Gợi Ý Top 20 những nước thuộc đông nam á [Triệu View]

Philip G. Altbach

Philip G. Altbach là giáo sư nghiên cứu và giám đốc sáng lập của Trung tâm Giáo dục đại học quốc tế tại Boston College, Hoa kỳ. E-mail: [email protected].

Liệu giáo dục đại học ở khu vực Đông Nam Á có điểm chung nào không? Trong thực tế khu vực này có nhiều sự khác biệt hơn là tương đồng. Có thể thấy điều này trong cách phản ứng của các nước trong khu vực trước những thách thức của giáo dục đại học thế kỷ 21, và nghiên cứu này cung cấp một số bài học kinh nghiệm và các mô hình hữu ích.

Các khía cạnh của sđa dạng

Đông Nam Á là một khu vực đa dạng trong hầu hết mọi phương diện. Tôn giáo truyền thống bao gồm Hồi giáo (Indonesia, Malaysia, Brunei), Cơ đốc giáo (Philippines), Nho giáo (Việt Nam), Phật giáo (Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào) và pha trộn (Singapore) – cùng một số lớn tôn giáo thiểu số khác ở hầu hết các nước. Chủ nghĩa thực dân Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ và Hà Lan đã tác động đến khu vực này. Thái Lan là một trong số ít các nước đang phát triển chưa từng là thuộc địa. Mức độ thịnh vượng cũng có khoảng cách đáng kể; một vài quốc gia có thu nhập cao (Brunei và Singapore), một số nước có thu nhập trung bình (Malaysia, Thái Lan), một số nước gần đạt thu nhập trung bình (Indonesia, Việt Nam, và có lẽ cả Philippines), và một số nước vẫn còn đang phát triển (Myanmar, Campuchia, Lào). Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi sự khác biệt trong thực tế giáo dục đại học ở khu vực này rất lớn – đến mức các nước này có nhiều điểm tương phản hơn là tương đồng. Điều này là dễ hiểu, vì mỗi nước cần tiếp cận phát triển giáo dục đại học theo cách riêng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của quốc gia.

Thực tế giáo dục đại học

Tỷ lệ tiếp cận giáo dục đại học khác nhau đáng kể trong khu vực Đông Nam Á – từ khoảng 10% ở Myanmar đến 87% ở Singapore tính cùng độ tuổi. Không quốc gia Đông Nam Á nào, ngoại trừ Singapore, có tỷ lệ tuyển sinh đại học cao bằng mức của các nước tiên tiến. Thái Lan (khoảng 50%), Malaysia (37%), và Indonesia (32%) là những mức cao nhất. Các nước nghèo hơn như Myanmar, Campuchia và Lào đều có tỷ lệ tuyển sinh đại học dưới mức 20%. Các nước trong khu vực, ngoại trừ Singapore vẫn đang phải đối mặt với những áp lực vô cùng lớn của việc đại chúng hóa – cung cấp giáo dục đại học cho lực lượng sinh viên đông đảo.

Không đáng ngạc nhiên khi khu vực này có rất ít trường đại học nghiên cứu được công nhận trên toàn cầu. Ngoại lệ đáng chú ý của khu vực là Singapore có hai trường đại học trong top 100, đều không ở vị trí cao, và chỉ có 15 trường nằm trong tốp 800 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới của tạp chí Times Higher Education. Ngoài Singapore, các nước Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng có đại diện trong bảng xếp hạng này. Mặc dù những bảng xếp hạng không phải là thước đo hoàn hảo, chúngvẫn cho thấy được vị trí của các trường đại học nghiên cứu trên toàn cầu. Có ít trường đại học nghiên cứu là một một bất lợi lớn nếu các quốc gia trong khu vực này muốn có mặt ở những vị trí dẫn đầu khoa học toàn cầu, thu hút sinh viên và học giả từ nước ngoài, và nói chung có vị thế quan trọng trong nền kinh tế tri thức toàn cầu.

Một lần nữa, ngoại trừ Singapore và ở mức độ nào đó cả Malaysia, mức đầu tư cho giáo dục đại học ở khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong chi phí chung của chính phủ – thấp hơn mức hỗ trợ ở các nước tiên tiến. Chỉ Singapore và Malaysia có mức đầu tư ngân sách nhà nước vào giáo dục đại học khá cao -các nước khác, như Indonesia và Việt Nam đầu tư cho giáo dục đại học chưa đến 1% GDP. Mức đầu tư thấp gây những ảnh hưởng nghiêm trọng. Như đã nhắc đến ở trên, có rất ít các trường đại học nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á. Nó cũng có nghĩa là khả năng đáp ứng nhu cầu đại chúng hóa giáo dục đại học của chính phủ bị giới hạn, và nghĩa là khu vực tư nhân đang tiếp nhận và đáp ứng phần lớn nhu cầu này.

