Xem Ngay Top 19 những bài hồi hướng hay nhất [Hay Nhất]

Đã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha thì hãy nên tu chánh hạnh niệm Phật. Lấy tín nguyện để dẫn đường, lấy niệm Phật làm chánh hạnh. Ba thứ tín, nguyện, hạnh chính là tông yếu của pháp môn niệm Phật. Có hạnh nhưng không có tín nguyện sẽ chẳng thể vãng sinh. Có tín nguyện nhưng thiếu hạnh thì cũng chẳng thể vãng sinh. Ba thứ tín, nguyện, hạnh đầy đủ không thiếu sẽ quyết định được vãng sinh. Được vãng sinh hay không toàn là do tín nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do công trì danh sâu hay cạn.

Về chánh hạnh niệm Phật nên tùy sức mỗi người mà lập, chẳng thể chấp chặt một bề. Nếu thân mình không bận việc, cố nhiên nên từ sáng đến tối, từ đêm đến sáng, đi đứng, nằm ngồi, nói năng, im lặng, động tịnh, ăn cơm, mặc áo, đại tiện, tiểu tiện, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, giữ sao cho một câu hồng danh Thánh hiệu chẳng rời tâm, miệng! Nếu rửa ráy, súc miệng thanh tịnh, áo mũ chỉnh tề và nơi chốn thanh tịnh thì niệm Phật ra tiếng hoặc niệm thầm đều được cả.

Còn lúc ngủ nghỉ, lúc thân hình hở hang, tắm gội, đại tiểu tiện, cũng như khi đến chỗ dơ bẩn chẳng sạch, chỉ nên thầm niệm, đừng niệm ra tiếng. Thầm niệm cũng có cùng một công đức với niệm ra tiếng. Niệm ra tiếng chẳng cung kính. Chớ bảo ở những chỗ ấy chẳng thể niệm Phật. Phải biết là ở những nơi ấy, chẳng được niệm ra tiếng mà thôi. Hơn nữa, lúc nằm ngủ nếu niệm ra tiếng chẳng những không cung kính lại còn bị tổn khí. Chẳng thể không biết điều này!

Dù là niệm Phật lâu ngày chẳng hề gián đoạn, nhưng mỗi sáng chiều nên hướng về Phật lễ bái. Lễ xong, trước hết, niệm một biến kinh A-di-đà, ba biến chú Vãng Sinh; đoạn niệm tám câu kệ tán Phật: “A-di-đà Phật thân kim sắc…”. Niệm kệ xong, niệm “Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A-di-đà Phật”. Tiếp đó, niệm sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” một ngàn lần hoặc năm trăm lần, nên vừa nhiễu Phật vừa niệm. Nếu chẳng tiện nhiễu Phật thì quỳ, hoặc ngồi, hoặc đứng niệm đều được cả.

Lúc niệm gần xong, bèn trở về chỗ, quỳ niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát, mỗi danh hiệu ba lượt. Sau đấy mới niệm Tịnh Độ Văn phát nguyện hồi hướng vãng sinh. Khi niệm Tịnh Độ Văn phải nương theo văn nghĩa mà phát tâm. Nếu tâm chẳng nương theo văn sẽ thành ra uổng công đọc suông, chẳng được lợi ích thật sự! Đọc Tịnh Độ Văn xong niệm Tam quy y, lễ bái lui ra. Đây là công khóa sáng, buổi tối cũng như vậy.

Nếu muốn lễ bái nhiều hơn thì khi trở về chỗ, sẽ lễ Phật bao nhiêu lạy đó, xưng danh Bồ-tát chín lượt, lễ chín lạy. Lễ xong, phát nguyện hồi hướng. Hoặc lễ bái lúc niệm xong công khóa, miễn sao tiện cho mình là được. Nhưng phải khẩn thiết, chí thành, đừng làm lếu láo, qua loa. Bồ đoàn chẳng được cao quá, cao là chẳng cung kính!

Nếu như công việc bộn bề, không lúc rảnh rỗi thì sáng tối sau khi rửa ráy, súc miệng xong, nếu có tượng Phật thì nên lễ Phật ba lạy, đứng ngay, niệm Nam mô A-di-đà Phật. Hết một hơi là một niệm. Niệm đến mười hơi liền niệm Tiểu Tịnh Độ Văn, hoặc chỉ niệm bốn câu kệ “nguyện sinh Tây Phương Tịnh độ trung…”. Niệm xong, lễ Phật ba lạy, lui ra.

