Bật Mí Top 10+ những bài văn nghị luận lớp 7 [Hay Nhất]

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm văn nghị luận là gì, nhu cầu của văn nghị luận cần những yếu tố nào, rèn luyện kĩ năng vào giải các bài tập trong SGK sau khi học lý thuyết xong. Giúp học sinh tham khảo và chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới của mình. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

  • Soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ Văn 7 chi tiết
  • Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội lớp 7
  • Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận lớp 7

Soạn văn 7 bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Kiến thức cơ bản ngữ văn 7 tìm hiểu chung về văn nghị luận

Nhu cầu nghị luận

Để giải quyết các vấn đề được đặt ra dưới đây, em có thể dùng văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm được không? Vì sao?

– Vì sao em đi học? (hoặc: Em học để làm gì?)

– Vì sao con người cần phải có bạn bè?

– Theo em, như thế nào là sống đẹp?

– Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?

Gợi ý:

– Văn kể chuyện dùng để làm gì? Văn tự sự dùng để kể lại những sự việc theo một trật tự nào đấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.

– Văn miêu tả dùng để làm gì? Văn miêu tả dùng để tái hiện lại sự vật, hiện tượng để người khác có thể hình dung một cách cụ thể về đối tượng ấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.

– Văn biểu cảm dùng để làm gì? Văn biểu cảm dùng để thổ lộ tình cảm, cảm xúc của người viết trước một sự vật, hiện tượng nào đó. Các vấn đề được đặt ra ở trên không hướng tới điều này.

Như vậy, với các vấn đề, cũng là các tình huống giao tiếp, đặt ra ở trên, chúng ta không thể sử dụng văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm để giải quyết. Chỉ có thể giải quyết các vấn đề tương tự như thế này, người ta phải sử dụng nghị luận như một phương thức biểu đạt chính, với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường gặp các tình huống mà không thể không sử dụng nghị luận. Đó có thể là lời phát biểu, nêu ra ý kiến, có thể là một bài xã luận, bình luận, đánh giá về một vấn đề nào đó của đời sống.

Thế nào là văn bản nghị luận?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHỐNG NẠN THẤT HỌC

Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sánh ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.

Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước ta là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?

Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí […]

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá Quốc ngữ, giúp đồng bào thất học.

Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học tại tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.

Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này, mong các anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

Chủ tịch

Chính phủ nhân dân lâm thời

Hồ Chí Minh

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000)

a) Bác Hồ viết bài văn này để làm gì?

Gợi ý: Trong bài viết này, Bác vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

b) Hãy tóm tắt những ý chính của bài viết. Tìm các câu văn mang luận điểm.

Gợi ý: Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

– “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”

– “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.”

c) Để thuyết phục người đọc, người viết đã làm gì? Hãy liệt kê các lí lẽ của bài văn.

Gợi ý: Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

– Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

– Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

– Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

d) Trong bài văn, tác giả có sử dụng kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Vì sao?

Gợi ý: Để giải quyết vấn đề “Chống nạn thất học” như trên, không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ những câu chúc đám cưới hay [Hay Nhất]

đ) Văn bản nghị luận là gì?

Gợi ý: Văn bản nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó bằng những luận điểm rõ ràng, với lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.

Rèn luyện kĩ năng ngữ văn lớp 7 tìm hiểu chung về văn nghị luận

a) Bài văn dưới đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?

CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Gợi ý: Có vấn đề nào được đưa ra và giải quyết trong bài văn này không? Tác giả nêu lên ý kiến nào? Có mục đích thuyết phục người đọc về ý kiến ấy không?

Văn bản trên là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b) Tóm tắt những ý chính của bài văn. Để tạo cho bài văn có sức thuyết phục, người viết đã trình bày các luận điểm với lí lẽ và dẫn chứng như thế nào?

Gợi ý:

– Luận điểm chính của bài văn thể hiện ở:

+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

– Luận điểm chính trên được triển khai với các lí lẽ:

+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…) và có thói quen xấu;

+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;

(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,…)

+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c) Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống không? Những gì mà người viết giải quyết trong bài viết có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý: Vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn nếp sống văn minh có phải là vấn đề nóng bỏng hiện nay không? Em có hay được nghe nói đến vấn đề này trên các phương tiện thông tin không? Với việc đó nên tán thành hay phản đối?

Nhận xét về bố cục của bài văn trên.

Gợi ý: Có thể chia bài văn thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài (Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt); Thân bài (Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu); Kết bài (Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.)

Sưu tầm thêm một số văn bản nghị luận mà em biết.

Gợi ý: Tìm trên những tờ báo mà em đang có (hoặc mượn của người khác) để chép lại các đoạn văn theo yêu cầu.

Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?

HAI BIỂN HỒ

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ đi thi bằng lái xe máy cần những gì [Đánh Giá Cao]

Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết…

(Theo Quà tặng của cuộc sống)

Gợi ý: Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện “Hai biển hồ” là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

File tải miễn phí tìm hiểu chung về văn nghị luận 7:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn ngữ văn 7 bài tìm hiểu chung về văn nghị luận chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Top 17 những bài văn nghị luận lớp 7 viết bởi Cosy

Đặc điểm của văn bản nghị luận – Ngữ văn 7

  • Tác giả: c1thule-bd.edu.vn
  • Ngày đăng: 03/08/2023
  • Đánh giá: 4.77 (234 vote)
  • Tóm tắt: Qua bài soạn Đặc điểm của văn nghị luận giúp các em nắm rõ hơn về những đặc điểm trong văn nghị luận, hiểu được một bài văn nghị luận cần có luận điểm, …
  • Nội Dung: Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết: Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận? Muốn có sức thuyết phục …

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

  • Tác giả: sachgiaibaitap.com
  • Ngày đăng: 07/30/2022
  • Đánh giá: 4.56 (240 vote)
  • Tóm tắt: Sách giải văn 7 bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (Cực … những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt …
  • Nội Dung: Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết: Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận? Muốn có sức thuyết phục …

Ôn tập văn nghị luận lớp 7, 1. Đọc lại các bài văn nghị luận đã học (Bài 20, 21, 23, 24), tổng kết từng bài theo các nội dung sau: Đề tài…

  • Tác giả: baitapsgk.com
  • Ngày đăng: 10/24/2022
  • Đánh giá: 4.36 (568 vote)
  • Tóm tắt: Ôn tập văn nghị luận lớp 7. 1. Đọc lại các bài văn nghị luận đã học (Bài 20, 21, 23, 24), tổng kết từng bài theo các nội dung sau: – Đề tài nghị luận là gì?
  • Nội Dung: Gợi ý: Các yếu tố liệt kê ở trên là những yếu tố thể hiện đặc trưng của mỗi thể loại. Trên thực tế văn bản cụ thể, các yếu tố có sự kết hợp, hoà nhập vào nhau. Cho nên, một mặt, không nên máy móc khi xác định các yếu tố của văn bản cụ thể; mặt khác, …

Top 13+ Các đề Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 7 hay nhất

  • Tác giả: truyenhinhcapsongthu.net
  • Ngày đăng: 06/20/2022
  • Đánh giá: 4.05 (488 vote)
  • Tóm tắt: Tìm kiếm một số đề văn nghị luận xã hội lớp 7 , mot so de van nghi luan xa hoi lop 7 tại 123doc – Thư viện trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Xem chi tiết » · 5.Văn …
  • Nội Dung: Gợi ý: Các yếu tố liệt kê ở trên là những yếu tố thể hiện đặc trưng của mỗi thể loại. Trên thực tế văn bản cụ thể, các yếu tố có sự kết hợp, hoà nhập vào nhau. Cho nên, một mặt, không nên máy móc khi xác định các yếu tố của văn bản cụ thể; mặt khác, …

Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập 2

  • Tác giả: tech12h.com
  • Ngày đăng: 08/15/2022
  • Đánh giá: 3.89 (343 vote)
  • Tóm tắt: 01 Đề bài: Văn nghị luận. Câu 1: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai. Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận …
  • Nội Dung: Gợi ý: Các yếu tố liệt kê ở trên là những yếu tố thể hiện đặc trưng của mỗi thể loại. Trên thực tế văn bản cụ thể, các yếu tố có sự kết hợp, hoà nhập vào nhau. Cho nên, một mặt, không nên máy móc khi xác định các yếu tố của văn bản cụ thể; mặt khác, …

Văn nghị luận không còn là nỗi lo với học sinh lớp 7 nếu nắm chắc những điều sau

  • Tác giả: hoctot.hocmai.vn
  • Ngày đăng: 06/16/2022
  • Đánh giá: 3.65 (261 vote)
  • Tóm tắt: Văn nghị luận là dạng văn sẽ theo học sinh rất lâu trong chương trình học Ngữ văn từ lớp 7 trở lên và xuất hiện trong những kỳ thi quan …
  • Nội Dung: Năm học mới đã đến gần kề, học sinh sắp lên lớp 7 cần chuẩn bị sớm về tâm lý và kiến thức để học tốt môn Ngữ văn 7. Những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu Trang cung cấp không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng để học sinh bước vào chương trình Ngữ văn 7 thật …

Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận, Ngữ văn lớp 7

  • Tác giả: thuthuat.taimienphi.vn
  • Ngày đăng: 12/30/2022
  • Đánh giá: 3.49 (493 vote)
  • Tóm tắt: * Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận. soan bai dac diem cua van ban nghi luan. soan van lop 7 dac diem cua van ban nghi luan. —- …
  • Nội Dung: Năm học mới đã đến gần kề, học sinh sắp lên lớp 7 cần chuẩn bị sớm về tâm lý và kiến thức để học tốt môn Ngữ văn 7. Những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu Trang cung cấp không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng để học sinh bước vào chương trình Ngữ văn 7 thật …

Ôn tập văn nghị luận – Ngữ văn 7

  • Tác giả: hoc247.net
  • Ngày đăng: 01/19/2023
  • Đánh giá: 3.22 (239 vote)
  • Tóm tắt: Trong chương trình ngữ văn lớp 7 học kì 1, em đã học nhiều bài thuộc các thể truyện, kí, và thơ trữ tình, tùy bút. Bảng kê dưới đây liệt kê các yếu tố có …
  • Nội Dung: Năm học mới đã đến gần kề, học sinh sắp lên lớp 7 cần chuẩn bị sớm về tâm lý và kiến thức để học tốt môn Ngữ văn 7. Những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu Trang cung cấp không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng để học sinh bước vào chương trình Ngữ văn 7 thật …
Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ những kinh đọc trước khi đi ngủ [Hay Lắm Luôn]

những đoạn văn nghị luận hay lớp 7

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 09/01/2022
  • Đánh giá: 3.04 (245 vote)
  • Tóm tắt: Tìm kiếm những đoạn văn nghị luận hay lớp 7 , nhung doan van nghi luan hay lop 7 tại 123doc – Thư viện trực tuyến hàng đầu Việt Nam.
  • Nội Dung: Năm học mới đã đến gần kề, học sinh sắp lên lớp 7 cần chuẩn bị sớm về tâm lý và kiến thức để học tốt môn Ngữ văn 7. Những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu Trang cung cấp không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng để học sinh bước vào chương trình Ngữ văn 7 thật …

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 – Chuyên đề : Văn nghị luận

  • Tác giả: lop7.net
  • Ngày đăng: 11/02/2022
  • Đánh giá: 2.85 (89 vote)
  • Tóm tắt: Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 – Chuyên đề : Văn nghị luận. 1.Nhu cầu NL của con người trong đời sống là rất lớn . VBNL là một văn bản kiểu VBQT trong đời …
  • Nội Dung: Năm học mới đã đến gần kề, học sinh sắp lên lớp 7 cần chuẩn bị sớm về tâm lý và kiến thức để học tốt môn Ngữ văn 7. Những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu Trang cung cấp không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng để học sinh bước vào chương trình Ngữ văn 7 thật …

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

  • Tác giả: hoatieu.vn
  • Ngày đăng: 01/22/2023
  • Đánh giá: 2.75 (159 vote)
  • Tóm tắt: Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu nghị luận có thể … mình yêu thích” đang là một chủ đề lớn của lớp tôi trong những giờ ra chơi.
  • Nội Dung: Để cải thiện tình trạng này, trước hết, chúng ta cần thay đổi những quan điểm tiêu cực, đồng thời nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa to lớn, quan trọng của việc học các môn. Đội ngũ giáo viên cần thay đổi không ngừng thay đổi, làm mới các phương …

Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 7

  • Tác giả: download.vn
  • Ngày đăng: 06/17/2022
  • Đánh giá: 2.69 (63 vote)
  • Tóm tắt: Hôm nay, Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Bài văn nghị luận về một … Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những …
  • Nội Dung: Có người đã từng khẳng định rằng “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Mỗi người cần tích cực trải nghiệm …

Cách làm bài văn nghị luận giải thích trong chương trình Ngữ văn 7

  • Tác giả: novateen.vn
  • Ngày đăng: 02/24/2023
  • Đánh giá: 2.68 (194 vote)
  • Tóm tắt: NovaTeen sẽ hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận giải thích để hỗ trợ các bạn học sinh cách tìm lí lẽ và đưa dẫn chứng vào bài văn nghị …
  • Nội Dung: Từ việc giải thích những từ ngữ khó, người viết cần giải thích nội dung câu nói trên cả hai phương diện: nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ: câu “Lá lành đùm lá rách” với nghĩa đen chỉ hiện tượng trên cành cây, có những chiếc lá còn xanh tươi, nguyên …

Những Bài Văn Nghị Luận Đặc Sắc Lớp 7

  • Tác giả: toantot.myharavan.com
  • Ngày đăng: 02/24/2023
  • Đánh giá: 2.46 (117 vote)
  • Tóm tắt: Cuốn sách gồm những bài văn nghị luận mẫu đặc sắc để các em học sinh tham khảo nâng cao và mở rộng sự hiểu biết về phân môn này.Cuốn sách chia thành 2 phần …
  • Nội Dung: Từ việc giải thích những từ ngữ khó, người viết cần giải thích nội dung câu nói trên cả hai phương diện: nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ: câu “Lá lành đùm lá rách” với nghĩa đen chỉ hiện tượng trên cành cây, có những chiếc lá còn xanh tươi, nguyên …

Những Bài Văn Nghị Luận Lớp 7 – BeeCost

  • Tác giả: beecost.vn
  • Ngày đăng: 04/22/2022
  • Đánh giá: 2.29 (102 vote)
  • Tóm tắt: Đánh giá Top 10+ Những Bài Văn Nghị Luận Lớp 7 giá rẻ chính hãng, đáng mua nhất Tháng 4/2023 trên các sàn thương mại điện tử – cập nhật 3 phút trước.
  • Nội Dung: Từ việc giải thích những từ ngữ khó, người viết cần giải thích nội dung câu nói trên cả hai phương diện: nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ: câu “Lá lành đùm lá rách” với nghĩa đen chỉ hiện tượng trên cành cây, có những chiếc lá còn xanh tươi, nguyên …

TOP 12 mẫu Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (2023) SIÊU HAY

  • Tác giả: vietjack.me
  • Ngày đăng: 04/23/2022
  • Đánh giá: 2.36 (103 vote)
  • Tóm tắt: … bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (2023) SIÊU HAY | Văn mẫu lớp 7 … Người sống có tsự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người …
  • Nội Dung: Chia sẻ là việc sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Người có lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, …

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

  • Tác giả: tailieumoi.vn
  • Ngày đăng: 03/22/2023
  • Đánh giá: 2.28 (53 vote)
  • Tóm tắt: Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 – Tuyển chọn Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất …
  • Nội Dung: Trường học là ngôi nhà thứ 2 cất giữ muôn vàn kỉ niệm của tuổi học trò, là nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ cả về kiến thức lẫn tình cảm. Tuy nhiên bên cạnh những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò, những niềm vui của …