Xem Ngay Top 23 những nhận định hay về văn học [Hay Nhất]

Đề bài: Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là “Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”. Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.

trinh bay y kien ve nhan dinh nen van hoc viet nam sau cach mang thang tam 1945

Bạn đang xem: Trình bày ý kiến về nhận định: Nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945…

I. Dàn ý Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi…

1. Mở bài

– Sơ lược về nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

– Khuynh hướng thẩm mỹ văn học – một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

2. Thân bài

a. Khuynh hướng sử thi:

* Khái niệm sử thi (tự tìm hiểu).

* Khái niệm khuynh hướng sử thi:

– Khuynh hướng thiên về các vấn đề lớn, mang tính chất toàn dân tộc, đề cập đến những vấn đề sống còn của đất nước, các vấn đề mà cả dân tộc đều hướng đến, trong đó nhân vật chính phải mang những vẻ đẹp mang tính chất thời đại, là hình mẫu lý tưởng chung của cả dân tộc.

* Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong nền văn học giai đoạn 1945-1975:

– Đề tài:

+ Tổ quốc: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm/ Nguyễn Đình Thi

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Đồng Chí, Việt Bắc, Tây Tiến,…

+ Xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội: Tiếng hát con tàu, Mùa lạc, Lặng lẽ Sa Pa,…

– Hình tượng nghệ thuật: Các nhân vật đậm khuynh hướng sử thi với lý tưởng cao đẹp, tinh thần chiến đấu kiên cường, mạnh mẽ đại diện cho cộng đồng (Tnú, Việt, người lính Tây Tiến,…)

=> Mỗi một ý phân tích từ 3-5 ví dụ để làm rõ.

b. Cảm hứng lãng mạn:

* Khái niệm:

– Cảm hứng lãng mạn cách mạng, cái tôi cá nhân dạt dào tình cảm yêu thương hướng đến những tình cảm lớn, hướng đến Tổ quốc, hướng đến nhân dân, cái ta chung luôn tồn tại những cái tôi cá nhân riêng biệt đồng hành và củng cố cho những tình cảm lớn được thêm phần vững chãi.

* Biểu hiện:

– Thi vị hóa hiện thực cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt: Chỉ ra yếu tố lãng mạn trong các tác phẩm của giai đoạn này ví dụ: Việt Bắc, Tây Tiến, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây,…

– Lý tưởng hóa dáng vẻ đất nước trong những năm tháng xây dựng xã hội chủ nghĩa: Đất nước của Nguyễn Đình Thi,…

3. Kết bài

– Nêu cảm nhận.

II. Bài văn mẫu Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi…

Có thể nói rằng nền văn học Việt Nam giai đoạn những năm 1945-1975 là thời kỳ nở rộ của nhiều tác phẩm văn học có giá trị to lớn đã đóng góp cho lịch văn học nước nhà những thành tựu có ý nghĩa đặc biệt, cùng với đó là sự trưởng thành của nhiều thế hệ các tác giả đặc biệt là các tác giả viết về đề tài kháng chiến, đề tài đất nước trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Sở dĩ có được những tác phẩm nổi bật như vậy trước hết là nhờ vào sự thống nhất nền văn hóa của dân tộc sau khi cách mạng tháng tám thành công, đồng thời dựa trên những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước, giữa không khí đấu tranh sôi nổi của thời đại trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là những người bước ra từ chiến trường lại càng có những cảm hứng sáng tác mới mẻ, gây được nhiều tiếng vang, khích lệ tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc. Nếu để chỉ ra đặc điểm nổi bật, dẫn đến sự thành công của một loạt các tác phẩm, tác giả thời kỳ này thì chính là ở khuynh hướng thẩm mỹ văn học – một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Trước hết bàn về khuynh hướng sử thi trong văn học giai đoạn 1945-1954. Sử thi đã xuất hiện trong nền văn học dân tộc từ rất lâu đời, lúc con người còn chưa chú ý đến việc ghi chép mà sử thi chỉ mang tính truyền miệng như một loại văn hóa dân gian. Nó là tác phẩm đồ sợ mang tính cộng đồng, thể hiện cuộc sống và nề nếp văn hóa của cả một dân tộc, nó luôn đề cập đến những cái chung nhất, là bức tranh lịch sử hưng thịnh và suy vong của một quốc gia, là lý tưởng to lớn mà cộng đồng dân tộc cùng mơ ước, cùng hướng đến, nhân vật chính là người anh hùng vĩ đại đại diện cho sức mạnh và vẻ đẹp của toàn dân tộc. Ở Việt Nam có thể kể đến một số những tác phẩm sử thi nổi tiếng của các dân tộc thiểu số như Đăm Săn, Khinh Dú, Xinh Nhã. Từ khái niệm về sử thi ta có thể suy ra khuynh hướng sử thi là khuynh hướng thiên về các vấn đề lớn, mang tính chất toàn dân tộc, đề cập đến những vấn đề sống còn của đất nước, các vấn đề mà cả dân tộc đều hướng đến, trong đó nhân vật chính phải mang những vẻ đẹp mang tính chất thời đại, là hình mẫu lý tưởng chung của cả dân tộc, đặc biệt nhân vật này có vai trò và số phận gắn liền với cách mạng, với dân tộc và đất nước, có tầm ảnh hưởng to lớn tác động đến tư tưởng của nhân dân.

Vậy ta sẽ cùng xét xem nền văn học Việt Nam giai đoạn này ảnh hưởng bởi khuynh hướng sử thi như thế nào. Đầu tiên nói về đề tài Tổ quốc một trong những đích đến lớn của nhiều văn nghệ sĩ, yêu cầu người nghệ sĩ phải có tầm hiểu biết, có đôi mắt nhìn bao quát cả một thời đại, đồng thời cũng phải nắm được bề dày của lịch sử dân tộc để viết sao cho chuẩn và thu hút, gây được ảnh hưởng tích cực sâu rộng trong nhân dân. Lấy ví dụ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta có thể thấy rằng khuynh hướng sử thi trước hết đã hiện lên một cách rõ ràng thông qua nhan đề của nó – “Đất Nước” – một đề tài có tính khái quát, là mối quan tâm của toàn dân tộc. Theo sau đó ở phần nội dung tác giả đã tinh tế dùng ngòi bút triết luận trữ tình sâu sắc kết hợp với các chất liệu văn học, văn hóa dân gian để đưa ra một khái niệm về Đất Nước thật mới mẻ, Đất Nước với chiều sâu văn hóa lịch sử biểu hiện trong quá trình hình thành, lớn lên và tồn tại. Đồng thời Nguyễn Khoa Điềm cũng rất tinh tế khi đưa quan điểm cách mạng và trong thơ với khẳng định Đất Nước là của nhân dân. Không chỉ vậy tính sử thi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn thể hiện ở sự uy vũ, anh hùng trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Tương tự vậy Đất Nước của Nguyễn Đình Thi cũng mang khuynh hướng sử thi đậm nét trong việc xây dựng một tượng đài đất nước anh hùng, bi tráng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Một đề tài nữa cũng nổi bật và chiếm gần như một nửa dung lượng của nền văn học 1945-1975 chính là đề tài chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đề tài này đã làm nên tên tuổi của một loạt các tác giả ví như Chính Hữu với Đồng Chí, Quang Dũng với Tây Tiến, Phạm Tiến Duật với Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tố Hữu với Việt Bắc, Nguyễn Trung Thành với Rừng xà nu, Nguyễn Thi với Những đứa con trong gia đình,… Các tác phẩm này thể hiện khuynh hướng sử thi ở việc bộc lộ những đau thương mất mát to lớn của nhân dân trong chiến tranh, đồng thời thể hiện được tinh thần anh dũng, trách nhiệm hy sinh của từng người con Việt Nam trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, đây có thể nói đều là những vấn đề vừa mang tính lịch sử vừa mang tính chất chung của cả cộng đồng dân tộc trong giai đoạn bấy giờ. Khuynh hướng sử thi không chỉ dừng lại ở hai đề tài kể trên mà còn nằm ở đề tài xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội sau cách mạng tháng tám thành công, có thể lấy ví dụ một số tác phẩm ví như Mùa lạc của Nguyễn Khải, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, đều ca ngợi công cuộc gây dựng Tổ quốc của nhân dân, đề cao vẻ đẹp rừng vàng biển bạc của đất nước, với không khí sôi nổi và hào hùng trong lao động.

