Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi của một đứa trẻ được xem là một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển những kỹ năng và nhận thức nền tảng cho cuộc sống.
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ TRẺ 5 TUỔI
Đặc điểm
Nếu nói rằng giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và tâm lý thì giai đoạn từ 3 – 5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. Vì thế, khi trẻ được 5 tuổi thì bé đã có khả năng tiếp thu một lượng kiến thức không nhỏ. Theo A.X Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga thì: “ Nền tảng của giáo dục chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm đến 90% chất lượng của cả quá trình giáo dục”
Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi chứng kiến những hoạt động chơi đùa không mệt mỏi của các em, không chỉ là sự vui thích mà trẻ còn có khả năng tập trung để hiểu và chấp nhận luật lệ của các trò chơi, còn trong lớp thì đã biết ngồi yên để lắng nghe các câu chuyện kể. Đa số trẻ trong giai đoạn này phát triển tốt kỹ năng sử dụng bàn tay, biết cầm viết chì và cắt bằng kéo, nhận ra phần lớn các mẫu tự và cách đọc các mẫu tự này, nhận ra sự khác biệt của các hình khối, biết phân biệt lớn – bé , cao – thấp, xa – gần …Vì thế, một mặt phụ huynh cần phải tích cực giúp các em thu đạt được những kỹ năng quan trọng và cần thiết, nhưng mặt khác không nên nhồi nhét những điều vượt quá mức phát triển mà các em có thể đạt được để khi bước vào lớp Một,có thể làm trẻ sớm mệt mỏi trước khối lượng kiến thức khá lớn mà trẻ sẽ phải tiếp thu trong suốt thời gian ở tiểu học (Cấp 1) để rồi sẽ gặp nhiều khó khăn ở các cấp học cao hơn.
Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về Bản Ngã (Cái Tôi) – Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì của người khác. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc khá nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ. Nếu trẻ là con một hay được cưng chiều thì khả năng phân biệt và nhận thức về những giới hạn của quyền sở hữu có thể rất kém, chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh.
Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ
Ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa, từ quan hệ gắn bó mẹ – con, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao lưu tình cảm nhiều hơn giữa mẹ – con ở trẻ trai và bố – con ở trẻ gái. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc một cách cụ thể và đa dạng hơn, vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện về tình cảm rõ ràng cũng như những phản ứng chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này khiến cho trẻ dễ có những tổn thương sâu sắc nếu không nhận được sự cảm thông hay được đáp ứng từ phía cha mẹ.
Hoạt động và sở thích của trẻ 5 tuổi xoay quanh gia đình và nhà trường. Trẻ thích chơi với đồ chơi của mình ở nhà nhưng cũng biết chia sẻ đồ chơi với bạn bè ở trường. Ngoài các buổi học thì một vài buổi học vẽ hay chơi thể thao mỗi tuần không phải là nhiều, nhưng đừng bắt trẻ tham gia quá nhiều hoạt động ngoại khóa trong giai đoạn này vì đây mới chỉ là những bước khởi động cho cả một hành trình dài sau khi trẻ đã vào lớp Một. Trẻ 5 tuổi vẫn thích chơi qua trí tưởng tượng. Con gái thường thích chơi nấu nướng, chăm sóc búp bê, tái hiện cuộc sống ở gia đình và nhà trường trong khi chơi. Con trai bên cạnh việc chơi những trò chơi sắm vai làm siêu nhân hay hiệp sĩ, robot hay quái vật …cũng có thể chơi như vậy, nếu như không bị diễu cợt và chắc chắn là chúng ta không nên diễu cợt ! Ở lứa tuổi này trẻ dễ có sự sợ hãi các con vật, bóng tối và một số người chung quanh đã vô tình hay cố ý hù doạ trẻ. Điều này cũng một phần do tác động từ các câu chuyện kể và do sự phát triển trí tưởng tượng khá phong phú của trẻ.
Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có thể nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những câu nói dài của người khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp Một và các cấp học tiếp theo. Mặc dù vậy, khi giao tiếp với trẻ, chúng ta vẫn không nên sử dụng lối nói với những ý nghĩa ẩn dụ, nước đôi theo kiểu, nói vậy mà không phải vậy ! vì có thể gây ra những hiểu lầm, hay khiến cho trẻ có những nhận thức tiêu cực về bản thân và sự hiểu biết sai lệch về người khác.
Có nhiều cha mẹ, khi trẻ phạm lỗi thay vì có những biện pháp kỷ luật rõ ràng, thậm chí có thể đánh đòn thì lại dùng hình thức mỉa mai những sai sót của trẻ: “Phải rồi, nhà mình giầu lắm nên cứ tha hồ mà đánh vỡ chén bát đi, vỡ cái này thì mua cái khác thôi ..!” “Hình thức này, tuy không làm tổn thương đến thể xác hay gây cho con sự sợ hãi, thế nhưng nó giống như một chất acid có khả năng làm xói mòn những phản hồi của trẻ, vì trẻ sẽ không biết cư xử như thế nào cho đúng, nên dần dà khả năng bày tỏ về cảm xúc sẽ bị mai một. Trẻ có thể trở nên thờ ơ, vô cảm trước những biến chuyển hay tác động của môi trường xung quanh khi lớn lên.
Trong lứa tuổi này, trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận một ngoại ngữ và cả những từ ngữ thô tục “không có trong từ điển”. Vì thế đây là một “đối tác” quan trọng cho các cơ sở dạy ngoại ngữ, và họ đã vận dụng nhiều kỹ xảo chiêu sinh khác nhau khiến cho nhiều bậc cha mẹ bị thu hút nên đã tìm cách thúc đẩy con đi học ngoại ngữ mà không quan tâm đến cá tính, sở thích hay năng lực thực sự của trẻ, có phù hợp với những kiến thức đó hay không. Điều này vô tình đã đặt một áp lực lên trên đứa trẻ, khiến cho một số trẻ chưa đến trường mà đã trở nên “ngán” chuyện đi học.
Bên cạnh đó, cũng không ít các bậc cha mẹ, do thói quen hay vô ý, thường xuyên “xả rác bằng miệng” bên cạnh trẻ, đã khiến cho không ít bé bị “nhiễm độc” vì những lời lẽ tệ hại đó, đến khi phát hiện ra thì đã trở thành một thói quen khó bỏ ! Vì thế trong lời ăn tiếng nói đối với trẻ, chúng ta cần phải thận trọng, một mặt quan tâm đến việc giúp cho trẻ phát triển được năng lực làm chủ ngôn ngữ, nhưng cũng cẩn thận để không “hút phải” những lời lẽ không được “sạch sẽ” cho lắm.
Câu hỏi đánh giá mức độ phát triển về cảm xúc và ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Bé có thể gọi tên một số vật dụng thông thường xung quanh mình không?
- Bé có thể hiểu và trả lời một cách khá đầy đủ các câu hỏi đơn giản của người lớn ?
- Bé có thể phát âm khá rõ các từ thông thường không?
- Bé có thể mô tả, nói ra một vài tình huống của người khác trong gia đình nếu có ai hỏi ?
- Bé có thể ngồi nghe bố mẹ nói chuyện và cũng có thể tham gia vào một số câu chuyện có liên quan đến mình ?
- Bé có thoải mái giao tiếp với bạn bè cùng độ tuổi và với những người thân trong nhà ?
- Bé có thể nói ra một số mong muốn là sau này mình sẽ làm gì ( cô giáo, bác sĩ, hay đi làm giống bố …) được không ?
- Bé tỏ ra thích ứng tốt khi phải thay đổi một số cách sinh hoạt trong nhà ( như đi chơi xa vài ngày – nghỉ hè …) hay dọn qua nhà mới ?
- Bé có khả năng tự chơi một mình và cũng có thể tranh đua, hay tham gia chơi đùa với các bạn bè hay các trẻ khác ?
10. Bé có khả năng nghe các trẻ khác nói cho hết câu mà không ngắt lời ?
Bạn đánh giá mức phát triển của bé trên thang điểm A : Tốt – B : Trung bình – C: Kém . Các em cần đạt từ 3 – 5 điểm A và từ 3 – 5 điểm B. Nếu trẻ có trên 5 câu chỉ đạt điểm C , thì cần phải có một sự kiểm tra kỹ hơn của các nhà chuyên môn về mức độ phát triển của trẻ về vận động và cảm xúc để có những hướng dẩn chăm sóc hay can thiệp kịp thời.
Ý thức về bản thân.
Ngay từ khi trẻ lên 3, trẻ đã bắt đầu biết phân biệt giữa bản thân và người khác, trẻ cũng dần dần nhận ra những cái gì thuộc về bản thân, cái gì không thuộc về mình. Khi lên 5 thì trẻ đã có ý thức về những vật dụng như quần áo, đồ chơi cái gì của mình, cái gì là của bạn. Từ đó đưa tới thái độ so sánh, ganh tỵ hay tự tin hơn và thường có những suy nghĩ nhận định độc lập, thích tự tay làm chứ không thích nhờ người khác. Ta gọi đó là ý thức về giá trị bản thân hay lòng tự trọng. Đây là cách mà một người nghĩ và tin rằng mình có năng lực và xứng đáng nhận được sự quý trọng và thương yêu của những người xung quanh. Lòng tự trọng khiến trẻ có cảm giác hài lòng, phấn khởi và tự hào về bản thân. Đó là tiền đề thúc đẩy trẻ đi đến những thành công trong cuộc sống sau này. Vì trẻ sẽ là những người đứng ra giải quyết vấn đề chứ không phải là người tạo ra vấn đề.
Lòng tự trọng là một nhận thức mà ai cũng có, nhưng nhiều hay ít là do ảnh hưởng từ môi trường gia đình và sự giáo dục. Trẻ chỉ có thể phát triển tốt ý thức về bản thân nếu có được sự chăm sóc, giáo dục một cách đúng đắn từ gia đình đến nhà trường và sẽ có thái độ ích kỷ, hay tự ti về bản thân thậm chí là hung hăng, cư xử độc ác với người khác nếu không được sự quan tâm cần thiết từ gia đình và sự giáo dục cần thiết.
Trong các hoạt động hàng ngày, ý thức về giá trị của bản thân được bộc lộ qua những hành vi tự giác của trẻ, từ chuyện săm soi mình trước gương, chọn lựa quần áo, giầy dép mũ nón khi đi chơi cho đến việc tự mình ăn uống, tự làm vệ sinh cá nhân …và qua đó, nếu được chấp nhận và tôn trọng, trẻ sẽ có được sự tự tin và vui sống.
Chính ý thức về giá trị bản thân sẽ giúp trẻ không tiêm nhiễm những thói xấu, những hành vi không lành mạnh của người khác và hạn chế được những suy nghĩ tiêu cực trong các mối quan hệ với bạn bè, thày cô và cả trong gia đình.
Ý thức về bản thân cũng giúp cho trẻ 5 tuổi có ý thức chan hòa với bạn cùng chơi. Biết tuân thủ luật chơi, biết cho mượn, chia sẻ đồ chơi với bạn. Trẻ đã biết thiết lập quan hệ rộng rãi và phong phú với bạn đồng lứa. Nếu như ở tuổi trước, chỉ cần 2 bạn chơi trò mẹ con thì đến tuổi này, các bạn cùng hợp nhau lại để chơi trò gia đình với các vai bố, mẹ, con cái, ông bà. Các em cũng rất thích chơi những trò chơi bắt chước người lớn như bắt chước mẹ nấu cơm, chăm sóc búp bê, chơi trò cô dâu chú rể, thích các con thú ở công viên, chơi ghép hình, đá bóng, đu quay…
Trẻ giai đoạn này rất dễ xúc động, dễ cười, dễ khóc. Tâm tư của trẻ được bộc lộ ra ngoài, chỉ cần nhìn là biết được ngay trẻ đang vui hay đang buồn. Tính tình của trẻ lúc này tương đối ổn định, dễ hướng dẫn, chỉ bảo. Đời sống tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Trẻ trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc, tình cảm, hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau. Trẻ luôn thèm khát sự yêu thương, trìu mến của cha mẹ, dễ tủi thân nếu không được quan tâm. Trẻ cũng bộc lộ tình cảm của mình mạnh mẽ và rõ ràng hơn đối với mọi người, luôn tỏ ra thông cảm, an ủi người khác. Bạn có thể chứng kiến con bạn ở tuổi này “tự dưng” chạy ra ôm chầm lấy bạn và nói “con yêu mẹ lắm lắm”, hoặc nếu thấy bạn buồn, trẻ sẽ chạy lại hỏi han, an ủi bạn.
Từ sự nhận biết về bản thân dẫn đến sự ý thức về giới tính.Bé gái ở lứa tuổi này đã biết được mình là gái, sau sẽ trở thành một người như mẹ. Từ đó, bé gái lấy hình tượng người mẹ để làm mẫu chỉ dẫn cho mình, học cách đối xử và học cách nội trợ của mẹ. Bé trai cũng ý thức được rằng sau này lớn lên sẽ là trai. Vì thế mà từng động tác, cử chỉ bé đều cố gắng làm giống như bố. Đương nhiên đôi khi nhu cầu tự tích luỹ ở một mức độ nào đó cũng bắt chước luôn cả hành động cử chỉ cả cha lẫn mẹ, cho nên qua con trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh của cả cha lẫn mẹ.
Trước 4 tuổi, tình yêu của bé trai đối với mẹ chủ yếu là tình cảm dựa dẫm vào mẹ. Tình cảm quyến luyến đó cũng tựa như tình cảm của bé đối với người nuôi dưỡng nó. Sau 4 tuổi trở đi tình cảm biến chuyển dần trở nên lãng mạn và nó không còn nghi ngờ gì mà đinh ninh rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất và đẹp nhất. Với con gái cũng sẽ nảy sinh tình cảm quyến luyến tương tự như vậy đối với bố đẻ. Tình cảm quyến luyến đặc biệt của con trẻ đối với cha mẹ thời kỳ này là sự phát triển bình thường về tâm lý. Tình cảm ấy không chỉ giúp trẻ phát triển lành mạnh về tinh thần và tình cảm mà còn là cơ sở cho những quan hệ đúng đắn đối với người khác giới sau này của chúng.
Cv.Tl LÊ KHANH
Comments
comments
Top 18 những biểu hiện đặc biệt của trẻ ở nhà viết bởi Cosy
18 dấu hiệu trẻ thông minh: Con bạn sở hữu dấu hiệu nào?
- Tác giả: hellobacsi.com
- Ngày đăng: 10/13/2022
- Đánh giá: 4.78 (539 vote)
- Tóm tắt: Những đứa trẻ như vậy cần được khuyến khích và động viên rằng suy nghĩ và cảm xúc của trẻ không chỉ rất bình thường mà còn đặc biệt đáng trân …
- Nội Dung: Những đứa trẻ thông minh thường có kiến thức chuyên sâu về một chủ đề trẻ quan tâm. Các bé có xu hướng rất đam mê một lĩnh vực nào đó và có khả năng duy trì niềm đam mê đó trong thời gian dài. Khi xác định đam mê một điều gì đó, trẻ thường sẽ thể …
Những cách dạy trẻ mất tập trung đạt hiệu quả lâu dài
- Tác giả: medlatec.vn
- Ngày đăng: 02/23/2023
- Đánh giá: 4.59 (485 vote)
- Tóm tắt: Cũng đôi khi, những biểu hiện này xuất hiện ở mức độ cảnh báo liên quan … Đặc biệt là khắc phục tình trạng thiếu tập trung chú ý của trẻ.
- Nội Dung: Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thần kinh. Nếu bé không được cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh, thiếu hụt sắt,.. sẽ khiến bé mệt mỏi, mất ngủ, mất tập trung. Hoặc nếu bé ngủ không đủ giấc, thức quá khuya cũng khiến …
Những tính cách của trẻ 5 tuổi bố mẹ cần biết
- Tác giả: steame.vn
- Ngày đăng: 08/04/2022
- Đánh giá: 4.37 (532 vote)
- Tóm tắt: Tuy nhiên, cái “tôi” của trẻ cũng đã được hình thành, kéo theo những đặc điểm … trẻ có những dấu hiệu của ADHD, phụ huynh cần đưa con đến các nhà chuyên …
- Nội Dung: Trong một số trường hợp, sự nhút nhát lại là một điều đem lại sự an toàn cho trẻ cũng như tạo sự quan tâm của người khác đối với các em. Nhưng cũng có những sự nhút nhát thái quá, thì cần khắc phục vì nó có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý không …
Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh
- Tác giả: marrybaby.vn
- Ngày đăng: 11/20/2022
- Đánh giá: 4.17 (382 vote)
- Tóm tắt: Đặc biệt, ở giai đoạn bé 3-4 tuổi; con đạt được những cột mốc quan trọng trong … phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:.
- Nội Dung: Ở giai đoạn 3-4 tuổi, tâm lý trẻ 3 tuổi không chỉ trở nên độc lập hơn về mặt thể chất mà còn cả về tình cảm. Bé 3 tuổi không còn khóc nhiều hay lo sợ khi đi mẫu giáo. Tâm lý trẻ 3 tuổi thường tỏ ra rất ngang bướng, thích đòi hỏi và hay hờn dỗi, thậm …
22 dấu hiệu trẻ 3 tuổi thông minh và là một thiên tài
- Tác giả: avakids.com
- Ngày đăng: 07/21/2022
- Đánh giá: 3.97 (247 vote)
- Tóm tắt: Xác định chính xác những dấu hiệu này sẽ giúp ba mẹ xây dựng kế hoạch nuôi … Sau đây là biểu hiện thường có ở 1 đứa trẻ “thiên tài” của chuyên mục chăm …
- Nội Dung: Dấu hiệu trẻ 3 tuổi thông minh đó chính là khi gặp khó khăn, thay vì dễ dàng bỏ cuộc, trẻ sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề. Điều này hoàn toàn có thể bao gồm các giải pháp hơi bất thường một chút. Ví dụ, trong trường hợp một gói bánh nằm ngoài …
Mẹ và bé
- Tác giả: afamily.vn
- Ngày đăng: 11/04/2022
- Đánh giá: 3.75 (566 vote)
- Tóm tắt: Đứa trẻ thông minh sẽ không như vậy, ở những nơi thích hợp, sẽ nói ra suy nghĩ của bản thân về sự việc, đặc biệt là những sự việc liên quan đến …
- Nội Dung: Khi những đứa trẻ thông minh phát hiện thấy những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, chúng sẽ luôn hỏi “tại sao”, nếu không có câu trả lời mà mình muốn, chúng thậm chí sẽ tự mình đi tìm đáp án. Những đứa trẻ như vậy cũng rất ưu tú, đối với cha mẹ mà …
Tâm lý trẻ 5-6 tuổi và những điều ba mẹ cần quan tâm
- Tác giả: monkey.edu.vn
- Ngày đăng: 11/02/2022
- Đánh giá: 3.39 (288 vote)
- Tóm tắt: Ba mẹ cần điều chỉnh càng sớm càng tốt để bé sống cởi mở và thân thiện hơn, tránh cảm giác bị xa lánh khi đến trường hoặc ở nhà. Những đặc điểm …
- Nội Dung: Điều tiếp theo mà các ba mẹ có con ở độ này cần chú ý chính là bé hay sợ bóng tối và con vật. Giai đoạn này bé bắt đầu biết cảnh giác với nỗi sợ. Điều này xuất phát từ việc ba mẹ và người thân thường đưa ra dọa bé khiến bé có cảm giác sợ hãi khi ở …
Trẻ thông minh có biểu hiện gì? – Dấu hiệu nhận biết dành cho cha mẹ
- Tác giả: vnkid.vn
- Ngày đăng: 08/20/2022
- Đánh giá: 3.35 (536 vote)
- Tóm tắt: Để có thể nhận biết con có phải là một đứa trẻ thông minh hay không, bố mẹ hãy xem xét đến những cột mốc trong đời bé. Ở độ tuổi 6 tháng, bé có thể vẫy tay chào …
- Nội Dung: Trong cuộc sống, những đứa trẻ thông minh thường thể hiện các cung bậc cảm xúc một cách mãnh liệt, rõ ràng hơn so với người bình thường, kể cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực. Các bé cũng có thể nhận thức rõ những ý kiến và cảm xúc của mọi người xung …
Các Biểu Hiện Sớm Của Trẻ Tự Kỷ Bố Mẹ Nên Quan Tâm
- Tác giả: giasuhanoigioi.edu.vn
- Ngày đăng: 04/13/2022
- Đánh giá: 3.03 (436 vote)
- Tóm tắt: Tuy nhiên, phụ huynh có thể chú ý thêm về những biểu hiện trong quan hệ giao tiếp của trẻ với những người xung quanh để xác định được tình trạng này. biểu hiện …
- Nội Dung: Trong những trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ dạng nhẹ, một số những biểu hiện như những đứa trẻ bình thường khác, đó là trẻ của bạn có thể chấp nhận một số những hành động vuốt ve mức độ vừa phải nhưng vẫn không có những dấu hiệu giao tiếp bằng ánh …
Đặc điểm tâm lý của trẻ 4-5 Tuổi và Cách nắm bắt, chăm sóc
- Tác giả: giaoducnhc.vn
- Ngày đăng: 03/24/2023
- Đánh giá: 2.83 (64 vote)
- Tóm tắt: Ở những đứa trẻ từ 4 đến 5 tuổi thì các đặc điểm tâm lý của trẻ bắt đầu … ba mẹ có thể thấy trẻ có những cảm xúc bất chợt, đặc biệt là khi …
- Nội Dung: Như đã chia sẻ, trẻ 4-5 tuổi đã hình thành và phát triển về cái tôi, trẻ cũng bắt đầu nhận thức tốt hơn về các mối quan hệ và vai trò của bản thân đối với gia đình, những người xung quanh. Lúc này trẻ cũng có nhu cầu được tôn trọng và mong muốn có …
Trẻ Nhút Nhát Biểu Hiện Như Thế Nào? Cha Mẹ Nên Làm Gì?
- Tác giả: trungtamphuchoichucnang.com
- Ngày đăng: 11/08/2022
- Đánh giá: 2.8 (56 vote)
- Tóm tắt: Biểu hiện của trẻ nhút nhát · 1. Trẻ xấu hổ khi giao tiếp · 2. Trẻ có xu hướng chỉ chơi một mình · 3. Trẻ không tự tin vào bản thân · 4. Trẻ khó …
- Nội Dung: Có nhiều phụ huynh mặc định là tính cách của con từ khi sinh ra đã như thế nên không cần tác động, khi lớn lên con tự khắc mạnh dạn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tính nhút nhát của trẻ sẽ tăng dần nếu như không được tác động và cuộc sống của trẻ sẽ …
MN NGỌC THỤY
- Tác giả: mnngocthuy.longbien.edu.vn
- Ngày đăng: 11/16/2022
- Đánh giá: 2.59 (178 vote)
- Tóm tắt: Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhan biet tre tu ky ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh.
- Nội Dung: Có thể thấy sự khác biệt về khả năng phát triển, đặc biệt là kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) từ khi các bé còn là những đứa trẻ sơ sinh. Đó cũng là cách nhận biết trẻ tự kỷ nếu bố mẹ để tâm đến trẻ. Các trẻ sơ sinh …
Giáo sư Mỹ phát hiện ra rằng trẻ có IQ cao sẽ có 4 biểu hiện này trước 5 tuổi
- Tác giả: phunuvietnam.vn
- Ngày đăng: 02/09/2023
- Đánh giá: 2.67 (81 vote)
- Tóm tắt: Những biểu hiện cụ thể của trẻ có chỉ số IQ cao … trẻ có chỉ số thông minh cao sẽ bộc lộ tính tò mò đặc biệt mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ.
- Nội Dung: Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ em liên quan đến não. Khi lên 3 tuổi, trẻ có thể học cách diễn đạt suy nghĩ của mình bằng những câu ngắn. Ở giai đoạn này, trẻ mất một thời gian dài để có thể biểu đạt được những gì con muốn, nếu trẻ có thể nghe …
5 biểu hiện chứng tỏ trẻ thông minh hơn người, bé có thể là thiên tài trong tương lai
- Tác giả: eva.vn
- Ngày đăng: 12/06/2022
- Đánh giá: 2.52 (127 vote)
- Tóm tắt: Mức độ thông minh của bé sẽ được thể hiện ở một số đặc điểm cơ thể, vì vậy tai to là một trong những biểu hiện cụ thể có thể quan sát dễ dàng.
- Nội Dung: Như người ta đã nói, đọc hàng nghìn cuốn sách, đi hàng nghìn dặm, nên lợi ích của việc đọc sách là rất lớn. Có rất nhiều trẻ thích đọc sách và hầu hết trong số đó đều có trí thông minh cao, vì đọc sách cũng là quá trình nâng cao kiến thức và mở …
3 điểm kỳ quặc ở trẻ nhưng lại là biểu hiện của chỉ số IQ cực cao: Cha mẹ đừng mù quáng ngăn cản thiếu hiểu biết
- Tác giả: cafef.vn
- Ngày đăng: 04/25/2022
- Đánh giá: 2.31 (95 vote)
- Tóm tắt: Đôi khi những dấu hiệu kỳ quặc dưới đây lại là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh. Cha mẹ cần phát hiện sớm và không nên bỏ qua giúp duy …
- Nội Dung: Những đứa trẻ này thường có khả năng quan sát và suy nghĩ mọi việc một cách thấu đáo hơn. Từ đó giúp chúng hiểu hơn về mọi chuyển xảy ra trong cuộc sống, đồng thời có cách cách giải quyết đem lại hiệu quả cao hơn. Nếu có biểu hiện này khi còn nhỏ …
Cảnh báo 6 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ ba mẹ cần cho bé đi khám ngay
- Tác giả: hongngochospital.vn
- Ngày đăng: 02/11/2023
- Đánh giá: 2.23 (87 vote)
- Tóm tắt: Các em thường thích chơi một mình trong không gian riêng, với những đồ chơi đặc biệt thân thiết mà bé hay mang bên mình, trái ngược với đa số trẻ nhỏ khác là …
- Nội Dung: Bên cạnh đó, trẻ bị tự kỷ ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh thông qua ánh mặt, cử chỉ, điệu bộ. Chúng thường thể hiện các mốc phát triển kém như: 3 tháng không biết cười, không tỏ thái độ sợ hãi trước người lạ hay khi để bé trong môi …
Những đứa trẻ có biểu hiện này ở mẫu giáo có khả năng thành công hơn bạn bè đồng trang lứa sau 20 năm
- Tác giả: kenh14.vn
- Ngày đăng: 03/10/2023
- Đánh giá: 2.09 (59 vote)
- Tóm tắt: Trẻ từ 2-6 tuổi là giai đoạn giao tiếp giữa các cá nhân tốt nhất, nếu cha mẹ có thể nắm bắt giai đoạn này và trau dồi các kỹ năng xã hội cho con …
- Nội Dung: Trẻ nhỏ thường cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho trẻ. Nếu cứ có những suy nghĩ này thì trẻ sẽ lớn lên trở thành người vô trách nhiệm. Do đó, ngay từ nhỏ, cha mẹ cần dạy cho trẻ hiểu được giá trị …
- Tác giả: tintuconline.com.vn
- Ngày đăng: 03/19/2023
- Đánh giá: 2.06 (62 vote)
- Tóm tắt: Trẻ có 3 biểu hiện đặc biệt này thì thường có chỉ số IQ vượt trội, thông minh hơn người, vì thế bố mẹ cần rèn luyện cho con cái thường xuyên …
- Nội Dung: Trẻ nhỏ thường cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho trẻ. Nếu cứ có những suy nghĩ này thì trẻ sẽ lớn lên trở thành người vô trách nhiệm. Do đó, ngay từ nhỏ, cha mẹ cần dạy cho trẻ hiểu được giá trị …