Gợi Ý Top 10+ những loại rừng nào không được khai thác trắng [Triệu View]

Hệ sinh thái rừng (nhất là rừng tự nhiên) rất phong phú và đa dạng, không chỉ có tầng cây gỗ tạo nên cấu trúc rừng mà còn các thành phần khác có vai trò hết sức quan trọng tạo nên như: Dây leo, thực vật ngoại tầng, lớp cây bụi, thảo tươi, động vật, vi sinh vật…

Trước đây, khi nhìn thấy sinh khối của rừng chủ yếu là gỗ, người ta cho rằng giá trị của rừng là do gỗ tạo ra. Vì vậy, một thời gian dài người ta coi sản phẩm gỗ là “Lâm sản chính”, những sản phẩm tự nhiên khác từ rừng được gọi là “Lâm sản phụ” hoặc “Đặc sản” nếu có giá trị cao.

Hiện nay, việc phân chia lâm sản chính, lâm sản phụ, không còn phù hợp nữa, vì có nhiều mục đích kinh doanh rừng khác nhau. Vì vậy, các sản phẩm được khai thác, được tạo ra từ rừng phục vụ lợi ích của con người được xếp vào hai nhóm: Gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Gỗ và lâm sản ngoài gỗ gắn liền với cuộc sống của đồng bào miền núi sống trong rừng và gần rừng, có nơi là nguồn thu nhập chính trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình; việc gây trồng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã thu hút tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng tại địa phương.

Tuy nhiên, khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, các chủ rừng phải chấp hành tốt các quy định của Nhà nước quy định tại Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BNNPTNT ngày 28/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Hợp nhất bởi Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản với Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT ngày 11/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản); Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

Dưới đây là trình tự, thủ tục khai thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, rừng trồng và các loài thực vật trên diện tích ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp có tên trùng với các loài gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

– Đối tượng áp dụng:

+ Chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

+ Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động khai thác, tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

– Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

+ Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.

+ Lâm sản ngoài gỗ: Là động vật rừng, thực vật rừng không đủ tiêu chuẩn là gỗ và các bộ phận, dẫn xuất của chúng.

+ Dẫn xuất của động vật rừng, thực vật rừng: Là toàn bộ các dạng vật chất được lấy ra từ động vật rừng, thực vật rừng như: Máu, dịch mật của động vật rừng; nhựa, tinh dầu được lấy ra từ thực vật rừng chưa qua chế biến.

+ Lâm sản chưa qua chế biến: Là lâm sản sau khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu chưa được tác động bởi các loại công cụ, thiết bị, còn giữ nguyên hình dạng, kích thước ban đầu.

+ Cơ quan Kiểm lâm sở tại: Là một trong các cơ quan sau Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh; Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng; Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ; Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những nơi không có Hạt Kiểm lâm.

+ Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên: Là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế là chính, đồng thời đảm bảo phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định hiện hành của nhà nước.

+ Khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ: Là việc chặt hạ cây rừng lấy gỗ nhằm mục đích sử dụng trực tiếp cho xây dựng nhà các công trình chung của cộng đồng dân cư thôn; làm nhà ở, các nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình, cá nhân ở nơi có rừng theo quy định của nhà nước.

+ Tận dụng gỗ: Là việc tận dụng những cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và giải phóng mặt bằng các dự án khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

+ Tận thu gỗ: Là việc thu gom những cây gỗ bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong rừng.

+ Đơn vị tư vấn: Là các tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn để thực hiện việc điều tra, thiết kế kinh doanh rừng.

+ Luân kỳ khai thác rừng tự nhiên: Là khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chính kế tiếp nhau.

+ Kỹ thuật khai thác chính tác động thấp: Là các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình khai thác gỗ nhằm giảm thiểu những tác động đến hệ sinh thái duy trì quá trình phát triển của rừng.

+ Địa danh khai thác: Là tên lô, khoảnh, tiểu khu rừng cùng với tên thôn xã, huyện, tỉnh.

– Tiêu chí rừng đưa vào khai thác chính và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ:

+ Diện tích rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê, giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.

+ Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và khả năng phòng hộ của rừng, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

– Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên chỉ thực hiện đối với chủ rừng có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

– Đối tượng rừng khai thác:

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác đã phục hồi tối thiểu một luân kỳ khai thác đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Trữ lượng gỗ phải đạt:

Rừng lá rộng thường xanh từ 150 m3/ha trở lên.

Rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá từ 130 m3/ha trở lên.

Rừng khộp từ 110 m3/ha trở lên.

Rừng lá kim từ 130m3/ha trở lên.

Rừng hỗn giao gỗ với tre nứa từ 80 m3/ha trở lên.

+ Trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng rừng của lô đó.

+ Cây gỗ được khai thác chính (trừ trường hợp cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ) là những cây đã thành thục công nghệ và tùy theo từng loại cây, phải đạt đường kính tối thiểu đo tại vị trí thân cây cách mặt đất 1,3 mét (viết tắt là D1,3m) như sau:

Nhóm I và II: 45 cm;

Nhóm III đến nhóm VI: 40 cm;

Nhóm VII và VIII: 35 cm.

Cây gỗ họ dầu trong rừng rụng lá (rừng khộp) và cây gỗ căm xe, táu, sến: có đường kính tối thiểu là 35 cm.

– Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác:

+ Chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác theo hướng dẫn tại Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên, gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông để phê duyệt và cấp phép khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

+ Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác; Hồ sơ thiết kế khai thác; phương án quản lý rừng bền vững; Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ và các hồ sơ khác có liên quan.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ những hình ảnh dễ vẽ [Hay Lắm Luôn]

+ Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

– Tổ chức khai thác và nghiệm thu gỗ:

+ Chủ rừng tổ chức khai thác hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng khai thác theo quy trình kỹ thuật khai thác tác động thấp; tiến hành tận dụng cành ngọn, cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ.

+ Gỗ sau khi được chặt hạ, cắt ngọn chủ rừng tiến hành nghiệm thu, ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản. Tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực tế từng lô rừng so với tổng khối lượng gỗ được cấp phép khai thác vượt tối đa là 10%; nếu vượt quá 10%, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thực tế chặt hạ đúng cây bài chặt thì được nghiệm thu tiêu thụ; trường hợp chặt không đúng cây bài chặt phải xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

– Quản lý rừng sau khai thác:

Sau khai thác chủ rừng phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng để phục hồi diện tích rừng theo quy định của nhà nước.

2. Khai thác rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

– Đối tượng rừng khai thác:

+ Rừng do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê.

+ Rừng Nhà nước chưa giao, cho thuê phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và đạt các tiêu chí sau:

Rừng lá rộng thường xanh phải có trữ lượng trên 120m3/ha;

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa phải có trữ lượng gỗ trên 70 m3/ha và có ít nhất 10 cây/ha đạt đường kính D1,3m từ 30 cm trở lên.

– Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác:

+ Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu xác định khối lượng gỗ rừng tự nhiên cần khai thác (tối đa không quá 10 m3 gỗ tròn/hộ), đánh số thứ tự, lập bảng kê cây khai thác, sau đó gửi bảng kê về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã). Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên toàn xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước ngày 31/12 hàng năm.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác cho từng chủ rừng và gửi kết quả về Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không cấp phép phải gửi văn bản nêu rõ lý do.

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả cấp phép hoặc văn bản không cấp phép khai thác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và giao giấy phép khai thác gỗ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng để thực hiện.

– Tổ chức khai thác và nghiệm thu gỗ:

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tổ chức khai thác theo theo đúng số cây và khối lượng cấp phép; khai thác xong báo Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận để đưa vào sử dụng.

3. Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng

– Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng là rừng sản xuất:

+ Việc khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung trong rừng sản xuất do chủ rừng quyết định, nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng kế tiếp.

+ Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ, chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến cấp thẩm quyền, cụ thể:

Chủ rừng là tổ chức, gửi đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt Kiểm lâm).

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản:

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.

– Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ:

+ Khai thác và tận dụng, tận thu gỗ rừng phòng hộ thực hiện theo Điều 15 Quy chế quản lý rừng phòng hộ ban hành kèm theo Quyết định số 17/2015/QĐ- TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu:

Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu và gửi hồ sơ đến cấp có thẩm quyền, cụ thể:

Chủ rừng là tổ chức gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

Chủ rừng là hộ gia đình gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

+ Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.

+ Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

– Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản:

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.

4. Khai thác gỗ cao su; gỗ vườn rừng, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán

– Khai thác gỗ cao su; gỗ vườn rừng, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán do tổ chức, cá nhân tự quyết định.

