Bật Mí Top 20+ lời bài hát những đồi hoa sim [Hay Lắm Luôn]

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Những Đồi Hoa Sim” (“Màu Tím Hoa Sim”) của Thi sĩ Hữu LoanNhạc sĩ Dzũng Chinh.

Thi sĩ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916, mất ngày 18 tháng 3 năm 2010, tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học rồi tham gia Mặt Trận Bình Dân năm 1936, tham gia nhóm Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông làm Phó Chủ Tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn.

Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội. Sau đó, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy Ban Hành Chính Lâm Thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội, phục vụ trong Đại đoàn 304.

Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn Nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm thường mang tính phản chiến và con người trong thời kỳ chiến tranh.

Thi sĩ Hữu Loan.
Thi sĩ Hữu Loan.

Sau khi Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, ông phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà.

Ông nổi tiếng với bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quần chúng, nên ông bị giải ngũ. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược hẳn lại – chính ông từ bỏ chính sách vô đạo trở về quê sinh sống nhưng họ vẫn đuỗi theo nhiều lần tìm cách hại ông (xin xem bài “Hữu Loan: Về bài thơ Màu Tím Hoa Sim” của ông bên dưới).

Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi.

Hữu Loan để lại khoảng 60 bài thơ trước lúc ông mất. Tuy nhiên chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:

– Cũng Những Thằng Nịnh Hót – Đèo Cả – Đêm – Màu Tím Hoa Sim – Hoa Lúa – Ngày Mai – Thánh Mẫu Hài Đồng – Tình Thủ Đô – Yên Mô

huuloan_ĐB

Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” được thi sĩ Hữu Loan sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, vào thời điểm sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời, và xuất hiện lần đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, nó bị coi là thứ văn chương ủy mị, mang tư tưởng tiểu tư sản, và là một trong những bằng chứng để bộ văn hóa đương thời kết tội tác giả của nó. Tuy nhiên bài thơ vẫn được truyền đi rộng rãi trong công chúng bằng những bản chép tay và được đưa vào miền Nam Việt Nam, tại đây bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng.

Năm 1990, bài thơ được in lần đầu trong một tập thơ, đó cũng là tập thơ đầu tiên được xuất bản của thi sĩ Hữu Loan: “Màu Tím Hoa Sim”.

Bài thơ nói về một cuộc tình đau khổ trong chiến tranh, với nhân vật chính là một cán bộ Việt Minh và một cô thiếu nữ. Họ yêu nhau, cưới nhau, trước khi chia tay nhau để anh lính đi ra trận. Anh vẫn thường lo lắng nếu như mình bỏ mạng nơi chiến trường thì thương cho người vợ, thế nhưng vào cái ngày anh trở về với niềm háo hức, thì nghe tin vợ đã mất. Trong miền hồi tưởng, anh nhớ về những kỷ niệm xưa, với hình bóng dịu dàng, thầm lặng của người thiếu nữ, anh nghĩ đến những đứa em, những người anh của cô gái cũng đã đi lính nơi xa xăm. Rồi anh lại ra đi. Trên con đường hành quân, qua những đồi sim tím, hình bóng của người vợ nhỏ vẫn vang về đâu đó, như nhắc khơi về một câu ca dao cũ: “Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…”.

Thời điểm sáng tác của bài thơ, theo tác giả, là sau khi người vợ đầu tiên, bà Lê Đỗ Thị Ninh, của ông chết đuối khi trượt chân xuống bến nước trong trang trại của nhà (trong bản in của bài thơ thường có thêm phần đóng dấu trong ngoặc đơn: “Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh”).

Tập thơ "Màu Tím Hoa Sim".
Tập thơ “Màu Tím Hoa Sim”.

Bài thơ lâu nay được lưu truyền chủ yếu qua các bản chép tay nên có nhiều dị bản, các bản thường khác nhau về cách xuống dòng, về từ ngữ, viết hoa và viết thường. Bản được Cục Bản Quyền Tác Giả Văn Học Nghệ Thuật đóng dấu đăng ký là bản chép tay của ông vào ngày 12/10/2004.

Sự nổi tiếng của bài thơ còn được góp công phần nào bởi các nhạc sĩ: Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng, Duy Khánh… là những người đã phổ nhạc dựa trên ý thơ của bài. Riêng bài “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh và “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” của Phạm Duy, một bi ca, một hùng ca, cho đến nay vẫn là những tác phẩm nổi tiếng nhất dựa trên bài thơ “Màu Tím Hoa Sim”. Bài “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh ra đời vào thập niên 1960, là bản phổ nhạc sớm nhất được ghi nhận của bài thơ này.

