Sau 43 năm rời chiến trường biên giới Tây Nam, những người lính tình nguyện năm ấy vẫn xúc động mỗi khi nhắc lại thời tuổi trẻ không ngại gian khổ, hiểm nguy, lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Tấm ảnh ông Nguyễn Văn Hậu và những trang nhật ký chiến trường biên giới Tây Nam được ông giữ lại đến ngày nay. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
1. Năm 1977, ông Nguyễn Văn Hậu (SN 1959, quê tỉnh Quảng Trị, hiện ở 49 Hồng Bàng, phường 1, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) lên đường nhập ngũ, biên chế về Trung đoàn 9, thuộc Sư đoàn bộ binh 304, Quân đoàn 2, đóng tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Như bao tân binh thời ấy, ông tham gia các khóa huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật binh chủng, vận động tấn công, bắn máy bay tầm thấp… Các bài tập huấn luyện diễn ra ở mấy quả đồi nằm quanh doanh trại; những ngày đầu, đoạn đường hành quân dài vài cây số, mang vác nhẹ, sau tăng dần về quãng đường lẫn trọng lượng mang vác, xuyên đêm, nhiều lúc phải chạy theo các tình huống giả định.
“Là người lính, có lệnh là đi, gặp giặc là đánh”, ông Hậu bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian ông rời Đà Nẵng, vào chiến trường biên giới Tây Nam theo lệnh hành quân. “Sau một tuần cấm trại, chúng tôi bí mật xuất phát khuya 24-12-1978. Cả trung đoàn đi bộ khoảng 25km, men qua các quả đồi, ra đường lộ, hướng về sân bay Đà Nẵng. Tại đây, lúc 13 giờ 35 ngày 25-12, tôi được lên chiếc TU.134 vào sân bay Tân Sơn Nhất, nơi có một hàng dài xe quân sự chờ sẵn. Không kịp nghỉ ngơi, chúng tôi lên ô-tô, đi liên tục, qua nhiều địa phận các tỉnh phía Nam. Thỉnh thoảng, trên đường đi, tôi đọc địa danh trên các bảng hiệu còn sáng đèn, biết mình vừa ngang qua tỉnh Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long ngày nay), qua thành phố Cần Thơ, thị xã Long Xuyên (tỉnh An Giang) hướng ra miền biên giới. Sau 2 ngày ròng rã ngồi xe, chúng tôi đổ quân ở xã Ba Chúc thuộc huyện Bảy Núi (cũ), tỉnh An Giang – nơi Khmer Đỏ vừa sát hại hơn 3.000 đồng bào ta. Nhìn làng mạc hoang tàn, nhà cửa đổ nát, lòng chúng tôi đau như xát muối”, ông Hậu nhớ lại.
Cuốn nhật ký thời chiến giúp ông Hậu lưu lại gần như trọn vẹn những ngày tháng chiến đấu tại chiến trường biên giới Tây Nam. Cụ thể, những ngày và đêm cuối năm 1978, Khmer Đỏ vẫn hung hăng tràn sang lấn đất, đánh chiếm các cứ điểm của quân ta ở kênh Vĩnh Tế, xã Chúc Động. Đầu năm 1979, sau một tuần phản công Khmer Đỏ, giải phóng vùng rộng lớn, quân ta giao lại quyền kiểm soát cho lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, tiếp tục hành quân về mặt trận phía Nam, ngày đi, đêm nghỉ.
Căn cứ hải quân Ream, thuộc tỉnh Sihanoukville là quân cảng tiền đồn của hải quân Khmer Đỏ, tập kết hàng ngàn quân lính. Chiều 9-1-1979, mũi tiến công của Trung đoàn 9 tiếp cận cửa ngõ vào cảng Ream, đồng thời mũi tiến công của Trung đoàn 66 (F304) tiến về giải phóng thành phố cảng Sihanoukville. Con đường vào quân cảng một bên núi cao, một bên biển sâu, Khmer Đỏ chống trả quyết liệt nhưng không cản nổi sức tấn công của bộ đội ta nên phần lớn bị tiêu diệt hoặc bỏ chạy. Thất bại, tàn quân Khmer Đỏ rút vào rừng sâu, tập hợp lực lượng bắn phá theo chiến thuật du kích. Thời gian này, ông Hậu cùng đồng đội ngày rời chốt truy quét địch, đêm quay về bảo vệ quân cảng, có hôm chốt ngay trong rừng sâu, kịp thời cắt đứt sợi dây liên kết trước khi đánh nhanh, diệt gọn Khmer Đỏ.
2. Cũng chiến đấu tại chiến trường biên giới Tây Nam cuối những năm 1978-1979, ông Nguyễn Anh (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) vẫn nhớ như in ngày ông rời ngành giáo dục, lên đường làm nghĩa vụ quốc tế, hỗ trợ nhân dân Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Ông Anh kể, năm 1978, đang công tác tại Phòng Giáo dục huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam), ông cùng hai người bạn thân Phan Văn Ngọc và Võ Quang Nam nhận lệnh tổng động viên tham gia chiến trường biên giới Tây Nam. Sau một tháng huấn luyện nhanh, các ông được điều về Trung đoàn 96 thuộc Sư đoàn 309, Quân khu 5, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Văn Hậu (đứng, thứ hai từ phải sang) chụp ảnh cùng đồng đội ở chiến trường biên giới Tây Nam. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Đầu tháng 11-1978, vừa đặt chân đến biên giới Tây Nam, ông Nguyễn Anh và Võ Quang Nam được cấp trên giao nhiệm vụ thông tin vô tuyến phục vụ mục đích chiến đấu, còn ông Ngọc về Đại đội Vận tải. Với chiếc máy PRC25, ông Anh nhiều đêm thức trắng học thuộc bộ mã vô tuyến, sau đó quay về huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) học đồ bản theo lệnh cấp trên. Từ đó, những người bạn bặt tin nhau. Cuối tháng 11 cùng năm, ông Anh quay lại Trung đoàn 96, nhận nhiệm vụ vẽ hoặc lắp ghép, tác nghiệp bản đồ, vẽ chiến lệ theo yêu cầu của trưởng ban tác chiến. “Ở chiến trường lâu, nghe tiếng súng nổ chúng tôi có thể biết được đó là tiếng súng của quân ta hay địch. Có lần, tôi phát hiện chiếc trực thăng của ta đi lấy thương (chở bộ đội bị thương về tuyến sau – PV) nhưng lại bay về hướng đất Thái Lan, tôi báo cho anh Sơn – Trung đoàn trưởng và được anh chỉ đạo vệ binh hun khói, đồng thời điện cho đơn vị pháo binh 36 cất nòng pháo để hỗ trợ máy bay ta quay về”, ông Anh kể.
Thời điểm đó, tại Campuchia, Trung đoàn 96 phần lớn đóng quân tại tỉnh Ratanakiri ở vùng cao nguyên Đông Bắc, giáp hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai (Việt Nam), chuẩn bị cuộc hành quân đuổi giặc vùng biên giới, bàn giao cho lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Ông Anh cho biết, giữa lúc vẽ, lắp ghép bản đồ theo yêu cầu cấp trên, ông nhận tin Phan Văn Ngọc – người bạn thân thiết- bị thương, muốn gặp. “Nghe tin Ngọc bị thương, tôi vội chạy ra, thấy bạn nằm đó, mắt nhắm nghiền, toàn thân bê bết máu. May mắn, sau đó Ngọc được trực thăng lấy thương đưa về Bệnh viện C17 Đà Nẵng chữa trị và được cứu sống”, ông Anh bồi hồi nhớ lại.
Hỏi điều gì khiến bản thân ray rứt khi rời chiến trường biên giới Tây Nam, ông Nguyễn Anh nói đó là chuyện đi ba, về hai giữa những người bạn thân. Chiến trường ác liệt, ngoài Phan Văn Ngọc bị thương nặng buộc lui về hậu cứ, người bạn tên Nam đã vĩnh viễn nằm lại trên đất Campuchia trong một lần hành quân theo đơn vị (nay an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Để tưởng nhớ bạn mình, ông Anh và ông Ngọc đã đặt một tấm bia đá lên bàn thờ liệt sĩ, ghi lên đó hai câu thơ của Hồ Thấu- nhà thơ người lính trong kháng chiến chống Pháp, cùng quê với Nam: Chiến trường ai khóc chia phôi/ Khải hoàn ai nhớ nhắc người hôm qua.
Sau 43 năm, những người lính như ông Hậu, ông Anh cho biết, ước mong duy nhất được trở lại chiến trường xưa, nơi có đồng đội đã hy sinh, nằm lại. “Hơn 40 năm, tôi luôn tự hào vì mình và đồng đội đã góp một phần nhỏ bảo vệ, xây đắp tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Chúng tôi dự tính cuối năm nay sẽ về thăm lại chiến trường xưa, ngắm những cột mốc chủ quyền cắm trên cánh đồng yên bình, cò bay thẳng cánh”, ông Hậu chia sẻ.
TIỂU YẾN
Top 20 những trận đánh chiến trường k viết bởi Cosy
Ký ức một trận đánh ở chiến trường K – Adcentral
- Tác giả: adcentral.vn
- Ngày đăng: 06/08/2022
- Đánh giá: 4.65 (300 vote)
- Tóm tắt: Tôi thầm nghĩ, thôi gay rồi, ta đã đi vào giữa ổ phục kích của địch. Quả nhiên như tôi nghĩ, rất nhanh chóng, với kinh nghiệm của những lính chiến của Tiểu đoàn …
- Nội Dung: Căn cứ hải quân Ream, thuộc tỉnh Sihanoukville là quân cảng tiền đồn của hải quân Khmer Đỏ, tập kết hàng ngàn quân lính. Chiều 9-1-1979, mũi tiến công của Trung đoàn 9 tiếp cận cửa ngõ vào cảng Ream, đồng thời mũi tiến công của Trung đoàn 66 (F304) …
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Tác giả: dangcongsan.vn
- Ngày đăng: 02/04/2023
- Đánh giá: 4.39 (533 vote)
- Tóm tắt: Sự trung thực đến trần trụi về cuộc sống và những trận chiến đầy máu và nước mắt: Những trận đánh kéo dài hết ngày này qua ngày khác, …
- Nội Dung: Nhân kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022); ngày 14/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Câu lạc …
Ký ức người CCB: Hành quân sang chiến trường K
- Tác giả: trangtraiviet.danviet.vn
- Ngày đăng: 04/16/2023
- Đánh giá: 4.2 (305 vote)
- Tóm tắt: Đối với tôi và không ít những người lính Việt Nam sang chiến đấu … Rất nhiều trận đánh quyết liệt giữa các đơn vị của Sư đoàn 5 với Sư …
- Nội Dung: Tất cả chúng tôi, tay bám chặt thành xe, ngực ưỡn lên đón gió, lòng vui phơi phới, tự hào đến lạ. Đoạn đường từ Lộc Ninh ra cửa khẩu Hoa Lư là đường đất đỏ nên bụi kinh khủng. Khoảng cách giữa các xe đến 40-50m mà bụi cứ xộc thẳng vào mũi, vào …
Sức sống mới nơi chiến trường xưa
- Tác giả: binhphuoc.gov.vn
- Ngày đăng: 07/07/2022
- Đánh giá: 4.04 (343 vote)
- Tóm tắt: Trong chuyến thăm lại chiến trường xưa, những người lính quân tình nguyện … Trung đội trưởng trong trận đánh này không cầm được nước mắt.
- Nội Dung: Chiến tranh biên giới Tây Nam chính thức nổ ra. Lúc đó Tiểu đoàn Phú Lợi làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới ngày đêm phải chiến đấu với kẻ thù. Ngày 23-5-1978, Trung đoàn 260 của Pol Pot lại một lần nữa tràn sang biên giới bao vây, đánh vào Đại đội 1 và …
Trận đánh “nhớ đời”!
- Tác giả: cuuchienbinh.vn
- Ngày đăng: 01/11/2023
- Đánh giá: 3.83 (579 vote)
- Tóm tắt: CCB Nguyễn Công Trung nói: “Không làm sao quên được những năm tháng ở chiến trường K, nơi tôi và đồng đội một thời gian khổ, không làm sao kể …
- Nội Dung: Cả Tiểu đoàn 59 cùng tiểu đoàn quân Huyện đội của bạn rối loạn đội hình, mất phương hướng và mạnh ai nấy bắn. Sau đó, từng tốp bộ đội bạn bỏ chạy ngay sau khi bị phản kích càng làm rối thêm tình hình, nhiều anh em trúng đạn tử vong, nhiều thương …
Trong những cánh rừng đất K
- Tác giả: baodaklak.vn
- Ngày đăng: 04/08/2023
- Đánh giá: 3.71 (560 vote)
- Tóm tắt: Điểm đến sắp tới là Takong Krao, nơi từng xảy ra trận đánh bi tráng … Nhiều cựu binh chiến trường K đã vào bình luận bên dưới với những …
- Nội Dung: Trong cuộc chiến giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và sau đó, giúp nước bạn gìn giữ chính quyền cách mạng còn non trẻ kéo dài hơn 10 năm (1979 – 1989), rất nhiều người lính trẻ Việt Nam đã ngã xuống trên đất nước Chùa Tháp. Chúng tôi …
Tập sách kỳ lạ từ những hồi ức chiến trường k, 9 lính trinh sát bị sát hại
- Tác giả: qnct.edu.vn
- Ngày đăng: 12/08/2022
- Đánh giá: 3.56 (574 vote)
- Tóm tắt: Đằng trước bộ binh xông lên, đằng sau Viêm vẫn tiếp tục ném lựu đạn. Bọn địch trở tay không kịp, bật chốt bỏ chạy. Trận đánh thật tuyệt vời, đậm …
- Nội Dung: Tác giả Trần Ngọc Phương lạ hoắc, cả ba chữ À Na Cút ngay nhan đề cũng gợi lên một niềm xa xôi lạ lẫm. Và tác phẩm quả thật là một bổ sung độc đáo vào hành trình nhặt nhạnh những kỷ niệm đặc biệt của một thời đoạn đặc biệt: những người lính đi chiến …
Giới thiệu nhật ký chiến trường “Lính chiến” và tiếp nhận kỷ vật “Tình
- Tác giả: laodongxahoi.net
- Ngày đăng: 07/06/2022
- Đánh giá: 3.32 (440 vote)
- Tóm tắt: Từ một chiến sĩ, trải qua nhiều trận đánh sống chết với kẻ thù vô cùng … Thật may mắn, là những ngày ở chiến trường, Phạm Hữu Thậm có thói …
- Nội Dung: Tác giả Trần Ngọc Phương lạ hoắc, cả ba chữ À Na Cút ngay nhan đề cũng gợi lên một niềm xa xôi lạ lẫm. Và tác phẩm quả thật là một bổ sung độc đáo vào hành trình nhặt nhạnh những kỷ niệm đặc biệt của một thời đoạn đặc biệt: những người lính đi chiến …
Cuộc chiến tháng 2/1979, hồi ức của một lính trận
- Tác giả: tienphong.vn
- Ngày đăng: 12/15/2022
- Đánh giá: 3.09 (305 vote)
- Tóm tắt: Đây là tiếng nói của một người lính trực tiếp chiến đấu ngay những ngày đầu tiên tháng 2/1979. Tác giả lúc đó là y sĩ trên chiến trường, …
- Nội Dung: Một lần, anh bạn thân của tôi vốn cũng là lính chiến tranh tháng 2/1979 rủ tôi lên lên nghĩa trang Quảng Hòa – Cao Bằng thắp hương cho các liệt sĩ đồng đội của anh ấy. Trong chuyến đi, tôi được gặp một số cựu chiến binh, được nghe kể nhiều chuyện bi …
“Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt”, ký ức của những người chiến sĩ từng chiến đấu tại chiến trường Campuchia
- Tác giả: hcmcpv.org.vn
- Ngày đăng: 08/09/2022
- Đánh giá: 2.96 (177 vote)
- Tóm tắt: Tác phẩm là câu chuyện chiến đấu trên đất của chiến trường K, … đời và số phận của con người, nhất là những người từ chiến trận trở về”.
- Nội Dung: Trở lại trên đất của mùa chinh chiến ngày ấy, lần này, Đoàn Tuấn thông qua nhân vật Ánh – cựu chiến binh, sau khi từ Campuchia trở về, anh đã xây dựng được một cuộc sống gia đình đầm ấm và đủ đầy; song ký ức về những năm tháng chiến đấu và hy sinh …
Lắng nghe Mười Trung kể chuyện – Báo Lao Động
- Tác giả: laodong.vn
- Ngày đăng: 04/12/2023
- Đánh giá: 2.73 (77 vote)
- Tóm tắt: Anh không nói gì, lặng lẽ bỏ đi. Từ hôm đó, mỗi lần nhớ đến Mười Trung, … Trở lại chiến trường xưa anh sẽ kể dấu ấn từng trận đánh…”.
- Nội Dung: Trở lại trên đất của mùa chinh chiến ngày ấy, lần này, Đoàn Tuấn thông qua nhân vật Ánh – cựu chiến binh, sau khi từ Campuchia trở về, anh đã xây dựng được một cuộc sống gia đình đầm ấm và đủ đầy; song ký ức về những năm tháng chiến đấu và hy sinh …
Quân tình nguyện Việt Nam thăm lại chiến trường xưa
- Tác giả: vtv.vn
- Ngày đăng: 01/02/2023
- Đánh giá: 2.68 (142 vote)
- Tóm tắt: VTV.vn – Đoàn cựu chiến binh Quân tình nguyện Việt Nam của tỉnh … thăm lại những trận đánh, địa danh đã ghi vào lịch sử của quân tình …
- Nội Dung: Trở lại trên đất của mùa chinh chiến ngày ấy, lần này, Đoàn Tuấn thông qua nhân vật Ánh – cựu chiến binh, sau khi từ Campuchia trở về, anh đã xây dựng được một cuộc sống gia đình đầm ấm và đủ đầy; song ký ức về những năm tháng chiến đấu và hy sinh …
ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN NHỮNG DÒNG HỒI ỨC
- Tác giả: dienbien.edu.vn
- Ngày đăng: 08/22/2022
- Đánh giá: 2.69 (147 vote)
- Tóm tắt: Còn có những hy sinh không phải trong chiến đấu, không phải trên đường kéo pháo vào mặt trận, nhưng vẫn là những cái chết dũng cảm, cao đẹp, để lại trong lòng …
- Nội Dung: Trở lại trên đất của mùa chinh chiến ngày ấy, lần này, Đoàn Tuấn thông qua nhân vật Ánh – cựu chiến binh, sau khi từ Campuchia trở về, anh đã xây dựng được một cuộc sống gia đình đầm ấm và đủ đầy; song ký ức về những năm tháng chiến đấu và hy sinh …
Trận đánh trên dải Trường Sơn
- Tác giả: phongkhongkhongquan.vn
- Ngày đăng: 08/26/2022
- Đánh giá: 2.42 (146 vote)
- Tóm tắt: Với Đại tá, Anh hùng LLVT Nhân dân Nguyễn Lành – Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 375, Trường Sơn luôn là một ký ức đẹp của thời …
- Nội Dung: – Ngày 27 tháng 2 và ngày 24 tháng 3 năm 1972, anh Hắc chỉ huy đánh hai trận nhưng máy bay chỉ bị thương rồi bay về hướng Thái Lan. Bên 559 thông báo rằng AC-130 có hạn chế tần suất bay. Tuy nhiên, chỉ được mấy hôm rồi chúng lại hoạt động mạnh trở …
Giới thiệu nhật ký chiến trường “Lính chiến” và tiếp nhận kỷ vật “Tình
- Tác giả: thiduakhenthuongvn.org.vn
- Ngày đăng: 12/08/2022
- Đánh giá: 2.31 (165 vote)
- Tóm tắt: Sau khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, tháng 12/1978, Phạm Hữu Thậm lại được điều động đi làm nhiệm vụ quốc tế tại mặt trận Campuchia, liên tục tham gia …
- Nội Dung: Trong Đại thắng mùa Xuân 1975, sau khi cùng đơn vị tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng, Phạm Hữu Thậm cùng đơn vị được điều đi chi viện cho lực lượng hải quân giải phóng quần đảo Trường Sa. Ông đã xung phong cùng đồng đội bí mật lên tàu vượt biển, …
Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ!
- Tác giả: soha.vn
- Ngày đăng: 02/16/2023
- Đánh giá: 2.24 (165 vote)
- Tóm tắt: Hiếm có trận đánh nào của quân đội ta trên Chiến trường K lại tập … Trở lại với diễn biến chiến trường K những ngày đầu năm 1979: Sau khi …
- Nội Dung: 6 chiếc xe tăng lội nước PT-76 của Lữ đoàn Tăng – thiết giáp 215 phối thuộc cho Sư đoàn cũng lao ầm ầm xuống nước, vừa bơi vừa bắn chi viện cho bộ binh của Tiểu đoàn 7. Các trận địa hỏa lực của ta ở bờ đông lúc này cũng được lệnh chuyển làn bắn sâu …
Chuyện chiến trường K của ba vị tướng
- Tác giả: nguonluc.com.vn
- Ngày đăng: 08/10/2022
- Đánh giá: 2.09 (59 vote)
- Tóm tắt: Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến kể rằng, trong những năm chiến đấu ở mặt trận Tây Nam và chiến trường nước bạn Campuchia, …
- Nội Dung: Thiếu tướng Nguyễn Kim Khanh, nguyên Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng, nhớ lại thời điểm ông là chỉ huy Tiểu đoàn, rồi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14 (Bộ tư lệnh Công an vũ trang, nay là Bộ đội Biên phòng). Ông và đồng đội đã có 10 năm (1979-1989) …
AN NINH-PHÁP LUẬT > Biển đảo
- Tác giả: baocantho.com.vn
- Ngày đăng: 01/03/2023
- Đánh giá: 2.02 (82 vote)
- Tóm tắt: Bộ đội Sư đoàn 309 cùng dân quân Campuchia tham gia chiến dịch K5 (Ảnh tư liệu của Sư đoàn 309). Những trận đánh ác liệt.
- Nội Dung: Tháng 3-1979, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường Đông Bắc Campuchia, Sư đoàn 309 rút quân về nước. Từng đoàn xe quân sự vượt biên giới không chiến tuyến trở về, qua ngã ba biên giới đầy kỷ niệm, để làm một cuộc không vận hàng ngàn cây số đến …
Trang viết của một người lính trinh sát
- Tác giả: cand.com.vn
- Ngày đăng: 12/11/2022
- Đánh giá: 2.02 (146 vote)
- Tóm tắt: Vào chiến trường, những tân binh này, chưa biết đánh đấm thế nào. · Sau năm năm ở chiến trường, gặp địch hàng trăm trận, Nguyễn Tuấn may mắn còn …
- Nội Dung: Ngồi đây với đồng đội có 1 tiếng đồng hồ thôi để cho đồng đội ấm lòng, nơi đây không đèn nhang hương khói nhưng có tình nghĩa của những người cùng cảnh ngộ. Ngồi đây với đồng đội để nghĩ đến bản thân mình… rồi ngày mai ngày mốt mình cũng sẽ được …
Vị tướng quyết định nổ súng trước giờ G và trận đánh không có
- Tác giả: suckhoedoisong.vn
- Ngày đăng: 09/27/2022
- Đánh giá: 1.88 (183 vote)
- Tóm tắt: Thượng tướng luôn ghi nhớ tên tuổi cũng như quê quán của đồng đội mình, nhất là những người đã hy sinh và sau chiến tranh, ông đã có rất nhiều …
- Nội Dung: Ngồi đây với đồng đội có 1 tiếng đồng hồ thôi để cho đồng đội ấm lòng, nơi đây không đèn nhang hương khói nhưng có tình nghĩa của những người cùng cảnh ngộ. Ngồi đây với đồng đội để nghĩ đến bản thân mình… rồi ngày mai ngày mốt mình cũng sẽ được …