Nếu không có tượng Phật thì hướng về Tây xá lạy, chiếu theo cách trên mà niệm. Đây là phép Thập Niệm do ngài Từ Vân Sám Chủ đời Tống vì hàng vương giả, đại thần quá bận rộn việc triều chánh, không rảnh để tu trì mà lập ra. Vì sao dạy niệm hết một hơi? Là vì chúng sinh tâm tán loạn, lại không rảnh để chuyên niệm. Lúc niệm như vậy, họ sẽ mượn khí để nhiếp tâm, tự tâm chẳng tán. Phải tùy theo hơi dài hay ngắn, chẳng được cưỡng niệm cho nhiều đến nỗi tổn khí.

Lại chỉ nên niệm mười hơi, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi hơi. Niệm nhiều hơi cũng tổn khí. Vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sinh nên pháp này khiến cho tâm quy một chỗ, nhất tâm niệm Phật, quyết định vãng sinh. Số câu niệm tuy ít, công đức rất sâu. Người cực nhàn, kẻ cực bận đều có pháp tắc. Còn kẻ nửa nhàn, nửa bận hãy tự nên châm chước để lập thành pháp tắc tu trì.

Một pháp niệm Phật chính là diệu pháp bậc nhất để bỏ trần lao, quay về giác, phản bổn quy nguyên. Đối với người tại gia, pháp này lại càng thân thiết. Vì người tại gia, thân trong lưới trần, công việc đa đoan, đối với những việc như nhiếp tâm tham Thiền, tụng kinh trong Tịnh thất… do hoàn cảnh sẽ chẳng làm được nổi hoặc chẳng đủ sức. Chỉ có mình pháp niệm Phật là thuận tiện nhất.

Sáng tối đối trước Phật, tùy phận, tùy sức lễ bái, trì niệm, hồi hướng, phát nguyện. Ngoài ra thì đi đứng, nằm ngồi, nói năng, im lặng, động tịnh, mặc áo, ăn cơm, hết thảy thời, hết thảy chỗ đều niệm được cả. Nhưng ở nơi sạch sẽ, lúc cung kính thì niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được. Còn như ở những nơi chẳng sạch sẽ (như vào nhà tiêu chẳng hạn), hoặc nhằm lúc chẳng cung kính (chẳng hạn như đang nằm ngủ, tắm gội…) chỉ nên niệm thầm, chẳng nên niệm ra tiếng, chứ chẳng phải là ở những chỗ ấy, nhằm lúc ấy, không được niệm!

Nằm ngủ niệm ra tiếng thì chẳng những không cung kính, lại còn bị tổn khí, lâu ngày thành bệnh. Công đức niệm thầm giống hệt công đức niệm bình thường. Ấy là: “Niệm ở đâu sẽ ở đó. Ngay thẳng cũng do đấy, mà điên đảo cũng bởi đấy”.

Đối với những điều như: muốn tâm chẳng tham sự vật bên ngoài, chuyên niệm Phật nhưng chẳng thể chuyên, cứ toan chuyên chuyện khác; chẳng thể niệm, cứ muốn niệm những sự khác; chẳng thể nhất tâm, cứ muốn nhất tâm nơi chuyện khác v.v… thì chẳng phải có pháp tắc kỳ đặc, áo diệu nào khác cả; cứ lấy một chữ “Tử” dán ngay trên trán, rủ xuống tận lông mày, tâm luôn nghĩ: “Ta là người nào mà từ vô thủy mãi cho đến đời này đã tạo ác nghiệp vô lượng, vô biên. Giả sử ác nghiệp có thể tướng thì tận mười phương hư không chẳng thể chứa đựng nổi. Đời trước do may mắn nào, nay được thân người, lại được nghe Phật pháp. Nếu chẳng nhất tâm niệm Phật cầu sinh Tây phương, khi một hơi thở ra chẳng trở lại, quyết sẽ phải thọ khổ trong vạc sôi, lò than, rừng gươm, núi đao nơi địa ngục, chẳng biết phải trải qua mấy kiếp”.

“Dù thoát địa ngục, lại đọa vào ngạ quỷ, bụng to như biển cả, họng bé như chiếc kim, đói khát bao kiếp dài lâu. Trong họng lửa cháy, chẳng được nghe đến tên chất tương hay nước, khó được no lòng chốc lát. Từ ngạ quỷ ra, lại làm súc sinh: bị người cưỡi cổ, hoặc gieo thân vào bếp núc nhà người. Dù được làm người cũng ngu si, vô trí, coi tạo nghiệp là đức năng, coi tu thiện là gông cùm. Chẳng qua mấy mươi năm lại bị đọa lạc; trải qua kiếp số nhiều như cát bụi luân hồi Lục đạo. Dù có muốn xuất ly, cũng chẳng biết làm sao!”.