Thi sĩ Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái của nguyên Tổng Thanh Tra Nông Lâm Đông Dương, Lê Đỗ Kỳ. Ông quen biết bà Ninh khi ông còn học ở trường Đào Duy Từ, Thanh Hóa. Ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm 1949, bà Ninh mất và bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” ra đời. Lần thứ hai ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, bà là con gái của một địa chủ, vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954-1955. Bài thơ “Hoa Lúa” (1955) của ông chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này.

Nhạc sĩ Dzũng Chinh.
Nhạc sĩ Dzũng Chinh.

Nhạc sĩ Dzũng Chinh tên thật Nguyễn Bá Chính (một số tài liệu ghi là Nguyễn Văn Chính). Dzũng Chinh phổ bài “Những Đồi Hoa Sim” theo ý thơ “Màu Tím Hoa Sim” nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan ở Miền Nam Việt Nam đầu thập niên 1960.

Khi phổ nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”, ông còn đang là sinh viên Luật Khoa Sài Gòn. Sau khi bài này nổi tiếng với tiếng hát của ca sĩ Phương Dung – “Con Nhạn Trắng Gò Công” (1961-1962), Dzũng Chinh được động viên vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và theo học Khóa Hạ Sĩ Quan vào năm 1965.

Kế đến Dzũng Chinh đi học tiếp khóa Sĩ Quan Đặc Biệt Nha Trang. Dzũng Chinh tử trận ngày 1/3/1969 tại Phan Rang với cấp bậc cuối cùng là Thiếu Úy và được đưa về Nha Trang an táng.

Bạn ông, nhạc sĩ Thanh Sơn, nghe tin bạn mình mất ông sáng tác nhạc phẩm “Đọc Tin Trên Báo” – thâu vào đĩa nhựa Thiên Thai 45, do ca sĩ Trúc Ly trình bày.

huuloan_MTHS

Thi phẩm “Màu tím hoa sim” (Thi sĩ Hữu Loan)

Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê… Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa… Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường đông bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu… Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím Tôi ví vọng về đâu Tôi với vọng về đâu Áo anh nát chỉ dù lâu…

huuloan_Những Đồi Hoa Sim1

huuloan_Những Đồi Hoa Sim2

huuloan_Những Đồi Hoa Sim3

Thi khúc “Những Đồi Hoa Sim” (Nhạc sĩ Dzũng Chinh)

Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai! Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay Từ nơi chiến trường đông bắc đó Lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi

Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân Tím chiều hoang biền biệt Một chiều rừng mưa được tin em gái mất Chiếc thuyền như vỡ đôi! Phút cuối không nghe được em nói Không nhìn được một lần dù một lần đơn sơ Để không chết người trai khói lửa Mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì

Ôi ngày trở lại nhìn đồi sim nay vắng người em thơ Ôi đồi sim tím chạy xa tít tan dần theo bóng tối

Xưa xưa nói gì bên em … Một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên Nói nói gì cho mây gió Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết

Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang Đến ngồi bên mộ nàng Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới Thoáng buồn trên nét mi Khói buốt bên hương tàn nghi ngút Trên mộ đầy cỏ vàng Mà đường về thênh thang Đồi sim vẫn còn trong lối cũ Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều!

Dưới đây mình có các bài:

– Hữu Loan: Về bài thơ Màu Tím Hoa Sim – Nhạc phổ bài thơ “Màu Tím Hoa Sim”

Cùng với 3 clips tổng hợp thi khúc “Những Đồi Hoa Sim” do các ca sĩ xưa và nay diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

huuloan4

Hữu Loan: Về bài thơ Màu Tím Hoa Sim

(Nhà thơ Hữu Loan)

“Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung, tôi cũng học tại Thanh Hoá, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938, lúc đó cũng đã 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khoá ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và … Tôi – Nguyễn Hữu Loan.

Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hoá để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khoá đầu tiên. Ở Thanh Hoá, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.

Rất hay:  Xem Ngay Top 17 những ngày kiêng quan hệ trong đạo phật [Hay Lắm Luôn]

Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà. Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí : ‘Em chào thầy ạ’. Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằng sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu ấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một ‘bà cụ non’. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt…

Có lần tôi kể chuyện “bà cụ non” ít nói cho 2 người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền em nằm lì trong buồn trong, không chịu học hành … Một hôm, bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ … Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi

Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. bất chợt em hỏi tôi:

– Thầy có thích ăn sim không ?

Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuốn sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ … Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.

– Thầy ăn đi.

Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: “Ngọt quá”.

Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế !

Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!

Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại … em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa…

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ…

Chín năm sau, tôi trở lại nhà, về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp…

Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sơ, chỉ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm “soạn kịch bản”.

Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là:’yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả’. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay… lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hoá của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, Em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ giờ em không còn cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại… Nếu như 9 năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mát thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25/05 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi…

Tôi phải giấu kính nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn … Dường như càng kèm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, Tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng có em chưa biết nói Khi tóc nàng đang xanh… …Tôi về không gặp nàng…

Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hoá… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.

Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02/04/1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn… nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.

Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay, nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu:

Chiều hành quân, qua những đồi sim Những đồi sim, những đồi hoa sim Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt Và chiều hoang tím có chiều hoang biếc Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi ‘hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi’. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

Đó là thời năm 1955-1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng … Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn 1 tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông … Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động.. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc ?

Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có 2 cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi … Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi.

Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mết chuộng. sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

hi sĩ Hữu Loan và người vợ thứ hai, bà Phạm Thị Nhu.
Thi sĩ Hữu Loan và người vợ thứ hai, bà Phạm Thị Nhu.

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954-1955.

Lúc đó còn là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần 500 mẫu tư điền.

Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố . Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại 2 cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ những hình xăm phật đẹp nhất [Hay Nhất]

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.

Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi ; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no … Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!

Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ. Thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm ra nhập làm gì.

Năm 1988, tôi “tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần 1 năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự.

Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với gía 100 triệu đồng. Họ bảo, đó là một hình thức bảo tồn tài sản Văn hoá. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi gìa, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.

Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán…”

(Nhà thơ Hữu Loan)

huuloan_ĐB

Nhạc phổ bài thơ “Màu Tím Hoa Sim”

(Võ Hoàng Nguyên)

Bài thơ nổi tiếng “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan đã được phổ nhạc ít nhất là 3 bài. “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh; “Màu tím hoa sim” của Duy Khánh và “Áo anh sứt chỉ đường tà” của Phạm Duy. Trong 3 bài được phổ biến rộng rãi nhất thì bài phổ nhạc của Phạm Duy được giới trẻ và giới trí thức thời bấy giờ yêu chuộng hơn cả.

Sau đây các bạn hãy cùng tôi tìm xem tại sao bài “Áo anh sứt chỉ đường tà” lại được yêu thích. Tìm xem góc cạnh kỹ thuật phổ nhạc và tìm xem Phạm Duy đã cảm nhận bài thơ “Màu tím hoa sim” như thế nào và đã diễn đạt nó bằng ngôn ngữ âm nhạc ra sao?

1- Bài “Những đồi hoa sim” do Dzũng Chinh (sau này trên internet lại viết là Chinh Dzũng) là bài được phổ biến sớm nhất (1962?), được ca sĩ Phương Dung trình bày. Bài phổ được viết theo điệu Tango-Habanera, là điệu thịnh hành của giới trẻ thời đó. Dzũng Chinh phổ thơ nhưng phải sửa lại lời rất nhiều, vì ông phải tuân theo khuôn khổ kinh điển của một ca khúc (gồm 3 đoạn: phiên khúc 1, phiên khúc 2, điệp khúc rồi phiên khúc 3). Bây giờ khi nghe lại trên internet, thực sự là chất giọng của Phương Dung không mấy thay đổi. Không biết Phương Dung hát lại bài này vào năm nào? Nhưng khi nghe lại, tôi vẫn mường tượng ra được tiếng cây kim đang “cào” trên đĩa nhựa 45 vòng, giọng hát của ca sĩ bị lệch âm vì đĩa nhựa bị vênh méo…

2- Bài “Màu tím hoa sim”, do Duy Khánh phổ nhạc với giọng ca Hoàng Oanh là bài được lưu hành sau đó. Đây là bài phổ nhạc vẫn giữ hầu như nghuyên vẹn lời bài thơ gốc của Hữu Loan. Cũng trên nhịp điệu Tango – Habanera, hồn bài hát có vẻ đượm nhiều nước mắt hơn bài của Dzũng Chinh. Bài này được ít biết đến nhất, kể cả trong giới trí thức lẫn bình dân.