– Trường hợp cần xác nhận nguồn gốc gỗ: Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Tận dụng gỗ rừng tự nhiên

– Đối tượng:

+ Gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật.

+ Gỗ phải chặt hạ khi thực hiện các biện pháp lâm sinh (cải tạo rừng, nuôi dưỡng rừng, tỉa thưa rừng, làm giàu rừng, chuyển hoá rừng giống, khai hoang để trồng rừng), nghiên cứu khoa học.

– Điều kiện:

+ Tận dụng gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác: Việc tận dụng gỗ phải trên cơ sở phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với tận dụng gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học: Việc tận dụng gỗ được thực hiện sau khi các dự án lâm sinh, kế hoạch đào tạo hoặc đề cương nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Trình tự, thủ tục tận dụng:

Tổ chức hoặc cá nhân được phép tận dụng đo đếm, lập bảng kê lâm sản tận dụng và gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp báo cáo, theo dõi, giám sát trong quá trình tận dụng và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ, cụ thể:

+ Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt Kiểm lâm).

+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Tổ chức tận dụng và nghiệm thu gỗ:

Chủ rừng tổ chức tận dụng gỗ theo phương án đền bù giải phóng mặt bằng hoặc các dự án lâm sinh, kế hoạch đào tạo, đề cương nghiên cứu được phê duyệt; gỗ tận dụng chủ rừng đo đếm tính toán khối lượng, lập bảng kê lâm sản và báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn gốc khi lưu thông, tiêu thụ.

6. Tận thu gỗ rừng tự nhiên

– Đối tượng gỗ tận thu:

Gỗ bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ và phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh.

Rất hay:  Xem Ngay Top 19 những stt hay nhất [Hay Nhất]

– Trình tự, thủ tục tận thu:

Chủ rừng tự xác minh, tính toán, lập bảng kê lâm sản tận thu; gửi bảng kê lâm sản đến cấp có thẩm quyền để theo dõi, giám sát trong quá trình tận thu và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông tiêu thụ, cụ thể:

+ Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt Kiểm lâm).

+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Tổ chức tận thu và nghiệm thu gỗ:

Chủ rừng tổ chức tận thu theo đúng bảng kê lâm sản đã lập và báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn gốc khi lưu thông tiêu thụ; trong quá trình tận thu không được mở mới đường vận xuất, vận chuyển và phải có biện pháp bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

7. Khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ

– Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

– Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu:

+ Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản và địa danh khai thác, tận dụng, tận thu; gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

+ Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản khai thác.

+ Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

– Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản:

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo đúng giấy phép khai thác và bảng kê lâm sản đã lập; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.

8. Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật

– Đối với rừng sản xuất:

Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản, địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi về cấp thẩm quyền để theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện và xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông tiêu thụ; cụ thể:

+ Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại.

+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Đối với rừng phòng hộ:

+ Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo Điều 16 Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.

+ Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu:

Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản, địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi đến cấp có thẩm quyền, cụ thể:

Chủ rừng là tổ chức gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

Chủ rừng là hộ gia đình cá nhân gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp huyện viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

+ Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản.

+ Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

– Đối với rừng đặc dụng:

+ Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

+ Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu:

Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản, địa danh khai thác, tận dụng, tận thu và gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

+ Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản.

+ Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

– Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản:

Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng, lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông tiêu thụ.

Bảo vệ, phát triển, trồng, khai thác bền vững gỗ và lâm sản ngoài gỗ, tạo công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, nhằm hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào miền núi sống trong rừng và gần rừng, góp phần bảo vệ tốt môi trường, đa dạng sinh học tại địa phương.

Dương Đại Tiến, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang

Top 16 những loại rừng nào không được khai thác trắng viết bởi Cosy

Em cho biết:

       + Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không, tại sao?

       + Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì?