Nghĩ được như thế thì những việc mong muốn nói trên sẽ thành tựu được ngay. Bởi thế, ông Trương Thiện Hòa, Trương Chung Quỳ lâm chung, tướng địa ngục hiện, niệm Phật mấy tiếng liền tận mắt thấy Phật đến tiếp dẫn vãng sinh. Lợi ích như thế, trăm ngàn vạn ức pháp môn khác trong cả một đời giáo hóa của đức Phật đều không có. Tôi thường nói: “Cửu giới chúng sinh rời pháp này thì trên là chẳng thể viên thành Phật đạo. Mười phương chư Phật bỏ pháp này thì dưới là chẳng thể lợi khắp quần sinh”, chính là vì lẽ này.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ những cái tên nhật bản hay [Đánh Giá Cao]

Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.

Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu niệm Phật thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này, các vị hoằng dương Tịnh độ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.

Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được nhất tâm bất loạn.

Phải biết là pháp Thập Niệm này nhiếp vọng giống như pháp Thập Niệm sáng chiều, chỉ có cách dụng công là khác nhau. Pháp Thập Niệm sáng chiều coi hết một hơi là một niệm, chẳng luận là số câu niệm Phật nhiều hay ít; còn cách này cứ một câu là một niệm. Cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào mỗi sáng, chiều: nếu niệm đến hai mươi, ba mươi hơi sẽ bị tổn khí thành bệnh. Cách này niệm một câu Phật hiệu, tâm biết là một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết là mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười. Suốt ngày niệm mấy vạn câu đều giống như thế. Chẳng những trừ được vọng, lại còn dưỡng thần rất hay. Dù niệm chậm hay nhanh trọn chẳng trệ ngại. Từ sáng đến tối, không lúc nào chẳng thích hợp.

So với cách lần chuỗi để nhớ số, lợi ích cách xa một trời một vực. Cách nhớ số bằng chuỗi khiến thân mệt, tinh thần động. Cách Thập Niệm Ký Số này khiến thân thong thả, tâm an nhàn. Chỉ những lúc làm việc khó nhớ nổi số thì cứ khẩn thiết niệm. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số thì những ý tưởng lông bông qua lại sẽ theo nhau gom về chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Đức Đại Thế Chí nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn độn căn bỏ cách Thập Niệm Ký Số này lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay!

Lại phải nên biết rằng cách nhiếp tâm niệm Phật này chính là pháp vừa cạn vừa sâu, vừa Tiểu vừa Đại, chẳng thể nghĩ bàn! Chỉ nên ngửa tin lời Phật, chớ vì mình chưa hiểu đến nơi đến chốn bèn sinh ngờ vực, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây phải mất, chẳng thể tự rốt ráo đạt được lợi ích, thật là đáng buồn!

Chỉ nên lần chuỗi niệm Phật trong hai lúc: đi hoặc đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần, do tay động tinh thần chẳng thể an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này, đi đứng, nằm ngồi đều thực hành được cả, nhưng lúc nằm chỉ nên niệm thầm, chẳng được niệm ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng thì một là chẳng cung kính, hai là bị tổn khí. Hãy nhớ kỹ, nhớ chắc!

Đã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, phải nên chí tâm chấp trì sáu chữ Thánh hiệu “Nam mô A-di-đà Phật”. Bất luận đi đứng, nằm ngồi, nói năng, im lặng, mặc áo, ăn cơm, và đại tiểu tiện v.v… đều chẳng lìa sáu chữ hồng danh (hoặc trì bốn chữ cũng được). Cần phải niệm sao cho toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm Phật chẳng hai, tâm Phật nhất như. Nếu có thể niệm tại đâu chú tâm tại đó, niệm đến cùng cực, tìm mất sạch, tâm không, Phật hiện, sẽ chứng được Tam-muội ngay trong đời này. Đến lúc lâm chung, sinh trong Thượng Thượng phẩm, có thể nói là đã hoàn tất sự tu trì đến cùng cực vậy.

Lúc niệm Phật nên tùy nghi. Nay trong niệm Phật đường của các Tùng lâm đều niệm kinh A-di-đà xong thì niệm chú Vãng Sinh ba biến hoặc một biến, rồi mới xướng kệ niệm Phật. Tán kệ xong, niệm tiếp “Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A-di-đà Phật” rồi nhiễu niệm. Phải đi nhiễu từ Đông sang Nam, từ Tây sang Bắc. Đấy là thuận tùng, là tùy hỷ. Thuận tùng mới có công đức. Tây Vực trọng nhất là đi nhiễu. Ở phương này, cùng thực hành cả hai cách lễ bái và đi nhiễu. Nếu đi từ Đông sang Bắc, từ Tây sang Nam thì là “phản nhiễu” (đi nhiễu ngược chiều) sẽ mắc tội, chẳng thể không biết điều này! Nhiễu niệm một khắc rưỡi rồi ngồi thầm niệm. Ước chừng một khắc lại niệm Phật ra tiếng.

Niệm xong, quỳ niệm Phật mười lần. Quan Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, mỗi danh hiệu niệm ba lượt. Sau đấy mới niệm Phát Nguyện Văn. Người tại gia ngại thất nhỏ khó nhiễu niệm thì đứng, quỳ hay ngồi niệm đều được. Chỉ nên án theo tinh thần mình mà định, bất tất phải nhờ người khác lập pháp tắc cho mình.

Niệm Phật tuy quý ở tâm niệm, nhưng chẳng thể bỏ miệng tụng. Vì ba thứ thân, khẩu, ý hỗ trợ nhau. Nếu tâm ức niệm nhưng thân chẳng lễ kính, miệng chẳng trì tụng thì cũng khó được lợi ích. Thế gian nhấc vật nặng còn phải dùng tiếng (hò reo) để trợ lực, huống là muốn nhiếp tâm để chứng Tam-muội ư?

Vì thế, kinh Đại Tập nói: “Niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhỏ thấy Phật nhỏ”. Cổ đức bảo: “Niệm lớn tiếng sẽ hiện thân Phật lớn, niệm nhỏ tiếng sẽ hiện thân Phật nhỏ”. Hàng phàm phu đầy dẫy triền phược, tâm nhiều hôn trầm, nếu chẳng nhờ vào sức thân khẩu lễ niệm mà mong được nhất tâm thật chẳng thể được!

Hòa thượng Thiện Đạo là hóa thân của đức Di-đà, có đại thần thông, có đại trí huệ, nhưng khi hoằng khai, xiển dương Tịnh độ, Ngài chẳng luận đến chỗ huyền diệu, chỉ chú trọng vào những điểm chân thật, thiết thực, bình thường để dạy người tu trì. Thuyết Chuyên Tạp Nhị Tu (hai đường lối chuyên tu và tạp tu) của Ngài dạy lợi ích vô cùng.

Rất hay:  Rất Hay Top 10+ những bài hát thi năng khiếu mầm non [Hay Nhất]

Chuyên tu nghĩa là thân nghiệp chuyển lễ (đi nhiễu và trong hết thảy chỗ đều chẳng phóng dật thì là thân nghiệp chuyển lễ), khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ trì tụng kinh chú đều chí tâm hồi hướng, cũng có thể gọi là chuyên xưng) ý nghiệp chuyên niệm. Như thế thì vãng sinh Tây Phương vạn người chẳng sót một.

Tạp tu là kim tu các pháp môn, hồi hướng vãng sinh. Do tâm chẳng thuần nhất nên khó được lợi ích; trong trăm người họa may được một hai, trong ngàn người may ra được ba bốn người vãng sinh! Đấy là lời chân thành phát xuất từ miệng vàng, là lời phán định chắc như sắt ngàn đời chẳng đổi được.

Phát Nguyện Văn, văn tuy rộng lớn, nhưng phải chân thật phát nguyện từ nơi tâm mới gọi là nguyện. Nếu không, tâm miệng trái nhau, gọi là nguyện sao được? Muốn nguyện được phước báo trong hiện đời cũng chẳng ngại gì. Muốn được phước huệ, đông con lắm cháu thì cứ cầu bằng cách chất chứa thật nhiều âm đức, rộng hành các phương tiện.

Niệm Phật chẳng thể bỏ qua hồi hướng. Hồi hướng chính là dùng miệng để phát khởi tín nguyện. Nhưng chỉ nên hồi hướng sau khi hoàn tất khóa tu sáng tối và sau khi niệm Phật, tụng kinh giữa ngày xong. Niệm Phật thì nên niệm từ sáng đến tối chẳng gián đoạn, chỉ cần trong tâm có ý niệm nguyện được vãng sinh là đã hồi hướng. Nếu cứ theo nghi thức tụng văn hồi hướng sẽ chẳng luôn luôn được như vậy. Các kinh Đại thừa, kinh nào cũng đều dạy chúng sinh thẳng đến Phật đạo; chỉ trách người tụng chẳng thành tâm niệm tụng, đến nỗi chẳng được lợi ích hoàn toàn.