3- Bài “Áo anh sứt chỉ đường tà”. Lời thơ của Hữu Loan được bàn tay “phù thủy” của Phạm Duy sắp xếp lại để chuyển từ Thi sang Ca. Đó là kỹ thuật rất cần thiết trong phổ nhạc. Xin nói thêm: phạm Duy là nhạc sĩ đã phổ nhạc rất thành công nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ thì bị khống chế bởi luật vần, do đó khi chuyển sang nhạc cần phải làm cho nó được tự do bay nhảy hơn trong khuôn khổ của tiết tấu. Trước nhất, bài này không đơn điệu một tiết tấu như hai bài trước. Lúc thì trầm lắng ưu tư, lúc thì sôi nổi nhịp khúc quân hành nơi chiến trận. Bài thơ được phổ ra nhạc theo kiểu trường ca, nhiều đoạn, nhiều hình thức thể hiện khác nhau theo kiểu nhạc kịch opera.

Mở đầu là một đoạn Ad libitum (hát tự do), nhẹ nhàng dẫn dắt người nghe đi vào câu chuyện:

Nàng có ba người anh… đi quân đội lâu rồi Nàng có đôi người em có em chưa biết nói Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh… Tôi là người chiến binh xa gia đình đi kháng chiến Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu Người em gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.

Đúng là đoạn mở đầu theo ý nhà thơ. Nhạc sĩ cũng dùng lối kể chuyện, thong thả, tùy cảm hứng của ca sĩ mà giới thiệu từng nhân vật chính của câu chuyện. Hoàn toàn chỉ mới thông tin chung, chưa có sự kiện gì xảy ra trong đoạn Ad libitum này. “Người em gái tôi yêu” được lập đi lập lại 4 lần, vừa để nhấn mạnh tình cảm mà vừa để nhạc trở về lại với âm giai chính (Am)

Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân Bùn đồng quê bết đôi giầy chến sĩ Tôi mới từ xa nơi đơn vị về Tôi mới từ xa nơi đơn vị về Nàng cười vui bên anh chồng “kỳ khôi” Thời loạn ly có ai cần áo cưới?

Thể Ad libitum được nối tiếp bằng nhịp 2/4, từ âm giai thứ (Am) chuyển sang âm giai trưởng (A). Không khí rộn rã, lạc quan của một anh lính thời chiến về quê cưới vợ. Hẵn là anh vui và tự hào lắm. Bận quân phục làm lễ cưới, đúng là một chú rễ “kỳ khôi”. Nàng dâu cũng cười vui. Họ quên hết tất cả hiểm họa chiến tranh có thể mang lại cho hạnh phúc lứa đôi. Nhìn anh chồng “kỳ khôi” bận quân phục trong ngày cưới, cô vợ rất hãnh diện về “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” này đã “xếp bút nghiên theo việc kiếm cung”, mắng yêu chồng là “kỳ khôi”…

Cưới vừa xong là tôi đi. Cưới vừa xong là tôi đi …

Lúc này hai vợ chồng mới thấm thía cái cảnh biệt ly thời chiến. Âm giai trưởng đột ngột trở về thứ. Thực tế phủ phàng đột ngột đánh vào đời sống sau ngày cưới của hai vợ chồng trẻ. Không tuần trăng mật, không có nhiều những giây phút lãng mạn để đánh dấu ngày trọng đại này.

Chiến tranh là thế…

Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại? Mà nhỡ khi mình không về Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê.

Trở lại Ad Libitum để diễn đạt tâm trạng người chiến sĩ. Âm giai thứ lúc này cũng tạo điều kiện cho người hát diễn đạt gần như theo lối ngâm thơ. Buồn man mác, âu lo, chạnh lòng “nhỡ khi mình không về”. Chính đoạn này là khởi sự cho sự kiện “Nhân văn giai phẩm”. Hữu Loan cũng đã phải đánh đổi cả sự nghiệp của mình vì bị cho là chống đối chính quyền, là phản chiến. Tình cảm do dự kiểu này của người lính được cho là không có “lạc quan cách mạng”. Người chiến sĩ cách mạng đã dâng trọn trái tim cho đất nước, không còn chỗ riêng tư để mà “thương người vợ, bé bỏng chiều quê”. Thật ra gia đình là tế bào của xã hội, không có thương vợ thì sẽ giảm bớt động cơ cho người lính bảo vệ biên cương. Chính câu chuyện thương tâm này mới đánh động bao chàng trai khác lên đường. Đừng tư duy theo lối tiêu cực mà lo sợ người ta nhũn lòng.

