đánh giá: 2.99 (87 vote)
- Tóm tắt: Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực … Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người …
- Nội Dung: Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật …
HTCTTKQG – Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác
- Tác giả: gso.gov.vn
- Ngày đăng: 01/22/2023
- Đánh giá: 2.88 (190 vote)
- Tóm tắt: – Số lượng lợn/heo gồm số lợn/heo nái, lợn/heo thịt, lợn/heo đực giống (không kể lợn/heo sữa). + Số lượng lợn nái là những con được tách ra, chọn lọc để nuôi …
- Nội Dung: Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật …
Những điểm mới của Luật Chăn nuôi – Vĩnh Phúc
- Tác giả: vinhphuc.gov.vn
- Ngày đăng: 07/15/2022
- Đánh giá: 2.74 (178 vote)
- Tóm tắt: – Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, …
- Nội Dung: Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật …
Gia súc gồm những con gì?
- Tác giả: camnangtienganh.vn
- Ngày đăng: 04/13/2023
- Đánh giá: 2.68 (131 vote)
- Tóm tắt: Như nói ở trên, gia súc là loài động vật có vú đã được con người thuần hóa nên gia súc sẽ bao gồm các con vật như: dê, cừu, trâu, bò, lợn, thỏ …. Trong đó, …
- Nội Dung: Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật …
Gia súc, gia cầm gồm những con gì? Phân biệt sự khác nhau
- Tác giả: vfo.vn
- Ngày đăng: 09/11/2022
- Đánh giá: 2.54 (156 vote)
- Tóm tắt: – Lợn: lợn thuộc bộ guốc chẵn và được thuần hóa hoàn toàn, được nuôi trên toàn thế giới, lợn được nuôi để lấy thịt. … Gia cầm là tên gọi chỉ …
- Nội Dung: Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật …
Chó mèo có phải là gia súc gia cầm không?
- Tác giả: luathoangphi.vn
- Ngày đăng: 05/25/2022
- Đánh giá: 2.32 (149 vote)
- Tóm tắt: Gia súc gồm những loài động vật: Như nói ở trên, gia súc là loài động vật có vú đã được con người thuần hóa nên gia súc sẽ bao gồm các con vật như: dê, cừu, …
- Nội Dung: Tuy nhiên, tại mẫu nội quy tham khảo về quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD nghiêm cấm các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung …
Chi tiết tin
- Tác giả: tiengiang.gov.vn
- Ngày đăng: 11/23/2022
- Đánh giá: 2.29 (128 vote)
- Tóm tắt: Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, hiện nay, địa phương có tổng đàn heo trên 29.000 con, đạt tỷ lệ trên 91% chỉ …
- Nội Dung: Nguyên tắc thành công đối với người chăn nuôi gia súc là xây dựng chuồng trại đúng quy cách, phải thoáng mát và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, phun xịt khử trùng chuồng trại thường xuyên; chọn giống vật nuôi tốt, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc đúng …
Danh sách hàng hóa kiểm dịch động vật
- Tác giả: cuocvanchuyen.vn
- Ngày đăng: 03/21/2023
- Đánh giá: 2.16 (164 vote)
- Tóm tắt: Gia súc: trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loại gia súc … ướp lạnh (bao gồm cả động vật thủy sản đã chết ở dạng nguyên con).
- Nội Dung: Nguyên tắc thành công đối với người chăn nuôi gia súc là xây dựng chuồng trại đúng quy cách, phải thoáng mát và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, phun xịt khử trùng chuồng trại thường xuyên; chọn giống vật nuôi tốt, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc đúng …
Gia súc là những con gì?
- Tác giả: toploigiai.vn
- Ngày đăng: 11/28/2022
- Đánh giá: 2.01 (179 vote)
- Tóm tắt: Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp. “Vật nuôi” có thể có hàm nghĩa là gồm gia súc, “bán gia súc” và động vật hoang dã bị …
- Nội Dung: Nguyên tắc thành công đối với người chăn nuôi gia súc là xây dựng chuồng trại đúng quy cách, phải thoáng mát và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, phun xịt khử trùng chuồng trại thường xuyên; chọn giống vật nuôi tốt, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc đúng …