Trong sinh hoạt hằng ngày, với tất cả những việc thiện nhỏ nhoi và các thiện căn như tụng kinh, lễ bái… đều đem những công đức ấy hồi hướng vãng sinh. Như thế thì hết thảy hạnh môn đều là trợ hạnh của Tịnh độ. Giống như các hạt bụi tụ thành đất, các dòng chảy dồn lại thành biển rộng lớn sâu thẳm, ai có thể cùng tận được nổi!

Nhưng phải phát Bồ-đề tâm, thệ nguyện độ sinh, tất cả công đức tu trì hồi hướng cho khắp bốn ân, ba cõi Pháp giới chúng sinh, như lửa thêm dầu, như mạ gặp mưa. Đã kết sâu pháp duyên cùng hết thảy chúng sinh thì sẽ mau thành tựu hạnh Đại thừa thù thắng của chính mình. Nếu chẳng biết nghĩa này thì chỉ là sự hiểu biết của phàm phu, Nhị thừa, dù tu diệu hạnh chỉ cảm được quả báo thấp kém!

Nên phát nguyện vào lúc niệm Phật sáng chiều xong (với pháp Thập Niệm sáng chiều cũng phải niệm Phật trước rồi mới phát nguyện). Hoặc là dùng bài Tiểu Tịnh Độ Văn (để phát nguyện). Nếu thân tâm rảnh rỗi thì nên đọc bài Tịnh Độ Văn do Liên Trì đại sư soạn. Bài này văn từ, nghĩa lý chu đáo, hay nhất xưa nay. Phải biết rằng phát nguyện đọc văn là nương theo văn để phát nguyện, chứ chẳng phải chỉ đọc qua một lượt là đã phát nguyện đâu!

Với công khóa mỗi ngày, công khóa nào cũng đều nên hồi hướng cho Pháp giới chúng sinh. Nếu đem công khóa này hồi hướng cho việc này, công khóa kia hồi hướng cho việc kia thì chẳng phải là không được, nhưng phải có lời phổ đồng hồi hướng thì mới tương hợp với ba thứ hồi hướng.

Ba thứ hồi hướng là:

– Một là hồi hướng về Chân như Thật tế, tâm tâm khế hợp.

– Hai là hồi hướng Phật quả Bồ-đề, niệm niệm viên mãn.

– Ba là hết thảy Pháp giới chúng sinh cùng sinh Tịnh độ.

Ai nấy có chí riêng, người người có nghiệp riêng (nghiệp ở đây là thức nghiệp), nhưng tùy duyên tùy phận đều được vãng sinh cả, bất tất mọi người phải giống hệt nhau.

Top 19 những bài hồi hướng hay nhất viết bởi Cosy

chuabuuchau.com.vn,chuabuuchau, chua buu chau, chùa bửu châu, chua buu chau cu chi

  • Tác giả: chuabuuchau.com.vn
  • Ngày đăng: 09/25/2022
  • Đánh giá: 4.9 (619 vote)
  • Tóm tắt: Bài hồi hướng trên để làm mẫu chung cho tất cả các trường hợp khó khăn nào mà … gặp phải – Hồi hướng ít nhất 3 lần – Lặp đi, lặp lại càng nhiều càng tốt, …

Cách Hồi Hướng Công Đức

  • Tác giả: kinhnghiemhocphat.com
  • Ngày đăng: 01/18/2023
  • Đánh giá: 4.42 (251 vote)
  • Tóm tắt: Bởi vậy nên phàm ta đọc bất kỳ cuốn Kinh, bài chú hay sám pháp nào cũng đều có câu: “Nguyện đem công đức này, hồi hướng về tất cả…” Thế thì biết …
  • Nội Dung: Tuy rất phổ biến là vậy nhưng lại rất ít người biết ý nghĩa và cách thức hồi hướng công đức. Nhiều người chẳng hiểu Pháp lại giải thích lầm lạc ý nghĩa của “Hồi hướng” khiến người sơ cơ chẳng biết phải làm sao, rốt cuộc cứ quẩn quẩn quanh quanh, …

Văn khấn phóng sanh: Bài cúng, nghi thức chuẩn, đầy đủ nhất

  • Tác giả: bachhoaxanh.com
  • Ngày đăng: 05/04/2022
  • Đánh giá: 4.25 (311 vote)
  • Tóm tắt: Con khởi tâm giúp cho chúng sinh được nhẹ nhàng; để những kiếp sau đầu thai lên cảnh giới thân phận cao để nhận thức tâm linh tốt hơn. Con xin hồi hướng công …
  • Nội Dung: Khấn thỉnh Thành Hoàng Bổn cảnh gia/Xã Quan Thổ Địa chứng giang hà/Hư không quá vãng chư Thần Hộ/Vật Sứ Tứ Sanh Đới Nhập La/Phi cầm Điễu Tước Qui Sơn Khứ/Ngũ triệt Hà Giải Lạc Thanh sa/Nhược Hoàn Nhứt cá, Bất năng Thoát Hộ pháp Sơn Thần tức cứu …

Pháp hồi hướng công đức viên mãn

  • Tác giả: tamlinh.org
  • Ngày đăng: 05/23/2022
  • Đánh giá: 4.05 (545 vote)
  • Tóm tắt: Bài Pháp hồi hướng công đức viên mãn này sẽ giúp cho hành giả sinh … Những câu chuyện kỳ bí, hay nhất về Tâm linh | Thế giới tâm linh.
  • Nội Dung: Đây là một niệm chí thành của chư vị bao trùm khắp hư không pháp giới vạn vật đều cảm ứng được thì sớm muộn gì họ cũng sẽ chuyển hóa đc tâm can của họ. Ví như chư vị thổi luồng gió mát vào chúng sinh đang bị nóng khổ thiêu đốt thì chúng sinh cảm thọ …

Kinh Sám Hối

  • Tác giả: loiphong.vn
  • Ngày đăng: 10/29/2022
  • Đánh giá: 3.99 (294 vote)
  • Tóm tắt: … niệm Phật được khá nhiều người tu Phật thực hiện hàng ngày để hồi hướng, … cách trì tụng kinh sám hối và những bài kinh sám hối nên trì tụng thì hãy …
  • Nội Dung: Trong cuộc sống có rất nhiều điều xảy ra khiến cho bạn luôn cảm thấy khó chịu, hối hận và luôn canh cánh mãi trong lòng không thôi. Đôi khi vì hoàn cảnh khiến cho bạn làm việc xấu mà không hề hay biết. Cách tốt nhất để giúp bạn giải quyết được vấn …

17. Văn Hồi hướng và Tam quy y để làm phổ kiết hồi hướng

  • Tác giả: daibaothapmandalataythien.org
  • Ngày đăng: 09/29/2022
  • Đánh giá: 3.68 (457 vote)
  • Tóm tắt: Nếu người niệm Phật mà hay nhất tâm chú niệm, đến khi mạng chung, Phật và các Thánh chúng ắt đến tiếp dẫn. 2. Hạnh, có bốn, đều so theo sự lý, …
  • Nội Dung: Hoa sen làm cha mẹ: Loài người ở cõi Ta bà đây đều là thai sinh, nghĩa là nghiệp thức của ta họp với tinh cha huyết mẹ, ở trong bào thai mà sinh ra. Bên Cực Lạc chỉ có chín phẩm hoa sen, tịnh thức của ta tuy có gá vào thai sen mà sinh ra bằng cách …

174. Bài hồi hướng

  • Tác giả: hoasentrenda.com
  • Ngày đăng: 06/08/2022
  • Đánh giá: 3.42 (472 vote)
  • Tóm tắt: (Đọc trong tâm, giọng trầm nhất). 2- Nguyện xin đệ tử được yên ổn tu hành. Nguyện xin tất cả những oan gia ác nghiệp, phiền não đều được hoá …
  • Nội Dung: 1- Nguyện xin hồi hướng công đức trì tụng chơn ngôn chú pháp đến: Chư Phật, Chư Bồ Tát 10 phương, Tổ pháp Mật tông: Giáo chủ Mật giáo Đại nhật Như lai, Giáo Chủ Mật Giáo Tỳ-lô-giá-na Mâu-ni Thế-tôn, Tổ Thầy Kim-cang sư, Chư Thiên (sắc giới), Chư …

Bài kinh hồi hướng tiêu giải nghiệp chướng

  • Tác giả: tieu-quach.com
  • Ngày đăng: 07/06/2022
  • Đánh giá: 3.24 (435 vote)
  • Tóm tắt: Bài hồi hướng trên để làm mẫu chung cho tất cả các trường hợp khó khăn nào mà cá nhân đang gặp phải. Hồi hướng ít nhất 3 lần.
  • Nội Dung: Hồi hướng cho ngày lâm chung của con. Nguyện cầu A Di Đà Phật thọ ký, biết trước ngày giờ, tâm hồn tỉnh táo, lâm chung không chướng ngại. Nguyện A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, tướng hảo quang minh, hiện thân tiếp dẫn vãng …

Bài văn khấn sám hối hàng ngày tại nhà cầu an lạc, may mắn

  • Tác giả: luatduonggia.vn
  • Ngày đăng: 06/17/2022
  • Đánh giá: 3.17 (355 vote)
  • Tóm tắt: Thời gian nào tốt nhất để sám hối tại nhà? Hướng dẫn đọc bài văn khấn sám hối tại nhà hàng ngày? … Hồi Hướng/Phát Nguyện.
  • Nội Dung: Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, cùng chư vị từ bi gia hộ giúp chúng con và khắp Pháp giới chúng sanh đồng được sự bình an, hạnh phúc, tu tập tu hành tinh tấn, đồng được tái sanh tại Tây Phương Cực Lạc (1 …

Bài văn khấn sám hối hàng ngày 2023

  • Tác giả: hoatieu.vn
  • Ngày đăng: 02/27/2023
  • Đánh giá: 2.87 (153 vote)
  • Tóm tắt: Con xin hồi hướng, chia xẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân…(tên…) Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con. Đến những vong …
  • Nội Dung: Sám hối rồi, nay con xin nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo, hướng tâm tu học, tu hành, sửa chữa tâm tánh của mình. Con Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, từ bi gia hộ cho con và khắp pháp giới chúng sanh đồng được tu học, tu …

Tập 12 Học Phật Vấn Đáp

  • Tác giả: ph.tinhtong.vn
  • Ngày đăng: 05/29/2022
  • Đánh giá: 2.84 (166 vote)
  • Tóm tắt: Học Phật, bạn có thể đem sự tu học của chính bạn hồi hướng cho pháp giới chúng … Phật ở trong Kinh đã nói rất hay: “Nhất thiết pháp từ tâm tưởng sanh”, …
  • Nội Dung: “Tinh” là tinh thuần, cũng chính là nói thuần mà không tạp gọi là tinh, đồng thời học hai thứ thì là tạp rồi. Một môn thâm nhập là tinh. “Tấn” hay tiến là tiến bộ, không thoái lui. Chúng ta tu Tịnh Độ, Phật ở trong Kinh dạy dỗ chúng ta, đây là đích …

Bạch Dương Kì blog

  • Tác giả: blog.xuite.net
  • Ngày đăng: 10/07/2022
  • Đánh giá: 2.68 (77 vote)
  • Tóm tắt: Ghi chú : Văn hồi hướng này là chuyên môn chỉ định hồi hướng cho những oan … Có rất nhiều bài “ hồi hướng kệ ” hoặc “ hồi hướng văn ”, có thể chọn lựa bất …
  • Nội Dung: Phụ chú : bất luận niệm kinh niệm phật, sau khi niệm xong đều phải niệm “ hồi hướng kệ ” hoặc “ hồi hướng văn ”. Cho dù là làm xong một việc thiện cũng phải niệm “ hồi hướng kệ ” hoặc “ hồi hướng văn ”. Có rất nhiều bài “ hồi hướng kệ ” hoặc “ hồi …

Các Bài Sám Văn Phát Nguyện Và Hồi Hướng

  • Tác giả: chuaquanghai.com
  • Ngày đăng: 11/06/2022
  • Đánh giá: 2.49 (86 vote)
  • Tóm tắt: Xin gia hộ cho : Nguyện lúc thiền quán, Hay trong chiêm bao, Được thấy A Di Đà Phật, Thân vàng chói sáng, Được sanh A …
  • Nội Dung: Cúi đầu đảnh lễ, đấng Đại Từ Tôn, Tiếp dẫn chúng sinh về nước An lạc, Đệ tử phát nguyện, nguyện được vãng sanh, Xin nguyện Từ bi, xót thương gia hộ. Đệ tử khắp vì, Bốn ơn ba cõi, Pháp giới chúng sinh, Cầu đạo Bồ đề, Nhứt thừa vô thượng, Chuyên tâm …

Nghi Thức Sám Hối và Văn Phát Nguyện Hồi Hướng

  • Tác giả: trangnghiemtinhdo.com
  • Ngày đăng: 12/13/2022
  • Đánh giá: 2.39 (144 vote)
  • Tóm tắt: Hãy coi mọi người đều là Bồ tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây …
  • Nội Dung: Con nguyện lâm chung, biết ngày giờ trước, thân không bịnh khổ, tâm không tham luyến, ý không điên đảo, như vào thiền định, Phật cùng Thánh chúng, tay bưng đài vàng, đến tiếp dẫn con, trong khoảng sát na, con về Cực Lạc. Hoa nở thấy Phật, được nghe …