  • Tác giả: khoahoc.vietjack.com
  • Ngày đăng: 02/06/2023
  • Đánh giá: 4.77 (420 vote)
  • Tóm tắt: + Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì? … nơi rừng phòng hộ không được khai thác trắng vì gây ra xói mòn, rửa trôi.
  • Nội Dung: Hệ sinh thái rừng (nhất là rừng tự nhiên) rất phong phú và đa dạng, không chỉ có tầng cây gỗ tạo nên cấu trúc rừng mà còn các thành phần khác có vai trò hết sức quan trọng tạo nên như: Dây leo, thực vật ngoại tầng, lớp cây bụi, thảo tươi, động vật, …

Công ty lâm nghiệp lao đao vì bị dừng khai thác trắng rừng trồng

  • Tác giả: nongnghiep.vn
  • Ngày đăng: 05/15/2022
  • Đánh giá: 4.47 (282 vote)
  • Tóm tắt: Để tiếp tục duy trì chứng chỉ rừng FSC-FM, FSC-CoC đã được tổ chức GFA (Đức) cấp đối với Công ty Lâm nghiệp Bảo lâm và chứng chỉ FSC-FM đối với …
  • Nội Dung: “Công ty không có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh mà nguồn thu chủ yếu từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ công ích quản lý bảo vệ rừng. Trong khi đó, chi phí cố định vẫn không đổi và Công ty bị lỗ do phải trích khấu nhà xưởng, máy móc thiết bị …

Rừng là gì? Vai trò của rừng? Nước ta gồm những loại rừng nào?

  • Tác giả: tiemruaxe.com
  • Ngày đăng: 10/27/2022
  • Đánh giá: 4.26 (475 vote)
  • Tóm tắt: Một số câu hỏi liên quan đến rừng là gì? Rừng mưa nhiệt đới là gì? Những loại rừng nào không được khai thác trắng? Tây Nguyên có những loại rừng …
  • Nội Dung: Rừng là một hệ sinh thái gồm các quần thể động vật, thực vật, sinh vật, đất đai và các yếu tố môi trường khác. Rừng là quần xã có diện tích đủ lớn, là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là bộ phận quan trọng giữ thành phần chủ chốt không thể …

Khai thác trắng được áp dụng để khai thác cho loại rừng nào?

  • Tác giả: hoidapvietjack.com
  • Ngày đăng: 06/11/2022
  • Đánh giá: 4 (386 vote)
  • Tóm tắt: Rừng có độ dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ không được khai thác trắng vì gây ra xói mòn, rửa trôi. Khai thác rừng nhưng không trồng …
  • Nội Dung: Rừng là một hệ sinh thái gồm các quần thể động vật, thực vật, sinh vật, đất đai và các yếu tố môi trường khác. Rừng là quần xã có diện tích đủ lớn, là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là bộ phận quan trọng giữ thành phần chủ chốt không thể …

[PPT] Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG I. Ý NGHĨA

  • Tác giả: thcsphandinhphung.pgddtcamlam.edu.vn
  • Ngày đăng: 01/22/2023
  • Đánh giá: 3.84 (225 vote)
  • Tóm tắt: Điểm giống và khác nhau giữa các loại khai thác rừng: … Rừng ở độ dốc lớn hơn 15o và rừng phòng hộ không khai thác trắng được vì:.
  • Nội Dung: Rừng là một hệ sinh thái gồm các quần thể động vật, thực vật, sinh vật, đất đai và các yếu tố môi trường khác. Rừng là quần xã có diện tích đủ lớn, là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là bộ phận quan trọng giữ thành phần chủ chốt không thể …

Rừng là gì? Rừng có vai trò gì? Nước ta gồm những loại rừng nào?

  • Tác giả: supperclean.vn
  • Ngày đăng: 06/20/2022
  • Đánh giá: 3.74 (428 vote)
  • Tóm tắt: Các biện pháp bảo vệ rừng; Một số câu hỏi liên quan. Rừng mưa nhiệt đới là gì? Những loại rừng nào không được khai thác trắng?
  • Nội Dung: Tuy nhiên, kiểu sinh thái này có mức độ đa dạng sinh học rất cao. Khoảng 40 – 75% các loài sinh vật của rừng đều là bản địa.. ⅔ các loài thực vật có hoa đều được tìm thấy trong rừng mưa. Bên cạnh đó, rừng mưa nhiệt đới còn được biết đến là kho thuốc …

Những loại rừng nào không được khai thác trắng vì sao

  • Tác giả: mtrend.vn
  • Ngày đăng: 11/24/2022
  • Đánh giá: 3.57 (533 vote)
  • Tóm tắt: Những loại rừng không được khai thác trắng: – Rừng phòng hộ ( vì chống xói mòn, tình trạng đất bị rửa trôi, làm sạch không khí,…) – Rừng sản xuất (vì nếu …
  • Nội Dung: Tuy nhiên, kiểu sinh thái này có mức độ đa dạng sinh học rất cao. Khoảng 40 – 75% các loài sinh vật của rừng đều là bản địa.. ⅔ các loài thực vật có hoa đều được tìm thấy trong rừng mưa. Bên cạnh đó, rừng mưa nhiệt đới còn được biết đến là kho thuốc …

Khai thác rừng thuộc rừng phòng hộ có vi phạm không?

  • Tác giả: luatduonggia.vn
  • Ngày đăng: 08/29/2022
  • Đánh giá: 3.24 (507 vote)
  • Tóm tắt: Cũng tuỳ theo từng loại rừng phòng hộ khác nhau mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định. Tuy nhiên, tất …
  • Nội Dung: Rừng có những vai trò quan trọng và rất to lớn trong đời sống của con người. Không có rừng con người sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng ý thức rõ được những vai trò mà rừng mang lại, vì những lợi ích …

đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong phát triển rừng

  • Tác giả: pbgdpl.backan.gov.vn
  • Ngày đăng: 12/16/2022
  • Đánh giá: 3.16 (476 vote)
  • Tóm tắt: d) Lập lán, trại trong rừng đặc dụng mà không được phép của chủ rừng; … rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với …
  • Nội Dung: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối …

Em cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau?

  • Tác giả: hamchoi.vn
  • Ngày đăng: 03/06/2023
  • Đánh giá: 2.95 (106 vote)
  • Tóm tắt: + Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không, tại sao? + Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì?
  • Nội Dung: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối …

Trả lời câu hỏi Bài 28 trang 71 SGK Công nghệ 7

  • Tác giả: loigiaihay.com
  • Ngày đăng: 08/01/2022
  • Đánh giá: 2.82 (191 vote)
  • Tóm tắt: Rừng có độ dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ không được khai thác … Em cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau ?
  • Nội Dung: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối …

Quyết định 1171/QĐ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Tác giả: vbpl.vn
  • Ngày đăng: 05/19/2022
  • Đánh giá: 2.59 (55 vote)
  • Tóm tắt: Rừng trồng đưa vào khai thác phải căn cứ vào tuổi thành thục công nghệ, nhưng đối với rừng hỗn loại tự nhiên bảo đảm được luân kỳ nuôi dưỡng. Điều 9. Những diện …
  • Nội Dung: 3. Khu rừng văn hoá và bảo vệ môi trường là khu rừng có các di tích lịch sử, văn hoá và các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi. Các khu rừng này do Bộ Lâm nghiệp thống …

TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

  • Tác giả: pbgdpl.haiphong.gov.vn
  • Ngày đăng: 01/12/2023
  • Đánh giá: 2.66 (69 vote)
  • Tóm tắt: Khai thác lâm sản được thực hiện trong các loại rừng sau đây: Rừng đặc … ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, …
  • Nội Dung: + Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau khi …

Bài 28: Khai thác rừng

  • Tác giả: sachgiaibaitap.com
  • Ngày đăng: 07/24/2022
  • Đánh giá: 2.51 (132 vote)
  • Tóm tắt: Rừng có độ dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ không được khai thác trắng … cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
  • Nội Dung: + Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau khi …

Rừng phòng hộ có được khai thác không theo quy định?

  • Tác giả: tuvanluatdatdai.com.vn
  • Ngày đăng: 09/25/2022
  • Đánh giá: 2.46 (81 vote)
  • Tóm tắt: Điều kiện khai thác rừng phòng hộ được quy định thế nào? … Không những thế, loại rừng này còn có thể chắn sóng lấn biển, tình trạng sạt lở …
  • Nội Dung: – Thứ hai, tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho gia đình, cá nhân đang sinh sống tại địa phương để nhằm mục đích có thể bảo vệ và phát triển rừng. Ủy ban Nhân dân cấp huyện giao đất sản xuất nông nghiệp, đất ở cho các cá …

Công nghệ 7 Bài 28: Khai thác rừng

  • Tác giả: c1thule-bd.edu.vn
  • Ngày đăng: 08/11/2022
  • Đánh giá: 2.3 (162 vote)
  • Tóm tắt: Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng; 3.2 2. Rừng … Bài 1: Em cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau ?
  • Nội Dung: Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 28 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản …