Gợi Ý Top 10+ những bài văn thi vào lớp 10 [Tuyệt Vời Nhất]

Bộ đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 – 2023 có đáp án

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 – 2023 có đáp án được các Thầy/Cô giáo nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Văn vào lớp 10 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Trường THPT ….

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2021

Môn: Văn

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi số 1)

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hỉện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chan, môi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn – Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.

Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học

.

Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (5,0 điềm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm,”

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93 – 94)

Đáp án & Thang điểm

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.

Câu 2 (0,5 đỉểm).

Thành phần biệt lập trong câu: “chắc chắn”.

Câu 3 (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ: điệp từ (“nhưng”), lặp cấu trúc câu “bạn có thể không …. nhưng….”

Câu 4 (0,5 điểm)

Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó.

II PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

A. Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.

B. Thân bài:

* Giải thích:

– Từ “xấu hổ”: Đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.

– Ý nghĩa cả câu: chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và “không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.

* Bàn luận:

– Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:

+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.

+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,hoàn hảo hơn.

* Có thể mở rộng về hiện tượng: “giấu dốt, thói tự kiêu, tự mãn”.

* Bài học rút ra:

– Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.

– Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.

– Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.

C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân em cần ghi nhớ qua đó.

Câu 2 (5,0 điểm)

Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau:

Dàn ý tham khảo:

A. Mở bài:

Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích: Tác phẩm “Truyện Kiều” là một kiệt tác của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.

– Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều.

– Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh ngụ tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau.

– Giới thiệu đoạn thơ.

B. Thân bài:

– Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này: Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

– Tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

– Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”

– Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa.

Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây và cha mẹ không lấy ai phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi tu từ” Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” nói rõ sự lo lắng của Kiều. Các điển tích “sân Lai”, “gốc tử” đều nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều.

Từ khi xa nhà đến nay “Sân Lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ “nắng mưa” (hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người.

Rất hay:  Xem Ngay Top 19 những bài hát giáng sinh hay nhất việt nam [Tuyệt Vời Nhất]

Và rồi nàng tưởng tượng cảnh đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”, nghóa là cha mẹ ngày một thêm già yếu, mà nỗi xót thương và lo lắng ở nàng càng thêm bội phần.

→ Trong cảnh ngộ hiện tại ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Thế mà, nàng đã quên cảnh ngộ của mình để ngó về người thân, thế mới biết Kiều là con người vị tha. Điều đó cũng dễ hiểu thôi: Kiều quên mình để chỉ nghó về Kim Trọng, bởi Kiều là người tình thủy chung. Kiều quên mình để nghó về cha mẹ, bởi Kiều là người con hiếu thảo.

C. Kết bài: số phận hẩm hiu của Kiều khi bị bán đến lầu xanh. Ở đây, Kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được Kiều là một người chung thủy và rất có hiếu.

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Trường THPT ….

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2021

Môn: Văn

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi số 2)

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.

(Trích Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144)

b) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

(Trích Bến quê – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.100)

c) Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập.

Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139)

a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

d) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Qua đó làm nổi bật được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Đây là lời dẫn trực tiếp

b) Thành phần biệt lập: Phụ chú (- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.)

c) Các em tự đặt câu:

Ví dụ:

– Chao ôi, tôi muốn mang hết cả rừng hoa này về.

– Cái áo ấy (áo hoa màu xanh) là của tôi.

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

b) Phương thức biểu đạt: Miêu tả.

c) Phép tu từ: So sánh nhân hóa.

Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa.

– Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khi mặt trời lặn.

d) Các em viết đoạn văn về: Hình ảnh mặt trời xuống biển và cảnh hoàng hôn

Câu 3. (5,0 điểm)

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài: Vài lời giới thiệu để tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.

Tác giả:

– Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam

– Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có một vốn sống vô cùng phong phú.

Tác phẩm:

– Lặng lẽ Sa Pa truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai.

– Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. Thân bài

* Xuất hiện anh thanh niên

Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.

* Công việc thực hiện

– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.

– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.

– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.

– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.

* Phong cách sống đẹp

– Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:

+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.

+ Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.

– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.

*Anh thanh niên là hình tượng đại diện chung cho người lao động

– Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

– Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em hình tượng anh thanh niên.

Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh niên với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm không đòi hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành Long khi phác họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà cao đẹp.

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Trường THPT ….

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2021

Môn: Văn

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1 (1,0 điểm). Cho khổ thơ sau:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện,cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

(Ngữ văn 9 Tập 1, NXB Giáo dục, 2015)

a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết và các phép liên kết câu trong đoạn trích sau:

Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.

(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 3 (2,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: Tình bạn chân chính là viên ngọc quý. Qua ý kiến trên, hãy viết bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình bạn chân chính.

Câu 4 (6,0 điểm).

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê

(Phần trích Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, 2015).

Đáp án & Thang điểm

Câu 1 (1,0 điểm).

a. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy.

b. Nội dung chính của khổ thơ trên:

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương”. “Ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng… dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng” bây giờ thành “người dưng”. Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến“vầng trăng” từng là bạn tri kỉ một thời.

Rất hay:  Bật Mí Top 10+ những người làm từ thiện nổi tiếng ở việt nam [Đánh Giá Cao]

Câu 2 (1,0 điểm).

“Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.”

Đoạn trích sử dụng phương pháp lặp từ ngữ “con người”, “tư tưởng”, “cuộc sống”.

Câu 3 (2,0 điểm).

Các em có thể dựa trên các ý sau để nêu ra bình luận của mình:

– Ngọc là một trong những vật trang sức đẹp, cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp và có giá trị về kinh tế cũng như giá trị tồn tại.

– Còn tình bạn chân chính là tình bạn đẹp trong sáng, thủy chung. Bạn bè tâm đầu ý hợp, yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, chia sẻ với nhau những niềm vui, những nỗi buồn. Những người bạn tri kỉ của nhau thường tôn trọng nhau và hiểu nhau.

– Tình bạn là một tài sản vô giá, tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất do con người kì công tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Một tình bạn đẹp còn thể hiện ở niềm tin dành cho nhau.

Và chính vì giá trị vĩnh cửu của tình bạn, ta có thể hiểu được tại sao tình bạn chân chính là viên ngọc quý.

Câu 4 (6,0 điểm).

Dàn bài văn tham khảo: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

a, Mở bài

– Truyện ngắn “Ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn.

– Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.

b, Thân bài

* Hoàn cảnh sống và chiến đấu

– Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Công việc hết sức nguy hiểm.

* Giữa chiến trường khói lửa,chị vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con đôi khi nhạy cảm,mơ mộng,thích hát.

– Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ.

– Là cô gái yêu đời,hồn nhiên,giàu cá tính,hay hát hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”.

– Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu, hồn nhiên và chân thực. Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm, khi đó chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn.

* Bản chất anh hùng, nghiêm túc trong công việc, tinh thần dũng cảm, luôn có thần chết rình rập.

– Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

– Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, chị dũng cảm, bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom. Đó là cuộc sống thường nhật của họ.

– Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên.

→ Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng.

* Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội.

– Yêu mến đồng đội, quan tâm, tôn trọng tất cả những người bạn, người anh em cùng sống và chiến đấu với mình.

– Phương Định miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến, khi miêu tả các anh bộ đội, khi Phương Định chăm sóc chị Nho.

– Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về.

c, Kết bài

– Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng.

– Ca ngợi những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh, tỏa sáng.

Top 18 những bài văn thi vào lớp 10 viết bởi Cosy

KỸ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN TRONG KỲ THI VÀO LỚP 10

  • Tác giả: galileo.edu.vn
  • Ngày đăng: 08/09/2022
  • Đánh giá: 4.97 (747 vote)
  • Tóm tắt: Trong bài thi môn Văn, các em cần chú ý đến phần dạng bài đọc hiểu. Bởi đây là phần thi dễ “ăn điểm” nhất. Để làm được điều đó, đòi hỏi học sinh cần nhận …

Giáo viên “mách” bí quyết làm bài môn Văn trong kỳ thi lớp 10 để đạt

  • Tác giả: giaoduc.net.vn
  • Ngày đăng: 09/15/2022
  • Đánh giá: 4.47 (315 vote)
  • Tóm tắt: GDVN- Bí quyết để làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn đạt … dẫn học sinh lớp 9 những bí quyết để làm tốt bài thi môn Ngữ văn đạt …
  • Nội Dung: Từ khi xa nhà đến nay “Sân Lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ “nắng mưa” (hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của …

Đề số 20 – Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

  • Tác giả: loigiaihay.com
  • Ngày đăng: 10/25/2022
  • Đánh giá: 4.36 (581 vote)
  • Tóm tắt: Đề bài. Câu 1: Cho khổ sau: Từ hồi về thành phố. quen ánh điện cửa gương. vầng trăng đi qua ngõ. như người dưng qua đường. (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, …
  • Nội Dung: => Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu …

Khám phá cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn

  • Tác giả: danviet.vn
  • Ngày đăng: 06/29/2022
  • Đánh giá: 4.1 (300 vote)
  • Tóm tắt: Khi ôn tập, thí sinh cần đọc nhiều văn bản về báo chí, các bài bình luận, các sách khoa học… có nội dung phù hợp với lứa tuổi, gắn với tình hình …
  • Nội Dung: Phần này, học sinh cần rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học theo thể loại thơ, truyện; nắm vững kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học; đọc thêm các tác phẩm ngoài sách giáo khoa có cùng chủ đề; dùng kiến thức và trải nghiệm đọc …

Đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 tại TP HCM: Mới lạ, hay tuy nhiên quá dài, thí sinh không đủ thời gian làm bài

  • Tác giả: kenh14.vn
  • Ngày đăng: 05/22/2022
  • Đánh giá: 3.81 (393 vote)
  • Tóm tắt: Đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 tại TP HCM: Mới lạ, hay tuy nhiên quá dài, thí sinh không đủ thời gian làm bài. Team HĐ – Ảnh: Hòa Trần, …
  • Nội Dung: Phần này, học sinh cần rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học theo thể loại thơ, truyện; nắm vững kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học; đọc thêm các tác phẩm ngoài sách giáo khoa có cùng chủ đề; dùng kiến thức và trải nghiệm đọc …

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tại TPHCM có độ mở cao

  • Tác giả: tienphong.vn
  • Ngày đăng: 05/05/2022
  • Đánh giá: 3.77 (214 vote)
  • Tóm tắt: Cấu trúc đề thi trong kì thi vào lớp 10 tại TP.HCM năm học 2023-2024 không có gì … Bài văn phải có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
  • Nội Dung: Các văn bản được chọn lựa có nội phù hợp với lứa tuổi, gắn với tình hình thời sự… để luyện tập các kĩ năng phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; tìm các vấn đề tiếng Việt có trong văn bản; tập tóm tắt văn bản; nối kết văn bản …

Sỹ tử nói gì về đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10?

  • Tác giả: vietnamplus.vn
  • Ngày đăng: 12/04/2022
  • Đánh giá: 3.58 (433 vote)
  • Tóm tắt: Sau 120 phút làm bài, các thí sinh tại Thủ đô đã hoàn thành môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học …
  • Nội Dung: Các văn bản được chọn lựa có nội phù hợp với lứa tuổi, gắn với tình hình thời sự… để luyện tập các kĩ năng phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; tìm các vấn đề tiếng Việt có trong văn bản; tập tóm tắt văn bản; nối kết văn bản …
Rất hay:  Rất Hay Top 17 mua iphone cũ cần kiểm tra những gì [Hay Nhất]

Ôn văn thi vào lớp 10 – bí quyết ôn thi hiệu quả điểm cao

  • Tác giả: thedeweyschools.edu.vn
  • Ngày đăng: 02/17/2023
  • Đánh giá: 3.38 (274 vote)
  • Tóm tắt: Bí quyết nào để ôn Văn thi vào lớp 10 hiệu quả và đạt được điểm cao? Cùng The Dewey Schools tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
  • Nội Dung: Văn không phải là môn học thuộc lòng, việc học vẹt từ văn mẫu hoặc đơn thuần chỉ nhớ nội dung khái quát sẽ không giúp bạn làm tốt bài thi môn Ngữ Văn 9. Muốn bài thi đạt điểm cao, bạn cần nắm rõ nội dung chính và hiểu tuyến nhân vật trong bài. Nên …

Bí quyết ôn thi vào lớp 10 môn Văn hiệu quả dễ đạt điểm cao

  • Tác giả: colearn.vn
  • Ngày đăng: 05/21/2022
  • Đánh giá: 3.13 (206 vote)
  • Tóm tắt: Từ đó, dễ dàng có cái nhìn khái quát nhất, tiện lợi trong việc phân tích cũng như triển khai ý khi làm bài thi. Các em có thể đăng ký lớp học …
  • Nội Dung: Văn không phải là môn học thuộc lòng, việc học vẹt từ văn mẫu hoặc đơn thuần chỉ nhớ nội dung khái quát sẽ không giúp bạn làm tốt bài thi môn Ngữ Văn 9. Muốn bài thi đạt điểm cao, bạn cần nắm rõ nội dung chính và hiểu tuyến nhân vật trong bài. Nên …

TỔNG HỢP những kiến thức cần nhớ để thi vào lớp 10 môn Văn

  • Tác giả: haiphong-school.fpt.edu.vn
  • Ngày đăng: 06/25/2022
  • Đánh giá: 2.99 (191 vote)
  • Tóm tắt: Hiểu rõ gánh nặng thi cử của các sĩ tử, bên cạnh việc xét điểm thi vào lớp 10 do thành phố Hải Phòng tổ chức, trường THCS và THPT FPT Hải Phòng …
  • Nội Dung: Bên cạnh việc tìm hiểu các chủ đề lớn trên, học sinh hãy dành thời gian ghi nhớ và tích lũy cho mình các dẫn chứng mới từ thực tế đời sống bằng cách đọc sách báo, cập nhật tin tức từ mạng xã hội, chương trình thời sự và điểm báo. Lượng thông tin này …

những bài văn mẫu thi vào lớp 10

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 07/29/2022
  • Đánh giá: 2.73 (192 vote)
  • Tóm tắt: Tìm kiếm những bài văn mẫu thi vào lớp 10 , nhung bai van mau thi vao lop 10 tại 123doc – Thư viện trực tuyến hàng đầu Việt Nam.
  • Nội Dung: Bên cạnh việc tìm hiểu các chủ đề lớn trên, học sinh hãy dành thời gian ghi nhớ và tích lũy cho mình các dẫn chứng mới từ thực tế đời sống bằng cách đọc sách báo, cập nhật tin tức từ mạng xã hội, chương trình thời sự và điểm báo. Lượng thông tin này …

Những bài văn hay lớp 9 – Tài liệu ôn thi vào lớp 10

  • Tác giả: giaovienvietnam.com
  • Ngày đăng: 10/24/2022
  • Đánh giá: 2.63 (71 vote)
  • Tóm tắt: Một mùa thi học kì lại sắp đến, học sinh nô nức chuẩn bị, ôn tập và luyện đề. Những bài văn hay lớp 9 dưới đây là tài liệu vô cùng cần thiết.
  • Nội Dung: Bên cạnh việc tìm hiểu các chủ đề lớn trên, học sinh hãy dành thời gian ghi nhớ và tích lũy cho mình các dẫn chứng mới từ thực tế đời sống bằng cách đọc sách báo, cập nhật tin tức từ mạng xã hội, chương trình thời sự và điểm báo. Lượng thông tin này …

Tuyển Chọn Các Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn – Tác Giả : Lê Thị Mỹ Trinh

  • Tác giả: websosanh.vn
  • Ngày đăng: 12/01/2022
  • Đánh giá: 2.54 (109 vote)
  • Tóm tắt: Xem ngay Tuyển Chọn Các Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn – Tác Giả : Lê Thị Mỹ Trinh giá rẻ nhất 45900đ. So sánh giá từ 3 cửa hàng. Nơi mua Giảm giá nhiều nhất …
  • Nội Dung: Bên cạnh việc tìm hiểu các chủ đề lớn trên, học sinh hãy dành thời gian ghi nhớ và tích lũy cho mình các dẫn chứng mới từ thực tế đời sống bằng cách đọc sách báo, cập nhật tin tức từ mạng xã hội, chương trình thời sự và điểm báo. Lượng thông tin này …

Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn

  • Tác giả: giaoanxanh.com
  • Ngày đăng: 10/19/2022
  • Đánh giá: 2.47 (177 vote)
  • Tóm tắt: Các em học sinh thân mến! Từ năm học 2006 – 2007 đến nay, Bộ Gáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi mới phương thức thi cho học sinh cuối cấp Trung học cơ sở: …
  • Nội Dung: Bên cạnh việc tìm hiểu các chủ đề lớn trên, học sinh hãy dành thời gian ghi nhớ và tích lũy cho mình các dẫn chứng mới từ thực tế đời sống bằng cách đọc sách báo, cập nhật tin tức từ mạng xã hội, chương trình thời sự và điểm báo. Lượng thông tin này …

Đề thi môn Văn vào lớp 10 ở Hà Nội yêu cầu học sinh nói về vẻ đẹp

  • Tác giả: laodong.vn
  • Ngày đăng: 05/14/2022
  • Đánh giá: 2.47 (83 vote)
  • Tóm tắt: Đề thi vào lớp 10 môn Văn ở Hà Nội năm 2022 vẫn giữ ổn định cấu trúc … của những anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
  • Nội Dung: Bên cạnh việc tìm hiểu các chủ đề lớn trên, học sinh hãy dành thời gian ghi nhớ và tích lũy cho mình các dẫn chứng mới từ thực tế đời sống bằng cách đọc sách báo, cập nhật tin tức từ mạng xã hội, chương trình thời sự và điểm báo. Lượng thông tin này …

  • Tác giả: vietnamnet.vn
  • Ngày đăng: 04/23/2022
  • Đánh giá: 2.25 (170 vote)
  • Tóm tắt: Đáp án môn Ngữ Văn thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2022 đầy đủ, … Sáng nay, các thí sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn …
  • Nội Dung: Theo quy định, mỗi học sinh được đăng ký thi vào lớp 10 tối đa 3 nguyện vọng, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 có thể …

Bài thi vào lớp 10 môn văn: Cô giáo tài năng nhắc ‘10 điều cốt tử’

  • Tác giả: thanhnien.vn
  • Ngày đăng: 06/11/2022
  • Đánh giá: 2.13 (165 vote)
  • Tóm tắt: Cô Phạm Thu Trang, giáo viên ngữ văn tài năng, tâm huyết của Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Q.Ba Đình, Hà Nội), đã “chốt” lại ngắn gọn thành …
  • Nội Dung: 1. Trước khi nhận đề, nhẩm lại cách làm nghị luận văn học, nghị luận xã hội, 2 câu “thần chú” (đã học rất kỹ) về nghệ thuật xây dựng nhân vật, năm sáng tác của các tác phẩm, một số kiến thức về ngữ pháp (cách viết câu bị động, phép thế, câu phủ …

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn

  • Tác giả: doctailieu.com
  • Ngày đăng: 11/20/2022
  • Đánh giá: 2.1 (114 vote)
  • Tóm tắt: Tuyển tập đề thi thử vào lớp 10 môn Văn có lời giải của các trường THPT và Sở Giáo Dục tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Đọc Tài Liệu cung cấp các bộ đề …
  • Nội Dung: 1. Trước khi nhận đề, nhẩm lại cách làm nghị luận văn học, nghị luận xã hội, 2 câu “thần chú” (đã học rất kỹ) về nghệ thuật xây dựng nhân vật, năm sáng tác của các tác phẩm, một số kiến thức về ngữ pháp (cách viết câu bị động, phép thế, câu phủ …