Rất Hay Top 18 những mặt tối của nhà tây sơn [Quá Ok Luôn]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính chia sẻ với Tuổi Trẻ Cuối Tuần về quan điểm làm sử, những dự tính tương lai, và những khó khăn trắc trở của một người nghiên cứu độc lập.

Sau loạt sách về giai đoạn Tây Sơn, anh vừa xuất bản hai công trình mới (dịch và khảo) về chủ đề quan hệ Pháp – Trung và Việt – Trung nửa cuối thế kỷ XIX, phải chăng đoạn sử Tây Sơn anh đã đóng lại?

– Thực tình mà nói, công trình về thời Tây Sơn của tôi mới là khai thác sơ bộ trong một thời kỳ ngắn ngủi – chủ yếu giai đoạn 1788-1790 – triều đại này tuy yểu mệnh, nhưng từ khi bắt đầu nổi lên đến khi chấm dứt kéo dài đến hơn 30 năm (1771-1802), qua nhiều thăng trầm, thành, trụ, hoại, không, khai sinh, trưởng thành và tiêu vong.

Do đó, những gì tôi đã hoàn tất về thời Tây Sơn chưa được bao nhiêu trong những dự tính của mình. Chương trình nghiên cứu về Tây Sơn của tôi vì thế còn khá dài.

Còn hai tác phẩm mới xuất bản chỉ là một khoảng nghiên cứu “nghiệp dư”, chủ yếu vì cơn dịch Covid-19 khiến tôi tìm một ngã rẽ để thoát khỏi thực tại.

Hiện tôi đang quay lại làm tiếp về giai đoạn Tây Sơn – thời kỳ mà tôi luôn luôn cảm thấy có nhiều vấn đề cần tìm hiểu. Nói một cách khôi hài thì hai cuốn sách mới đây là thời kỳ “nghỉ đông”, chứ không phải chuyển hướng.

* Một bức tranh tổng thể về bối cảnh khu vực Đông Nam Á trước và trong giai đoạn Tây Sơn là rất cần thiết nhưng đang khuyết thiếu, anh có dự định viết về chủ đề này?

– Tôi vẫn nhìn chung Đông Nam Á như một khu vực hợp chủng mà nếu có cơ hội tập hợp được thành một sức mạnh tập thể thì mới đủ sức tự tồn mà không bị các thế lực to lớn hơn khuynh loát.

Từ trước đến nay, chúng ta học lịch sử Việt Nam theo mô hình một dân tộc/quốc gia từ lưu vực sông Hồng bành trướng xuống phương Nam, nhưng ít nhìn vào toàn cảnh khu vực để thấy rằng theo thời gian, những dân tộc hiện diện trong khu vực đã tương sinh, tương khắc, thêm vào, bớt đi, thực tế vẫn hiện diện và trộn lẫn với nhau.

Quan niệm như vậy, những sức mạnh tiềm tàng đó nếu có cơ hội sẽ nảy nở và phát triển, nên việc nghiên cứu về toàn thể khu vực là điều không thể không nghĩ tới. Đây chính là bối cảnh không thể tách rời của những biến động lịch sử Việt Nam.

Tôi không phải người được đào tạo “chính quy” trong ngành sử, ngành học và công việc của tôi là quản trị hành chính, nên khi nghiên cứu, ngoài việc tìm hiểu về những thế lực lên xuống, lan tỏa, thu hẹp, biến mất, tôi cũng muốn nhìn vấn đề theo từng thời kỳ, những gì tưởng như đã mất đi nay lại xuất hiện dưới một dạng thức mới chẳng hạn.

Cuối thế kỷ XVIII, khu vực Đông Nam Á biến động mãnh liệt trên phương diện dân tộc và nhân chủng.

Khi một số lượng lớn người di cư, sự tương tác đa phương đưa đến những sinh hoạt mới, không chỉ trong thượng tầng cai trị mà cả trong quần chúng để ảnh hưởng ngược lại lịch sử. Với những đợt di dân ồ ạt của người Hoa xuống Đông Nam Á, xã hội người Indonesia, Malaysia, Thái, Campuchia, Việt Nam… đều thay đổi.

* Trong vai trò một nhà nghiên cứu độc lập, công việc của anh có thuận lợi và khó khăn gì, thưa anh?

– Trước đây, khi còn ở trong nước, việc tìm hiểu lịch sử của tôi bị hạn chế, do hoàn cảnh cá nhân cũng có, mà bởi khung cảnh xã hội cũng có. Nghiên cứu sử phải dựa trên tài liệu, dĩ nhiên tài liệu đáng tin thuộc dạng tiên nguyên (primary source) chứ không phải huyền sử, dã sử.

Tài liệu của Việt Nam về thời Tây Sơn có nhiều hạn chế, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu nhà Nguyễn, vốn là “tử thù” của Tây Sơn. So sánh những gì chép về “bản triều” và “ngụy triều” thì không thể không nhận ra những gì viết về đối phương của sử quan nhà Nguyễn không chỉ hời hợt mà còn bôi bác, ngụy tạo.

Có điều vì không tìm ra tài liệu nào khác, nên ngoài việc “nhìn nghiêng” sử triều Nguyễn rồi nắn lại cho phù hợp, nhiều nhà nghiên cứu không e dè dùng cả những tài liệu dân gian không có cơ sở.

Gần đây hơn, một số tài liệu “đầu tay” của những nhà truyền giáo Âu châu được sử dụng để bổ túc, nhưng thực ra giá trị cũng giới hạn, tuy có giúp xác định lại một số mốc thời gian và ghi nhận thực tế, nhưng nội dung và chi tiết không đủ để xếp loại tài liệu tiên nguyên, nhất là có lẫn sự yêu ghét của các nhà truyền giáo với giới cầm quyền.

Sau khi định cư ở nước ngoài, khi tìm sử liệu Việt Nam trong các thư viện Hoa Kỳ, tôi thấy có rất nhiều tài liệu gốc liên quan đến nước ta rải rác trong thư tịch Trung Hoa, nay đã được ấn hành và có một hay nhiều bản trong thư viện các trường đại học.

Một ưu điểm của hệ thống đại học Hoa Kỳ là nếu có nhu cầu, ta có thể mượn sách trên toàn nước Mỹ, phần nhiều là miễn phí, hoặc đôi khi phải trả cước phí bưu điện. Những sách mượn được, tôi đều photocopy lại, để không phải giữ sách quá lâu. Với sự giúp đỡ của nhiều bằng hữu, thân nhân và cả nhiều học giả tại Việt Nam, tôi sưu tầm được khá nhiều tài liệu cần cho nghiên cứu, hầu hết là tài liệu gốc.

Ngoài ra, trên các mạng lưới toàn cầu hiện nay, nếu cất công chúng ta có thể kiếm được rất nhiều sách vở đã số hóa miễn phí. Dù nghiên cứu đề tài gì, khả năng là chúng ta dễ bị tràn ngập tài liệu hơn là thiếu thốn như trước. Sách vở hiếm cũng có thể mua trên mạng và không ít lần tôi tìm được những cuốn không ngờ tới.

Về khó khăn của một người nghiên cứu “nghiệp dư” và “ngoại đạo” thì phải nói là rất nhiều. Thứ nhất, tôi mới về hưu hơn 3 năm nay, nên cũng chưa làm được gì nhiều.

Rất hay:  Bật Mí Top 20+ những lưu ý khi trẻ sơ sinh nằm điều hoà [Hay Nhất]

Trước đây phần lớn việc dịch thuật và nghiên cứu, tôi đều làm ngoài giờ đi làm, nay tuy có nhiều thời gian hơn nhưng vẫn chưa hoàn toàn thuận lợi. Thứ hai, tuổi tôi đã cao (75), tuy sức khỏe chưa đến nỗi nào nhưng chắc không còn như 20 năm trước.

Thứ ba, tôi không được đào tạo và trang bị những phương tiện nghiên cứu sử Việt Nam, nhất là về Hán Nôm, vốn là những điều kiện rất cần thiết. Nói đúng ra tôi là người nghiên cứu sử dưới góc nhìn hành chánh công quyền, các tài liệu sử mà tôi dùng đến đều là tài liệu hành chánh, từ trung ương đến địa phương, và giải mã theo quan điểm và năng lực của một hành chánh gia.

Tuy nhiên, đó cũng chính là then chốt của cách chép sử Á Đông dưới những tiêu đề thực lục, thông giám, cương mục… hay nói khác đi là cách ghi chép và sắp xếp tài liệu của triều đình. Kinh nghiệm và kiến thức hành chánh cũng giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu các tài liệu hay văn bản cũ.

Tôi cũng không có nhu cầu nhiều ngoài khao khát sách vở nên không ngại đầu tư. Một may mắn hiếm có cũng cần nhắc là sự tận tâm và hy sinh của nhiều bằng hữu ở trong nước, vì duyên tri ngộ mà giúp tôi ấn hành, biên tập, phổ biến những công trình vốn đã hoàn tất nhưng vẫn chỉ nằm trong máy vi tính.

Cái duyên đó bắt đầu từ khi tôi dịch một số truyện kiếm hiệp và em tôi đưa lên mạng để phổ biến trong nước. Tuy những dịch phẩm ấy chưa bao giờ được xuất bản dưới tên tôi là dịch giả [mặc dù đã có người in ra ở trong nước], dù sao cũng là một nhịp cầu để trong nước biết đến tôi và nảy sinh những giao tình giúp ấn hành các tác phẩm lịch sử.

Nhân dịp này tôi xin gửi lời tri ơn đến những người bạn quý đó, bao gồm thân hữu, nhà xuất bản, các bạn biên tập, phát hành và nhất là độc giả.

* Trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại, ngoài khả năng sử dụng thành thạo Hán ngữ và Pháp ngữ, theo anh còn những yếu tố quan trọng nào khác?

– Lẽ dĩ nhiên việc thông thạo một hay nhiều ngoại ngữ, cổ ngữ là điều kiện gần như bắt buộc để nghiên cứu lịch sử. Nếu người nghiên cứu không đủ bề dày ngoại ngữ, việc tìm kiếm và khai thác tài liệu rất khó khăn, có khi ngay trước mắt mà không “thấy”.

Trên địa bàn nước ta, số tài liệu và hiện vật ghi chép bằng chữ Hán, chữ Nôm hầu như ở khắp mọi nơi, nhưng số người đọc được và quan tâm đến chưa nhiều.

Một trong những lý do mà việc khai thác những văn bản này còn hạn chế – tôi không dám nói chắc – có lẽ là phương tiện chưa phong phú, nên việc sử dụng phần nhiều dựa trên điều kiện cá nhân của người nghiên cứu, chứ chưa phải là hoạt động có yểm trợ của quốc gia.

Hơn thế nữa, nghiên cứu lịch sử không còn là một chuyên ngành mà phải kết hợp nhiều chuyên môn khác, như ngôn ngữ học, khảo cổ học, địa lý học, dân tộc học… nên nếu muốn đi vào cánh cửa này thì không thể không trang bị cho mình một số kiến thức ngoài ngành.

Tôi không rõ chương trình học để nghiên cứu sử ở Việt Nam hiện nay thế nào, nhưng nếu không được đào tạo về cổ luật và định lệ thì việc nghiên cứu sẽ bị giới hạn.

* Anh đánh giá thế nào về tiềm năng khai thác tài liệu về Việt Nam cả ở trong lẫn ngoài nước?

– Trong xu hướng chung của thế giới sẵn sàng chia sẻ tài liệu, chúng ta có nhiều cơ hội tiếp cận và khai thác tài liệu bên ngoài, nhất là những quốc gia lân cận. Trên địa bàn nước ta, sử Việt Nam cũng ít thấy đề cập đến những nền văn minh khác hiện diện trên cùng một dải đất.

Nếu chỉ viết về người Việt mà quên những dân tộc trước đây từng có mặt trên mảnh đất hình chữ S, nhiều khi còn huy hoàng rực rỡ hơn, nhưng nay tàn lụi, sẽ là một thiếu sót lớn.

Theo tôi biết, nhiều tập hợp tài liệu lớn về Việt Nam đã được các cơ quan quốc tế ấn hành ở Tokyo, Đài Loan, Paris, Bắc Kinh, Thượng Hải… nhưng người được tiếp cận thì vẫn còn giới hạn. Cho nên, nếu chính quyền có những kho sách phổ biến công khai để ai cũng dùng được sẽ là điều rất đáng hoan nghênh.

Hiện nay ở hải ngoại cũng có nhiều mạng xã hội phổ biến nhiều bộ sách quý mà trước đây thế hệ chúng tôi nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Các bộ Nam Phong, Tri Tân, Thanh Nghị… ai cũng có thể tải xuống và sử dụng như nguyên bản.

Nếu tư nhân, với khả năng và phương tiện hạn chế đã có được những công trình to lớn như vậy, thì một khi được thực hiện tập thể, vô vụ lợi, chắc chắn chúng ta ai ai cũng “giàu”, ít nhất về kho tài liệu của chính ông cha mình hiện còn giữ trong các thư viện, trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam.

* Trong các nghiên cứu đã xuất bản, anh hài lòng với công trình nào nhất?

– Nếu nói về một tác phẩm gợi cho tôi nhiều xúc động thì tôi có thể chọn lựa một cách chủ quan là bộ Lê Mạt Sự Ký. Trong bộ sách này, tôi cố gắng đưa ra những chứng cớ đầu tay của nước ta cũng như của nhà Thanh, từ chính những người đã tham gia trực tiếp vào những biến cố cuối đời Lê đưa đến việc Tôn Sĩ Nghị đem quân sang nước ta rồi sau đó triều đình vua Lê phải lưu vong sang đất bắc.

Từ trước đến nay, trọng tâm của thời kỳ này là chiến thắng đầu năm Kỷ Dậu (1789) – có thể nói là một thiên anh hùng ca lặp đi lặp lại cả trong lẫn ngoài nước.

Tuy nhiên, nhìn lại toàn thể khung cảnh chính trị lúc đó, trước và sau chiến thắng này, thì cách nhìn của chúng ta có thể khác đi khi thấy mọi việc không thay đổi nhiều, nước ta vẫn không thoát khỏi cái vòng kim cô của đại quốc, tuy lúc buông, lúc nắm, khi nặng, khi nhẹ.

Rất hay:  Rất Hay Top 20+ những mẫu nhà sơn đẹp [Đánh Giá Cao]

Từ vài chi tiết khá nhỏ nhoi, tôi đã có cơ hội tìm hiểu một “lâu đài quy mô” hơn nhiều. Đó là chính sách ngoại giao của Trung Hoa trong hệ thống tông phiên với đầy đủ bộ dạng tùng xòe của một con công khoe bộ cánh biếc. Khi nắm được cơ cấu và đường đi nước bước của nền hành chánh và chính trị nhà Thanh, việc nhìn lại lịch sử Việt Nam có nhiều lợi thế vì ít nhiều, chúng ta vẫn là một vệ tinh trong quỹ đạo tông phiên của họ.

Tôi cũng có dịp nhìn lại tư cách của những người bầy tôi theo vua Lê sang đất bắc. Gần đây nhất, một nhóm bạn tôi đã đến viếng Lê Mạt Tiết Nghĩa Từ là nơi thờ những thần tử nhà Lê và nghe đâu chính quyền cũng đang dự định trùng tu ngôi đền thành một di tích lịch sử.■

Top 18 những mặt tối của nhà tây sơn viết bởi Cosy

Tây Sơn phụng thần ký

  • Tác giả: baotintuc.vn
  • Ngày đăng: 12/10/2022
  • Đánh giá: 4.68 (490 vote)
  • Tóm tắt: Từng bước, nữ tướng tiến gần tới bí mật u tối mà ẩn khuất của triều đình đã tàn bại của Đàng Trong, những thật giả, chính tà của cảnh nồi da xáo …
  • Nội Dung: Tài liệu của Việt Nam về thời Tây Sơn có nhiều hạn chế, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu nhà Nguyễn, vốn là “tử thù” của Tây Sơn. So sánh những gì chép về “bản triều” và “ngụy triều” thì không thể không nhận ra những gì viết về đối …

Quân tình báo của vương triều Tây Sơn – Báo Bình Định

  • Tác giả: baobinhdinh.vn
  • Ngày đăng: 12/13/2022
  • Đánh giá: 4.54 (465 vote)
  • Tóm tắt: Nhờ thông tin tình báo kịp thời, Hoàng đế Quang Trung đã xây dựng được phương án tối ưu trong đó mọi chi tiết, biến động chiến trường đều được định liệu trước …
  • Nội Dung: Tài liệu của Việt Nam về thời Tây Sơn có nhiều hạn chế, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu nhà Nguyễn, vốn là “tử thù” của Tây Sơn. So sánh những gì chép về “bản triều” và “ngụy triều” thì không thể không nhận ra những gì viết về đối …

Lại nói, khi Thuận Hoá mới vỡ, vua Tây Sơn nhận được thư báo tin

  • Tác giả: informatik.uni-leipzig.de
  • Ngày đăng: 01/26/2023
  • Đánh giá: 4.22 (356 vote)
  • Tóm tắt: Quan lại, dân chúng, ai đến ra mắt đều vào cửa Chỉnh. Sau lầu thường đông như chợ; mà trước lầu nơi Nhậm ở thì chẳng có lấy một ma nào lui tới. Việc ấy làm cho …
  • Nội Dung: Tài liệu của Việt Nam về thời Tây Sơn có nhiều hạn chế, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu nhà Nguyễn, vốn là “tử thù” của Tây Sơn. So sánh những gì chép về “bản triều” và “ngụy triều” thì không thể không nhận ra những gì viết về đối …

Những cống hiến và công trạng của Quang Trung – Nguyễn Huệ

  • Tác giả: huecity.gov.vn
  • Ngày đăng: 07/19/2022
  • Đánh giá: 4.12 (553 vote)
  • Tóm tắt: Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây …
  • Nội Dung: Tài liệu của Việt Nam về thời Tây Sơn có nhiều hạn chế, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu nhà Nguyễn, vốn là “tử thù” của Tây Sơn. So sánh những gì chép về “bản triều” và “ngụy triều” thì không thể không nhận ra những gì viết về đối …

Tiểu thuyết dã sử “Tây Sơn phụng thần ký” về nữ tướng Bùi Thị Xuân

  • Tác giả: tuoitrethudo.com.vn
  • Ngày đăng: 01/09/2023
  • Đánh giá: 3.96 (226 vote)
  • Tóm tắt: TTTĐ – Tiểu thuyết dã sử “Tây Sơn phụng thần ký” của tác giả Thành … từng bước tiến gần tới bí mật u tối mà ẩn khuất của triều đình đã tàn …
  • Nội Dung: Từ tìm cách sống sót đến chiến đấu vì người khác, Bùi Thị Xuân vẫn luôn một mình với song đao, điều khiển quân ngũ, mưu trí anh dũng trên sa trường, từng bước trở thành nữ tướng, nữ đô đốc uy dũng của triều Tây Sơn, trung thành với lí tưởng về một …

Nguyên nhân “Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ” qua đời ???

  • Tác giả: quynhon.travel
  • Ngày đăng: 06/22/2022
  • Đánh giá: 3.76 (535 vote)
  • Tóm tắt: Mặt khác, khi sứ nhà Thanh sang phúng viếng, triều đình Tây Sơn đã không cho vào Phú Xuân mà xây một lăng mộ giả ở ngoài Bắc Thành (Thăng Long) để cúng tế.
  • Nội Dung: Sự kiện đó cộng với sự kiện giữ tin vua mất một thời gian đủ để ổn định tình hình và lo tang chế xong mới phát tang cho phép chúng ta tin rằng lăng mộ ở Phú Xuân chỉ là một bức bình phong cho người đời nhìn còn lăng mộ thật đã được bí mật an táng ở …

Nguyễn Huệ với sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII

  • Tác giả: truongchinhtri.kontum.gov.vn
  • Ngày đăng: 10/12/2022
  • Đánh giá: 3.44 (233 vote)
  • Tóm tắt: Chính quyền nhà Trịnh bất lực để mất nhiều dải đất biên cương phía Bắc. Trong Nam, Nguyễn Ánh không chịu nổi sức tiến công mãnh liệt của Tây Sơn …
  • Nội Dung: Sự kiện đó cộng với sự kiện giữ tin vua mất một thời gian đủ để ổn định tình hình và lo tang chế xong mới phát tang cho phép chúng ta tin rằng lăng mộ ở Phú Xuân chỉ là một bức bình phong cho người đời nhìn còn lăng mộ thật đã được bí mật an táng ở …

Dung nhan gây choáng váng của vua Quang Trung qua bức vẽ họa sĩ nhà Thanh

  • Tác giả: thanhnien.vn
  • Ngày đăng: 01/04/2023
  • Đánh giá: 3.32 (435 vote)
  • Tóm tắt: Trước đây, trong Tây Sơn thuật lược từng nói người đóng giả vua Quang … Hình vua Quang Trung theo bản vẽ của nhà Thanh (do tác giả Nguyễn …
  • Nội Dung: Sự kiện đó cộng với sự kiện giữ tin vua mất một thời gian đủ để ổn định tình hình và lo tang chế xong mới phát tang cho phép chúng ta tin rằng lăng mộ ở Phú Xuân chỉ là một bức bình phong cho người đời nhìn còn lăng mộ thật đã được bí mật an táng ở …

Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn

  • Tác giả: khaitam.com
  • Ngày đăng: 08/27/2022
  • Đánh giá: 3.06 (407 vote)
  • Tóm tắt: Người nông dân trong cuộc nội chiến 1771-1802 trở thành công cụ lớn nhất cho mục tiêu tối hậu của anh em Tây Sơn, để rồi, như một nhận định khá chua chát của …
  • Nội Dung: Sự kiện đó cộng với sự kiện giữ tin vua mất một thời gian đủ để ổn định tình hình và lo tang chế xong mới phát tang cho phép chúng ta tin rằng lăng mộ ở Phú Xuân chỉ là một bức bình phong cho người đời nhìn còn lăng mộ thật đã được bí mật an táng ở …
Rất hay:  Xem Ngay Top 24 những ngày nên cắt tóc [Đánh Giá Cao]

Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn

  • Tác giả: goodreads.com
  • Ngày đăng: 06/27/2022
  • Đánh giá: 2.88 (157 vote)
  • Tóm tắt: Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề này là The Tây Sơn Uprising (Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn) của giáo sư sử học người Mỹ George Dutton mà bản …
  • Nội Dung: Sự kiện đó cộng với sự kiện giữ tin vua mất một thời gian đủ để ổn định tình hình và lo tang chế xong mới phát tang cho phép chúng ta tin rằng lăng mộ ở Phú Xuân chỉ là một bức bình phong cho người đời nhìn còn lăng mộ thật đã được bí mật an táng ở …

TIỂU SỬ VUA QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ

  • Tác giả: c3quangtrunghadong.edu.vn
  • Ngày đăng: 09/09/2022
  • Đánh giá: 2.86 (90 vote)
  • Tóm tắt: Tất cả những chiến thăng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này. Đem quân ra Thăng Long lật nhào họ …
  • Nội Dung: Sự kiện đó cộng với sự kiện giữ tin vua mất một thời gian đủ để ổn định tình hình và lo tang chế xong mới phát tang cho phép chúng ta tin rằng lăng mộ ở Phú Xuân chỉ là một bức bình phong cho người đời nhìn còn lăng mộ thật đã được bí mật an táng ở …

Thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ và sự lụi tàn của triều đại Tây Sơn

  • Tác giả: diendandoanhnghiep.vn
  • Ngày đăng: 07/20/2022
  • Đánh giá: 2.65 (83 vote)
  • Tóm tắt: Tuy nhiên, một đế chế hùng mạnh như Nhà Tây Sơn chỉ tồn tại được 24 năm là điều đáng tiếc. Quang Trung – Nguyễn Huệ (1753 – 1792), anh hùng dân …
  • Nội Dung: Trong các hoạt động quân sự của ông, Nguyễn Huệ rất chú ý đến công tác tình báo. Nhờ tình báo tốt nên ông đã thi hành tất cả các biện pháp nhằm đi đến việc đánh bại quân Thanh. Các phương tiện chống lại súng địch đã được chuẩn bị sẵn sàng: Quân Tây …

Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần cuối: Lòng người hướng về ai?

  • Tác giả: tachcaphe.com
  • Ngày đăng: 06/27/2022
  • Đánh giá: 2.6 (116 vote)
  • Tóm tắt: Nhà Tây Sơn đã làm những điều gì để mất lòng dân đến như vậy? Tóm tắt bài viết: Sự hà khắc của nhà Tây Sơn; Lòng người hướng về ai? Truyền kỳ “tay trắng bại …
  • Nội Dung: Chúng ta không thể vì thần tượng vua Quang Trung để rồi che đi những cuộc thảm sát của nhà Tây Sơn khiến người dân miền Nam điêu đứng, khiến những khu kinh tế tầm cỡ thế giới của Đàng Trong suy sụp, khiến chính bản thân vua Quang Trung không tài nào …

VỀ NGUỒN !

  • Tác giả: khacthienhue.blogspot.com
  • Ngày đăng: 05/03/2022
  • Đánh giá: 2.47 (60 vote)
  • Tóm tắt: Yên tâm về mặt Bắc, quân đội nhà Tây Sơn dốc toàn lực tấn công tiêu … có những mặt trái của nó và vai trò lịch sử của phong trào Tây Sơn …
  • Nội Dung: Chúng ta không thể vì thần tượng vua Quang Trung để rồi che đi những cuộc thảm sát của nhà Tây Sơn khiến người dân miền Nam điêu đứng, khiến những khu kinh tế tầm cỡ thế giới của Đàng Trong suy sụp, khiến chính bản thân vua Quang Trung không tài nào …

Thêm góc nhìn về nhà Tây Sơn từ học giả nước ngoài

  • Tác giả: hcmcpv.org.vn
  • Ngày đăng: 10/23/2022
  • Đánh giá: 2.4 (64 vote)
  • Tóm tắt: “Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn” (tựa gốc: “The Tây Sơn Uprising”) của GS Sử học người Mỹ George Dutton là một trong những tác phẩm tiêu biểu …
  • Nội Dung: Dựa vào một nguồn tài liệu phong phú nên chỉ trong hơn 300 trang bản thảo mà tác phẩm đã có đến 764 chú thích. Việc chuyển ngữ công trình nghiên cứu quan trọng của một học giả uy tín nước ngoài về phong trào Tây Sơn là nỗ lực lớn của dịch giả Lê …

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

  • Tác giả: nghiencuuquocte.org
  • Ngày đăng: 09/04/2022
  • Đánh giá: 2.2 (80 vote)
  • Tóm tắt: Điều này cũng dễ hiễu thôi vì hào quang chiến thắng quân Xiêm và quân Thanh của vua Quang Trung rực rỡ quá, đã che mất sự thật thê thảm ở bên …
  • Nội Dung: Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều …

Cách dùng siêu vũ khí và con mắt phát sáng trong đêm của vua Quang Trung

  • Tác giả: vietnamnet.vn
  • Ngày đăng: 05/11/2022
  • Đánh giá: 2.26 (152 vote)
  • Tóm tắt: Cách dùng siêu vũ khí và con mắt phát sáng trong đêm của vua Quang … Quân luật của nhà Thanh mô tả rõ vũ khí của quân Tây Sơn chủ yếu là …
  • Nội Dung: Quân Việt được trang bị ống hỏa hổ, kèm theo là hàng chục quả pháo hoa chứa chất lỏng đặc biệt, khi chiến đấu chỉ cần cắm quả pháo hoa vào ống hỏa hổ, chĩa về phía địch và châm ngòi đốt. Cách làm này của vua Quang Trung dựa theo các công nghệ sẵn có …

[PDF] NGUYỄN ÁNH – GIA LONG: 200 NĂM NHÌN LẠI

  • Tác giả: vjol.info.vn
  • Ngày đăng: 06/04/2022
  • Đánh giá: 2.15 (139 vote)
  • Tóm tắt: Nhà Tây Sơn mà đỉnh cao là triều đại Quang Trung đã lập nên những chiến công hiển hách trong lịch sử giữ nước của dân tộc, đập tan ý đồ xâm lược của vua.
  • Nội Dung: Quân Việt được trang bị ống hỏa hổ, kèm theo là hàng chục quả pháo hoa chứa chất lỏng đặc biệt, khi chiến đấu chỉ cần cắm quả pháo hoa vào ống hỏa hổ, chĩa về phía địch và châm ngòi đốt. Cách làm này của vua Quang Trung dựa theo các công nghệ sẵn có …