Tỷ lệ tiếp cận giáo dục đại học khác nhau đáng kể trong khu vực Đông Nam Á – từ khoảng 10%ở Myanmar đến 87% ở Singapore tính cùng độ tuổi

Khu vực tư nhân nổi lên như một phần quan trọng trong cấu trúc đại học ở nhiều nước Đông Nam Á. Singapore, Lào, Việt Nam, Myanmar, Brunei và Malaysia là những trường hợp ngoại lệ nhất định trong thực trạng chung này, mặc dù các quốc gia này đều có các tổ chức giáo dục tư nhân tích cực và đang phát triển. Tại Thái Lan, Indonesia, Campuchia, sinh viên của các trường tư thục chiếm hơn một nửa tổng số sinh viên đại học. Tại Philippines, hơn 80% sinh viên học trong các trường đại học tư nhân. Ngay cả Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đặt kế hoạch đến năm 2020 khu vực giáo dục đại học tư sẽ có 40% tổng số sinh viên, mặc dù rất khó để biết họ có thể đạt được điều đó bằng cách nào nếu không phải là hạ thấp chất lượng. Nói chung, các tổ chức tư nhân “đáp ứng nhu cầu” khi các nước chuyển dịch sang giáo dục đại học đại chúng – tiếp nhận các sinh viên có trình độ kiến thức thấp hơn và thường xuất thân từ các gia đình có nền tảng kinh tế xã hội thấp hơn. Phần lớn các trường tư hoạt động vì lợi nhuận, và rất ít trường có chất lượng đào tạo tốt. Thái Lan, Philippines và Indonesia có một vài trường đại học tư có uy tín, thường là có liên hệ với các tổ chức Cơ đốc giáo. Nhìn chung có rất ít thông tin về khu vực giáo dục đại học tư nhân lớn và khá quan trọng này của khu vực Đông Nam Á.

Chỉ vài quốc gia Đông Nam Á có hệ thống học thuật nhất quán và được thiết kế tốt có thể cung cấp nhiều cơ hội học tập. Rất ít quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hay nơi khác tìm được cách tích hợp khu vực giáo dục đại học tư nhân để đóng góp tương xứng vào lợi ích cộng đồng. Hơn nữa, ngay cả trong giáo dục đại học công lập, rất ít hệ thống có thể đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các lĩnh vực khác nhau cho phép các trường đại học nghiên cứu, các tổ chức chuyên đào tạo, các trường dạy nghề và những tổ chức khác cùng làm việc và được đầu tư một cách hợp lý. Singapore, một lần nữa, là một ngoại lệ trong xu hướng này. Mới đây nước này đã bổ nhiệm một bộ trưởng nội các chuyên trách về các vấn đề giáo dục đại học và kỹ năng.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ [Hay Lắm Luôn]

Các vấn đề và tranh luận

Có hay không một “mô hình Đông Nam Á” cho phát triển giáo dục đại học? Với sự đa dạng được mô tả ở trên, câu trả lời là không. Nhưng các vấn đề chung liên quan đến bối cảnh khu vực, và các khía cạnh hợp tác hữu ích có thể được thảo luận, xem xét trong một loạt mạng lưới giáo dục đại học, bao gồm Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO); Hiệp hội các Tổ chức đại học Đông Nam Á (ASAIHL), gồm các tổ chức từ khắp châu Á; và Hiệp hội các quốc gia ASEAN+3. Tuy nhiên, rất ít sáng kiến ​​bền vững ở cấp khu vực được đưa ra; mong muốn nắm quyền kiểm soát giáo dục đại học bên trong mỗi quốc gia có xu hướng lấn át những kỳ vọng khu vực.

Trừ vài ngoại lệ, và bất chấp sự tồn tại của ASEAN và một số tổ chức khu vực khác, đáng ngạc nhiên là có rất ít thông tin hoặc phân tích chính xác liên quan đến giáo dục đại học trong khu vực. Số liệu chính xác và được cập nhật cùng với phân tích kỹ các vấn đề chính là điều kiện tiên quyết để hoạch định chính sách hiệu quả. Không có thông tin tốt về từng quốc gia và khu vực, thì không thể thực hiện việc so sánh hoặc đánh giá. Không một quốc gia Đông Nam Á nào có trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học tầm cỡ quốc tế, và có rất ít chuyên gia về giáo dục đại học, dù làm việc cho chính phủ hay cho các trường đại học. Một ngoại lệ là Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học Quốc gia Malaysia (Malaysia’s IPPTN). Xây dựng một cộng đồng nghiên cứu và hoạch định chính sách trong giáo dục đại học là một nhu cầu cấp thiết.

Ngôn ngữ của giáo dục đại học tiếp tục là một vấn đề đối với khu vực Đông Nam Á cũng như phần lớn các nơi trên thế giới. Vai trò của tiếng Anh như ngôn ngữ chính của khoa học và nghiên cứu trên thế giới, thực sự là tiến thoái lưỡng nan. Nói chung, các quốc gia Đông Nam Á sử dụng ngôn ngữ bản địa của mình trong giáo dục đại học. Hai ngoại lệ chính là Singapore và Philippines, hai quốc gia này sử dụng tiếng Anh. Myanmar cũng sử dụng tiếng Anh – mặc dù ở đây đang có sự tranh cãi ngôn ngữ nào là thích hợp. Là một quốc gia đa sắc tộc, Singapore nhận thấy tiếng Anh là lựa chọn hợp lý ngay từ khi giành độc lập vào năm 1965, quyết định lựa chọn này giúp họ xây dựng được hệ thống giáo dục đại học thành công nhất trong khu vực Đông Nam Á, và là nước duy nhất có vị thế quốc tế cao. Malaysia đã chọn bỏ tiếng Anh để chuyển sang sử dụng ngôn ngữ bahasa Malaysia, một quyết định đã cản trở nước này trở thành nổi bật ở tầm quốc tế và làm nảy sinh thêm các vấn đề khác. Trong những năm 2000, Malaysia quay lại với tiếng Anh trong một chừng mực nào đó, nhưng giờ đây dường như họ lại chuyển đổi một lần nữa, mặc dù các tổ chức giáo dục trong khu vực tư nhân vẫn tiếp tục giảng dạy bằng tiếng Anh. Sau khi độc lập, Indonesia bỏ tiếng Hà Lan để sử dụng tiếng bahasa Indonesia, mặc dù hiện nay nước này vẫn có sử dụng tiếng Anh.

Các vấn đề của ngôn ngữ được trao đổi ở đây không chỉ vì tầm quan trọng của chính ngôn ngữ, mà còn vì ngôn ngữ là biểu tượng của sự phức tạp trong chính sách của khu vực. Ngôn ngữ, ở một số nước, là một vấn đề chính trị gây tranh cãi. Một mặt, các ngôn ngữ địa phương là kho lưu trữ văn hóa và lịch sử địa phương. Mặt khác, tiếng Anh giúp định hình quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa, hình thành cơ hội thu hút tài năng và tuyển sinh quốc tế, tạo lập các mối liên kết với khoa học toàn cầu, triển vọng tiếp cận quốc tế cho sinh viên địa phương và những vấn đề khác.

Dường như rất ít quốc gia Đông Nam Á đặt ra mục tiêu lọt vào tốp đầu của bảng xếp hạng giáo dục đại học trong tương lai gần. Hầu hết các nước tiếp tục quan tâm tới việc giải quyết các nhu cầu liên tục tăng của đại chúng hóa, và do đó ít quan tâm tới nền kinh tế tri thức toàn cầu – trừ trường hợp ngoại lệ là Singapore và trong một chừng mực nào đó là Malaysia. Không quốc gia Đông Nam Á nào tài trợ cho “sáng kiến ​​xuất sắc”, như đã diễn ra ở Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và những nước khác – một cách để nhanh chóng xây dựng các trường đại học nghiên cứu hàng đầu – mặc dù hầu hết các nước trong khu vực đều cung cấp nguồn lực bổ sung, dù khiêm tốn, cho các trường đại học hàng đầu của họ. Malaysia, và đặc biệt là Singapore đầu tư nguồn lực đáng kể vào các trường đại học nghiên cứu.

Đông Nam Á rõ ràng cũng bị các xu hướng quốc tế tác động đến. Tuy nhiên, chỉ vài quốc gia có tầm nhìn quốc tế hoặc chính sách quốc tế hóa. Ví dụ, Malaysia cho phép một số trường đại học Úc thành lập phân hiệu tại đây, và thành lập một trường đại học địa phương – đại học Hồi giáo quốc tế Malaysia để tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Và Singapore thông qua sáng kiến ​​Trường học Toàn cầu, tích cực triển khai chính sách quốc tế hóa bao gồm thu hút sinh viên quốc tế cũng như các tổ chức học thuật nước ngoài. Nhưng nói chung khu vực này thiếu một tầm nhìn quốc tế.

Kết luận

Có rất ít điểm gắn kết các quốc gia đa dạng của Đông Nam Á, nhưng các vấn đề thực tế trong giáo dục đại học họ phải đối mặt lại rất giống nhau. Thay cho việc xem xét khu vực như một tổng thể, có lẽ cách tốt hơn là xem xét các nước theo những nhóm có những thách thức tương tự. Bước đầu tiên là phát triển dữ liệu và phân tích hiệu quả, sau đó xem xét kỹ lưỡng các chiến lược phát triển phù hợp. Trong khi các vấn đề mang tính quốc gia, giải pháp vẫn có thể mang tính khu vực, và các câu trả lời có thể được đề xuất từ kinh nghiệm của các nước và các tổ chức trong khu vực.

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ có những ngày tuyệt vọng cùng cực [Triệu View]

Top 20 những nước thuộc đông nam á viết bởi Cosy

Quốc gia nào trẻ nhất Đông Nam Á? – Tiền Phong

  • Tác giả: tienphong.vn
  • Ngày đăng: 03/16/2023
  • Đánh giá: 4.98 (654 vote)
  • Tóm tắt: Phía đông và bắc gần với các đảo thuộc Indonesia, phía nam gần với Australia và được ngăn cách bởi biển Timor.

Văn hóa Đông Nam Á

  • Tác giả: vme.org.vn
  • Ngày đăng: 10/08/2022
  • Đánh giá: 4.43 (348 vote)
  • Tóm tắt: Về hành chính, Đông Nam Á ở những năm đầu thế kỷ 21 bao gồm 11 quốc gia: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, …
  • Nội Dung: Đông Nam Á rất giàu các loại hình biểu diễn: múa, biểu diễn mặt nạ, rối bóng, rối dây, các kiểu dàn nhạc và loại hình âm nhạc. Phần lớn các hình thức biểu diễn này đều dựa trên hai sử thi lớn của Ấn Độ là Ramayana, …

Thúc đẩy Đối thoại Liên Văn hoá và Văn hoá Hoà bình ở Đông Nam

  • Tác giả: unesdoc.unesco.org
  • Ngày đăng: 03/01/2023
  • Đánh giá: 4.28 (310 vote)
  • Tóm tắt: Quá khứ thuộc địa ở Đông Nam Á đã gây ra “sự ngăn cách và thiếu hiểu biết … về Đông Nam Á Bài 1: ASEAN đến những tranh chấp lãnh thổ giữa các nhà nước mới …
  • Nội Dung: Đông Nam Á rất giàu các loại hình biểu diễn: múa, biểu diễn mặt nạ, rối bóng, rối dây, các kiểu dàn nhạc và loại hình âm nhạc. Phần lớn các hình thức biểu diễn này đều dựa trên hai sử thi lớn của Ấn Độ là Ramayana, …

Đông Nam Á học – Ngành mới nhiều hấp dẫn

  • Tác giả: tuyensinh.vnu.edu.vn
  • Ngày đăng: 09/06/2022
  • Đánh giá: 4.19 (436 vote)
  • Tóm tắt: Ngoài những nước giàu có như Singapore, Brunei có mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới, Đông Nam Á còn có Indonesia nằm trong Nhóm …
  • Nội Dung: Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (Đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản dùng từ Nan Yo (tức Nam Dương), người Ả …

Hội Y học các nước Đông Nam Á chia sẻ kinh nghiệm vượt qua dịch

  • Tác giả: moh.gov.vn
  • Ngày đăng: 03/10/2023
  • Đánh giá: 3.98 (586 vote)
  • Tóm tắt: Sáng ngày 24/11/2022 tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp với Hội Y học các nước Đông Nam Á (MASEAN) tổ chức hội thảo trực tuyến …
  • Nội Dung: Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (Đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản dùng từ Nan Yo (tức Nam Dương), người Ả …

Danh sách các nước đông nam á? Thủ đô và diện tích từng quốc gia

  • Tác giả: hoidaptructuyen.vn
  • Ngày đăng: 11/07/2022
  • Đánh giá: 3.79 (352 vote)
  • Tóm tắt: Các quốc gia còn lại tạo thành Đông nam á hải đảo gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Philipine, Đông timor. Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc …
  • Nội Dung: Đông Nam Á là một vùng thuộc Châu Á, vì nằm ở phía đông biển Thái Bình Dương nên được gọi là Đông Nam Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km². Hay còn có tên viết tắt là ASIAN gồm 10 quốc …

đông nam á – Tin tức cập nhật mới nhất tại nhandan.vn

  • Tác giả: nhandan.vn
  • Ngày đăng: 05/09/2022
  • Đánh giá: 3.4 (209 vote)
  • Tóm tắt: Bản đồ Tăng trưởng thương mại toàn cầu 2022 mới công bố đã đưa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tâm điểm chú ý, vì khu vực này được dự báo sẽ dẫn …
  • Nội Dung: Đông Nam Á là một vùng thuộc Châu Á, vì nằm ở phía đông biển Thái Bình Dương nên được gọi là Đông Nam Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km². Hay còn có tên viết tắt là ASIAN gồm 10 quốc …

5 quốc gia Đông Nam Á Tiếng Anh sử dụng tốt nhất

  • Tác giả: eiv.edu.vn
  • Ngày đăng: 04/04/2023
  • Đánh giá: 3.28 (578 vote)
  • Tóm tắt: Đông Nam Á bao gồm 11 nước: Việt Nam (Vietnam), Brunei, Campuchia (Cambodia), Đông Timor (Timor-Leste), Indonesia, Lào (Laos), Malaysia, Myanmar, Philippines, …
  • Nội Dung: Không những chỉ dẫn đầu các quốc gia Đông Nam Á tiếng Anh sử dụng tốt nhất, Singapore còn đang dẫn đầu trong khu vực Châu Á bởi trình độ giao tiếp tiếng Anh thành thạo của mình. Chính vì lí do đó, Singapore thu hút khá nhiều du học sinh từ các quốc …

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

  • Tác giả: seafit.org.vn
  • Ngày đăng: 09/08/2022
  • Đánh giá: 3.07 (341 vote)
  • Tóm tắt: MỤC TIÊU CỦA ASEAN · 1. Brunei · 2. Campuchia · 3. Indonesia · 4. Laos · 5. Malaysia · 6. Myanmar · 7. Philippines · 8. Singapore.
  • Nội Dung: Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD. Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, …

Các quốc gia Đông Nam Á – Cập nhật bản đồ mới nhất 2023

  • Tác giả: batdongsanonline.vn
  • Ngày đăng: 12/27/2022
  • Đánh giá: 2.88 (153 vote)
  • Tóm tắt: Những hòn đảo có diện tích lớn nhất là: Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Thủ …
  • Nội Dung: Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD. Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, …
Rất hay:  Xem Ngay Top 20 những hình ảnh buồn tâm trạng [Hay Lắm Luôn]

Top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2022: Việt Nam xếp thứ mấy?

  • Tác giả: nhipsongkinhte.toquoc.vn
  • Ngày đăng: 06/19/2022
  • Đánh giá: 2.73 (77 vote)
  • Tóm tắt: Trong top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2022, có 3 nước thuộc khu vực … Xét riêng các nước trong khu vực Đông Nam Á, măm 2022, …
  • Nội Dung: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là …

Vấn đề phát triển bền vững ở Đông Nam Á – Hitachi Social Innovation

  • Tác giả: social-innovation.hitachi
  • Ngày đăng: 07/22/2022
  • Đánh giá: 2.71 (159 vote)
  • Tóm tắt: Nhận định biến đổi khí hậu là mối đe dọa của cả khu vực, tất cả các quốc gia ASEAN đều đã ký kết Hiệp định Paris. ASEAN tiếp tục đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng …
  • Nội Dung: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là …

Quốc kỳ các nước Đông nam Á

  • Tác giả: sfs.vn
  • Ngày đăng: 06/12/2022
  • Đánh giá: 2.59 (95 vote)
  • Tóm tắt: Trang chủ » Tài liệu » Quốc kỳ các nước Đông nam Á. Quốc kỳ các nước Đông nam Á. no comments. Vietnam. Thailand . Singapore. Philippines. Myanmar. Malaysia.
  • Nội Dung: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là …

Quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á là? Đặc điểm kinh tế Đông Nam Á

  • Tác giả: dubaothoitiet.info
  • Ngày đăng: 07/03/2022
  • Đánh giá: 2.58 (82 vote)
  • Tóm tắt: + Nhóm các nước Đông Nam Á biển (hay còn được gọi là các nước Đông Ấn) bao gồm: Đông Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei, Đông Timor. Các nước …
  • Nội Dung: Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985, đã đạt tới 161 triệu tấn năm 2004, đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn). Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu …

  • Tác giả: m.tapchiqptd.vn
  • Ngày đăng: 09/26/2022
  • Đánh giá: 2.43 (51 vote)
  • Tóm tắt: Là một trong những khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới, Đông Nam Á đã, đang là nơi diễn ra cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các …
  • Nội Dung: Ngoài ra, vai trò trung tâm của ASEAN cũng được nhiều nước đánh giá cao thông qua các cơ chế, cấu trúc an ninh và khuôn khổ hợp tác do ASEAN thành lập và dẫn dắt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nổi bật là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) – cơ chế …

Các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam trong năm 2022?

  • Tác giả: cafef.vn
  • Ngày đăng: 09/09/2022
  • Đánh giá: 2.23 (66 vote)
  • Tóm tắt: Trong các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Singapore, các quốc gia khác cũng đã đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, các quốc gia đã đầu tư vào Việt …
  • Nội Dung: Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn …

Đông Nam Á đang trên đà trở thành thị trường lớn nhất thế giới vào năm 2030

  • Tác giả: aecvcci.vn
  • Ngày đăng: 03/07/2023
  • Đánh giá: 2.23 (118 vote)
  • Tóm tắt: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một khối thương mại đang phát … với tốc độ tăng trưởng dự kiến thuộc hàng nhanh nhất thế giới, …
  • Nội Dung: Mặc dù dự báo kinh tế của Đông Nam Á rất khả quan, nhưng khu vực này vẫn phải đối mặt với một số thách thức cần phải giải quyết để duy trì sự phát triển. Một số thách thức bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động và …

Bản đồ 11 nước Đông Nam Á khổ lớn năm 2023

  • Tác giả: invert.vn
  • Ngày đăng: 10/12/2022
  • Đánh giá: 2.1 (194 vote)
  • Tóm tắt: Tính đến thời điểm hiện tại, khu vực Đông Nam Á có 11 nước gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, …
  • Nội Dung: Thái Lan: Món được xem là quốc hồn quốc túy của Thái Lan là mỳ xào kiểu Thái (Pad Thai), gồm mỳ gạo xào với trứng, đậu phụ, tôm, me, hẹ, hạt tiêu và nước mắm. Đối với khách du lịch, món ăn bình dân này là lời giới thiệu tới ẩm thực Thái Lan. Món ăn …

Các nước Đông Nam Á phục hồi du lịch và hướng đi cho Việt Nam

  • Tác giả: vietnamplus.vn
  • Ngày đăng: 07/19/2022
  • Đánh giá: 2 (74 vote)
  • Tóm tắt: Trang Numbeo: Chiang Mai là thành phố an toàn nhất Đông Nam Á. 29/01/2023 18:34. Cac nuoc Dong Nam A phuc hoi du lich va …
  • Nội Dung: Ngành du lịch Indonesia lựa chọn xu hướng “du lịch chậm” với việc du khách muốn ở lại lâu hơn ở một điểm đến, muốn được trải nghiệm những điều khác biệt như du lịch sinh thái, du lịch thể thao; đồng thời cung cấp các sản phẩm chuyên biệt như du lịch …

Xếp hạng dân số các nước Đông Nam Á

  • Tác giả: accgroup.vn
  • Ngày đăng: 01/27/2023
  • Đánh giá: 1.79 (135 vote)
  • Tóm tắt: Trong top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2022, có 3 nước thuộc khu vực Đông Nam Á lọt top, đó là Indonesia xếp thứ 4, Philippines xếp thứ 13 và Việt …
  • Nội Dung: Ngành du lịch Indonesia lựa chọn xu hướng “du lịch chậm” với việc du khách muốn ở lại lâu hơn ở một điểm đến, muốn được trải nghiệm những điều khác biệt như du lịch sinh thái, du lịch thể thao; đồng thời cung cấp các sản phẩm chuyên biệt như du lịch …