Rất hay:  Xem Ngay Top 15 những bài múa mầm non hay nhất [Triệu View]

Không chỉ ở nội dung mang tính sử thi, mà các tác phẩm trong giai đoạn này đều xây dựng những hình tượng nhân vật mang đậm khuynh hướng sử thi, để làm nổi bật nội dung của tác phẩm. Có thể lấy ví dụ về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, hình ảnh những chàng trai thủ đô, giã từ áo trắng mực xanh lên đường đi chiến đấu với khí thế hào hùng, bi tráng, đôi chân họ đã vượt biết bao núi rừng Tây Bắc đầy khắc nghiệt, bao giọt mồ hôi, bao xương máu đã để lại trên mảnh đất ấy một cách kiêu hùng. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/Chiến bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, người lính Tây Tiến xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, trong trái tim họ chỉ có một lý tưởng, một niềm tin chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc. Có thể nói hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành tượng đài, là biểu trưng cho sức mạnh, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của dân tộc ta những năm kháng chiến ác liệt nhất ở chiến trường biên giới phía Bắc. Một ví dụ khá rõ ràng khác về hình tượng người anh hùng mang khuynh hướng sử thi phải kể đến nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, kể về người con Tây Nguyễn trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở Tnú ta thấy hiện lên tất cả những đặc điểm của một người anh hùng lý tưởng, đại diện cho cả một cộng đồng dân tộc, từ lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng bào sâu sắc, tinh thần dũng cảm, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu, đến cả những biến cố lớn trong cuộc đời mà nhân vật phải trải qua (mất vợ con, bị giặc đốt mười đầu ngón tay) để củng cố và làm sáng rõ lý tưởng của nhân vật, cũng như là cả cộng đồng. Hoặc tương tự các nhân vật khác ví như Việt trong Những đứa con trong gia đình, hay hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp của Đồng chí đều thể hiện những vẻ đẹp chung của dân tộc đó là tinh thần chiến đấu không ngừng nghỉ, sức mạnh khắc phục mọi khó khăn gian khổ, lòng quyết tâm chống giặc cứu nước.

Đó là những nét chính về khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam sau cách mạng đến khi kháng chiến chống Mỹ thành công, ta tiếp tục bàn đến một khuynh hướng thẩm mỹ nổi bật của văn học trong thời kỳ này đó chính là cảm hứng lãng mạn cách mạng, cái tôi cá nhân dạt dào tình cảm yêu thương hướng đến những tình cảm lớn, hướng đến Tổ quốc, hướng đến nhân dân. Mà nói cho dễ hiểu đó là trong cái ta chung luôn tồn tại những cái tôi cá nhân riêng biệt đồng hành và củng cố cho những tình cảm lớn được thêm phần vững chãi. Trái ngược với quan điểm tình cảm cá nhân làm thụt lùi tinh thần chiến đấu, giảm ý chí và lòng quyết tâm của con người trong đấu tranh thì thực tế rằng chính cảm hứng lãng mạn lại trở thành bước đệm để nâng đỡ tinh thần của con người, củng cố niềm tin vào tương lai tươi đẹp của đất nước, giúp con người vượt qua những chặng đường gian khổ, đầy máu lửa và sự mất mát hy sinh. Trong các tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975 cả hứng lãng mạn được thể hiện thông qua một số khía cạnh, thứ nhất đó là thi vị hóa hiện thực cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt. Có thể lấy ví dụ về Việt Bắc của Tố Hữu, ta luôn biết rằng chiến trường Tây Bắc là một trong những chiến trường khắc nghiệt bậc nhất, nhưng trong một đoạn thơ dường như cái khắc nghiệt ấy đã được làm giảm bớt đi bởi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiÐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Hoặc trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có đoạn:

“Không có kính ừ thì có bụiNhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Rồi Phạm Tiến Duật cũng Viết trong Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây rằng “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Như vậy, sự ác liệt của tuyến đường Trường Sơn đã được tiếng cười tự tin, thoải mái, phóng khoáng của người lính lái xe, phong cảnh núi rừng chiến trận làm cho phai mờ, từ đó khích lệ, động viên tinh thần của những con người tham gia chiến đấu. Hoặc trong Tây Tiến cũng có những câu thơ mang đậm cảm hứng lãng mạn, vừa thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính vừa thi vị hóa sự khắc nghiệt của chiến trường Tây Bắc ví như: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” hoặc “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/Kìa em xiêm áo tự bao giờ/Khèn lên man điệu nàng e ấp/Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Tây Tiến của Quang Dũng là sự kết hợp dày đặc của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Không chỉ vậy cảm hứng lãng mạn còn được thể hiện thông qua việc lý tưởng hóa dáng vẻ đất nước trong những năm tháng xây dựng xã hội chủ nghĩa, có thể lấy một ví dụ trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi, với đoạn thơ rất dài “Sáng mát trong như sáng năm xưa (…) Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.

Nói tóm lại khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong nền văn học Việt Nam trong giai đoạn từ 1945-1975 đã đem lại cho các tác phẩm nhiều điểm nhấn và ấn tượng sâu rộng với độc giả, trở thành khuynh hướng thẩm mỹ chính, khơi gợi và thúc đẩy tinh thần lạc quan, lòng yêu nước, yêu đồng bào, tinh thần chiến đấu của nhân dân một cách mạnh mẽ. Đồng thời khiến nền văn học kháng chiến vừa mang tính uyển chuyển đi vào lòng người đọc bởi các yếu tố tự sự và trữ tình, nhưng cũng không mất đi vẻ hào hùng, bi tráng bởi các yếu tố sử thi với giọng văn, giọng thơ trang trọng, ngợi ca, mạnh mẽ.

Bên cạnh bài Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là “Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi…các em học sinh có thể tham khảo thêm: Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ thực tế văn học.,Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: “Văn chương (…) có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên, Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người.” Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?, Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” để đạt kết quả cao trong bài Tập làm văn số 5, Ngữ văn 12 sắp tới.

Rất hay:  Rất Hay Top 20+ mâm ngũ quả gồm những gì [Hay Lắm Luôn]

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo Dục

Top 23 những nhận định hay về văn học viết bởi Cosy

Nghị luận về ý kiến: “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội”.

  • Tác giả: loigiaihay.com
  • Ngày đăng: 03/06/2023
  • Đánh giá: 4.72 (418 vote)
  • Tóm tắt: Văn mẫu 12 – Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất … Trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về văn học nghệ thuật (dĩ nhiên, …
  • Nội Dung: Nhưng văn học không bao giờ mang nguyên cuộc đời vào trang sách. Văn học phản ánh đời sống hằng hình tượng văn học. Hình tượng văn học là bức tranh sinh động về cuộc sống và về con người. Đó có thể là một lão Grăngđê (ơgiêni Grănsđê, Bandăc), một …

Một số câu nhận định văn học

  • Tác giả: scribd.com
  • Ngày đăng: 12/28/2022
  • Đánh giá: 4.54 (274 vote)
  • Tóm tắt: chiowng không được phép thờ ơ hay tránh né những điều xấu xa. Nhưng văn chương sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh cao cả của mình nếu cái đích cuối cùng mà nó …
  • Nội Dung: Nhưng văn học không bao giờ mang nguyên cuộc đời vào trang sách. Văn học phản ánh đời sống hằng hình tượng văn học. Hình tượng văn học là bức tranh sinh động về cuộc sống và về con người. Đó có thể là một lão Grăngđê (ơgiêni Grănsđê, Bandăc), một …

Những Nhận Định Hay Về Tác Giả Tô Hoài

  • Tác giả: chiase.org
  • Ngày đăng: 07/21/2022
  • Đánh giá: 4.25 (538 vote)
  • Tóm tắt: Nhìn lại toàn bộ cuộc đời văn học của nhà văn Tô Hoài, Giáo sư Phong Lê khẳng định: “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20.
  • Nội Dung: Nhưng văn học không bao giờ mang nguyên cuộc đời vào trang sách. Văn học phản ánh đời sống hằng hình tượng văn học. Hình tượng văn học là bức tranh sinh động về cuộc sống và về con người. Đó có thể là một lão Grăngđê (ơgiêni Grănsđê, Bandăc), một …

  • Tác giả: decuong.vn
  • Ngày đăng: 08/10/2022
  • Đánh giá: 4 (461 vote)
  • Tóm tắt: Tuyển chọn những Nhận định hay về thơ. Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn …
  • Nội Dung: 51. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh …

Nhận định về phong cách nhà văn

  • Tác giả: hocvan.edu.vn
  • Ngày đăng: 07/19/2022
  • Đánh giá: 3.99 (546 vote)
  • Tóm tắt: Nhận định về phong cách nhà văn và những nhận định hay về phong cách nghệ thuật. “Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” …
  • Nội Dung: 51. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh …

Những nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật dùng trong bài văn nghị luận văn học – Theki.vn

  • Tác giả: shopdunk.vn
  • Ngày đăng: 12/17/2022
  • Đánh giá: 3.71 (540 vote)
  • Tóm tắt: Những nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật dùng trong bài văn nghị luận văn học – Theki.vn.
  • Nội Dung: Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Những nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật dùng trong bài văn nghị luận văn học – Theki.vn. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng …

Một số quan niệm, nhận định hay về văn học

  • Tác giả: tailieu.vn
  • Ngày đăng: 01/11/2023
  • Đánh giá: 3.52 (521 vote)
  • Tóm tắt: Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu ‘Một số quan niệm, nhận định hay về văn học’ dưới đây để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu …
  • Nội Dung: Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Những nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật dùng trong bài văn nghị luận văn học – Theki.vn. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng …

30 câu nhận định phê bình giúp tăng cường lý luận văn học cho bài làm

  • Tác giả: thayhieu.net
  • Ngày đăng: 05/10/2022
  • Đánh giá: 3.28 (212 vote)
  • Tóm tắt: Cấu trúc bài so sánh văn học · Làm thế nào để mở bài cho hay · Nhất định phải nhớ những nhận định này về Sóng của Xuân Quỳnh · Áp dụng lý luận …
  • Nội Dung: 4. ”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công …

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VĂN HỌC CỦA CÁC NHÀ VĂN TRUNG HOA (DÙNG CHO PHÊ BÌNH VĂN HỌC 12)

  • Tác giả: spiderum.com
  • Ngày đăng: 10/09/2022
  • Đánh giá: 3.06 (305 vote)
  • Tóm tắt: Nếu các bạn có thêm những nhận định hay ho nào khác hoặc có ý kiến đóng góp về bài viết thì đừng ngần ngại mà chia sẻ ở dưới phần bình luận nhé!
  • Nội Dung: 4. ”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công …

10 mở bài bằng Lí Luận Văn Học tạo ấn tượng cho người chấm

  • Tác giả: doctailieu.com
  • Ngày đăng: 05/09/2022
  • Đánh giá: 2.92 (70 vote)
  • Tóm tắt: Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? ở tài năng hay ở tấm lòng của người cầm bút? Phải …
  • Nội Dung: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” .(Nguyễn Văn Siêu). Văn chương muôn đời luôn phải phục vụ con người, hướng con người tới …

Những nhận định hay về văn học và phong cách nhà văn (Phần 1)

  • Tác giả: vanmau.org
  • Ngày đăng: 10/19/2022
  • Đánh giá: 2.88 (177 vote)
  • Tóm tắt: Vanmau.org xin gửi tới các bạn độc giả tổng hợp những nhận định hay về văn học và phong cách nhà văn của các tác – Xem tin bài Những nhận …
  • Nội Dung: 19. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng …

185 nhận định về văn học

185 nhận định về văn học
  • Tác giả: thuvientoan.net
  • Ngày đăng: 05/13/2022
  • Đánh giá: 2.65 (95 vote)
  • Tóm tắt: Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu 185 nhận định về văn học. … là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi …
  • Nội Dung: 19. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng …
Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ khối ngành kinh tế gồm những ngành nào [Quá Ok Luôn]

Tổng hợp những câu nói, nhận định văn học hay nhất

  • Tác giả: anybooks.vn
  • Ngày đăng: 07/19/2022
  • Đánh giá: 2.5 (139 vote)
  • Tóm tắt: Để bài văn thêm hấp dẫn chúng ta cần phải sử dụng những câu nói, những nhận định về văn học. Dưới đây AnyBooks sẽ tổng hợp những nhận định văn học hay nhất …
  • Nội Dung: 19. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng …

5 nhận định "đắt giá" về Tiếp nhận Văn học

  • Tác giả: chuyentauvanhoc.edu.vn
  • Ngày đăng: 10/31/2022
  • Đánh giá: 2.42 (70 vote)
  • Tóm tắt: Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ là những vệt đen trên giấy trắng”. Ý kiến của J.
  • Nội Dung: 19. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng …

Nhận định văn học lớp 12

  • Tác giả: toploigiai.vn
  • Ngày đăng: 10/28/2022
  • Đánh giá: 2.42 (197 vote)
  • Tóm tắt: Tuyển tập Nhận định văn học lớp 12 hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các Nhận định văn học lớp 12 đầy đủ nhất.
  • Nội Dung: 19. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng …

Những nhận định văn học hay giúp nâng cao khả năng viết bài

  • Tác giả: reader.com.vn
  • Ngày đăng: 03/03/2023
  • Đánh giá: 2.36 (67 vote)
  • Tóm tắt: Văn học tựa như một cánh diều, bay cao trên bầu trời nhưng sợi dây lại nối liền với mặt đất, cuộc sống là nơi văn học sinh ra cũng là nơi nó kết thức.
  • Nội Dung: 4. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy …

Những nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật bạn không thể bỏ qua

  • Tác giả: bigone.vn
  • Ngày đăng: 08/19/2022
  • Đánh giá: 2.22 (147 vote)
  • Tóm tắt: Những nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật được chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ là những nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc học môn …
  • Nội Dung: 1. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng …

Một số quan niệm, nhận định về văn học cực hay

  • Tác giả: lop12.net
  • Ngày đăng: 01/24/2023
  • Đánh giá: 2.16 (176 vote)
  • Tóm tắt: (Charles DuBos) 5/ Nhà văn phải biết “khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. (Ai ma …
  • Nội Dung: 1. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng …

Ngữ Văn 10

  • Tác giả: lopvancothu.com
  • Ngày đăng: 11/30/2022
  • Đánh giá: 2.02 (63 vote)
  • Tóm tắt: Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra … từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng” (Raxun Gamzatôp) …
  • Nội Dung: 1. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng …

Một số nhận định về văn học

  • Tác giả: thptlaobao.quangtri.edu.vn
  • Ngày đăng: 03/05/2023
  • Đánh giá: 1.84 (148 vote)
  • Tóm tắt: Một số quan niệm, nhận định về văn học1/ “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên;trái lại …
  • Nội Dung: 20/ “Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên …

Những nhận định về lí luận văn học hay

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 07/02/2022
  • Đánh giá: 1.83 (144 vote)
  • Tóm tắt: BAY CHUYEN DJE VE LI LUAN VAN HOC · BẢY CHUYÊN đề về lí LUẬN văn học · Tổng hợp kiến thức lí luận văn học và các nhận định tiêu biểu dành cho học …
  • Nội Dung: 20/ “Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên …

Sáng tạo những tác phẩm có giá trị vì con người, vì phẩm giá con người

  • Tác giả: hcmcpv.org.vn
  • Ngày đăng: 08/23/2022
  • Đánh giá: 1.64 (154 vote)
  • Tóm tắt: Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. … chiêm nghiệm về những vấn đề nhân bản, nhân văn, không phải giữa đám đông, hay …
  • Nội Dung: 6. Làm thế nào để văn học nước ta có sự phát triển vượt bậc, sánh kịp các nền văn học tiên tiến trên thế giới; làm thế nào để văn học nghệ thuật đóng góp nhiều hơn nữa, xứng đáng hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ …

Những nhận định hay về văn chương và tác giả

  • Tác giả: hoc247.net
  • Ngày đăng: 09/20/2022
  • Đánh giá: 1.59 (73 vote)
  • Tóm tắt: Để tăng tính thuyết phục và tạo sự sâu sắc cho bài văn nghị luận văn học, việc đưa vào bài viết những nhận định hay v.
  • Nội Dung: 6. Làm thế nào để văn học nước ta có sự phát triển vượt bậc, sánh kịp các nền văn học tiên tiến trên thế giới; làm thế nào để văn học nghệ thuật đóng góp nhiều hơn nữa, xứng đáng hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ …