Lễ hội truyền thống một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Có thể coi lễ hội là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa dân gian, với các hình thức văn học (truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn tế, văn bia, ca dao hò vè…); nghệ thuật biểu diễn (diễn xướng, sân khấu, dân ca, dân vũ, dân nhạc…); tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng (nghi lễ, nghi thức, trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ, thờ cúng, đức tin…).
Lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng. Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vô giá của địa phương. “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại cho đương thời”. Hiện nay, lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.
Chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã hội, lễ hội là chỗ dựa tinh thần để mỗi người hướng về tổ tông, dòng tộc, về thế giới tâm linh và gắn bó với thiên nhiên, từ đó thêm thăng hoa trong một không khí vui vẻ, trang nghiêm, vừa trần tục, vừa linh thiêng. Rõ ràng, lễ hội là sinh hoạt cộng đồng để mỗi người cùng nhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, vui chơi, giao cảm, hưởng thụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
(ảnh rước kiệu Bát cống tại lễ hội thôn Ngọc Quan xã Lâm Thao)
Những giá trị của lễ hội truyền thống được thể hiện trên một số mặt sau:
Giá trị cố kết cộng đồng: lễ hội thuộc về một cộng đồng người nhất định, “có thể được xem như sự phản chiếu sinh động của truyền thống, bản sắc văn hóa cộng đồng cũng như là biểu tượng của tinh thần cố kết cộng đồng làng xã được hun đúc qua thời gian”. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở gắn kết địa vực và sở hữu tài nguyên, lợi ích kinh tế (cộng hữu), gắn kết số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên (cộng sinh), gắn kết nhu cầu đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa (cộng cảm)… Bất kể một lễ hội nào, dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử, suy tôn các vị thần linh hay anh hùng dân tộc thì bao giờ cũng là lễ hội của một cộng đồng; biểu dương các giá trị văn hóa và sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện, là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Như vậy, tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của lễ hội trên địa bàn huyện.
Giá trị giáo dục: lễ hội là quá trình sân khấu hóa đời sống xã hội, mô phỏng, tái hiện sinh động các nhân vật, sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức lễ tế, diễn xướng, trò diễn dân gian. Giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trong tính hướng về cội nguồn. “Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra… Hơn thế nữa hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam”. Điều đó nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý, truyền thống cha ông, về lịch sử làng, lịch sử dân tộc. Lễ hội là hoạt động văn hóa tinh thần thể hiện tình cảm con người với tổ tiên, thần thánh để cầu mong mọi lực lượng siêu nhiên che chở, phù hộ. Con người đến với lễ hội là đến với lòng thành kính tổ tiên và các bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình với ông bà, tổ tiên, dòng tộc… Do vậy, lễ hội có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của làng bản, quê hương, đất nước.
Giá trị văn hóa tâm linh: trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình, con người không chỉ biến đổi cải tạo tự nhiên để tạo ra sản phẩm văn hóa, mà còn hòa mình vào với thế giới hữu hình và vô hình trong tự nhiên. Không ít người bất lực trước một sự việc nào đó và họ phải nhờ tới sự che chở của một sức mạnh siêu nhiên, của tổ tiên, dòng tộc, các vị thần linh… cầu mong cuộc sống được bình an, sức khỏe và thành đạt. Nhờ có lễ hội, các cộng đồng dân cư mới có dịp thỏa mãn đời sống tâm linh, có được những giây phút thiêng liêng, giao cảm, hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng. “Đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực”.
Đối với những người dân, lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn, trở thành nhu cầu và khát vọng cần được đáp ứng, bởi “thông qua những hình thức biểu hiện của mình, lễ hội trở thành một hiện tượng văn hóa tổng hợp làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh và tâm lý vật chất của con người”. Khi con người đến với lễ hội, được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hóa dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, chính là lúc họ được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng. Như vậy, lễ hội với những hình thức cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh… đã hàm chứa giá trị văn hóa tâm linh.
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần: khi tham gia vào lễ hội, con người được sáng tạo, hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con người. Đây chính là quá trình trao truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện, nhân dân là người đứng ra tổ chức, sáng tạo, tái hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hóa tâm linh. Khi tất cả mọi người chìm vào không khí thiêng liêng, hứng khởi của lễ hội thì khoảng cách giữa con người dường như không còn, mọi người cùng nhau sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Trong quá trình giao cảm với thế giới thiêng liêng bí ẩn, ai cũng có đức tin và mong muốn sự chứng giám của thế giới tâm linh về thái độ thành kính của mình. Hàng năm, vào các mùa lễ hội, mọi người cùng nhau hành hương, chiêm bái về cái thiêng và như vậy lễ hội lại nảy sinh ra những giá trị văn hóa mới mang tính thời đại.
Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: lễ hội là một hình thức tái hiện quá khứ thông qua các hoạt động tế lễ, các trò diễn sinh động hấp dẫn như tế lễ, rước, trang phục, văn tế, trò diễn dân gian, dân ca, dân vũ… Các hoạt động ấy không những tái hiện cuộc sống mà còn góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc. Lễ hội với những hình thức, nội dung phản ánh đầy đủ, sinh động đời sống vật chất và tinh thần của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới toàn thể cộng đồng làng xã, vùng miền, dân tộc, quốc gia, tùy theo tính chất và mức độ của lễ hội ấy. Đặc trưng của lễ hội là tính truyền miệng. Những sự kiện lịch sử, đời sống xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp lễ hội hàng năm. Và như vậy, lễ hội góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm thức của cộng đồng.
Giá trị kinh tế: giá trị của lễ hội không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn ở giá trị kinh tế. Bởi, lễ hội còn là sản phẩm độc đáo của du lịch, tạo nên môi trường du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, nhân tố tạo nên sự thư giãn, những ứng xử văn hóa. Không khí vui tươi, linh thiêng của ngày lễ hội làm cho mỗi người trút bỏ được những lo âu, phiền muộn của cuộc sống đời thường, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo, sống nhân ái và yêu thương nhau hơn. Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu, truyền bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền cho du khách trong và ngoài nước. Như vậy, lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt, kinh tế du lịch văn hóa tâm linh.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện: Hàng năm UBND huyện đều có văn bản chỉ đạo quản lý về công tác lễ hội; Ngành Văn hóa và Thông tin đã có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống; Bên cạnh đó công tác tuyên truyền và giáo dục cần được chú trọng và đi trước một bước nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, trân trọng, gìn giữ và chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh đó, cần có biện pháp cụ thể đối với các hoạt động mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội đang sống ký sinh trong lễ hội; xây dựng các quy tắc về tổ chức và tham gia lễ hội theo đặc điểm của từng vùng, từng địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể người cao tuổi, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh… trong việc tổ chức lễ hội; nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý lễ hội, góp phần làm cho người dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với bảo tồn lễ hội.
Các giá trị văn hóa của lễ hội cần được tôn vinh và phát huy dưới góc độ kinh tế du lịch để thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong trong và ngoài huyện, coi đây là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch. Vì thế, mỗi lễ hội phải tạo ra được sự hấp dẫn đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng mang đậm sắc thái vùng miền. Bên cạnh mỗi lễ hội đơn lẻ cần có kế hoạch tổ chức một số lễ hội lớn, trọng điểm, có sự đầu tư thích đáng nhằm thu hút, đáp ứng nhu cầu về du lịch tâm linh, tham quan, nghiên cứu, cùng các dịch vụ khác.
Lễ hội là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến trình lịch sử của cộng đồng dân cư. Việc tổ chức tốt lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.
Top 21 những lễ hội truyền thống ở việt nam viết bởi Cosy
Lễ hội truyền thống ở nước ta – Tạp chí Cộng sản
- Tác giả: tapchicongsan.org.vn
- Ngày đăng: 07/13/2022
- Đánh giá: 4.79 (474 vote)
- Tóm tắt: TCCS – Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, …
- Nội Dung: Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần: khi tham gia vào lễ hội, con người được sáng tạo, hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con người. Đây chính là quá trình trao truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong các lễ hội …
Giới thiệu chung về lễ hội truyền thống – Việt Nam – Tổng cục Du lịch
- Tác giả: vietnam-tourism.com
- Ngày đăng: 02/09/2023
- Đánh giá: 4.54 (524 vote)
- Tóm tắt: Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” – những người có thật …
- Nội Dung: Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần: khi tham gia vào lễ hội, con người được sáng tạo, hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con người. Đây chính là quá trình trao truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong các lễ hội …
OpenDevelopment
- Tác giả: vietnam.opendevelopmentmekong.net
- Ngày đăng: 11/26/2022
- Đánh giá: 4.2 (544 vote)
- Tóm tắt: Lễ hội là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, phản ánh những phong tục, tập quán độc đáo của mỗi vùng, mỗi cộng đồng.
- Nội Dung: Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần: khi tham gia vào lễ hội, con người được sáng tạo, hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con người. Đây chính là quá trình trao truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong các lễ hội …
Hãy trả lễ hội về đúng như nguyên gốc! – Ban Tuyên giáo
- Tác giả: btgtu.quangninh.gov.vn
- Ngày đăng: 08/31/2022
- Đánh giá: 4.1 (515 vote)
- Tóm tắt: Theo cách nghĩ truyền thống, thì lễ hội ở Việt Nam là những sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm …
- Nội Dung: Một đất nước có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước hàng mấy ngàn năm, là một quốc gia như một đại gia đình gồm 54 dân tộc anh em nên mang trong mình rất nhiều bản sắc riêng. Con số gần 8.000 lễ hội hàng năm, trung bình 22 lễ hội/ngày chính là thể …
Những lễ hội mùa Xuân nổi tiếng ở Việt Nam khiến hàng triệu người háo hức ngay sau Tết Nguyên đán
- Tác giả: phapluat.suckhoedoisong.vn
- Ngày đăng: 09/22/2022
- Đánh giá: 3.95 (577 vote)
- Tóm tắt: Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc. Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường …
- Nội Dung: Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần, phường Lộc Vương, TP Nam Định. Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng Việt Nam để tri ân công đức của các vị vua Trần. Hội sẽ được bắt đầu với lễ khai ấn, …
Hội Lim - Lễ hội truyền thống đặc sắc ở Việt Nam
- Tác giả: moitruong.net.vn
- Ngày đăng: 11/24/2022
- Đánh giá: 3.73 (363 vote)
- Tóm tắt: Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, ai nấy cũng hứng khởi và chờ đón những lễ hội diễn ra hàng năm tại nhiều nơi. Một trong số những lễ hội truyền …
- Nội Dung: Trang phục liền anh thì khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao cứ đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau nồng hậu, thân tình, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người hát Quan họ đạt tới trình độ nghệ thuật cao. Đây là sự …
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Phú Thọ
- Tác giả: phutho.gov.vn
- Ngày đăng: 06/19/2022
- Đánh giá: 3.52 (436 vote)
- Tóm tắt: Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa là một trong những di sản văn hóa độc đáo của tỉnh Phú Thọ ngày nay. Lễ hội diễn ra vào ngày 14, 15 tháng Giêng hằng năm, …
- Nội Dung: Trang phục liền anh thì khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao cứ đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau nồng hậu, thân tình, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người hát Quan họ đạt tới trình độ nghệ thuật cao. Đây là sự …
Danh sách lễ hội Việt Nam nổi tiếng ở cả 3 miền
- Tác giả: taxinoibai360.vn
- Ngày đăng: 03/09/2023
- Đánh giá: 3.35 (228 vote)
- Tóm tắt: Lễ hội tại miền Bắc Việt Nam: · 1. Lễ hội đền Hùng(8 – 11/03 âm lịch): · 2. Hội Lim (Bắc Ninh): · 3. Lễ hội chùa Hương(6/1 – tháng 3 âm lịch): · 4. Lễ hội Yên Tử:.
- Nội Dung: Trong lễ hội chùa Keo, sẽ có nhiều đám rước khác nhau, ngày 12 bắt đầu rước kiệu tưởng nhớ 100 ngày sau sự ra đi của thiền sư Không Lộ, ngày 14 sẽ diễn ra lễ rước kiệu cờ. Ngày 15 sẽ tương tự như ngày 14 và có thêm một số hoạt động trình diễn độc …
Lễ Hội ở Phan Thiết, Bình Thuận, Việt Nam
- Tác giả: muine-explorer.com
- Ngày đăng: 06/25/2022
- Đánh giá: 3.11 (272 vote)
- Tóm tắt: Đây là lễ hội được đánh giá còn lưu giữ được hầu hết những giá trị văn hóa cổ truyền dù đã có “tuổi đời” gần 200 năm. Lễ hội được tổ chức 2 năm một lần, thu hút …
- Nội Dung: Trong lễ hội chùa Keo, sẽ có nhiều đám rước khác nhau, ngày 12 bắt đầu rước kiệu tưởng nhớ 100 ngày sau sự ra đi của thiền sư Không Lộ, ngày 14 sẽ diễn ra lễ rước kiệu cờ. Ngày 15 sẽ tương tự như ngày 14 và có thêm một số hoạt động trình diễn độc …
Lan tỏa nét đẹp lễ hội truyền thống – – Huyện Quan Sơn
- Tác giả: quanson.thanhhoa.gov.vn
- Ngày đăng: 12/16/2022
- Đánh giá: 2.82 (135 vote)
- Tóm tắt: Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, lễ hội đã trở thành loại hình văn … Phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, trong những năm qua, …
- Nội Dung: Ông Nguyễn Đình Tam: Lễ hội Mường Đòn, xã Thành Mỹ là lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường xã Thành Mỹ nói riêng, huyện Thạch Thành nói chung. Lễ hội được tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm, tuy nhiên thời gian qua, do ảnh …
Menu
- Tác giả: heritagevietnamairlines.com
- Ngày đăng: 09/18/2022
- Đánh giá: 2.75 (132 vote)
- Tóm tắt: Menu ; Xuân đến, Việt Nam lại tưng bừng những lễ hội truyền thống trứ danh (Nguồn: Tuoi Tre News) ; Lễ hội Bà Chúa Kho ngập tràn trong biển người …
- Nội Dung: Bên cạnh đó, hội Lim còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đấu võ, đấu cờ, thi dệt cửi, đu tiên, nấu cơm,… cùng nhiều nghi lễ để du khách nơi xa và các làng quan họ có thể nhập cuộc và thi đua với nhau. Những cử chỉ tinh tế của người dân …
- Tác giả: baothaibinh.com.vn
- Ngày đăng: 11/05/2022
- Đánh giá: 2.75 (62 vote)
- Tóm tắt: Du lịch Tết năm nay ghi nhận sự trở lại của các tour tâm linh ngắn ngày, với các đoàn khách đi theo nhóm gia đình. Sau 2 năm Covid-19, các lễ …
- Nội Dung: Bên cạnh đó, hội Lim còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đấu võ, đấu cờ, thi dệt cửi, đu tiên, nấu cơm,… cùng nhiều nghi lễ để du khách nơi xa và các làng quan họ có thể nhập cuộc và thi đua với nhau. Những cử chỉ tinh tế của người dân …
Danh sách các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng nhất trên cả ba miền
- Tác giả: noibai247.taxi
- Ngày đăng: 05/20/2022
- Đánh giá: 2.65 (121 vote)
- Tóm tắt: Những lễ hội ở Việt Nam lớn và nổi tiếng nhất ở miền Trung · 1. Lễ hội Cầu Ngư · 2. Lễ hội đền Vua Mai · 3. Lễ hội Dinh thầy Thím · 4. Lễ hội Đống …
- Nội Dung: Theo dân gian, đền bà Chúa Xứ được người dân xây dựng từ những năm 1820 sau khi tìm thấy một bức tượng nữ trong rừng. Người dân địa phương đã lập đền thờ cầu nguyện với hy vọng bà sẽ mang đến cho họ mùa màng bội thu và cuộc sống thịnh vượng. Từ đó …
Những lễ hội truyền thống đặc sắc đầu năm không thể bỏ qua
- Tác giả: dulich.laodong.vn
- Ngày đăng: 07/08/2022
- Đánh giá: 2.5 (130 vote)
- Tóm tắt: Những lễ hội truyền thống đặc sắc đầu năm không thể bỏ qua · Lễ hội gò Đống Đa (Hà Nội). Ảnh: Minh Hà · Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương (TP.
- Nội Dung: Theo dân gian, đền bà Chúa Xứ được người dân xây dựng từ những năm 1820 sau khi tìm thấy một bức tượng nữ trong rừng. Người dân địa phương đã lập đền thờ cầu nguyện với hy vọng bà sẽ mang đến cho họ mùa màng bội thu và cuộc sống thịnh vượng. Từ đó …
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Tác giả: dangcongsan.vn
- Ngày đăng: 01/14/2023
- Đánh giá: 2.3 (126 vote)
- Tóm tắt: Khái quát về các lễ hội truyền thống của Việt Nam … là một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp …
- Nội Dung: Để làm được điều này, họ đã có những chiến lược và giải pháp bài bản và cụ thể. Trong đó, trước hết là công tác xúc tiến quảng bá cho lễ hội. Tại Thái Lan, trước khi diễn ra các lễ hội, từ nhiều tháng trước, các công ty lữ hành đã nhận được chương …
Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam
- Tác giả: baotainguyenmoitruong.vn
- Ngày đăng: 02/22/2023
- Đánh giá: 2.36 (52 vote)
- Tóm tắt: Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam · Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. · Lễ hội gò Đống Đa (quận Đống Đa, TP. · Lễ hội Khai ấn đền Trần …
- Nội Dung: Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang …
Tổng hợp lễ hội ngày Tết đặc sắc của ba miền được mong đợi nhất
- Tác giả: vietjetair.com
- Ngày đăng: 04/01/2023
- Đánh giá: 2.15 (150 vote)
- Tóm tắt: Các lễ hội ngày Tết đều có những bản sắc và dấu ấn riêng của từng vùng miền. Nhằm tạo cơ hội cho bạn khám phá hết nét đẹp truyền thống Việt Nam, Vietjet hiện đã …
- Nội Dung: Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang …
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA – KHANH HOA PORTAL
- Tác giả: khanhhoa.gov.vn
- Ngày đăng: 05/23/2022
- Đánh giá: 2.18 (92 vote)
- Tóm tắt: Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó và Đề đốc Lê Văn Đạt được người đời sau suy tôn là Thủy tổ nghề yến sào Việt Nam. Những người được xem có công …
- Nội Dung: Trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn, lễ bỏ mả được xem là nghi lễ quan trọng nhất, bởi lẽ, nghi lễ này đánh dấu cho sự chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết. Lễ bỏ mả thường được diễn ra trong 3 ngày, nhưng …
Lễ hội truyền thống
- Tác giả: thanhnien.vn
- Ngày đăng: 05/10/2022
- Đánh giá: 1.95 (62 vote)
- Tóm tắt: Lễ hội Dinh Cô tại Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân vùng biển Nam bộ, vừa được công bố là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia …
- Nội Dung: Trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn, lễ bỏ mả được xem là nghi lễ quan trọng nhất, bởi lẽ, nghi lễ này đánh dấu cho sự chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết. Lễ bỏ mả thường được diễn ra trong 3 ngày, nhưng …
CÁC LỄ HỘI LỚN Ở VIỆT NAM
- Tác giả: dulichcanhviet.com.vn
- Ngày đăng: 04/29/2022
- Đánh giá: 1.83 (133 vote)
- Tóm tắt: Ở Việt Nam rất nhiều chương trình du lịch với mục đích là tham gia vào các lễ hội và sự kiện của địa phương, có thể kể đến như: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội pháo …
- Nội Dung: Trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn, lễ bỏ mả được xem là nghi lễ quan trọng nhất, bởi lẽ, nghi lễ này đánh dấu cho sự chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết. Lễ bỏ mả thường được diễn ra trong 3 ngày, nhưng …
LocaVN
- Tác giả: loca.vn
- Ngày đăng: 01/11/2023
- Đánh giá: 1.79 (127 vote)
- Tóm tắt: 26 lễ hội lớn nhất ở Việt Nam – Du lịch lễ hội cập nhật 2022 · 1. Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) – Phú Thọ · 2. Lễ hội chùa Hương – Hà Nội ( …
- Nội Dung: Trong lễ hội, phần nghi thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về đền thờ được tổ chức rất trang trọng, uy nghiêm. Kết thúc phần lễ dâng hương tưởng niệm, du khách sẽ có dịp tham quan quần thể di tích Lam Kinh, xem các điệu múa như múa Xuân Phả hay …