Xem Ngay Top 19 những điều trông thấy mà đau đớn lòng [Triệu View]

Nguyễn Du trong và ngoài thời đại của ông

Thủy tổ họ Nguyễn ở Tiên Điền tên là Nguyễn Nhiệm, hiệu Nam Dương, vốn quê ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai (Hà Nội); một dòng họ có nhiều người làm quan cho nhà Mạc và nhà Lê. Tính từ cụ Nam Dương đến thân phụ Nguyễn Du, là đời thứ sáu.

Khi cụ Nguyễn Nhiệm vào Hà Tĩnh, làng Tiên Điền khi ấy có tên là Tân Điền (ruộng mới khai phá), trước đó là U Điền (bãi rậm) và Vô Điền (không có ruộng).

Nguyễn Du tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ngày 23/11 năm Ất Dậu 1765, tức ngày 03/01/1766 dương lịch tại phường Bích Câu, Thăng Long.

Tinh thông văn võ nhưng năm 1783, Nguyễn Du chỉ thi đỗ tam trường (tú tài), sau đó không hiểu vì lý do gì mà không đi thi nữa. Rồi trong nhiều năm, phải sống cuộc đời phiêu bạt, đói nghèo khi Tây Sơn lật đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, chính quyền mà cả bố và anh trai của ông phục vụ.

Tháng 8/1802, Gia Long đánh bại Quang Toản, kết thúc triều đại Tây Sơn, Nguyễn Du được nhà Nguyễn mời làm tri huyện Phù Dung (Khoái Châu, Hưng Yên). Tuy không mặn mà với con đường làm quan, nhưng ông vẫn được thăng tiến liên tục. Năm 1820, khi Minh Mệnh lên ngôi, được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc lần nữa để cầu phong, nhưng chưa kịp đi thì đã mất tại Huế, hưởng thọ 56 tuổi.

Ngoài truyện Kiều, Nguyễn Du còn nhiều tác phẩm chữ Nôm khác là Văn chiêu hồn, Văn tế sống Trương Lưu nhị nữ, Thác lời trai phường nón Tiên Điền gửi gái phường vải Trường Lưu và ba tập thơ chữ Hán: Bắc hành tạp lục; Nam trung tạp ngâm; Thanh Hiên thi tập.

Nhiều nhà nghiên cứu trước đây mặc dù hết lòng ca ngợi Nguyễn Du nhưng vì lập trường giai cấp máy móc, mà phê phán ông có khi nặng nề và không thỏa đáng. Chẳng hạn, Hoài Thanh trong “Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du” cho rằng, Nguyễn Du “đã cảm thông được một phần nỗi khổ chung của con người bị chà đạp” nhưng chỉ “cảm thông được một phần thôi” và “rốt cuộc Nguyễn Du vẫn là người của giai cấp phong kiến, của chế độ phong kiến”.

Hay Đặng Thai Mai trong “Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều” đã viết: “Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du cố nhiên mới chỉ biểu hiện bằng những phương thức yếu ớt theo đạo lý chữ nhân của đạo Khổng, hoặc theo tinh thần hiếu sinh của đạo Phật, chưa phải là chiến đấu tính cho nhân đạo, cho con người”… “Trong Truyện Kiều, tính chiến đấu không phải là tích cực và đúng với lập trường, mâu thuẫn phải chỉ giải quyết theo tinh thần thỏa hiệp với chế độ, tinh thần khuất phục với mệnh trời”. Trương Chính cho rằng Nguyễn Du làm quan với nhà Nguyễn trong tâm trạng buồn bực vì bị chèn ép. Đào Duy Anh đánh giá với Nguyễn Du, “nhà Lê mất là mất luôn lẽ sống của mình”…

Rồi bao nhiêu trang sách, bài giảng trong nhà trường cùng việc đề cao Truyện Kiều, một bản án chế độ phong kiến, là việc phê phán quyết liệt tư tưởng định mệnh…

Nguyễn Du là một thiên tài. Ngoài quê hương, hoàn cảnh xã hội còn có những yếu tố rất quan trọng từ tự nhiên, từ vũ trụ trong một thời điểm đặc biệt. Nhưng chỉ xét về mặt xã hội thôi, thì với sự “trông thấy” bao nhiêu vương triều lần lượt sụp đổ, bao nhiêu biến thiên lịch sử, bao nhiêu cố gắng con người mà không làm thay đổi được “thân phận” của mình, làm sao Nguyễn Du có thể cô trung và hoài vọng ở một nhà Lê, nhà Nguyễn hay kể cả nhà Tây Sơn? Lý tưởng của ông cao hơn thế.

