Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2022 – 2023 – Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án (10 đề)bộ sách Chân trời sáng tạo được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Văn 6 của các trường THCS sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
QUÀ CỦA BÀ
Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cụm danh từ trong câu sau:
Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra.
Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà?
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn tả lại hình ảnh người bà thân yêu của em.
Câu 2 (5 điểm): Có một quyển sách bị đánh rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện?
ĐÁP ÁN
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.
Câu 2 (0,5 điểm): Các cụm danh từ: mấy củ dong riềng, mấy cây mía, mấy khúc sắn dây, …
Câu 3 (1 điểm): Tình cảm bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, dành dụm cho cháu những món quà nhỏ.
Câu 4 (1 điểm): Bổn phận của mình với ông bà: Yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian, tình cảm cho ông bà.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
– Đảm bảo hình thức đoạn văn.
– Xác định đúng vấn đề
– Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu về bà.
+ Tả khái quát, tả chi tiết.
+ Cảm nghĩ của em về bà.
Câu 2 (5 điểm):
a. Hình thức:
– Thể loại: Tự sự
– Ngôi kể: Thứ nhất
– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
– Mở bài: Giới thiệu bản thân (đóng vai quyển sách), hoàn cảnh, tình huống truyện.
– Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Kể về quá khứ huy hoàng; cảm xúc, tâm trạng khi bị bỏ rơi; có một cậu bé nghèo đã nhặt được; cậu chủ mới quan tâm,…
– Kết bài : Cảm nghĩ của sách khi giúp cậu chủ mới có kiến thức, lời khuyên cho các bạn nhỏ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập:
Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.
Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.
Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.
Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.
Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.
Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.
Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.
Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:
– Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!
Tôi cố quẫy mình… Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!“
Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già… “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ…
(Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020)
Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Mẹ Dẻ Gai
B. Một cây dẻ trong rừng già
C. Một nhân vật trong câu chuyện
D. Nhân vật “tôi” – đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai
2. Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào?
A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em
B. Nhân vật “tôi” và các anh chị em
C. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già
D. Những hạt dẻ gai trong rừng già
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ.”?
A. Ẩn dụ
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. So sánh
4. Vì sao khi mùa đông đến, “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp?
A. Vì “tôi” nhỏ nhất nhà và chưa đủ lớn.
B. Vì “tôi” rất thích tấm áo gai xù ấm áp.
C. Vì “tôi” sợ gió lạnh, sợ mùa đông đến.
D. Vì “tôi” sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm.
Câu 2. Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhân vật“tôi” thể hiện được những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện đồng thoại?
2. Hãy tìm ba từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật “tôi”.
3. Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích.
Phần II: VIẾT (3 điểm)
Câu 1. Em hãy tưởng tượng những điều hạt dẻ gai gặp trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp. Hãy giúp nhân vật ấy kể tiếp câu chuyện của mình trong rừng già theo cách của em.
Câu 2. Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích có thể gợi liên tưởng đến điều gì trong cuộc sống của em? Viết đoạn văn chia sẻ điều đó.
Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)
Câu 1. Trong vai hạt dẻ gai, em hãy tưởng tượng và kể lại những điều nhân vật gặp trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp.
Câu 2. Câu chuyện của hạt dẻ gai có thể gợi liên tưởng đến những trải nghiệm của em. Hãy chia sẻ những trải nghiệm đó với mọi người.
ĐÁP ÁN
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. D
2. B
3. B
4. D
Câu 2. Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhân vật “tôi” thể hiện được những đặc điểm của nhân vật trong truyện đồng thoại: Nhân vật “tôi” được nhân cách hóa với những suy nghĩ, đặc điểm, tính cách giống như con người.
2. Theo em 3 từ có thể phù hợp với đặc điểm của nhân vật “tôi” là: sợ sệt, dũng cảm, đáng yêu.
3. Bài học cuộc sống: Dũng cảm đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhận về những bài học bổ ích cho bản thân, những điều tốt đẹp.
Phần II: VIẾT (3 điểm)
Câu 1.
Khi rơi xuống tấm thảm lá trong rừng già, cảm giác êm dịu, trong trẻo khiến tôi khoan khoái lạ thường. Mùa đông đến, cả khu rừng bỗng chốc chìm vào bầu không gian lạnh lẽo. Tấm thảm lá chẳng thể giúp tôi cảm thấy ấm áp như trong vòng tay vạm vỡ của mẹ Dẻ Gai, nhất là khi tấm áo gai xù xì đã chẳng còn bên mình. Đúng lúc này thì tôi phát hiện ra một con côn trùng kì lạ gì đó vừa đi vừa dí sát mũi xuống đất, giống như đang tìm kiếm thức ăn vậy. Tôi vội vã thu mình thật kĩ lại trong những chiếc lá khô, dặn mình không sợ hãi, nín thở chờ con vật đó đi qua. Cứ thế, những ngày tháng sau đó, tôi cũng học được cách sinh tồn và tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm dưới mặt đất này. Rồi mùa xuân cũng đến, những tia nắng ấm áp len lỏi qua từng tán cây rọi xuống mặt đất. Tôi vươn mình đón những tia nắng ấm áp, những hạt mưa mát lành. Từ lúc nào, tôi đã trở thành một cây dẻ gai cường tráng đúng như ước mong của mẹ rồi. Tự bản thân tôi cũng cảm thấy thật vui vẻ, hạnh phúc khi chào đón cuộc đời này với một hình hài mới, khỏe mạnh, giúp ích cho đời.
Câu 2.
Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích đã khiến em liên tưởng đến lần trải nghiệm khó quên đó của chính bản thân mình. Ngày hôm đó trên đường đi học về, qua ngõ vắng em đã bắt gặp cảnh một bà cụ bị một nhóm thanh niên chặn đường xin tiền. Bà cụ đưa ánh mắt ra hiệu em đừng lại gần kẻo gặp nguy hiểm. Một trong số những thanh niên trong nhóm còn lao nhanh về phía em, túm lấy cặp sách sau lưng đuổi em đi. Em biết lúc này mà bỏ đi thật thì bà sẽ gặp nguy hiểm mất. Em quay lưng chạy nhanh khỏi ngõ rồi lập tức hô hoán thật to để gọi người lớn xung quanh chạy đến giúp bà cụ. Em còn cố tình hét to hơn: “Công an đến!” làm nhóm thanh niên trấn lột kia sợ hãi bỏ chạy toán loạn. Thật ra chẳng có chú công an nào cả, chỉ có hai bác thanh niên chạy đến mà thôi. Mọi người khen em nhanh trí, dũng cảm mới cứu được bà cụ khỏi cảnh nguy nan. Bà cụ cảm ơn em, còn em, em chỉ cảm thấy vui mừng vì đã giúp được bà. Về nhà, em có kể lại chuyện này cho bố mẹ nghe, cả nhà ai cũng khen em dũng cảm, thông minh. Đây đúng là lần trải nghiệm khó quên của em vì em chưa từng rơi vào hoàn cảnh như thế bao giờ. Dù biết là nguy hiểm, nhưng nếu được chọn lựa, em sẽ vẫn hành động như vậy. Giúp đỡ được mọi người cũng chính là giúp bản thân mình có thêm nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống.
Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)
Câu 1.
Sử dụng bài văn đã làm ở câu 1 phần Viết và chuyển thành ngôn ngữ nói, sử dụng điệu bộ, cử chỉ, giọng nói phù hợp để kể câu chuyện.
Câu 2.
Sử dụng đoạn văn đã làm ở câu 2 phần Viết và chuyển thành ngôn ngữ nói, sử dụng điệu bộ, cử chỉ, giọng nói phù hợp để kể câu chuyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình… rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ nguậy, rồi ngó ngoáy; các chú càng cứng càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới. Cứ như là mẹ các chú đang ở đó, nhẹ nhàng bồng từng chú mà đặt xuống một cái nệm êm vậy.
Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đồ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Chú đứng trên quả chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu…
Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.
(Vũ Tú Nam, Cái trứng bọ ngựa, trích Những tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi – Hoa lá trong vườn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 29)
Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích.
Câu 2. Liệt kê một số chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con và chú bọ ngựa con đầu đàn.
Câu 3. Nhân vật “tôi” đã rất chăm chú và kiên nhẫn khi quan sát những cái trứng bọ ngựa nở thành đàn bọ ngựa con. Em hãy chỉ ra một số chi tiết thể hiện điều đó.
Câu 4. Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm gì với các chú bọ ngựa con?
Câu 5. Hãy quan sát kĩ một hình ảnh thiên nhiên quanh em (đám mây, bông hoa, giọt sương, cây lá,…) hoặc một con vật nuôi và ghi lại vài điều thú vị mà em nhìn thấy, cảm thấy.
Câu 6. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong đoạn văn sau:
Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình… rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió.
Câu 7. Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
ĐÁP ÁN
Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Câu 1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
Câu 2.
– Chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con: bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình, mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ nguậy, rồi ngó ngoáy; các chú càng cứng càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.
– Chi tiết miêu tả chú bọ ngựa con đầu đàn: hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ.
Câu 3. Các chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con từ khi bắt đầu chui ra khỏi ổ trứng đến khi có thể nhảy xuống và toả đi “bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập” Mỗi “giai đoạn” đều được tái hiện rất tỉ mỉ, chi tiết. Ví dụ: lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình… rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió…
Câu 4. Cách quan sát chăm chú, kiên nhẫn; cách miêu tả rất chi tiết, sinh động của nhân vật “tôi” thể hiện sự tò mò, thích thú và tình cảm yêu quý dành cho các chú bọ ngựa con.
Câu 5. Quan sát chú mèo em thấy: Chú mèo con có bộ lông màu vàng óng, đôi mắt to tròn, đen láy. Hai chiếc tai lúc nào cũng dựng đứng lên để nghe ngóng xung quanh. Cái đuôi thì ngoe nguẩy liên tục. Chú mèo rất ngoan, chăm chỉ bắt chuột, rất quý người.
Câu 6. Từ láy: tí ti thô lố, nhẹ nhàng, lơ lửng, bay bay.
Việc sử dụng các từ láy giúp miêu tả sinh động hình ảnh những chú bọ ngựa vừa mới nở: nhỏ bé, tinh nghịch, khéo léo.
Câu 7. Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Chú đứng trên quả chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu.
Hình ảnh bọ ngựa đứng trên quả chanh được so sánh với con sư tử đứng vờn quả cầu. Biện pháp tu từ so sánh đã tô đậm vẻ đẹp khoẻ khoắn, hùng dũng của chú bọ ngựa ngay từ lúc mới sinh ra.
Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)
Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài: Chia tay mái trường Tiểu học.
b. Tìm ý
– Em nhớ và định kể lại kỉ niệm: Buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.
– Câu chuyện cụ thể như sau:
+ Đến lớp thật sớm, quan sát mọi thứ xung quanh.
+ Không khí của lớp học trầm lặng.
+ Cô giáo lần cuối điểm danh mọi người.
– Kỉ niệm ấy sâu sắc, đáng nhớ vì đánh dấu kết thúc 5 năm học ở trường tiểu học, chuyển sang cấp học mới, môi trường mới.
c. Lập dàn ý
– Mở bài: Nêu khái quát về kỉ niệm: Nhớ như in cái ngày cuối cùng tại trường tiểu học của mình, giây phút phải chia xa mọi người.
– Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm.
+ Tôi đi học thật sớm, nhìn kĩ lại trang phục, đồ dùng của mình. Cảm giác khó tả khi chuẩn bị không còn là học sinh tiểu học.
+ Trên đường đến trường quen thuộc, nhìn kĩ khung cảnh thấy man mác buồn.
+ Vào lớp học, quan sát bạn bè vui cười, hồn nhiên trêu đùa.
+ Cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp, dặn dò cả lớp.
+ Lần cuối cùng, cô điểm danh sĩ số, ai nấy đều rưng rưng, chạy ôm lấy cô.
– Kết bài: Cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó.
+ Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5.
+ Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6.
2. Viết bài
Thời gian trôi qua nhanh, ngày nào tôi còn bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ, từng bước chậm rãi đi qua cánh cổng trường tiểu học. Vậy mà nay tôi đã đi học lớp 6, làm quen với một môi trường mới hoàn toàn. Một trong những trải nghiệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.
Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất.nNhìn phù hiệu trường tiểu học A sao mà thân thương thế! Chỉ còn vài giờ nữa thôi, tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa mà trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu. Nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, không biết nói gì.
Trên đường tới lớp, con đường vẫn đông đúc như mọi khi. Hàng cây xanh mướt hai bên đường như đang trùng xuống. Tôi cứ có cảm giác mọi thứ đang trôi chậm lại. Trường tiểu học của tôi tuy không rộng rãi, khang trang thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Hôm nay tôi đến trường sớm hơn mọi ngày vì đây là buổi học đặc biệt.
Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, trêu đùa nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình biết.
Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi mà chỉ bước vào và im lặng. Ánh mắt cô giáo hôm nay cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi.
Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc.
Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5. Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, tôi chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6 – môi trường mới. Tôi dặn lòng sẽ học hành thật tốt để không khỏi tiếc nuối những tháng ngày ở cấp một.
3. Chỉnh sửa bài viết: Đọc và chỉnh sửa lại các lỗi về diễn đạt, chính tả,….
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 – 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt.
B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ.
D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt.
Câu 2 (0,25 điểm) : Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân
B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
C. Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.
D. Tất cả đều đúng
Câu 3 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.
B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.
C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.
Câu 4 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc.
B. Dùng tay không.
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc.
D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc.
Câu 5 (0,25 điểm): Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
A. Đức Thánh Tản Viên.
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên.
C. Bố Cái Đại Vương.
D. Phù Đổng Thiên Vương.
Câu 6 (0,25 điểm): Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn trên có những từ láy nào? (1,5 điểm)
b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”.
ĐÁP ÁN
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm): Đáp án B
Câu 2 (0,25 điểm) : Đáp án D
Câu 3 (0,25 điểm): Đáp án D
Câu 4 (0,25 điểm): Đáp án C
Câu 5 (0,25 điểm): Đáp án D
Câu 6 (0,25 điểm): Đáp án B
Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn trên có những từ láy: rả rích, tối tăm, ráo riết. (1,5 điểm)
b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)
– Thành ngữ: tối tăm mặt mũi, thối đất thối cát.
+ tối tăm mặt mũi: rất mạnh, rất to, không nhìn rõ vật gì.
+ thối đất thối cát: mưa nhiều ngày liên tục, rất to, có sức tàn phá đất đai.
Cả 2 thành ngữ đều nói về tác hại của mưa nhiều, to và dữ dội.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Hình thức:
– Viết đoạn văn ngắn.
– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
– Diễn đạt rõ ràng. Không mắc lỗi về câu, về chính tả.
– Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
– Cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng: hình ảnh đẹp của người anh hùng đánh giặc,…
– Cảm xúc của bản thân: yêu mến, tự hào,…
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…
(Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Gọi tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Cả đời buộc bụng thắt lưng/ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng”
Câu 3 (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng các từ chỉ trạng thái cảm xúc trong câu thơ: “Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười/ Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương”.
Câu 4 (1 điểm): Người con trong đoạn trích bộc lộ tình cảm gì với mẹ của mình?
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái bao la như biển. Em cần làm gì để bù đắp công ơn lớn lao đó? Hãy viết đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2 (5 điểm): Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.
Câu 2 (0,5 điểm):
– Ẩn dụ: Buộc bụng thắt lưng: hết sức hạn chế, tiết kiệm trong tiêu dùng để trang trải, dành dụm trong hoàn cảnh khó khăn.
– So sánh: Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng: Sự tần tảo hi sinh chăm lo cho gia đình như con tằm đêm ngày kiên nhẫn nhả tơ.
Câu 3 (1 điểm):
– Từ chỉ trạng thái cảm xúc: đau, vui, nhớ thương.
– Tác dụng: Ca ngợi sự hi sinh cao cả của người mẹ.
Câu 4 (1 điểm): Người con rất yêu thương mẹ. Khi đi xa trở về mẹ đã không còn nữa nên rất xót xa, đau đớn.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
– Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.
– Xác định đúng vấn đề: Tình yêu thương cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Mỗi người con hãy biết hiếu thảo, kính trọng cha mẹ.
– Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu
+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo, kính trọng, yêu thương cha mẹ.
+ Hiện trạng ngày nay
+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ cha mẹ, …
Câu 2 (5 điểm):
a. Hình thức:
– Thể loại: Tự sự
– Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.
– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
– Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.
– Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1(1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1 điểm): Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 – 4 dòng).
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6, tập 1 Chân trời sáng tạo).
ĐÁP ÁN
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1(1 điểm):
– Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. (0,5 điểm)
– Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm): Mỗi từ đúng đạt 0,25 điểm
– Từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,…
– Từ ghép: Công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, …
Câu 3 (1 điểm):
– Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh
– Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha.
Câu 4 (1 điểm).
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ…
Câu 5 (1 điểm).
Học sinh có thể trình bày một số ý cơ bản như:
– Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nơi ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.
– Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân.
– Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người.
– Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình: xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm…
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Hình thức:
– Thể loại: Tự sự
– Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.
– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
– Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.
– Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1. Những đặc điểm nào dưới đây thuộc thể loại truyện đồng thoại?
a. Là thể loại văn học dành cho thiểu nhi.
b. Nhân vật là loài vật.
c. Nhân vật là dũng sĩ.
d. Nhân vật thường gắn với lịch sử và là người có công lớn đối với cộng đồng.
đ. Nội dung phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật, qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa.
Câu 2. Truyện Cô Gió mất tên (SGK Ngữ văn 6, tập mội) được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà em xác định được?
Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1. Sau khi đọc VB Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê.
Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp.
ĐÁP ÁN
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1.
Đáp án a, b, đ
Câu 2.
Chuyện được kể theo ngôi thứ 3. Căn cứ: người kể chuyện không xưng tôi, là người kể chuyện giấu mình.
Câu 3.
a. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua; Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”.
– Tác dụng: Những phép so sánh trên làm cho câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn; đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hợm lĩnh của Dế Mèn qua những hình ảnh so sánh ấy.
b. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Khu vườn là món quà bất tận của tôi”, “Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là mớn quà lớn.”.
– Tác dụng: Phép so sánh ấy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”.
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1.
HS tự thực hiện dựa trên kết quả đọc hiểu VB Giọt sương đêm. Khi viết đoạn văn này, HS cần lưu ý:
– Có thể chọn kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa theo ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất (đóng vai Bọ Dừa để kể).
– Nội dung kể là câu chuyện của Bọ Dừa sau khi về quê. HS có thể sáng tạo nội dung kể tuy nhiên nội dung ấy cần có sự liên quan chặt chẽ, phù hợp, liền mạch với nội dung của VB Giọt sương đêm đã được trình bày trong SGK.
* Gợi ý: Sau khi từ biệt Thằn Lằn, tôi lên đường trở về với quê hương yêu dấu. Đã từ lâu lắm rồi kể từ ngày tôi quyết định rời xa quê đi làm ăn xa tôi chưa có dịp quay trở lại thăm nhà, thăm bố mẹ tôi. Cuộc sống khó khăn, công việc bận rộn, mải mê làm ăn mà tôi quên khuấy đi tất cả. Không biết giờ này gia đình tôi sống ra sao, bố mẹ có khỏe không, anh em có cuộc sống như thế nào. Cứ nghĩ đến đây là lòng tôi lại sốt sắng, bước nhanh chân để về cho thật sớm. Dù trong lòng vội vã nhưng tôi cũng kịp nhìn ngắm mọi vật xung quanh trên đường về nhà. Trời hôm nay thật đẹp, mây gợn trên bầu trời xanh và cao, gió hiu hiu thổi, nắng vàng ươm trải dài khắp muôn nơi. Tôi cứ đi mãi, đi mãi….cuối cùng cũng về đến đầu ngõ khi trời vừa sẩm tối. Lúc này, tôi cố gắng chạy thật nhanh trở về nhà. Cảnh vật quanh nhà tôi đã khác rất nhiều sau ngần ấy năm tôi ra đi, tôi thấy bố mẹ đứng trước cửa nhà nhưng còn xúc động chưa dám chạy vào…..
Câu 2.
HS có thể tự thực hiện bài viết theo các bước gợi ý trong Ngữ văn 6, tập một, Chân trời sáng tạo. Cụ thể là:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
– Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: “Mùa hè vừa qua, em có trải nghiệm nào đáng nhớ nhất?”.
– Thu thập tư liệu bằng cách nhớ lại trải nghiệm đáng nhớ nhất của em, đọc lại những câu chuyện trong bài học Những trải nghiệm trong đời để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ, tìm những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện.
Bước 2: Tìm ý và lập đàn ý
– Tìm ý bằng cách: HS tìm ý bằng sơ đồ hướng dẫn trong SGK.
– Lập dàn ý: HS lập dàn ý theo hướng dẫn trong SGK.
Bước 3: Viết bài
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Dựa vào bảng kiểm trong SGK Ngữ văn 6, tập một để điều chỉnh bài viết.
* Bài văn mẫu:
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống… từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngờ đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu. Chụp xong, cả nhà ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt… được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh, ….
b. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
c. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
d. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của cốt truyện truyền thuyết?
a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
c. Thường kết thúc có hậu: thưởng phạt phân minh.
d. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.
Câu 3. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các đoạn văn sau:
a. Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô gái xuất hiện. (Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na)
b. Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Bèn làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng, cho nên gọi là bánh chưng. Rồi giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ngoài và nhân ở trong ruột là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. (Bánh chưng, bánh giầy)
Câu 4. Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” có phải thành ngữ không? Tìm một cụm từ có nghĩa tương tự để thay thế cho cụm từ “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi.
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hoá ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật,…). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức.
Câu 2. Trong bài thơ Chuyện cổ nước mình có câu:
Ở hiền thì lại gặp hiền,
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu thơ trên gợi cho em nhớ đến truyện cổ tích nào nhiều nhất? Hãy kể lại truyện đó.
ĐÁP ÁN
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1.
Đáp án b
Câu 2.
Đáp án c
Câu 3.
* Đoạn a
– Từ đơn: một, đêm, nằm, ngủ, vườn, bỗng, thấy, ở, đó, một, trẻ, đẹp,…
– Từ ghép: Thái tử, thư phòng, thượng uyển, cô gái, dạo chơi, hoàng cung,
xuất hiện,…
– Từ láy: trằn trọc, vội vàng.
* Đoạn b
– Từ đơn: tỉnh, dậy, vô, cùng, làm, theo, lời, thần, dặn, chọn, thật, tốt, bánh, vuông, bỏ, vào, chõ, chưng,…
– Từ ghép: Lang Liêu, gạo nếp, mừng rỡ, bánh chưng, bánh giầy, lá xanh, cha mẹ, yêu thương, đùm bọc,…
– Từ láy: không có
Câu 4.
– Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” là một thành ngữ.
– Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,…
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1.
Cách làm:
– Chọn một công trình văn hoá ở địa phương, tìm thông tin về công trình đó.
– Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về công trình.
– Chú ý sử dụng từ đơn, từ phức khi viết.
Đoạn văn mẫu:
Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột. Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hựu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Theo truyền tụng, sau khi Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Ai đã từng đến thăm một lần thì khó có thể quên được vẻ đẹp của chùa Một Cột. Nằm giữa một hồ sen, chùa giống như một bông sen quý nhất đang toả hương. Những cây đại đứng cạnh chùa như tô điểm thêm không gian cổ kính. Mái chùa cong với nhiều đường nét tinh tế. Chùa ngự mình trên những thanh gỗ chắc chắn và có lẽ đã rất nhiều năm tuổi. Thân chùa là một cái cột rất lớn, màu nâu trầm tĩnh. Những bậc thang lên chùa đã bạc màu vì sương gió. Mấy chậu hoa hai bên lối vào chúa đứng lặng lẽ như những chàng lính chăm chỉ canh gác ngày đêm. Vào những ngày hè, khi ánh nắng váng chiếu xuống chùa Một Cột sáng rực lên như nụ sen hồng nở tung mình khoe sắc vẻ đẹp ấy thật cổ kính và thiêng liêng. Chùa là nơi lưu giữ nhiều những giá trị lịch sử của đất nước, là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Chùa Một Cột quả thật là một trong những di tích cần được bảo tồn và lưu giữ.
Câu 2.
HS thực hiện theo quy trình viết sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:
– Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (Một truyện cổ tích thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành” mà em ấn tượng nhất).
– Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì? (Kế lại một truyện cổ tích)
Thu thập tư liệu: Em hãy nhớ lại các truyện cổ tích đã biết, đã học. Trong những truyện đó, truyện nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất về việc “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”?
Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý
Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời các câu hỏi:
– Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?
– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?
– Truyện có những nhân vật nào?
– Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?
– Truyện kết thúc như thế nào?
– Cảm nghĩ của em về truyện?
Lập dàn ý: Em hãy sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Cụ thể như sau:
Mở bài: Giới thiệu tên truyện, lí do muốn kể lại truyện
Thân bài: Trình bày nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Kể chuyện theo trình tự thời gian: – Sự việc 1; – Sự việc 2; – Sự việc 3; – Sự việc 4….
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.
Bước 3: Viết bài
Dựa vào dàn ý trên, viết thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Xem lại và chỉnh sửa: Sau khi viết xong, em có thể tự kiểm tra lại bài viết của mình (sử dụng Bảng kiểm bài viết kể lại một truyện cổ tích ở SGK).
Tiếp theo, đọc lại câu chuyện của mình lần thứ hai và kiểm tra, điều chỉnh bài viết bằng cách:
– Tìm và chỉnh sửa các lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ, lỗi ngữ pháp (nếu có).
– Em hãy trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe và nhờ bạn góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn.
– Tiếp theo, hãy đọc bài viết của các bạn khác và giúp bạn hoàn chỉnh VB theo cách mà em đã làm với bài của mình.
Rút kinh nghiệm: nếu được viết lại bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?
Gợi ý:
Truyện “Tấm Cám” thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.
Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám – cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.
Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn. Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.
Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.
Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.
Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình – Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là của nhân vật cổ tích?
a. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.
b. Thường thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,…
c. Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.
d. Thường được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Câu 2. Nối các khái niệm ở cột A với nội dung khái mệm tương ứng ở cột B.
A (Các khái niệm)
B (Nội dung khái niệm)
1. Đề tài
a. là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,…
2. Chủ đề
b. là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện.
3. Người kể chuyện
c. là vấn đề chính mà VB nêu lên qua một hiện tượng đời sống.
4. Lời của người kể chuyện
d. là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua VB.
5. Lời của nhân vật
đ. là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc.
Câu 3. Cho các cặp câu sau đây:
a1. Người anh lấy vợ.
a2. Ít lâu sau, người anh lấy vợ.
b1. Người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.
b2. Từ đó, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.
c1. Hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.
c2. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.
– Em hãy chỉ ra sự khác nhau ở từng cặp câu trên.
– Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu?
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ.
Chỉ ra tác dụng của các trạng ngữ đó trong câu văn, đoạn văn.
Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp.
ĐÁP ÁN
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1.
Đáp án b
Câu 2.
1 – d ; 2 – c ; 3 – đ ; 4 – a ; 5 – b
Câu 3.
– Sự khác nhau ở từng cặp câu; câu thứ 3 trong mỗi cặp câu có thêm thành phần trạng ngữ.
– Các trạng ngữ đó có tác dựng bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra trong câu, làm cho ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn.
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1.
Thời tiết những dạo gần đây thật khiến người ta cảm thấy thật thoải mái. Mùa đông đã thật sự về.Cái lạnh lẽo đã thế chỗ cho sự nóng nực, oi bức của mùa hè. Gần đây, những đợt không khí lạnh liên tiếp đổ về với những đợt gió mùa khiến cho những ai yêu mùa đông cảm thấy thật sự thích thú. Lạnh nhưng không đến mức rét cắt da cắt thịt, trong cái lạnh ta vẫn cảm thấy được một sự hân hoan như không khí Tết về. Hôm nay, trời còn lất phất mưa phùn tưởng như Tết, mùa xuân đã về tới ngõ.
– Trạng ngữ được sử dụng: Gần đây, Hôm nay
– Tác dụng của trạng ngữ: đây đề là trạng ngữ chỉ thời gian, giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và liên kết các câu trong đoạn.
Câu 2.
HS có thể tự thực hiện bài viết theo các bước gợi ý trong Ngữ văn 6, tập một, Chân trời sáng tạo. Cụ thể là:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
– Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: “Mùa hè vừa qua, em có trải nghiệm nào đáng nhớ nhất?”.
– Thu thập tư liệu bằng cách nhớ lại trải nghiệm đáng nhớ nhất của em, đọc lại những câu chuyện trong bài học Những trải nghiệm trong đời để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ, tìm những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện.
Bước 2: Tìm ý và lập đàn ý
– Tìm ý bằng cách: HS tìm ý bằng sơ đồ hướng dẫn trong SGK.
– Lập dàn ý: HS lập dàn ý theo hướng dẫn trong SGK.
Bước 3: Viết bài
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Dựa vào bảng kiểm trong SGK Ngữ văn 6, tập một để điều chỉnh bài viết.
* Bài văn mẫu:
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống… từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngờ đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu. Chụp xong, cả nhà ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt… được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mấy hôm sau, về tới quê nhà.
Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.
Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.
Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng:
– Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa.
Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.
Tôi ở lại với mẹ:
– Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41)
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ
vào yếu tố nào để xác định ngôi kể?
Câu 2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó?
Câu 3. Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?
Câu 4. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa?
Câu 5. Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên. Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì.
Câu 6. Kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn trích sau vào ô phù hợp:
Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.
Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.
TỪ ĐƠN
TỪ PHỨC
TỪ GHÉP
TỪ LÁY
Câu 7. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau:
a. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.
b. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.
Phần II: VIẾT (3 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)
Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.
ĐÁP ÁN
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
Người kể chuyện xưng “tôi” và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia vào câu chuyện.
Câu 2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó là:
– Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà.
– Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn.
– Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.
Câu 3. Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách;…
Câu 4. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa chính là Dế Mèn đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai.
Câu 5. Cảm nhận về Dế Mèn qua hai đoạn trích:
– Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề,…
– Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: “rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai”.
Câu 6. Kẻ bảng và điền các từ vào ô phù hợp.
Câu 7. Giải thích nghĩa các từ:
a. Trứng nước: ở thời kỳ mới sinh ra chưa được bao lâu, đang còn non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ.
b. Tu tỉnh: nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa.
Phần II: VIẾT (3 điểm)
– Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, than bài, kết bài.
– Em có thể viết bài văn theo các ý:
+ Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện: buổi sáng sớm đầu mùa hạ, trong bếp.
+ Các nhân vật trong câu chuyện: nhân vật “tôi” – người kể chuyện, Miu Xám, chim chào mào má đỏ.
+ Hệ thống sự việc trong câu chuyện:
++ Sự việc 1: Nhân vật “tôi” bị đánh thức bởi tiếng “Meo! Meo!” của Miu Xám và vội chạy xuống bếp thì thấy Miu Xám tha về một chú chim.
++ Sự việc 2: “Tôi” giải cứu cho chú chim. Chú chim nằm lả ra, không cựa quậy khiến “tôi” rất buồn và nghĩ là chú chim đã chết.
++ Sự việc 3: Chú chim chào mào giả chết bay vút qua ô cửa sổ. Cảm xúc của “tôi” khi sự việc xảy ra: thương chú chim khi tưởng chú đã chết; kinh ngạc, sung sướng khi chú chim bay vút qua ô cửa thoát thân.
+ Kết thúc câu chuyện: Mỗi khi nghe tiếng chim, nhân vật “tôi” lại mong được gặp lại chú chim chào mào má đỏ thông minh, can đảm. “Tôi” cũng đeo vào cổ Miu Xám một cái vòng có gắn ba quả chuông nhỏ xíu để không chú chim nào bị trở thành con mồi của nó nữa.
+ Cảm xúc của “tôi” khi kể lại câu chuyện: vui sướng, chờ mong.
Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)
– Thực hành nói theo các bước: trước khi nói, trình bày bài nói, sau khi nói.
– Em có thể trình bày trước người thân hoặc nhóm bạn để nhận được các góp ý; từ đó hoàn thiện bài trình bày của mình.
* Ví dụ bài nói mẫu:
Chắc chắn trong số chúng ta ai cũng đã từng trải qua rất nhiều những trải nghiệm. Lần trải nghiệm đáng nhớ mà cũng mang đến cho em nhiều cảm xúc nhất chính là lần chúng em được tham gia khóa học ngoại khóa hè 3 ngày ở một vùng quê vô cùng yên bình.
Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của 3 ngày ấy. Em đã vô cùng háo hức, mong từng ngày một để tới ngày chuyến đi được thực hiện. Em đã về quê nhiều lần nhưng cảm xúc lần này rất khác. Em sẽ phải tự lo cho bản thân mình mà không có bố mẹ ở bên cạnh. Đi cùng em trong lần này còn có Vân, người bạn thân thiết nhất của em.
Ngồi trên ô tô, chúng em hát vang lên bài hát yêu thích của mình, không khí trên xe nhộn nhịp vô cùng. Đường đi hai bên ngập tràn những cánh đồng lúa vàng óng, dưới ánh mặt trời chói chang, màu vàng càng thêm rực rỡ, óng ả. Trên triền đê còn có từng đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Lũy tre làng thì đung đưa, rì rào trong gió. Không khí thật sự trong lành, yên bình vô cùng.
Các cô giáo trong đoàn đi hướng dẫn chúng em rất chu đáo cách sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị cho những trải nghiệm thú vị trong 3 ngày ở quê. Các bạn ở quê chào đón chúng em rất nhiệt tình. Bạn nào cũng hiền, cũng đáng yêu mà bạo lắm. Nhìn các bạn trèo tót lên cây hái quả ổi, quả sấu mà cứ nhanh thoăn thoắt như con sóc nhỏ vậy. Chúng em được ra đồng xem các bác nông dân làm ruộng. Em còn được lội thử xuống ruộng nữa, cảm giác thật lạ, em thấy mình như sắp biến thành người nông dân thực thụ ấy. Buổi chiều chúng em được chạy thả diều trên những triền đê xanh cỏ, hun hút gió.