Hai bài phổ nhạc trước đây lại lạm dụng tình cảnh bi đát này mà quên mất khía cạnh bi hùng của người lính lấy vợ thời chiến. Chính lối diễn tả đó mới là phản chiến. Nghe hai bài trên, người con trai sẽ mềm lòng, run tay không còn cầm súng nổi nữa. Nhưng nghe bài “Áo anh sứt chỉ đường tà”, lúc rộn ràng hùng tráng, lúc suy tư sâu lắng, mới thấy rõ sự tàn ác của chiến tranh do quân xâm lược gây ra.

Nhưng không chết người trai chiến sĩ Mà chết người gái nhỏ miền xuôi Nhưng không chết người trai chiến sĩ Mà chết người gái nhỏ miền xuôi Nhưng không chết người trai chiến sĩ Mà chết người gái nhỏ miền xuôi Hỡi ôi ! Hỡi ôi !

Nhịp 2/4 thể hiện nhịp quận hành. Sùng sục, sôi giận quân thù đã làm “chết người gái nhỏ miền xuôi”. Sao không giỏi trực diện với “người trai chiến sĩ”, sao lại đi hại người dân lành? Đoạn này cả thơ và nhạc đều nêu rõ lòng căm thù với bọn giặc đê hèn, chỉ giỏi hà hiếp dân lành…

Tôi về không gặp nàng Má ngồi bên mộ vàng Chiếc bình hoa ngày cưới Đã thành chiếc bình hương Nhớ xưa em hiền hoà Áo anh em viền tà Nhớ người yêu mầu tím Nhớ người yêu mầu sim!

Bài hát chuyển sang nhịp 3/4 theo điệu valse, nhịp nhàng man mác với tình cảnh thực tại và kỹ niệm từ quá khứ.

Giờ phút lìa đời Chẳng được nói một lời Chẳng được ngó mặt người!

Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi! Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh Ôi một chiều mưa rừng nơi chiến trường Đông Bắc Ba người anh được tin người em gái thương đau Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau.

Rồi lại trở về với Ad Libitum để tự sự, để kể lể. Nàng cò trẻ lắm, “tóc nàng hãy còn xanh”. Ba người anh nàng, vì chiến trường xa cách lại được nghe tin nàng mất trước khi tin vui lấy chồng được báo đến sau đó. Thật là một hoàn cảnh đau thương, không những cho người chồng chiến binh, mà cho cả những người thân thích ruột thịt.

Chiều hành quân qua những đồi sim Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim Tím cả chiều hoang biền biệt … Rồi mùa Thu trên những dòng sông Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang Gió rờn rợn trên mộ vàng Chiều hành quân qua những đồi sim Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca Có lời nào ru ời ợi!

Người con trai không đau buồn đến độ tự kết liễu đời mình cho người đời thêm nước mắt. Không! Người chiến binh vẫn trở lại hành quân, nhưng chiều hành quân bây giờ với tiếng quân ca với nỗi nhớ “rờn rợn trên mộ vàng”. Đoạn này, với tiết tấu quân hành nhịp 2/4, ai dám bảo là bài thơ này tiêu cực, làm nhụt ý chí chiến đấu? Vẫn “những đoàn quân và tiếng quân ca” oai hùng, bừng bừng ý chí chiến đấu. Nhưng không thể nào chối cải được tâm tư thực sự của người lính vẫn nghe “có lời nào ru ời ợi!”. Tiếng ru à ơi từ xa vời vợi. Phải nói Hữu Loan là người đầu tiên đưa ra ca từ này. Thật là gọn gàng, súc tích.

Rất hay:  Bật Mí Top 14 những ca khúc bất hủ thời 8x [Quá Ok Luôn]

À ơi ! À ới ! Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu! Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim Đồi tím hoa sim …

Phạm Duy đã tận dụng khai thác hai thái cực giữa tình yêu đất nước và tình cảm riêng tư trong đoạn kết này. Vẫn nhịp quân hành, vẫn chiến đấu nhưng với tình yêu riêng tư làm động cơ cho “chiều hành quân qua những đồi sim”. Người lính hành quân đến đâu cũng thấy toàn là màu tím hoa sim của của vợ mình. Chính điều này sẽ thúc giục anh vượt những ngọn đồi hành quân. Đồi nào cũng tím hoa sim, cũng có hình bóng người yêu mình bên cạnh… Nhịp quân hành (paso doble) này vẫn cứ tiếp diễn với cụm từ “đồi tím hoa sim”, cho người nghe có cảm nhận là người lính vẫn chắc tay súng chiến đấu vì quê nhà, vì người yêu. Nhất là nốt nhạc cuối cùng của bài hát (chữ sim) lại ở lơ lững mà không trở về chủ âm của âm giai chính. Nốt nhạc này càng tô đậm thêm ấn tượng cuộc chiến chống giặc xâm lăng chưa chấm dứt, vẫn còn tiếp diễn với “niềm đau màu tím” không bao giờ nguôi.

Trong ba bài nhạc phổ vừa kể ở trên, thật ra lý do mà bài của Phạm Duy được đánh giá cao hơn là nhờ nó lột tả được tính chất bi hùng của câu chuyện. Hai bài kia thì chỉ nghiêng về tính bi nhiều hơn. Về kỹ thuật, bài phổ của Phạm Duy đã dùng rất nhiều công cụ của ca khúc mà diễn tả và diễn giải ý nghĩa, tình cảm của bài thơ. Tính chất đặc biệt nhất về kỹ thuật mà hai bài trước không có là: Bài “Áo anh sứt chỉ đường tà” có thể hát bè ở những đoạn chuyển sang âm giai trưởng với nhịp 2/4 quân hành. Bài này có thể được trình diễn dưới dạng dàn hợp xướng với những đoạn lĩnh xướng cá nhân như một thiên trường ca, không thua gì “Trường ca Sông Hồng” hoặc “Tiếng hát Sông Lô”.

(Võ Hoàng Nguyên)

oOo

Những Đồi Hoa Sim – Ca sĩ Phương Dung:

Những Đồi Hoa Sim – Ca sĩ Hương Lan, Duy Quang:

Những Đồi Hoa Sim – Ca sĩ Như Quỳnh:

Top 20 lời bài hát những đồi hoa sim viết bởi Cosy

Tải Lời bài hát Những đồi hoa sim – Hợp âm Những đồi hoa sim

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 03/31/2023
  • Đánh giá: 4.92 (871 vote)
  • Tóm tắt: Bài hát là hình ảnh những đồi hoa sim tím, về một cô gái rất yêu hoa sim tím, về con đường chiều hành quân của chàng lính với bạt ngàn sim tím.

Lời bài hát Những đồi hoa sim

  • Tác giả: loibaihat.me
  • Ngày đăng: 12/31/2022
  • Đánh giá: 4.7 (231 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát Những đồi hoa sim. Lyric Nhung doi hoa sim – loibaihat.me.

Những Đồi Hoa Sim – Phương Dung

  • Tác giả: nhacdanca.net
  • Ngày đăng: 09/06/2022
  • Đánh giá: 4.59 (459 vote)
  • Tóm tắt: Các bạn có thể nghe, download (tải nhạc) video Nhung Doi Hoa Sim dowload lời bài hát, lyric, MV/Video Nhung Doi Hoa Sim miễn phí tại NhacDanCa.Net …

Những Đồi Hoa Sim

  • Tác giả: hopamchuan.com
  • Ngày đăng: 06/07/2022
  • Đánh giá: 4.19 (500 vote)
  • Tóm tắt: 1. Những đồi hoa [Am]sim ôi những đồi hoa [C]sim tím [G]chiều hoang biền [Am]biệt Vào chuyện ngày [Em]xưa nàng yêu hoa sim [F]tím khi còn tóc búi [Am]vai …

Lời bài hát Những đồi hoa sim – Lấp Lánh Ước Mơ

  • Tác giả: laplanhuocmo.com.vn
  • Ngày đăng: 11/17/2022
  • Đánh giá: 3.94 (274 vote)
  • Tóm tắt: Nhạc sĩ/ Sáng tác: Dzũng ChinhNăm sáng tác: Ngôn ngữ: Việt NamSố lượt nghe: 10631Các ca sĩ thể hiện: Vô Thường,Hồng Phượng,Various Artists.
  • Nội Dung: Hai bài phổ nhạc trước đây lại lạm dụng tình cảnh bi đát này mà quên mất khía cạnh bi hùng của người lính lấy vợ thời chiến. Chính lối diễn tả đó mới là phản chiến. Nghe hai bài trên, người con trai sẽ mềm lòng, run tay không còn cầm súng nổi nữa. …

NHỮNG ĐỒI HOA SIM – DZŨNG CHINH

  • Tác giả: tainhaccho.net
  • Ngày đăng: 04/12/2023
  • Đánh giá: 3.72 (264 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát Những đồi hoa sim, nhạc sĩ sáng tác: Dzũng Chinh- trình bày: Vô Thường, Various Artists, Hồng Phượng, Cẩm Thu, Phillip Nam, Duy Thanh, …- VN.
  • Nội Dung: Hai bài phổ nhạc trước đây lại lạm dụng tình cảnh bi đát này mà quên mất khía cạnh bi hùng của người lính lấy vợ thời chiến. Chính lối diễn tả đó mới là phản chiến. Nghe hai bài trên, người con trai sẽ mềm lòng, run tay không còn cầm súng nổi nữa. …

Những đồi hoa sim

  • Tác giả: hopamviet.vn
  • Ngày đăng: 12/10/2022
  • Đánh giá: 3.59 (317 vote)
  • Tóm tắt: Giờ thiếu người xưa [A7] ấy đồi hoang mới tiêu [Dm] điều. Nghe bài hát. Duy Khánh Dm.
  • Nội Dung: Hai bài phổ nhạc trước đây lại lạm dụng tình cảnh bi đát này mà quên mất khía cạnh bi hùng của người lính lấy vợ thời chiến. Chính lối diễn tả đó mới là phản chiến. Nghe hai bài trên, người con trai sẽ mềm lòng, run tay không còn cầm súng nổi nữa. …

Lời Bài Hát Những Đồi Hoa Sim (Nhạc Dzũng Chinh, Thơ Hữu Loan)

  • Tác giả: kingkaraoke.vn
  • Ngày đăng: 05/18/2022
  • Đánh giá: 3.23 (532 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát Những đồi hoa sim cất lên như đưa khán giả trở lại những chiều hành quân xưa, trên những đồi hoa bạt ngàn sim tím.
  • Nội Dung: Trong những bài hát trữ tình Bolero hay nhất thì bài hát Những đồi hoa sim đã trở thành một trong những ca khúc bất hủ, không thể nào quên. Dù đã được ra đời rất lâu, nhưng đến nay nhiều người vẫn yêu dấu lắng nghe những giai điệu của bài hát này. …

MÀU TÍM HOA SIM VÀ BI KỊCH CỦA HỮU LOAN

  • Tác giả: vanhocnghethuat.quangngai.gov.vn
  • Ngày đăng: 05/23/2022
  • Đánh giá: 3.01 (217 vote)
  • Tóm tắt: Ông bỏ đi, dáng như đổ trong chiều. Đó là nhà thơ Hữu Loan, và đó là lần đầu tiên ông nghe được bài hát Những đồi hoa sim, lời hát lấy từ bài …
  • Nội Dung: Trong những bài hát trữ tình Bolero hay nhất thì bài hát Những đồi hoa sim đã trở thành một trong những ca khúc bất hủ, không thể nào quên. Dù đã được ra đời rất lâu, nhưng đến nay nhiều người vẫn yêu dấu lắng nghe những giai điệu của bài hát này. …

NHỮNG ĐỒI HOA SIM – DZŨNG CHINH

  • Tác giả: cainhaccho.net
  • Ngày đăng: 11/26/2022
  • Đánh giá: 2.84 (93 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát Những đồi hoa sim, sáng tác: Dzũng Chinh- ca sĩ: IMS hoangngockt90, Ý Linh, Dương Thiện Lâm, Hoài Nam, Đan Nguyên, Nguyên Trương, Phương Dung,.
  • Nội Dung: Trong những bài hát trữ tình Bolero hay nhất thì bài hát Những đồi hoa sim đã trở thành một trong những ca khúc bất hủ, không thể nào quên. Dù đã được ra đời rất lâu, nhưng đến nay nhiều người vẫn yêu dấu lắng nghe những giai điệu của bài hát này. …

Tìm mã số Karake.com

  • Tác giả: timmasokaraoke.com
  • Ngày đăng: 04/10/2023
  • Đánh giá: 2.86 (71 vote)
  • Tóm tắt: Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều! nhung doi hoa sim oi nhung doi hoa sim tim chieu hoang bien biet vao chuyen ngay xua nang yeu hoa sim tim …
  • Nội Dung: Trong những bài hát trữ tình Bolero hay nhất thì bài hát Những đồi hoa sim đã trở thành một trong những ca khúc bất hủ, không thể nào quên. Dù đã được ra đời rất lâu, nhưng đến nay nhiều người vẫn yêu dấu lắng nghe những giai điệu của bài hát này. …

Khúc thương sầu “Những Đồi Hoa Sim” (Dzũng Chinh & thơ Hữu Loan) – Nỗi buồn muôn kiếp cho mối tình “âm dương cách biệt”

  • Tác giả: thoixua.vn
  • Ngày đăng: 06/28/2022
  • Đánh giá: 2.65 (92 vote)
  • Tóm tắt: Danh mục bài viết. Lời bài hát Những Đồi Hoa Sim. Dzũng Chinh chỉ là bút danh của nhạc sĩ, còn …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Những Đồi Hoa Sim

  • Tác giả: nhaccuatui.com
  • Ngày đăng: 08/30/2022
  • Đánh giá: 2.58 (113 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát: Những Đồi Hoa Sim. Nhạc sĩ: Dzũng Chinh. Lời đăng bởi: hanh24767. Bài hát : Những Đồi Hoa Sim – Đào Phi Dương Những đồi hoa sim ôi những đồi …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Những Đồi Hoa Sim | Phương Dung

  • Tác giả: saigonsupersoundcompilations.bandcamp.com
  • Ngày đăng: 01/25/2023
  • Đánh giá: 2.41 (186 vote)
  • Tóm tắt: Double Vinyl / Gatefold Sleeve / Obi-Strip / Printed Inner Sleeves CD Digisleeve with two pockets. incl. 28 page booklet. lyrics. Những Đồi Hoa Sim Những đồi …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Những Đồi Hoa Sim (Video: Tố My)

  • Tác giả: hibro.vn
  • Ngày đăng: 03/11/2023
  • Đánh giá: 2.41 (146 vote)
  • Tóm tắt: Những Đồi Hoa Sim hợp âm và lời bài hát tone Tố My: Bbm – https://hibro.vn/nhung-doi-hoa-sim-hop-am-tone-to-my-hi-bro.html.
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Những Đồi Hoa Sim

  • Tác giả: tainhacmienphi.biz
  • Ngày đăng: 11/17/2022
  • Đánh giá: 2.31 (130 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát Những Đồi Hoa Sim. Xem thêm. Album. 620,785 Tải bài hát Mp3 Safe & Sound …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Những Đồi Hoa Sim… – Cổ Nhạc Nam Bộ

  • Tác giả: conhacnambo.com
  • Ngày đăng: 09/19/2022
  • Đánh giá: 2.19 (194 vote)
  • Tóm tắt: Những chiều hành quân nơi chiến trường thăm thẳm, nhìn áo rách vai anh hát giữa màu hoa. Áo anh sứt chỉ đường tà, vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu….. Tân …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Lời bài hát Những đồi hoa sim” bản chuẩn nhất

  • Tác giả: dayhoctot.com
  • Ngày đăng: 11/15/2022
  • Đánh giá: 2.05 (68 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát Những đồi hoa sim chuẩn nhất Bản hợp âm: “Những đồi hoa sim” cơ bản nhất 1. Những đồi hoa [Am]sim ôi những đồi hoa [C]sim tím [G]chiều hoang …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Chuyện Hoa Sim

  • Tác giả: genius.com
  • Ngày đăng: 07/04/2022
  • Đánh giá: 2.06 (165 vote)
  • Tóm tắt: Chuyện Hoa Sim Lyrics: Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím / Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim / Có người con gái xuân vời vợi / Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …

Bài hát Những Đồi Hoa Sim Báo Lỗi

  • Tác giả: loibaihat.mobi
  • Ngày đăng: 02/20/2023
  • Đánh giá: 1.8 (115 vote)
  • Tóm tắt: Lời bài hát Những Đồi Hoa Sim : … loi bai hat nhung Doi hoa sim; Nhung Doi Hoa Sim karaoke; loi bai hat happy new year · loi bai hat gui cho anh …
  • Nội Dung: Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” được ông sáng tác vào thời điểm 1961 – 1962, lúc đó Dzũng Chinh vẫn còn là sinh viên trường Đại học Luật khoa Saigon, иổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung – Được khán giả đương thời ưu ái gọi là “Con nhạn …