PHÁP HÀNH: BÀI KHẤN NGUYỆN SÁM HỐI CHO BẢN THÂN & CÁCH GIẢI TRỪ OÁN KẾT VỚI OAN GIA TRÁI CHỦ – CHÙA TỰ TÂM SOẠN TẬP (PDF)

  • Tác giả: chuatutam.net
  • Ngày đăng: 06/12/2022
  • Đánh giá: 2.44 (54 vote)
  • Tóm tắt: “Tại sao mỗi ngày chúng tôi đều có hồi hướng đến cho tất cả oan gia trái chủ, nhưng tại sao … Những tội chướng ấy hôm con nguyền nhất tâm cầu xin sám hối.
  • Nội Dung: Tôi tên (……), oan gia trái chủ trên thân tôi (tức nghiệp lực) quý vị hãy nghe rõ, quý vị không nghe Tam Bảo không hiểu Quy Y, cho nên thọ khổ luân hồi. Nay tôi truyền thọ Quy Y Tam Bảo, quý vị phải lắng nghe, tôi niệm một lần, quý vị hãy theo tôi …

Hồi hướng công đức là gì? Ý nghĩa phát nguyện hồi hướng

  • Tác giả: xn—hay-uqa.vn
  • Ngày đăng: 11/08/2022
  • Đánh giá: 2.32 (140 vote)
  • Tóm tắt: Trước đây chúng ta cũng thường hay nghe về cụm từ hồi hướng, mà nói đầy đủ là hồi hướng những công đức lành đã tu hành được.
  • Nội Dung: Khi Quý Vị tu tập được bao nhiêu công đức hay làm được nhiều việc thiện, Quý Vị sẽ gom lại và hồi hướng về Đạo Quả Vị Vô Thượng Bồ Đề (Nghĩa là sẽ chứng quả Vị Phật trong tương lai, không biết là sẽ còn bao nhiêu kiếp nữa, nhưng tâm nguyện của Quý …

Hồi Hướng Công Đức Niệm Phật

  • Tác giả: tamkyrt.vn
  • Ngày đăng: 03/15/2023
  • Đánh giá: 2.18 (167 vote)
  • Tóm tắt: công đức cũng trở thành không bị diệt trừ. Số lần hồi hướng càng các càng xuất sắc, thời gian càng nkhô giòn càng tốt, tốt nhất là mau lẹ hồi …
  • Nội Dung: Thầy Thích Giác Hoàng kể: “Nhân đây, Sư kể cho Phật tử một câu chuyện thật của một Sư Cô có liên quan đến sự mầu nhiệm của công đức hồi hướng. Có một Sư Cô đang học tại Ấn Ðộ, nhân một dịp đặc biệt đã kể cho chư Tăng nghe những câu chuyện huyền bí …

Ở xa cũng có thể Niệm Phật hồi hướng cho người bệnh hay người đã mất

  • Tác giả: daophatmuonmau.com
  • Ngày đăng: 02/22/2023
  • Đánh giá: 2.19 (167 vote)
  • Tóm tắt: Trong Kinh Hoa Nghiêm, những việc như vậy Đức Phật có dạy rất rõ. Tất cả các Pháp đều do tâm tưởng sanh, tâm tưởng thì không có thời gian và không gian, …
  • Nội Dung: Thầy Thích Giác Hoàng kể: “Nhân đây, Sư kể cho Phật tử một câu chuyện thật của một Sư Cô có liên quan đến sự mầu nhiệm của công đức hồi hướng. Có một Sư Cô đang học tại Ấn Ðộ, nhân một dịp đặc biệt đã kể cho chư Tăng nghe những câu chuyện huyền bí …
Rất hay:  Rất Hay Top 19 những cầu thủ việt nam [Quá Ok Luôn]

Kinh Hồi Hướng- Đại Đức Thích Bửu Hiền – Zing MP3

  • Tác giả: zingmp3.vn
  • Ngày đăng: 03/10/2023
  • Đánh giá: 2.02 (156 vote)
  • Tóm tắt: kinh Hồi Hướng- Đại Đức Thích Bửu Hiền – Đại Đức Thích Bửu Hiền chùa Bồ Đề, Bình Thạnh Tải download 320 nhạc chờ kinh Hoi Huong- Dai Duc Thich Buu Hien,- …
  • Nội Dung: Thầy Thích Giác Hoàng kể: “Nhân đây, Sư kể cho Phật tử một câu chuyện thật của một Sư Cô có liên quan đến sự mầu nhiệm của công đức hồi hướng. Có một Sư Cô đang học tại Ấn Ðộ, nhân một dịp đặc biệt đã kể cho chư Tăng nghe những câu chuyện huyền bí …