Ba ngày trôi qua thật nhanh, lúc về chúng em có tặng lại các bạn ở quê mấy món quà mà chúng em tự chuẩn bị từ trước. Lưu luyến lắm, chúng em chẳng muốn rời đi và còn hẹn năm sau sẽ quay lại.
Chuyến đi thật sự mang đến cho em rất nhiều cảm xúc. Em chỉ ước năm nào cũng sẽ có một chuyến đi như thế này để bản thân có thêm nhiều tích lũy mới cho bản thân, có thêm nhiều cơ hội kết bạn mới.
Top 23 những bài văn mẫu lớp 6 học kì 1 viết bởi Cosy
Đề thi kì 1 môn Văn lớp 6 – TP Thái Nguyên 2022 (Có đáp án)
- Tác giả: thi.tuyensinh247.com
- Ngày đăng: 08/27/2022
- Đánh giá: 4.74 (230 vote)
- Tóm tắt: – Các sự kiện chính trong trải nghiệm đó: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. – Cảm xúc/bài học rút ra sau trải nghiệm. 2.5. d. Chính tả, ngữ …
- Nội Dung: Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột. Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hựu, …
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
- Tác giả: mnlienphong.edu.vn
- Ngày đăng: 05/31/2022
- Đánh giá: 4.44 (235 vote)
- Tóm tắt: Trong những bài văn mẫu Tả cảnh công viên vào buổi sáng được chúng tôi cập nhật đầy đủ tại đây chắc chắn sẽ đem lại cho các em học sinh có được …
- Nội Dung: Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột. Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hựu, …
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 15 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn (Có ma trận)
- Tác giả: pgdphurieng.edu.vn
- Ngày đăng: 10/27/2022
- Đánh giá: 4.38 (577 vote)
- Tóm tắt: Với bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 15 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn (Có ma trận) sẽ …
- Nội Dung: Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy …
Văn mẫu lớp 6 kì 1 | Văn biểu cảm, văn kể chuyện, văn miêu tả lớp 6 kì 1 hay nhất – Văn mẫu lớp 6
- Tác giả: c3vinhbaohp.edu.vn
- Ngày đăng: 06/10/2022
- Đánh giá: 3.99 (556 vote)
- Tóm tắt: Để học tốt Ngữ Văn 6, dưới đây liệt kê các bài soạn tóm tắt, kể chuyện, văn biểu cảm (biểu cảm) và soạn bài theo từng tác phẩm có trong sgk …
- Nội Dung: Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy …
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020
- Tác giả: giaovienvietnam.com
- Ngày đăng: 07/03/2022
- Đánh giá: 3.81 (263 vote)
- Tóm tắt: Mẹ hiền dạy con. Mỗi tác phẩm sẽ đen đến cho các bạn những ý nghĩa văn học hay. Những ý nghĩa này không chỉ giúp các bạn làm bài tập …
- Nội Dung: Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy …
50 bài văn mẫu lớp 6 tuyển chọn thi học kì 2 năm học 2015 – 2016
- Tác giả: dethikiemtra.com
- Ngày đăng: 04/30/2022
- Đánh giá: 3.67 (287 vote)
- Tóm tắt: Chỉ cần một chú chuột nào đó xuất hiện thì mèo ta bằng một cú nhảy điêu luyện, bung người lên, vồ chính xác con mồi, và rất ít khi vồ hụt. Những cái vuốt sắc …
- Nội Dung: Chuột Chù thấp cổ bé miệng, không biết cãi sao đành chấp nhận nhưng cũng không khỏi lo lắng: – Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi thì rồi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa. Câu …
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 24 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Văn (Có đáp án + Ma trận)
- Tác giả: pgddtcanglong.edu.vn
- Ngày đăng: 01/31/2023
- Đánh giá: 3.53 (470 vote)
- Tóm tắt: Với những thông tin mà pgddtcanglong.edu.vn cung cấp tại bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 24 Đề kiểm …
- Nội Dung: A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự …
Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả: vietjack.me
- Ngày đăng: 05/17/2022
- Đánh giá: 3.34 (431 vote)
- Tóm tắt: TOP 200 bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức | Tập làm văn lớp 6 – Tổng hợp những bài văn hay Tập làm văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh làm tốt các bài …
- Nội Dung: A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự …
Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 6
- Tác giả: giaoducvathoidai.com.vn
- Ngày đăng: 07/25/2022
- Đánh giá: 3.05 (407 vote)
- Tóm tắt: Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng. Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm …
- Nội Dung: Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu sẽ có đám rước kiệu với nhiều màu sắc của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… được xuất phát từ dưới chân núi rồi …
Tổng hợp đề thi ngữ văn lớp 6 giữa kì 1 chương trình mới có đáp án
- Tác giả: bambooschool.edu.vn
- Ngày đăng: 10/27/2022
- Đánh giá: 2.85 (83 vote)
- Tóm tắt: Bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên là: Hãy biết hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ khi đau ốm và biết chia sẻ với mọi người những …
- Nội Dung: Khi sang được đường bên này, em nhẹ nhàng buông tay cụ và nói với cụ: “Cụ ơi, đã qua đường bên này rồi, cụ đi cẩn thận nhé!” “Cám ơn cháu đã giúp đỡ” Cụ nói rồi đưa tay vào túi áo và mang ra một chiếc kẹo, cụ để vào tay em như một lời cảm ơn. Lúc ấy …
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 năm học 2023 – 2024 có đáp án
- Tác giả: luatduonggia.vn
- Ngày đăng: 09/06/2022
- Đánh giá: 2.81 (100 vote)
- Tóm tắt: Vì vậy, hãy ghi chú và ghi lại bài giảng trên lớp. – Soạn bài ở nhà. Đây là yêu cầu quan trọng nhất để học các bài Đọc hiểu. Thời gian dành cho …
- Nội Dung: Câu nói “thọc thay không học bạn” đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nói chuyện với bạn bè sẽ luôn thoải mái hơn. Muốn giỏi Văn hãy chơi với bạn giỏi Văn. Cùng nhau trao đổi nội dung cần làm ở nhà, những bài viết hay hay nhờ bạn chia sẻ cách nghĩ với …
Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 6 đầy đủ nhất
- Tác giả: hoctot.hocmai.vn
- Ngày đăng: 06/22/2022
- Đánh giá: 2.7 (138 vote)
- Tóm tắt: Ở bài viết này HOCMAI xin được gửi tới các em học sinh khối 6 bài viết … lớp 5 lên lớp 6 còn bỡ ngỡ với những kiến thức mới, cách học mới.
- Nội Dung: Vậy là chúng ta đã cùng nhau hoàn thành bài Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 6 rồi các em học sinh khối 6 thân yêu. Kiến thức ở trong bài viết đã đủ để hỗ trợ cho các em ôn thi học kỳ 1 này một cách dễ dàng hơn. Các em hãy đừng quên truy cập …
Ôn tập Học kì 1 – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
- Tác giả: c1thule-bd.edu.vn
- Ngày đăng: 03/27/2023
- Đánh giá: 2.64 (179 vote)
- Tóm tắt: Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ. – Mây và sóng: Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu …
- Nội Dung: – Những nẻo đường xứ sở: Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng. Bên cạnh việc dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn, dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo …
Bộ 20 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022
- Tác giả: tailieumoi.vn
- Ngày đăng: 11/12/2022
- Đánh giá: 2.46 (64 vote)
- Tóm tắt: Chỉ ra cách ngắt nhịp của các dòng thơ trong bài. Bài thơ có giọng điệu như thế nào? Câu 2. Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của …
- Nội Dung: Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án năm học 2022 – 2023 sách Cánh diều gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài …
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)
- Tác giả: c3lehongphonghp.edu.vn
- Ngày đăng: 11/06/2022
- Đánh giá: 2.38 (147 vote)
- Tóm tắt: Làm văn:
Câu 2 (5đ) Mở bài:
Câu 1 Câu 2:
Câu 1 (2đ): - Nội Dung: Câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm …
Soạn văn 6 chi tiết, Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo , tổng hợp văn mẫu hay nhất
- Tác giả: loigiaihay.com
- Ngày đăng: 01/19/2023
- Đánh giá: 2.37 (100 vote)
- Tóm tắt: Soạn bài văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (CTST) chi tiết với đầy đủ tất cả bài trong SGK. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, nghị luận,… đầy đủ các …
- Nội Dung: Câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm …
Top hơn 10 những bài văn mẫu lớp 6 học kì 1 hay nhất
- Tác giả: hanngufelix.edu.vn
- Ngày đăng: 07/02/2022
- Đánh giá: 2.26 (173 vote)
- Tóm tắt: Thông tin và kiến thức về chủ đề những bài văn mẫu lớp 6 học kì 1 hay nhất do hanngufelix.edu.vn … Những bài văn hay lớp 6 và gợi ý phương pháp làm bài.
- Nội Dung: Câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm …
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 (có đáp án – Đề 4)
- Tác giả: sachgiaibaitap.com
- Ngày đăng: 01/12/2023
- Đánh giá: 2.08 (127 vote)
- Tóm tắt: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn …
- Nội Dung: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự …
C2captientlhp.edu.vn
- Tác giả: c2captientlhp.edu.vn
- Ngày đăng: 10/02/2022
- Đánh giá: 1.97 (185 vote)
- Tóm tắt: Thông tin và kiến thức về chủ đề những bài văn mẫu lớp 6 học kì 1 hay nhất do c2captientlhp.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
- Nội Dung: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự …
Văn mẫu 6 – Cánh Diều
- Tác giả: soanvan.net
- Ngày đăng: 03/09/2023
- Đánh giá: 1.99 (100 vote)
- Tóm tắt: Những bài văn phân tích, văn kể chuyện tóm tắt, diễn cảm, … Văn miêu tả lớp 6 Cánh Diều hay nhất thuộc tập 1 và tập 2 đủ cho hai học kì 1 và 2 …
- Nội Dung: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự …
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách CTST năm 2022 – 2023 Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 có đáp án
- Tác giả: khoahoc.com.vn
- Ngày đăng: 03/25/2023
- Đánh giá: 1.81 (149 vote)
- Tóm tắt: Bao la nghĩa nặng đời đời con mang! (Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”).
- Nội Dung: A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự …
Văn mẫu
- Tác giả: timdapan.com
- Ngày đăng: 05/02/2022
- Đánh giá: 1.73 (179 vote)
- Tóm tắt: Những bài văn phân tích, văn kể chuyện tóm tắt, diễn cảm, … Văn miêu tả lớp 6 hay nhất thuộc tập 1 và tập 2 đủ cho hai học kì 1 và 2 – Văn mẫu 6 – Tìm đáp …
- Nội Dung: A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự …
Bài văn mẫu 6
- Tác giả: baivan.net
- Ngày đăng: 12/28/2022
- Đánh giá: 1.59 (62 vote)
- Tóm tắt: Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 6 hay, đạt điểm cao. Ngoài văn mẫu các bài viết số 1, số 2,… có trong kì 1, kì 2 của ngữ văn 6. Hệ thống còn có thêm rất …
- Nội Dung: A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự …