Rất Hay Top 19 những bài văn nghị luận xã hội học sinh giỏi [Hay Lắm Luôn]

PHẦN I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

1.Nhận diện kiểu bài nghị luận xã hội

a) Khái niệm

Nghị luận: nghị là xem xét, trao đổi; luận là bàn bạc, đánh giá. Nghị luận là dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một hoặc một số vấn đề nào đó.

Xã hội: các vấn đề của đời sống con người như triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức, văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử…

Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội (thực trạng xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của con người trong xã hội…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, quan điểm, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội.

b) Các kiểu bài nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội gồm hai dạng đề cơ bản: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường mượn một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình.

Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.

Tuy nhiên, đề NLXH trong các kì thi HSG lại được đưa đến với chúng ta ở 3 dạng chính: nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học, đề nghị luận được đưa ra dưới dạng một câu chuyện và nghị luận về hai hiện tượng, sự việc trái ngược nhau.

Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học kết họp kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và khả năng nghị luận với hai hình thức chủ yếu sau: Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó; hoặc cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là một câu chuyện nhỏ (truyện mini), đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.

Dạng đề nghị luận được đưa ra từ một câu chuyện yêu cầu người viết rút ra được vấn đề chính được đặt ra từ câu chuyện và ý nghĩa của nó. Từ đó, bài nghị luận cần nhấn mạnh, khẳng định chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận. Với dạng đề này, tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể.

Dạng đề nghị luận về hai hiện tượng, sự việc trái ngược nhau thường được đưa đến cho chúng ta dưới dạng hai nhận định, hai mẩu tin, hai ý kiến, … có cách nhìn nhận đối lập, tương phản với nhau. Yêu cầu đối với dạng đề này là, người viết cần nhìn nhận được vấn đề nổi bật của đề là gì, phân tích, bàn luận về hai ý kiến, mẩu tin, … mà đề bài đưa ra, rồi so sánh chúng một cách khách quan, sâu sắc.

2. Những yêu cầu và kinh nghiệm cần có để viết được bài văn nghị luận xã hội đúng, hay và giàu chất văn

a) Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị – xã hội

Nhìn chung, các dạng bài nghị luận xã hội đều đòi hỏi người viết phải vận dụng, kết họp nhuần nhuyễn những hiểu biết, kiến thức về chính trị, pháp luật; kiến thức về lịch sử, văn hoá, đạo đức, tâm lí xã hội…; những tin tức thời sự cập nhật…

b) Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn

– Phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội hoặc từ các nguyên tắc đạo lí làm người… để bàn bạc, phân tích, khen chê, đề xuất ý kiến. Có vậy sự biện luận mói đúng, sắc và thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình về cuộc đòi, con người, về mục đích, lối sống… Những điều đó không có trong sách vở mà cần sự trải nghiệm của chính chủ thể.

– Phải thể hiện được thái độ, tình cảm, nhiệt tình của người viết. Những cảm xúc chân thành chính là rung động của tâm hồn khi chạm vào cuộc sống, giúp bài văn không phải là bài thuyết giáo khô khan cho một tư tưởng, đạo lí mà là sự chia sẻ chân thành của người viết về những gì mình trải qua, mình chiêm nghiệm. Người viết cần tạo cho mình tâm thế của người trong cuộc, đặt mình trong hoàn cảnh, tình huống của vấn đề. Khi đó, người viết sẽ có những suy ngẫm, đánh giá bằng chính những trải nghiệm của bản thân, điều này sẽ chi phối thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, giọng điệu của người viết. Đọc những bài văn này, người đọc sẽ có cảm giác như đang được đối thoại trực tiếp vói người viết, “chất sống”, “chất xã hội” sẽ hiện lên một cách tự nhiên mà sống động. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mình là người trong cuộc, sử dụng điểm nhìn từ bên trong thì những suy ngẫm sẽ mang tính chủ quan, những đánh giá dễ mang tính cực đoan, một chiều, hoặc là ngợi ca, đề cao quá mức, hoặc là phê phán, lên án quá độ. Bởi vậy, để đánh giá vấn đề một cách chính xác, toàn diện thì người viết cần xác định cho mình điểm nhìn khách quan, xem xét vấn đề từ nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Khi đó, bài văn nghị luận xã hội dễ tìm được sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc.

c) Đảm bảo kĩ năng nghị luận

– Tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn. Người viết cần xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt tình thần của đề bài. Phải xác định trúng, nắm bắt chính xác yêu cầu của đề bài thì người viết mói có thể có được định hướng suy nghĩ đúng đắn, khoanh vùng kiến thức, phạm vi dẫn chứng để biện giải vấn đề.

– Có ý thức triển khai thành các luận điểm mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu.

– Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội không chỉ cần luận điểm mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù họp mà còn cần có chất văn, hấp dẫn về hình thức diễn đạt; sử dụng linh hoạt các kiểu câu; ngôn ngữ phong phú, chính xác, tinh tế, độc đáo; lời dẫn, lời chuyển ý sao cho khéo léo, uyển chuyển, mượt mà… và viết văn có hình ảnh để nâng cao chất văn cho bài viết. Sau bước giải thích từ ngữ quan trọng, nên lấy từ hai đến ba ví dụ minh hoạ để cụ thể hoá khái niệm (nghĩa của những từ ngữ quan trọng). Trên thực tế, bước này đã khơi dậy được không chỉ tâm hồn, cảm xúc mà còn cả lối hành văn rất hình ảnh. Có thể lấy ví dụ cụ thể hoá nghĩa của từ hưởng thụ: Buổi sáng thức giấc, bạn bật tung cửa sổ để đón nhận khí trời và nắng mai. Đó là hưởng thụ, bạn đang hưởng thụ từ Mẹ Trái Đất. Hoặc lấy hình ảnh gà mái và con suối nhỏ trong cuốn Đaghextan của tôi của Ra-xun Gam-za-tốp làm ví dụ cụ thể hoá cho việc con người ta không tự biết mình là ai: gà mái mơ thấy mình là chim ưng, nó bay khỏi vách đá và ngã gãy cánh. Con suối nhỏ mơ thấy mình là dòng sông lớn, nó tràn vào bãi cát và lập tức bị hút khô… Cách diễn đạt trong văn nghị luận không cần phải “vang nhạc, sáng hình” như trong thơ, nhưng nếu HS biết đặt những câu văn có hình ảnh, có nhịp điệu một cách họp lí đôi khi lại có hiệu quả lớn. Một điều thường thấy trong văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là: để tạo cách diễn đạt hình ảnh, người ta thường hay sử dụng biện pháp so sánh. Ví dụ: Người ta thường ví đời người như ngọn núi, sống là một cuộc chinh phục ngọn núi ấy. Thật buồn cho những ai chưa lên đến đỉnh đã tuột xuống cái dốc bên kia của đời mình.

Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ những kiểu tóc hợp với khuôn mặt tròn [Đánh Giá Cao]

– Muốn thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận cần có chất văn. Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất nghị luận tác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết thì chất văn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấm thìa, yêu mến, say sưa. Đặc biệt, với bài viết của một HS giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc. Ngôn ngữ phải trong sáng, vừa có màu sắc luận lí vừa có sắc thái mĩ cảm.

3. Kĩ năng viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận xã hội

(1) Mở bài

Thế nào là một mở bài hay?Là mở bài đúng: có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận.Là mở bài ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo.

Một số cách mở bài/ nhập đề hay:

+ Nhập đề bằng danh ngôn/ châm ngôn/ nhận định/ câu nói nổi tiếng (có nội dung đồng thuận hoặc ngược thuận với vấn đề được đưa ra bàn luận)

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về câu châm ngôn: “Thời gian là vàng”.

Mở bài: Các Mác từng nhận định: “Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Thật vậy, trong cái hữu hạn trăm năm của đời người, thời gian là vô cùng quý báu, không chỉ để cho chúng ta được sống, làm việc mà còn thực hiện được những ước mơ, khát vọng… Thời gian trôi qua sẽ không thể lấy lại. Vì thế, người xưa khẳng định: “Thời gian là vàng”.

+ Nhập đề bằng thơ

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những câu sau trong bài thơ “Đừng quên” của Trần Nhuận Minh:Đừng quênCái ác vỗ vai cái thiệnCả hai cùng cười đi về tương lai.

Mở bài:Dầu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta(Đất nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)

Đọc những câu thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm, tôi lại nhớ về tuổi thơ, nhớ về những câu chuyện cổ tích bà thường hay kể. Qua những câu chuyện cổ, bà đã thắp lên trong tôi một lẽ sống, một triết lí nhân sinh cao đẹp trong cuộc đời “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Nhưng có chăng lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác? Tôi đã trăn trở nghĩ suy và chợt thức nghiệm được nhiều điều khi đọc hai câu thơ của Trần Nhuận Minh trong thi phẩm Đừng quên:Cái ác vỗ vai cái thiệnCả hai cùng cười đi về tương lai.

+ Nhập đề bằng lời bài hát

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sau của R. Ta-go:Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thươngVà đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.

Mở bài: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa, chọn những nụ cười…”.Những ca từ giàu ý nghĩa nhân bản của cố nhạc sĩ Trịnh Công Son cứ vang bên tai tôi mỗi sáng mai thức dậy. Nghe câu hát ấy, tôi thấy cuộc đời thật nhẹ nhàng và hạnh phúc biết bao. Và một lần nữa tôi lại thức nhận ra nhiều điều về cuộc sống khi đọc hai câu thơ của R. Ta-go:Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thươngVà đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.+ Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học

Ví dụ: Viết bài văn nghị luận bàn về lối sống đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.

Mở bài: Có một câu chuyện khiến tôi/chúng ta nhớ mãi: Lão hành khất đứng bên cầu ngửa tay xin cậu bé. Cậu bé lại và nói: Ông ơi, cháu không có gì để cho ông. Lão hành khất trả lời: cháu đã cho ta rất nhiều. Vậy cậu bé đã cho lão hành khất thứ gì? Đó phải chăng là sự đồng cảm và sự sẻ chia, một lối sống đẹp của con người trong xã hội hiện nay?

Lưu ý: Diễn đạt 1 cách ngắn gọn và có sự liên kết với vấn đề cần NL.

+ Nhập đề bằng cách đặt ra những suy luận, những câu hỏi về vấn đề cần bàn luậnVí dụ: Viết bài văn nghị luận với chủ đề: Con đường phía trước.

Mở bài: Con người sống trên mặt đất này luôn phải đấu tranh để sinh tồn. Vì vậy, với mỗi người, đường đời phía trước thật nhiều ngã rẽ, đòi hỏi ta phải tỉnh táo lựa chọn. Có những đại lộ bằng phẳng tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, nhưng cũng có không ít những con đường chứa đầy gian khó, nhọc nhằn. Dầu vậy, cả nhân loại vẫn tiến về con đường phía trước.

+ Nhập đề bằng cách định nghĩa vấn đề cần bàn luận

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu chuyện sau:TÌNH BẠNHai người bạn đi trên sa mạc, đến một chỗ họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình, người kia rất đau nhưng không nói một lời, anh chỉ lặng lẽ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát tôi”.

Họ tiếp tục đi, đến một con sông họ dừng lại và tắm ở đây, người bạn vừa bị tát sơ ý suýt chết đuối, may mà được người bạn kia cứu, khi hết hoảng sợ, anh khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia ngạc nhiên hỏi: “Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết lên đá?”.

Mỉm cười, anh đáp lại: “Khi một người bạn làm, chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều đó lên cát, gió sẽ thổi chúng đi cùng sự tha thứ. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta nên khắc sâu nó lên đá như khắc sâu vào kí ức của trái tim, nơi không có ngọn gió nào có thể xoá nhoà được.Hãy học cách viết trên đá và cát!(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh)

Mở bài: Tĩnh bạn là viên kim cương, là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người may mắn có được. Dù phải đi trong bóng tối lạnh lùng nhưng có một người bạn theo cùng vẫn hon đi một mình ngòài ánh sáng với hoa thom, cỏ lạ. Bạn còn là nơi ta soi vào để thấy một nửa bản thân mình trong đó. Giống như một viên kim cương quý và đẹp nhưng lại rất dễ xước, tình bạn cần được nâng niu, trân trọng. Một trong những trang viết về tình bạn đã làm cho không ít người xúc động, trăn trở đó là câu chuyện “Tinh bạn’’ trong bộ sách “Hạt giống tâm hồn” của NXB Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh.

(2) Kết bài

Thế nào là một kết bài hay?- Là kết bài đúng: thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài; chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, không lan man, lặp lại những gì đã trình bày.- Là kết bài độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị.

Một số cách kết bài hay:

+ Kết bài bằng danh ngôn hoặc ý thơ hay

Ví dụ: Tuân Tử cho rằng: “Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa, lời nói dở hại người đau hơn gươm giáo”.Suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên.

Kết bài: Câu nói của Tuân Tử thật xác đáng, dễ tìm được sự đồng ý, đồng tình của nhiều người, trở thành bài học xử thế cho muôn đời. Mỗi chúng ta cần nhận thấy “học ăn, học nói” là bài học sơ đẳng và quan trọng của đạo làm người. Hãy thấm nhuần lời dạy của cha ông:Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

+ Kết bài bằng cách kết hợp phần bài học nhận thức kèm theo lời nhắn gửi

Rất hay:  Bật Mí Top 10+ những màn giới thiệu hài hước [Đánh Giá Cao]

Ví dụ: Suy nghĩ cứa anh/chị về ý nghĩa của những câu sau trong bài thơ “Đừng quên” của Trần Nhuận Minh:Đừng quênCái ác vỗ vai cái thiệnCả hai cùng cười đi về tương lai.

Kết bài: Trên mỗi bước đường chúng ta bước, mỗi việc chúng ta làm luôn có hai người bạn “cùng cười đi về tương lai” với chúng ta. Điều quan trọng làm việc bạn chọn đồng hành cùng cái thiện hay cái ác, điều đó sẽ quyết định hình thành nên nhân phẩm, tính cách của bạn. Vậy, ngay từ ngày hôm nay, mỗi chúng ta hãy tự xem xét lại bản thân, nhìn lại những việc ta đã làm, những dự định cho tương lai và tự hỏi bản thân ta đã làm điều gì thiện? Gây ra điều ác gì? Từ những điều nhỏ nhất mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thăn, từ suy nghĩ đến hành động cũng cần hướng về Chân – Thiện – Mĩ và cùng phê phán, đào thải cái ác, cái xấu. Xã hội được kết nối bởi mỗi cá nhân, nhiều người lương thiện thì xã hội sẽ lương thiện. Bạn và tôi chúng ta cùng phấn đấu trở thành người lương thiện để cuộc đời này thiện – ác phân minh.

+ Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suy nghĩ; hoặc viết lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo.

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩ của câu chuyện “Tình bạn” (trang 170).

Kết bài: Viết lên cát thì dễ nhưng để tha thứ hoàn toàn thì đâu dễ dàng như vậy? Đâu thể ỷ lại, nhờ gió cuốn đi mà phải chính bạn đối diện với lỗi lầm. Khắc lên đá dù khó mờ phai nhưng cũng mòn đi theo gió sương, năm tháng. Hãy đặt điều tốt đẹp vào trái tim bằng sự chân thành của bạn. Có những điều có thể tha thứ nhưng có lỗi lầm không thể bỏ qua khi mà nó liên quan đến danh dự, nhân phẩm, đạo đức, luân lí ở đời. Biết ghi nhớ, dám tha thứ là tốt nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ, họp tình, họp lí và đừng đánh đổi lòng tự trọng. Học cách viết trên cát và trên đá, bạn đang học làm người. Chúc bạn làm người một cách “hoàn toàn” nhất!

PHẦN II: BÀI TẬP VẬN DỤNG

Đề 1:

Suy nghĩ của em về câu chuyện:“Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một người hỏi: – Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? Người kia trả lời: – Họ hoàn toàn có thể. – Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại: – Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không? – Một bình hoa. Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng”.(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr 136)

Đề 2:

Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Thế nhưng nhà văn Nga Prisvin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.”

Đề 3:

“Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường xuân dựa trên bức tường gạch. Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có màu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha màu vàng của sự tàn tạ, những chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất”(Trích Chiếc lá cuối cùng, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với một trong ba ý tưởng sau đây:

• Đừng bao giờ đánh mất hy vọng• Thiên nhiên là nguồn sống của con người• Chiếc lá vẽ và chiếc lá thực(Trích đề thi chuyên Văn Trường PT Năng khiếu TP. Hồ Chí Minh năm học 2019 – 2020).

Xem thêm:

Tham khảo các bài viết về Nghị Luận Xã Hội tại: https://thichvanhoc.com.vn/ky-thi-thptqg/nlvh/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học

Top 19 những bài văn nghị luận xã hội học sinh giỏi viết bởi Cosy

Chuyên đề Ngữ văn: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi lớp 9

  • Tác giả: thuviendethi.com
  • Ngày đăng: 03/19/2023
  • Đánh giá: 4.9 (608 vote)
  • Tóm tắt: CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – GV trường THCS&THPT Hai Bà Trưng I- ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị …

Hướng dẫn học sinh viết văn nghị luận xã hội, dạng câu chuyện (học sinh giỏi)

  • Tác giả: text.xemtailieu.net
  • Ngày đăng: 07/08/2022
  • Đánh giá: 4.64 (448 vote)
  • Tóm tắt: Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An – Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện (học sinh giỏi) HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT BÀI

Mở bài Mẫu nghị luận xã hội học sinh giỏi

  • Tác giả: cunghoidap.com
  • Ngày đăng: 05/21/2022
  • Đánh giá: 4.38 (453 vote)
  • Tóm tắt: Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 – Bồi dưỡng học … Tác giả: vndoc.com. Ngày đăng: 15/1/2021. Xếp hạng: 1 ⭐ …
  • Nội Dung: Khớp với kết quả tìm kiếm: February 23, 2020 ·. 10 cách mở bài trong thể loại nghị luận văn học. GD&TĐ – Ở trường THPT, đa phần học sinh được dạy hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp. Bài viết này nhằm cụ thể hơn cách mở bài gián tiếp, chia …

Chuyên mục: Bài văn mẫu HSG

  • Tác giả: thuvienvanmau.net
  • Ngày đăng: 03/05/2023
  • Đánh giá: 4.01 (501 vote)
  • Tóm tắt: Những bài văn mẫu dành cho học sinh giỏi, dạng đề lí luận văn học, dạng đề mở, … Bài văn của HSG : suy nghĩ về câu chuyện Thượng đế cũng không biết.
  • Nội Dung: Khớp với kết quả tìm kiếm: February 23, 2020 ·. 10 cách mở bài trong thể loại nghị luận văn học. GD&TĐ – Ở trường THPT, đa phần học sinh được dạy hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp. Bài viết này nhằm cụ thể hơn cách mở bài gián tiếp, chia …

Những mở bài nghị luận xã hội hay nhất

  • Tác giả: hoatieu.vn
  • Ngày đăng: 03/22/2023
  • Đánh giá: 3.87 (282 vote)
  • Tóm tắt: Nhằm giúp các em học sinh đạt điểm cao hơn trong các bài thi, Hoatieu xin chia sẻ đến các em cách viết mở bài văn nghị luận sao cho hay đúng trọng tâm và không …
  • Nội Dung: Xukhôm linxki đã từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Thật vậy, mỗi con người sống đều phải tạo ra cho mình những giá trị riêng thật …

Đề Ngữ văn học sinh giỏi quốc gia năm 2023 bàn về xây dựng hình

  • Tác giả: vov2.vov.vn
  • Ngày đăng: 02/08/2023
  • Đánh giá: 3.69 (468 vote)
  • Tóm tắt: [VOV2] – Môn Ngữ văn Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2022-2023 gồm 2 câu, trong đó câu nghị luận xã hội đề cập vấn đề xây dựng …
  • Nội Dung: Xukhôm linxki đã từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Thật vậy, mỗi con người sống đều phải tạo ra cho mình những giá trị riêng thật …

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY DÀNH CHO HSG

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 11/30/2022
  • Đánh giá: 3.51 (473 vote)
  • Tóm tắt: … xã hội cho học sinh lớp 9. skkn rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9 … Ôn Thi HS giỏi văn 7*NHững bài văn nghị luạn hay.
  • Nội Dung: Xukhôm linxki đã từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Thật vậy, mỗi con người sống đều phải tạo ra cho mình những giá trị riêng thật …
Rất hay:  Rất Hay Top 16 những tên ám ảnh đang cố ăn thịt tôi [Hay Lắm Luôn]

PGD Tay Giang

  • Tác giả: pgdtaygiang.edu.vn
  • Ngày đăng: 08/08/2022
  • Đánh giá: 3.38 (471 vote)
  • Tóm tắt: Người ta vẫn thường nói “Đầu xuôi đuôi lọt”, vì vậy phần mở đầu luôn khiến mình chú tâm hơn cả như để tạo ấn tượng ngay từ những câu chữ đầu …
  • Nội Dung: Ví dụ: viết về sự khác biệt hay là chính mình, mình sẽ dùng câu chuyện này để dẫn dắt vào VĐNL: Ngày xưa, ở một trang trại nọ của một bác nông dân. Ông luôn tâm đắc với đàn cừu lông trắng tinh, mượt như nhung nhưng lại lấy làm khó chịu khi có một …

Tuyển Chọn Những Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Đạt Điểm Cao Của Học Sinh Giỏi tại E3 Audio Miền Nam

  • Tác giả: e3audiomiennam.com
  • Ngày đăng: 03/14/2023
  • Đánh giá: 3.17 (456 vote)
  • Tóm tắt: Tuyển Chọn Những Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Đạt Điểm Cao Của Học Sinh Giỏi tại E3 Audio Miền Nam. Tác giả: | Xem thêm Sách tham khảo cấp III Tác giả …
  • Nội Dung: Ví dụ: viết về sự khác biệt hay là chính mình, mình sẽ dùng câu chuyện này để dẫn dắt vào VĐNL: Ngày xưa, ở một trang trại nọ của một bác nông dân. Ông luôn tâm đắc với đàn cừu lông trắng tinh, mượt như nhung nhưng lại lấy làm khó chịu khi có một …

BỘ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THI HSG VĂN 9

  • Tác giả: tulieunguvan.com
  • Ngày đăng: 04/16/2023
  • Đánh giá: 2.83 (88 vote)
  • Tóm tắt: Đây là các dạng đề nghị luận xã hội hay, giúp ích cho các em học sinh trong quá trình ôn tập, đặc biệt là ôn thi học sinh giỏi.
  • Nội Dung: Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp – dù …

Ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 – Download.vn

  • Tác giả: gtvttw4.edu.vn
  • Ngày đăng: 11/18/2022
  • Đánh giá: 2.89 (83 vote)
  • Tóm tắt: Ôn tập văn nghị luận xã hội. I. YÊU CẦU CHUNG: – Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Nội Dung: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” …Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn …

[PDF] Bồi Dưỡng HSG Qua Các Kì Thi Chuyên Đề Nghị Luận Xã Hội

  • Tác giả: taisachonthi.com
  • Ngày đăng: 04/10/2023
  • Đánh giá: 2.6 (81 vote)
  • Tóm tắt: Mọi bài kiểm tra, bài thi đều không thể thiếu đề nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Hơn nữa, trên cả thi cử, những bài văn nghị luận còn …
  • Nội Dung: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” …Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn …

Bài Văn Nghị Luận Về Tình Bạn Của Học Sinh Giỏi Năm 2022

  • Tác giả: giasuhanoigioi.edu.vn
  • Ngày đăng: 10/22/2022
  • Đánh giá: 2.62 (132 vote)
  • Tóm tắt: – Đố kị với những thành tựu mà bạn đạt được. – Cần biết chọn bạn để chơi. – Hiện tượng bạn ảo trên các trang mạng xã hội trong thời đại số.
  • Nội Dung: Ngược dòng thời gian, ta bắt gặp biết bao minh chứng cho tình bạn đáng học hỏi. Ví như tình bạn tri kỉ sâu nặng giữa Bá Nha và Tử Kì. Bá Nha cho rằng chỉ có Tử Kì là người duy nhất hiểu được tiếng đàn của ông nên khi Tử Kỳ mất, Bá Nha đã đập vỡ đàn …

C2captientlhp.edu.vn

  • Tác giả: c2captientlhp.edu.vn
  • Ngày đăng: 02/11/2023
  • Đánh giá: 2.51 (76 vote)
  • Tóm tắt: Thông tin và kiến thức về chủ đề những bài văn nghị luận xã hội học sinh giỏi hay nhất do c2captientlhp.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên …
  • Nội Dung: Ngược dòng thời gian, ta bắt gặp biết bao minh chứng cho tình bạn đáng học hỏi. Ví như tình bạn tri kỉ sâu nặng giữa Bá Nha và Tử Kì. Bá Nha cho rằng chỉ có Tử Kì là người duy nhất hiểu được tiếng đàn của ông nên khi Tử Kỳ mất, Bá Nha đã đập vỡ đàn …

Bộ 8 Đề Văn Nghị Luận Xã Hội Hay Và Đặc Sắc Có Đáp Án

  • Tác giả: dehocsinhgioi.com
  • Ngày đăng: 04/02/2023
  • Đánh giá: 2.32 (151 vote)
  • Tóm tắt: Chúc các bạn thành công! CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HSG CÁC CẤP & ÔN THI TN THPT QUỐC GIA môn Tiếng Anh · Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Tiếng …
  • Nội Dung: Ngược dòng thời gian, ta bắt gặp biết bao minh chứng cho tình bạn đáng học hỏi. Ví như tình bạn tri kỉ sâu nặng giữa Bá Nha và Tử Kì. Bá Nha cho rằng chỉ có Tử Kì là người duy nhất hiểu được tiếng đàn của ông nên khi Tử Kỳ mất, Bá Nha đã đập vỡ đàn …

42 bài văn nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia hay nhất Ôn thi THPT quốc gia 2023 môn Văn

  • Tác giả: download.vn
  • Ngày đăng: 07/01/2022
  • Đánh giá: 2.19 (65 vote)
  • Tóm tắt: Những bài văn nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia tuyển chọn 42 mẫu kèm theo … thì xã hội, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi …
  • Nội Dung: Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven có nói “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? “Hạnh phúc” chính là cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, …

SKKN Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT

  • Tác giả: sangkienkinhnghiem.net
  • Ngày đăng: 05/22/2022
  • Đánh giá: 2.19 (99 vote)
  • Tóm tắt: Chỉ có quốc gia thu hút những cái đầu vĩ đại hoặc coi trọng giáo dục mới có thể trở nên giàu có (Enrics). Vì vậy muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường cần …
  • Nội Dung: Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven có nói “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? “Hạnh phúc” chính là cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, …

Tuyển Chọn Những Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Đạt Điểm Cao Của Học Sinh Giỏi

  • Tác giả: tictak.com.vn
  • Ngày đăng: 04/18/2023
  • Đánh giá: 2.15 (147 vote)
  • Tóm tắt: Tuyển Chọn Những Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Đạt Điểm Cao Của Học Sinh Giỏi sẽ giúp các em có được sự tự tin, chủ động khi bước vào các kì thi – các cuộc thi …
  • Nội Dung: Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven có nói “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? “Hạnh phúc” chính là cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, …

[Văn mẫu học sinh giỏi] Nghị luận xã hội về bạo lực học đường

  • Tác giả: vanmauvip.com
  • Ngày đăng: 07/26/2022
  • Đánh giá: 1.91 (182 vote)
  • Tóm tắt: 3. Kết bài: Nêu bài học hành động. van mau hoc sinh gioi nghi luan xa hoi ve bao luc hoc duong – [. Nghị …
  • Nội Dung: Hậu quả của bạo lực học đường đã quá rõ ràng. Các nạn nhân là các em học sinh sẽ phải mang trên mình những vết thương về thể xác nhưng vết thương ấy sẽ lành. Còn những khủng hoảng trầm trọng về tinh thần và nỗi ám ảnh sẽ theo các em cả cuộc đời và …