Lần đầu tiên thể hiện chủ nghĩa nhân đạo một cách hoàn chỉnh và sâu sắc trong văn học Việt Nam, lần đầu tiên đưa vấn đề “thân phận” con người vào văn học – sớm hơn cả phương Tây, đó là những đóng góp vĩ đại chứ không phải hạn chế của Nguyễn Du.

Có lẽ, Nguyễn Du không bế tắc gì khi buộc Từ Hải phải chết, khi buộc Thúy Kiều vào vòng trầm luân. Đời đã thế và vẫn còn phải thế. Nhà thơ có chỉ cho ta một con đường giải quyết mâu thuẫn, không chỉ dựa trên giáo lý đạo Phật mà ở kinh nghiệm sống, ở bản ngã của mỗi người: đó là quan niệm lấy chữ tâm để đối lại, là giải quyết tự trong mình. Nó có thể không triệt để với đời nhưng thỏa mãn riêng mỗi người, như cách giải quyết chữ trinh, chữ tình của Kiều vậy. Còn lý tưởng xã hội của Nguyễn Du là gì? Nó không gửi ở nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn hay nhà Lê mà có hình bóng của xã hội tự do bình đẳng bác ái theo lý tưởng của cách mạng tư sản mà sau đó ít lâu, cũng trong thế kỷ 18, đã xảy ra tại Pháp. Điều này có thể chứng minh được và càng chứng tỏ thiên tài của Nguyễn Du. Chúng ta nhớ rằng, khi các vua nhà Trần lên Yên Tử, không chỉ để tu hành thoát tục, mà chính là để lo nghĩ kế sách giữ nước lâu dài, trong đó có việc xây dựng tư tưởng Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam mà trong đó có mệnh đề rất căn bản: “Phật tại tâm”. Tư tưởng này được Nguyễn Du tiếp nối và phát biểu Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Quan hệ Đức – Tài cũng được giải quyết biện chứng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nhiều phạm vi, Nguyễn Du không chỉ vượt lên thời đại của mình mà phần nào còn vượt lên quan niệm và hiểu biết của thời đại sau đó.

Nguyễn Du đứng đâu để sáng tác Truyện Kiều?

Hiểu vị thế của nhà văn, mới có thể hiểu đúng và sâu sắc hơn tác phẩm của họ.

Nguyễn Du đứng ở đâu?

Nguyễn Du sống trong thời đại phong kiến nhưng các vấn đề ông nêu lên không phải là trung hiếu tiết nghĩa mà tình yêu, chuyện đời và số phận con người.

Nếu nói đứng trên lập trường của giai cấp phong kiến hay chỗ đứng của nhân dân lao động thời đó để bảo vệ hay để tố cáo là điều chưa hẳn thỏa đáng.

Hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh bản thân chỉ là để làm cho ông hiểu sâu sắc hơn về thân phận và cuộc sống con người, quan hệ giữa cái vô cùng và hữu hạn, giữa cái có và cái không, cái thường biến và cái bất biến mà thôi. Dường như cả lịch sử Việt Nam, hào hùng có, ly loạn có; tốt đẹp có, xấu xa có đều dồn hết cả vào mấy mươi năm của cuộc đời Nguyễn Du thời Lê mạt. Cái gì cũng tột đỉnh cả nên bộc lộ rõ bản chất của quan hệ con người với con người, con người với vũ trụ. Lại cũng nhờ Nguyễn Du từ tột đỉnh vinh hoa đến trần ai số phận mà sống trong một trường rất rộng của cõi người nên những điều ông nói, ông viết và làm nước mắt hậu thế tuôn rơi là vì ông thấy đời bằng cả trái tim, thấy đời bằng cả tuệ nhãn.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ những câu nói hay của conan [Đánh Giá Cao]

Nếu quan niệm Truyện Kiều là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ, một tiểu thuyết luận đề thì đoạn mở đầu chính là giới thuyết cho luận đề ấy:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…

Tôi cảm phục nhà ngôn ngữ Cao Xuân Hạo đã đặt ra nghi vấn với chữ cõi và cho rằng, câu trên nói về cuộc sống con người nói chung chứ không phải là trong trăm năm khoảng thời gian của một đời người.

Như vậy, với đoạn mở đầu là chuyện cõi người, trăm năm này cũng như trăm năm khác, luôn có mâu thuẫn giữa cái muốn có, cái mơ ước của con người (cá nhân cụ thể) và sự chi phối, hạn chế, thậm chí phũ phàng của tiền kiếp, của hiện thực xã hội. Đây không phải là “tài mệnh tương đố”, là “hồng nhan bạc mệnh” chỉ riêng cho Thúy Kiều. Nếu chỉ thế thì cần chi phải dùng đến tích bể dâu biến cải? Mệnh đề mà đoạn mở đầu này của Truyện Kiều đặt ra lớn hơn một câu chuyện tình rất nhiều nhưng lại tựu trung ở một điểm có tính khái quát cao nhất: quan hệ giữa cá nhân và cuộc đời, ở trong mọi thời.

Tôi nghĩ rằng, Nguyễn Du đã đứng ở vị thế giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, sự sống và cái chết, biến và bất biến để nói với không phải chỉ người đương thời mà với muôn năm về những lẽ đời trên cơ sở của tình yêu thương vô hạn và tư tưởng tự do, bình đẳng. Đó là tư tưởng lớn nhất của người nghệ sĩ, của một thiên tài, chứ không phải Nho, Phật, Lão, bình dân hay quý tộc một cách máy móc.

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho Thúy Kiều có xuất thân thuộc tầng lớp trên là hạn chế của Nguyễn Du. Tôi nghĩ rằng chọn nhân vật chính là Thúy Kiều ở tầng lớp trung lưu mới thật là thiên tài của Nguyễn Du.

Nếu chỉ là người lao động bình thường sao lại có học hành và tài sắc nhường kia, sao có thể đi ra khỏi “ngõ xóm” của mình mà gặp gỡ, mà phơi bày được mọi cảnh ngộ của cuộc đời? Không phải là nhân vật nữ tài sắc như Thúy Kiều lấy đâu để làm “phép thử” để mô tả bản chất của đàn ông từ Mã Giám Sinh đến Thúc Sinh, từ Hồ Tôn Hiến đến Từ Hải, và bản chất phụ nữ như Hoạn Thư… sao có được mối tình Kim – Kiều day dứt và sáng trong, hiện thực và lý tưởng đến thế!

Nếu Thúy Kiều xuất thân ở tầng lớp cao hơn thì e rằng Nguyễn Du khó thoát khỏi tính ước lệ, tượng trưng để bước hẳn sang chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn.

Và không phải là người tài sắc như Thúy Kiều, có sức sống mãnh liệt, không ngừng phản kháng nhưng dám chấp nhận mọi hoàn cảnh sống; đắm say tình yêu và vẹn tròn đạo nghĩa, biết tự riêng mình xây dựng và bảo vệ hệ giá trị của mình, biết tùy thời quyền biến… thì làm sao ra khỏi được khuôn thước của một giai cấp, một thời đại, một quốc gia?

Chọn một câu chuyện Trung Hoa, cũng là một sự lựa chọn thiên tài khác, không chỉ vì tránh được án văn tự thường hay xảy ra dưới chế độ phong kiến, mà còn hướng tới sự phổ quát nhân loại.

Người ta đã phân tích nhiều về những câu thơ lung linh ánh sáng, hình ảnh và lấp lánh nhạc điệu, nhất quán giữa cảnh và người như: Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc, non phơi, bóng vàng; Sông Tần một dải trong xanh/ Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan; Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường… Nhưng cũng không ít người bỏ qua những câu như Lão kia có giở bài bây – Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe. Tiếc của, Tú Bà có thể nói gì khác hơn là phải “văng” ra? Thật gợi tính cách, thật dân dã và thuần Việt! Hay: Già giang một lão một trai / Một dây vô loại buộc hai thâm tình. Tôi nghĩ trên thế giới không có nhà văn, nhà thơ nào viết về cảnh bị trói có thể tài hoa đến thế, thấm đượm tình người đến thế.

Đấy là nói về chữ Nôm. Còn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du có vô số câu điển phạm, thần cú. Đó là Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân (Đường xưa, gió lạnh, một người đi) giống như một bức tranh về sự cô đơn của con người. Sự cô đơn, phải chăng đó là cái mà mãi thế kỷ XX, văn học, triết học phương Tây mới phát hiện, đào sâu? Đó là những câu thật sự làm “kinh nhân”. Và đây là “một câu hỏi lớn không lời đáp”: Cổ nhân phần dinh dĩ luy luy – Kim nhân bôn tẩu hà phân phân (Người xưa chết, mồ mả đã lớp lớp ngổn ngang, mà sao ngày nay vẫn rầm rập bôn tẩu?). Và một câu trong Điếu La Thành ca giả tưởng không có câu nào viết hay hơn về người ca kỹ thuở xưa: Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng/ Phong nguyệt không lưu tử hậu danh (Nghiệp chướng phấn son lúc sống đã không rửa sạch/ Tiếng trăng gió, sau khi chết vẫn còn mang)

Từ những điều trông thấy đến những điều mơ ước

Hiện khu lưu niệm Nguyễn Du đã sưu tầm được hơn 500 bản Kiều được in trong các thời kỳ. Truyện Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, như: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Tiệp, Hung , Bun, Nhật, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc… Riêng tiếng Pháp có tới 10 bản dịch khác nhau. Người Pháp ngay từ năm 1926 đã đánh giá: “Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào”. Nhưng hơn cả các nhà nghiên cứu hiện đại, nhân dân ta đã coi Truyện Kiều là một phần đời sống của mình, các cụ ta đã thấy Nguyễn Du là một thiên tài từ thuở ấy. Khi Nguyễn Du mất, đã có câu đối viết rằng: “Nhất đại tài hoa, vi sứ vi khanh, sinh bất thiểm; Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh”. Nghĩa là “Một kiếp tài hoa, làm sứ, làm quan, sống không thẹn; Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh”. Tựa cho lần in năm 1820, Mộng Liên Đường chủ nhân viết: “Nếu không phải có con mắt trông cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy” (phi nhãn, phù lục hợp, tâm quán thiên thu, vị tất hữu thủy thử lực dã). Chế Lan Viên viết: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”.

Rất hay:  Xem Ngay Top 24 vay tiền ngân hàng acb cần những gì [Triệu View]

Bây giờ ở Hà Tĩnh, mộ Nguyễn Du đã được xây lên, không còn cảnh “Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề” như trong thơ Vương Trọng. Nhưng tôi vẫn nhớ nấm mộ bằng đất như xưa kia, như muôn thuở, như muôn người giữa cánh đồng Tiên Điền, dưới chân Ngàn Hống. Nó làm cho tôi cảm động, thấy được Nguyễn Du gần gũi với nhân dân mình hơn như sinh thời cụ đã sống. Tôi đã từng mơ đến một lễ hội thanh minh có ngựa xe như nước, áo quần như nêm ở Tiên Điền, có cảnh kiếm củi và đi săn trên đỉnh núi Hồng; có lầu Ngưng Bích ở Cửa Hội, có các loại cây đã tả trong Truyện Kiều nơi vườn Nguyễn; có vườn tượng nhân vật; những bia đá khắc thơ và các bài tựa… Nhưng tôi mơ ước nhất là trên quê hương Nguyễn Du hôm nay ngày càng ít đi “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Nguyễn Sĩ Đại (TCTTTT số 31)

Top 19 những điều trông thấy mà đau đớn lòng viết bởi Cosy

Triết lý Tâm – Tài nâng tầm tư tưởng, tài năng của Nguyễn Du

  • Tác giả: nghixuan.hatinh.gov.vn
  • Ngày đăng: 08/22/2022
  • Đánh giá: 4.7 (486 vote)
  • Tóm tắt: Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Những điều trông thấy của Nguyễn Du, dẫu được viết như là đề từ của Đoạn …
  • Nội Dung: Nguyễn Du đã gửi gắm suy nghĩ, đúc kết của mình về chữ Tâm (hay còn gọi là tình người, là tấm lòng yêu thương con người, là đạo đức xã hội) vào kiệt tác Truyện Kiều. Nếu đem đối chiếu với cái kết thúc có hậu của Truyện Kiều thì rất hợp lý: Người …

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
  • Tác giả: thoibaonganhang.vn
  • Ngày đăng: 07/18/2022
  • Đánh giá: 4.55 (450 vote)
  • Tóm tắt: Sự việc hai người phụ nữ “cấu xé” nhau trên chiếc máy bay của Vietnam Airlines vừa qua, trước sự can ngăn của “người tình chung” cho thấy, cuộc …
  • Nội Dung: Nguyễn Du đã gửi gắm suy nghĩ, đúc kết của mình về chữ Tâm (hay còn gọi là tình người, là tấm lòng yêu thương con người, là đạo đức xã hội) vào kiệt tác Truyện Kiều. Nếu đem đối chiếu với cái kết thúc có hậu của Truyện Kiều thì rất hợp lý: Người …

Mạn đàm chữ nghĩa trong truyện Kiều (P-1): Cuộc bể dâu

  • Tác giả: ntdvn.net
  • Ngày đăng: 09/20/2022
  • Đánh giá: 4.34 (266 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng: Câu này từ câu thành ngữ gốc Hán “Xúc mục thương tâm” (8), nghĩa những gì trông thấy khiến trong lòng đau …
  • Nội Dung: Truyện Kiều là một kiệt tác văn học không những của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Học giả Đào Duy Anh đánh giá: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học …

Bình luận hai câu thơ trong Truyện Kiều: Đau đớn…lời chung.

  • Tác giả: timdapan.com
  • Ngày đăng: 06/21/2022
  • Đánh giá: 4.16 (246 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. “Phận đàn bà” trong xã hội ấy là “đau đớn”, là “bạc mệnh”, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khe khắt, …
  • Nội Dung: Nguyễn Du bằng sự trải nghiệm của đời mình, đã từng mười năm trời lưu lạc, không thuốc men lúc ốm đau, vợ con chia lìa, anh em tan tác (Anh em tan tác nhà không có – Ngày tháng xoay vần tóc bạc rồi – Thơ chữ Hán), nên ông đã có sự đồng cảm sâu sắc, …

trăm năm trong cõi người ta chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau trải qua một cuộc bể dâu những điều trông thấy mà đau đớn lòng truyện kiều nguyễn du

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 06/18/2022
  • Đánh giá: 3.9 (479 vote)
  • Tóm tắt: … Trải qua bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Quả thật, bể dâu mà nhà thơ trải …
  • Nội Dung: Nguyễn Du bằng sự trải nghiệm của đời mình, đã từng mười năm trời lưu lạc, không thuốc men lúc ốm đau, vợ con chia lìa, anh em tan tác (Anh em tan tác nhà không có – Ngày tháng xoay vần tóc bạc rồi – Thơ chữ Hán), nên ông đã có sự đồng cảm sâu sắc, …

Có câu rằng: “Trải qua một cuộc bể dâu”, vậy bể dâu có ý nghĩa gì?

  • Tác giả: tinhhoa.net
  • Ngày đăng: 06/24/2022
  • Đánh giá: 3.66 (220 vote)
  • Tóm tắt: Trong tác phẩm “Truyện Kiều”, tác giả Nguyễn Du có viết: “Trải qua một cuộc bể dâu; Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
  • Nội Dung: Do đó, ngoài ý nghĩa thông thường ra, câu thành ngữ này thực sự mang thêm một tầng ý nghĩa vượt trên nhận thức phổ thông của con người. Trong mắt người thường, sự việc biển xanh hóa thành nương dâu là một quá trình trải qua dài đằng đẵng, không …

Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng

  • Tác giả: tinhte.vn
  • Ngày đăng: 10/16/2022
  • Đánh giá: 3.57 (237 vote)
  • Tóm tắt: Bài nổi bật ; TraVoUu. TÍCH CỰC · Hôm nay thôi, mai muốn thấy thông báo kiểu này cũng ko được đâu. ; hoangsytai. VIP · Cười vô mặt ; NghiepTranVINA.
  • Nội Dung: Do đó, ngoài ý nghĩa thông thường ra, câu thành ngữ này thực sự mang thêm một tầng ý nghĩa vượt trên nhận thức phổ thông của con người. Trong mắt người thường, sự việc biển xanh hóa thành nương dâu là một quá trình trải qua dài đằng đẵng, không …

Lời bài thơ Truyện Kiều 1 (Nguyễn Du)

  • Tác giả: poem.tkaraoke.com
  • Ngày đăng: 11/21/2022
  • Đánh giá: 3.36 (257 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ …
  • Nội Dung: Do đó, ngoài ý nghĩa thông thường ra, câu thành ngữ này thực sự mang thêm một tầng ý nghĩa vượt trên nhận thức phổ thông của con người. Trong mắt người thường, sự việc biển xanh hóa thành nương dâu là một quá trình trải qua dài đằng đẵng, không …

Truyện Kiều là bản cáo trạng lên án một xã hội bất nhân chà đạp con người

  • Tác giả: c3lehongphonghp.edu.vn
  • Ngày đăng: 07/09/2022
  • Đánh giá: 3.05 (311 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.” Tái hiện cái đau khổ của 15 năm lưu lạc, kể lại nỗi đoạn trường của một cô gái tài sắc, thông minh, hiếu thảo nhưng …
  • Nội Dung: Câu chuyện trầm luân của Thúy Kiều xưa nay biết bao người nói tới, lời thơ của Nguyễn Du đã đi qua hàng thế kỉ nhưng bao nhiêu nỗi đoạn trường cùng những vần thơ đứt ruột kia như vẫn còn thổn thức trong tim người đọc. Kiều không chỉ hiện thân cho …

NGUYỄN DU VÀ “ NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY…”

  • Tác giả: cdspgialai.edu.vn
  • Ngày đăng: 10/03/2022
  • Đánh giá: 2.8 (180 vote)
  • Tóm tắt: Chử Anh Đào. Ở một trong những câu thơ mở đầu “ Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: “ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Trong thơ chữ Hán, …
  • Nội Dung: Tất cả những buồn thương căm giận, những cảm nghĩ cổ kim dồn lại thành bài thơ kiệt tác “ Phản chiêu hồn”. Bài thơ bộc lộ tập trung và cao nhất con người Nguyễn Du. Bài thơ là lời từ chối cương quyết cái cõi người sống này. Theo thông lệ, ngày 5 …

Trải qua một cuộc bể dâu…

  • Tác giả: vinhvien.edu.vn
  • Ngày đăng: 08/14/2022
  • Đánh giá: 2.84 (190 vote)
  • Tóm tắt: Để rồi sau những bãi bể nương dâu, thơ văn của ông mãi bừng sáng và đời đời nổi tiếng với tấm … Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
  • Nội Dung: Cuộc đời Kiều phải chăng là một vòng luẩn quẩn của chuỗi ngày bất hạnh, khổ sở. Khi hai lần ở thanh lâu, hai lần phải làm con đòi đứa ở. Kiều làm kĩ nữ chốn lầu xanh hai lần, một lần ở Lâm Truy, một lần ở Châu Thai. Rồi lại làm con đòi đứa ở hai …

Truyen Kieu (0001-0244)

  • Tác giả: informatik.uni-leipzig.de
  • Ngày đăng: 11/05/2022
  • Đánh giá: 2.78 (136 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. 5.. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn,
  • Nội Dung: Cuộc đời Kiều phải chăng là một vòng luẩn quẩn của chuỗi ngày bất hạnh, khổ sở. Khi hai lần ở thanh lâu, hai lần phải làm con đòi đứa ở. Kiều làm kĩ nữ chốn lầu xanh hai lần, một lần ở Lâm Truy, một lần ở Châu Thai. Rồi lại làm con đòi đứa ở hai …
Rất hay:  Gợi Ý Top 24 đi dã ngoại cần chuẩn bị những gì [Triệu View]

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. (Trích Truyện Kiều Nguyễn Du) Viết 1 đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về đoạn lục bát trên Nhanh giúp em ạ

  • Tác giả: hoidap247.com
  • Ngày đăng: 10/19/2022
  • Đánh giá: 2.68 (61 vote)
  • Tóm tắt: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
  • Nội Dung: Cuộc đời Kiều phải chăng là một vòng luẩn quẩn của chuỗi ngày bất hạnh, khổ sở. Khi hai lần ở thanh lâu, hai lần phải làm con đòi đứa ở. Kiều làm kĩ nữ chốn lầu xanh hai lần, một lần ở Lâm Truy, một lần ở Châu Thai. Rồi lại làm con đòi đứa ở hai …

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

  • Tác giả: phatgiao.org.vn
  • Ngày đăng: 10/29/2022
  • Đánh giá: 2.42 (177 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Bạn có khi nào xem một chương trình truyền hình về loài vật trong đó các loài săn đuổi nhau để ăn …
  • Nội Dung: Cuộc đời Kiều phải chăng là một vòng luẩn quẩn của chuỗi ngày bất hạnh, khổ sở. Khi hai lần ở thanh lâu, hai lần phải làm con đòi đứa ở. Kiều làm kĩ nữ chốn lầu xanh hai lần, một lần ở Lâm Truy, một lần ở Châu Thai. Rồi lại làm con đòi đứa ở hai …

Nguyễn Du và Truyện Kiều – Một cái nhìn mới

  • Tác giả: toquoc.vn
  • Ngày đăng: 01/16/2023
  • Đánh giá: 2.38 (183 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong,. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
  • Nội Dung: Sau cách mạng, chỉ có bài của Ngô Đức Kế chứ không có bài của Phạm Quỳnh được dạy trong nhà trường. Một giáo trình đại học còn viết: Âm mưu của Phạm Quỳnh là ở chỗ này: “Truyện Kiều còn… nước ta còn”, như thế thì yêu nước chỉ lao đầu vào nghiên …

Truyện Kiều bản 1870 – Nom Foundation

  • Tác giả: nomfoundation.org
  • Ngày đăng: 10/23/2022
  • Đánh giá: 2.28 (157 vote)
  • Tóm tắt: Vương Quan là chữ nối dòng nho gia. Chú Thích: Câu 4: mà đau đớn lòng: Những điều trông thấy “đã” …
  • Nội Dung: Sau cách mạng, chỉ có bài của Ngô Đức Kế chứ không có bài của Phạm Quỳnh được dạy trong nhà trường. Một giáo trình đại học còn viết: Âm mưu của Phạm Quỳnh là ở chỗ này: “Truyện Kiều còn… nước ta còn”, như thế thì yêu nước chỉ lao đầu vào nghiên …

Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã viết: “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Giải thích hai câu thơ trên và làm sáng tỏ thêm hai câu thơ đó.

  • Tác giả: hoc247.net
  • Ngày đăng: 07/20/2022
  • Đánh giá: 2.22 (128 vote)
  • Tóm tắt: Cuộc bể dâu và những điều trông thấy mà đau đớn lòng ấy có nghĩa gì? Vì sao Nguyễn Du lại viết như thế? Điều đó được tác giả thể hiện rất rõ qua tác phẩm …
  • Nội Dung: Nỗi băn khoăn ấy của Nguyễn Du làm chúng ta không thể nào quên được cuộc đời và tấm lòng của ông. Cho đến muôn đời sau tên tuổi Nguyễn Du vẫn sống mãi với nhân loại. Ta quên sao được một con người có tấm lòng nhân hậu bao la, thông cảm sâu sắc với …

Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán

  • Tác giả: tuvienquangduc.com.au
  • Ngày đăng: 08/28/2022
  • Đánh giá: 2.11 (169 vote)
  • Tóm tắt: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Bắt đầu truyện Kiều, tác giả nêu lên tư tưởng tài …
  • Nội Dung: Nỗi băn khoăn ấy của Nguyễn Du làm chúng ta không thể nào quên được cuộc đời và tấm lòng của ông. Cho đến muôn đời sau tên tuổi Nguyễn Du vẫn sống mãi với nhân loại. Ta quên sao được một con người có tấm lòng nhân hậu bao la, thông cảm sâu sắc với …

Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

  • Tác giả: hoc24.vn
  • Ngày đăng: 07/20/2022
  • Đánh giá: 2 (190 vote)
  • Tóm tắt: Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.nêu quan niệm sáng tác của nguyễn du và giá trị nội dung của truyện kiều.
  • Nội Dung: Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có …