Gợi Ý Top 20+ những văn hóa việt nam [Triệu View]

Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.

  1. Lớp văn hóa bản địa Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc.

1.1. Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam-Á là sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước.

Trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng, Đông Nam Á chính là trung tâm nông nghiệp cổ xưa nhất. Còn theo các tài liệu cổ thực vật học thì việc cây lúa có nguồn gốc từ đây là điều không còn nghi ngờ gì: trung tâm thuần dưỡng lúa là vùng đông nam Himalaya và khu vực sông nước Đông Nam Á. Các tác giả Lịch sử Việt Nam khẳng định: “Trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại: phát minh nông nghiệp… Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất”.

Tổ tiên người Hán khi định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà mới chỉ trồng kê, mạch, đậu. Nghề trồng lúa là học từ các dân tộc phương Nam. Những kết quả khảo cổ ở bắc Trung Hoa cho phép kết luận rằng việc này diễn ra vào cuối thiên niên kỉ thứ III trước Công nguyên. Nhà Đông phương học Nga nổi tiếng D.V. Deopik đã viết: “Vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, ở trung tâm vùng Đông Á ta chỉ thấy một chấm nhỏ của văn minh trồng kê Ngưỡng Thiều (Janshao), lạc hậu hơn so với văn hóa đồ gốm có hoa văn vùng trung tâm Đông Dương. Ở bắc Đông Á không có những nôi nông nghiệp lớn… Những nền văn hóa trồng lúa vùng sông Dương Tử thời kì Long Sơn (Lunshan) và muộn hơn thực chất đều là ngoại vi của nôi trồng lúa Đông Dương”.

Từ Đông Nam Á cổ đại, lúa và kĩ thuật trồng lúa đã lan tới bờ Địa Trung Hải vào nửa đầu của thiên niên kỉ I trước Công nguyên. Còn ở các hòn đảo Nhật Bản, nó mới chỉ được đưa tới qua con đường Hoa Bắc từ trước Công nguyên không lâu.

Ngoài cây lúa và kĩ thuật trồng lúa, còn phải kể đến một số thành tựu đặc biệt khác của Đông Nam Á cổ đại:

(a) Việc trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc và tục uống chè;

(b) Việc thuần dưỡng một số gia súc đặc thù như trâu, gà (trong cuốn Nguồn gốc các loài, E. Darwin đã khẳng định rằng nguồn gốc của con gà nuôi là xuất phát từ con gà rừng Đông Nam Á);

(c) Việc làm nhà sàn để ở và dùng các cây thuốc để chữa bệnh. Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn văn hóa này bằng hình ảnh Thần Nông, nhân vật thần thoại này đã được bổ sung vào kho tàng văn hóa Trung Hoa.

1.2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyền thuyết thì có thể hình dung giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên.

Truyền thuyết Hồng Bàng thị (Họ Hồng Bàng) kể rằng vua đầu tiên của họ Hồng Bàng tên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế (= vua xứ nóng) họ Thần Nông, con một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào khoảng năm 2879 trước Công nguyên, lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích Quỷ (xích = đỏ – màu của phương Nam theo Ngũ hành; quỷ = thần; Xích Quỷ = Thần phương Nam). Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Một nửa theo cha xuống bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu (vùng Việt Trì ngày nay), cùng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Vua Hùng.

Về mặt không gian, bờ cõi nước Xích Quỷ theo truyền thuyết trải dài từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình chính là địa bàn cư trú của người Nam-Á – Bách Việt, là khu vực tam giác không gian gốc của văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau này là một bộ phận của không gian gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận của khối cư dân Nam-Á – Bách Việt.

Về mặt thời gian, thiên niên kỉ thứ III trước Công nguyên ứng với giai đoạn đầu thời đại đồ đồng, cũng chính là thời điểm hình thành chủng Nam-Á (Bách Việt). Thành tựu văn hóa chủ yếu của giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc, sau nghề nông nghiệp lúa nước, chính là nghề luyện kim đồng. Cả trên phương diện này, vai trò của vùng văn hóa Nam-Á đối với khu vực cũng hết sức to lớn; đồ đồng Đông Sơn và ảnh hưởng của nó đã tìm thấy khắp nơi – từ nam Trung Hoa, Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á hải đảo.

1.3. Giai đoạn từ 3-2 nghìn năm trước Công nguyên cho đến vài trăm năm trước Công nguyên đã tạo nên một đỉnh cao rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực.

GS Hà Văn Tấn nhận định: “ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn lên phía Bắc, theo lưu vực sông Nguyên, sông Tương, đến đất Sở là đã rõ ràng”. Vào đầu giai đoạn này, đỉnh cao đó là thành tựu chung của các dân tộc Đông Nam Á cổ đại. Không phải vô cớ mà D.V. Deopik gọi thế kỉ V trước Công nguyên là “thế kỉ của phương Nam”. Đúng như Ja.V. Chesnov nhận xét: “Về hàng loạt phương diện của văn hóa – từ sản xuất nông nghiệp cho đến lĩnh vực thần thoại – Đông Nam Á đã có những ảnh hưởng lớn, vượt rất xa ra ngoài ranh giới những láng giềng trực tiếp của nó… Việc tạo nên những thứ như cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng, hoặc những thành tựu văn hóa khác… là kết quả sáng tạo của rất nhiều dân tộc lớn nhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm của mình cái thế giới độc đáo được gọi là Đông Nam Á”. Chính những thành tựu của thế giới Đông Nam Á cổ đại mà trong đó có phần đóng góp của tổ tiên các dân tộc Việt Nam ấy đã làm nên cái nền vững chắc cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam sau này.

Chữ viết của lớp văn hóa bản địa là vấn đề trước đây hầu như chưa được đặt ra. Đơn giản là vì, trong một thời gian dài, dưới áp lực của định kiến “lấy Trung Hoa làm trung tâm”, người ta không thể hình dung được rằng phương Nam có thể có một nền văn hóa riêng chứ đừng nói gì đến chữ viết. Đến nay, dưới ánh sáng của: (a) Những nhận định mới về quy mô, tầm cỡ và vai trò của văn hóa phương Nam trong lịch sử văn hóa khu vực; (b) Những ghi chép của sử sách Trung Hoa về một thứ chữ “khoa đẩu” (hình con nòng nọc bơi) của người phương Nam. (c) Những cứ liệu về dấu vết chữ viết đã phát hiện được trên những phiến đá ở thung lũng Sapa, trên qua đồng Thanh Hóa, trên lưỡi cày Đông Sơn, trên trống đồng Lũng Cú, ở vùng Mường Thanh Hóa (hình nòng nọc!); ta hoàn toàn có thể nghĩ đến giả thuyết về sự tồn tại của một nền văn tự phương Nam “trước Hán và khác Hán” (chữ dùng của GS. Hà Văn Tấn).

  1. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.

Rất hay:  Xem Ngay Top 20+ cách làm những món ăn ngon ngày tết [Triệu View]

2.1. Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là:

  1. Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của quốc hiệu “Nam Việt” từ trước Công nguyên, trong đó yếu tố chỉ phương hướng “nam” lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ tồn tại trong hầu hết các quốc hiệu về sau) đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường trực từ phía phong kiến phương Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.

Tinh thần đối kháng thường trực và bất khuất ấy đã bộc lộ mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Triệu Thị Trinh (246), Lí Bôn với nước Vạn Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), cha con họ Khúc (906- 923), Dương Diên Nghệ (931- 937) và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).

  1. Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, sự suy tàn này bắt nguồn từ:

(1) sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao;

(2) sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.

Sử gia Tư Mã Thiên chép rằng từ đời Tần, Trung Hoa “đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt… đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt”. Thời Hán, Mã Viện đưa dân Trung Quốc sang ở lẫn để đồng hóa người Việt, sử cũ gọi họ là dân Mã lưu (do Mã Viện lưu lại). Năm 231, Tiết Tông dâng sớ lên vua Ngô Hoàng Võ kể rằng “Vua Hán Võ Đế giết Lữ Gia (thừa tường Nam Việt – TNT), chia nước Việt thành 9 quận, đặt ra quan thứ sử quận Giao Chỉ. Từ đó những tội nhân Trung Quốc chạy sang, ở lẫn với dân, dạy học sử sách (Trung Hoa – TNT) và phổ cập phong tục lễ hóa của Trung Quốc”.

  1. Đặc điểm thứ ba là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực. Điều thú vị ở đây là, tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa, nhưng trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa chưa nhiều, Nho giáo hầu như chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Lí do của sự kiện này rất đơn giản: đó là văn hóa đến theo vó ngựa xâm lăng, do kẻ xâm lược tìm cách áp đặt vào. Trong khi đó thì Phật giáo đến Việt Nam (ban đầu trực tiếp từ Ấn Độ, sau đó qua ngả đường Trung Hoa) một cách hòa bình, nên được người Việt Nam tự giác tiếp nhận. Cho nên, cùng với sự chống Bắc thuộc quyết liệt về mặt chính trị, nét chủ đạo của giai đoạn này là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.

Chính do có xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ như vậy cho nên, mặc dù ngay từ đầu Công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên ra sức truyền bá điển lễ hôn nhân và gia đình theo lối Trung Hoa; Sĩ Nhiếp vào thế kỉ II ra sức mở trường dạy học để truyền bá văn hóa Trung Hoa và thủ tiêu văn tự ngôn ngữ Việt; Tô Định, Mã Viện ra sức thiết lập nền pháp chế hà khắc bằng gươm giáo, suốt các thế kỷ này văn hóa Trung Hoa nói chung và Nho giáo nói riêng vẫn không thể nào bắt rễ sâu được vào làng xã Việt Nam. Trong sử sách Trung Hoa thời kì này, những đoạn viết về Phật giáo Giao Châu thì nhiều mà nói về Nho giáo thì rất ít. Dân Mã lưu do Mã Viện đưa sang không những không thực hiện được nhiệm vụ đồng hóa người Việt và làm chỗ dựa cho chính quyền mà, trái lại, còn bị Việt hóa hoàn toàn.

2.2. Nhờ đã có được nền móng vững vàng tạo nên từ đỉnh cao rực rỡ trong lớp văn hóa bản địa, tinh thần Văn Lang – Âu Lạc vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong suốt thời kì chống Bắc thuộc, để khi bước sang giai đoạn văn hóa Đại Việt, chỉ sau ba triều đại (Ngô – Đinh – Tiền Lê) lo việc gây dựng lại, văn hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng hoa nhanh chóng. Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa Việt Nam với hai cột mốc: Lí-Trần và Lê (Đại Việt là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong thời kì này).Truyền thống tổng hợp bao dung của văn hóa dân tộc (lớp văn hóa bản địa), được tiếp sức bởi văn hóa Phật giáo giàu lòng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc), đã làm nên linh hồn của thời đại Lí-Trần. Văn hóa Lí-Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo và, cùng với nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo. Đồng thời, với tinh thần tổng hợp bao dung, nó cũng mở rộng cửa cho việc tiếp thu cả Đạo giáo. “Tam giáo đồng quy ” trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hóa Việt Nam thời Lí-Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.

Thế là, Nho giáo (và cùng với nó là văn hóa Trung Hoa) mà trong suốt thời Bắc thuộc đã không thể thâm nhập sâu rộng được, thì giờ đây, từ khi được nhà Lí mở cửa và đặt nền móng (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử năm 1070, lập trường Quốc Tử Giám năm 1076,…), đã thâm nhập mỗi ngày một mạnh. Đến giữa thời Trần, Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều đình, các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại công kích Phật giáo và các triều vua trước. Đến thời Lê, Nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội. Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo. Tính cách trọng động (cứng rắn, độc tôn…) đã thâm nhập dần vào xã hội Việt Nam; nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo; pháp luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày một bị khinh rẻ… Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác: văn hóa Nho giáo.

2.3. Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng chữ Hán làm văn tự. Chữ Nôm – chữ của người Nam (chữ “nôm” gồm bộ khẩu và chữ “nam”), một trong những sản phẩm của cuộc giao lưu này – manh nha từ cuối giai đoạn chống Bắc thuộc và hình thành vào đầu giai đoạn Đại Việt, được dùng trong sáng tác văn chương và đặc biệt được đề cao dưới triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Vua Quang Trung đã sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ của mình và từng có kế hoạch giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tổ chức dịch các sách vở kinh điển từ Hán sang Nôm.

  1. Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây

Sau cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Cho đến nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Tại đây cũng có hai xu hướng trái ngược: Một bên là xu hướng âu hóa, bên kia là xu hướng chống âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây. Song biểu hiện của chúng không phân rõ theo từng giai đoạn mà đan cài trong không gian và thời gian.

3.1. Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyên và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc. Tên gọi Đại Nam xuất hiện từ thời Minh Mạng, đó là quốc hiệu chủ yêu của nước ta trong giai đoạn này (thời Gia Long, quát hiệu nước ta là Việt Nam). Văn hóa tại Nam có các đặc điểm:

  1. a) Từ những tiền đề mà triều đại Tây Sơn đã chuẩn bị, với sự hoàn tất của nhà Nguyễn, lần đầu tiên nước ta có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau.
  2. b) Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn, đến nhà Nguyên. Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày một suy tàn.
  3. c) Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây, cũng là khởi đầu thời kì văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm văn hóa Việt Nam biến đổi về mọi phương diện: Lối tư duy phân tích phương Tây đã hổ sung khá nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống; ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao dần bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống; đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn. Tất cả đã khiến cho lịch sử văn hoá Việt Nam lật sang trang mới.
Rất hay:  Bật Mí Top 19 top những tựa game hay trên pc [Hay Lắm Luôn]

3.2. Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuẩn bị từ trong lòng văn hóa Đại Nam: Sự giao lưu với phương Tây mở đầu bằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư tưởng của K. Marx, V.I. Lênin. Từ những năm 30-40 trở lại đây, rõ ràng là văn hóa Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, vì văn hóa là tiếp nối, thời gian văn hóa là khái niệm mờ, một giai đoạn văn hóa ngắn nhất (như Đại Nam) cũng phải tính bằng vài thế kỉ cho nên may chục năm tồn tại của giai đoạn văn hóa hiện đại chưa cho phép tổng kết đầy đủ những đặc điểm của nó: Đây là giai đoạn văn hóa đang định hình. Tuy nhiên, có thể dự đoán một cách chắc chắn rằng đây là giai đoạn mà, sau một thời kì suy thoái kéo dài, không những văn hóa Việt Nam sẽ phục hưng mà còn phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện, đạt tới một đỉnh cao mới.

Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây đem đến một sản phẩm của cuộc giao lưu mới: chữ Quốc ngữ.

Hits: 131982

Top 24 những văn hóa việt nam viết bởi Cosy

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam – Báo Tuổi Trẻ

  • Tác giả: tuoitre.vn
  • Ngày đăng: 12/22/2022
  • Đánh giá: 4.75 (304 vote)
  • Tóm tắt: Và nhờ tính Đại chúng hóa mà ngay sau 1945, nền văn học – nghệ thuật dân tộc sau những đỉnh cao đã đạt được trong văn chương, nghệ thuật, học …
  • Nội Dung: Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nhận định Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đến nay vẫn còn nguyên giá trị vì đã khẳng định đúng đắn vị trí, vai trò của văn hóa với …

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943: Giá trị lịch sử và thời đại

  • Tác giả: thangbinh.quangnam.gov.vn
  • Ngày đăng: 06/25/2022
  • Đánh giá: 4.58 (261 vote)
  • Tóm tắt: Văn hóa là hồn cốt của mỗi dân tộc, là những giá trị vật chất, tinh thần mà dân tộc đó sáng tạo ra trong lịch sử. Từ ngày 25 – 28/02/1943, tại …
  • Nội Dung: 80 năm qua, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, với ba nguyên tắc “dân tộc”, “khoa học”, “đại chúng”, Đề cương về Văn hóa Việt Nam tiếp tục được Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư …

Văn hóa – Xã hội

  • Tác giả: tuyengiao.vn
  • Ngày đăng: 12/30/2022
  • Đánh giá: 4.33 (217 vote)
  • Tóm tắt: (TG) – 80 năm sau kể từ khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời (1943-2023), có thể khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ nhận …
  • Nội Dung: Sau khi miền Nam được giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội và nhất là trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, tiến trình xây dựng nền văn hóa mới – nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc càng …

Những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam là gì? Cập nhật mới nhất

  • Tác giả: accgroup.vn
  • Ngày đăng: 08/31/2022
  • Đánh giá: 4.19 (275 vote)
  • Tóm tắt: ✅ Dịch vụ thành lập công ty:
    ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh:
    ✅ Dịch vụ kế toán:
    ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu:
  • Nội Dung: Nhắc đến chức năng của văn hóa không thể không kể đến chức năng nhận thức, dự báo. Đây là chức năng đầu tiên và tồn tại trong tất cả hoạt động văn hoá. Vì nếu con người không có nhận thức thì sẽ không thể phát sinh bất cứ một hành động văn hoá nào. …

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  • Tác giả: dangcongsan.vn
  • Ngày đăng: 04/01/2023
  • Đánh giá: 3.85 (368 vote)
  • Tóm tắt: Xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam phân thành 6 giai đoạn gồm: Văn hóa tiền sử; Văn hóa Văn Lang – Âu …
  • Nội Dung: Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, thời đại đồ đồng sơ khai (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN) với dấu ấn thời kỳ bình minh dựng nước, giữ nước của 18 đời vua Hùng, in đậm dấu ấn nguồn cội của lịch sử, văn hoá Việt Nam. Ở giai đoạn …

Đề cương về Văn hóa Việt Nam – Tầm vóc lịch sử và những giá trị

  • Tác giả: special.nhandan.vn
  • Ngày đăng: 03/19/2023
  • Đánh giá: 3.78 (208 vote)
  • Tóm tắt: Đề cương về Văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943, do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng ta về vị trí, …
  • Nội Dung: Với chủ trương: Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận; văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, Đảng ta đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước, nhiều người đã từ bỏ con đường “vinh thân, phì gia” sát cánh cùng mọi tầng …

Những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam

  • Tác giả: vanhoavaphattrien.vn
  • Ngày đăng: 04/25/2022
  • Đánh giá: 3.52 (328 vote)
  • Tóm tắt: Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Việt Nam đã tiếp nhận bốn dòng văn hóa/văn minh của nhân loại. Đó là văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Trung Cận …
  • Nội Dung: Gia đình là tế bào của xã hội, nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhân cách con người. Mỗi tộc người, mỗi quốc gia có sự lựa chọn, đề cao những giá trị khác nhau trong văn hóa gia đình. Đối với người Việt, giá trị văn hóa gia đình truyền thống được đúc kết …

Thủ tướng: Nền văn hóa Việt Nam đã luôn và sẽ là sức mạnh trường tồn của dân tộc

  • Tác giả: vtv.vn
  • Ngày đăng: 08/13/2022
  • Đánh giá: 3.19 (595 vote)
  • Tóm tắt: VTV.vn – Tối 28/2, tại Hà Nội, diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” với chủ đề “Đề …
  • Nội Dung: Phần 2 có tựa đề “Văn hóa kháng chiến, kháng chiến văn hóa”, với các ca khúc: Biết ơn Cụ Hồ Chí Minh, Người Hà Nội, Trường ca Sông Lô, Hò kéo pháo, Giải phóng Điện Biên, Câu hò bên bến Hiền Lương, Bước chân trên giải Trường Sơn, Tiến về Sài Gòn, Đất …

Menu

  • Tác giả: heritagevietnamairlines.com
  • Ngày đăng: 05/12/2022
  • Đánh giá: 3.12 (522 vote)
  • Tóm tắt: Văn hoá dân tộc Việt Nam là sự kết tinh từ lịch sử, tinh hoa của thời đại, sự tác động của tất cả các yếu tố thiên nhiên. Tìm hiểu và trân trọng …
  • Nội Dung: Gia đình là nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ta nên yêu thương người thân trong gia đình luôn là điều đúng đắn, lẽ phải dù là ở bất kỳ quốc gia nào. Đối với Việt Nam, văn hoá ấy được thể hiện qua nhiều khía cạnh: từ cách ứng xử cho tới tín ngưỡng. Người …

80 năm đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 – 2023): Giá trị lớn lao

  • Tác giả: binhdinh.dcs.vn
  • Ngày đăng: 06/27/2022
  • Đánh giá: 2.86 (67 vote)
  • Tóm tắt: Dự Hội thảo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc …
  • Nội Dung: Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ VH-TT&DL, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức ngày 27.2. Hội thảo tổ chức theo hình thức trực tiếp (300 đại biểu tham dự) kết hợp trực tuyến với điểm …

  • Tác giả: bienphong.com.vn
  • Ngày đăng: 10/27/2022
  • Đánh giá: 2.82 (79 vote)
  • Tóm tắt: Các giá trị lớn lao và sức sống bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý.
  • Nội Dung: Tổng Bí thư Trường Chinh đã khởi thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), dù trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ Đề cương văn hóa chỉ mới ở mức “đề cương” nhưng đã chỉ rõ nguy cơ của nền văn hóa Việt Nam dưới ách đô hộ và tàn phá của phát xít Nhật, …

đề cương văn hóa việt nam 1943: văn kiện lịch sử có ý nghĩa đặc

  • Tác giả: quochoi.vn
  • Ngày đăng: 02/24/2023
  • Đánh giá: 2.6 (152 vote)
  • Tóm tắt: Cách mạng Việt Nam lúc này không những đứng trước tình thế vô cùng gay go, căng thẳng mà còn phải đương đầu với những thủ đoạn thâm độc của …
  • Nội Dung: Tổng Bí thư Trường Chinh đã khởi thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), dù trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ Đề cương văn hóa chỉ mới ở mức “đề cương” nhưng đã chỉ rõ nguy cơ của nền văn hóa Việt Nam dưới ách đô hộ và tàn phá của phát xít Nhật, …
Rất hay:  Rất Hay Top 20 ngữ văn 9 những ngôi sao xa xôi [Quá Ok Luôn]

Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc – Bài 1: Sức sống, giá trị của bản đề cương đầu tiên

  • Tác giả: baotintuc.vn
  • Ngày đăng: 07/16/2022
  • Đánh giá: 2.56 (61 vote)
  • Tóm tắt: Phim tài liệu đặc biệt ’80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam’. Chú thích ảnh Gác chuông cổ làm bằng gỗ lim, các mái lợp ngói mũi hài trong …
  • Nội Dung: Tổng Bí thư Trường Chinh đã khởi thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), dù trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ Đề cương văn hóa chỉ mới ở mức “đề cương” nhưng đã chỉ rõ nguy cơ của nền văn hóa Việt Nam dưới ách đô hộ và tàn phá của phát xít Nhật, …

  • Tác giả: baosonla.org.vn
  • Ngày đăng: 10/19/2022
  • Đánh giá: 2.52 (163 vote)
  • Tóm tắt: Sự lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1975 đã góp phần phát huy vai trò của văn hoá Việt Nam thực hiện nhiệm vụ vừa kiến …
  • Nội Dung: Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hoá, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay …

Phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam – Mega Story

  • Tác giả: special.vietnamplus.vn
  • Ngày đăng: 03/09/2023
  • Đánh giá: 2.47 (126 vote)
  • Tóm tắt: Nền văn hóa Việt Nam kết tinh từ thành quả lao động, sáng tạo, gìn giữ qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cộng đồng 54 dân tộc anh …
  • Nội Dung: Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng thể hiện qua văn hoá ẩm thực, nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, tổ chức xã hội, văn học nghệ thuật, trang phục… Đó là những dấu hiệu để nhận biết nhau, …

Đề cương về văn hóa Việt Nam: Kiến tạo xây dựng nền văn hóa

  • Tác giả: baochinhphu.vn
  • Ngày đăng: 10/17/2022
  • Đánh giá: 2.24 (182 vote)
  • Tóm tắt: (Chinhphu.vn) – Đề cương về văn hóa Việt Nam tiếp tục rọi sáng công cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm …
  • Nội Dung: Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng thể hiện qua văn hoá ẩm thực, nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, tổ chức xã hội, văn học nghệ thuật, trang phục… Đó là những dấu hiệu để nhận biết nhau, …

NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM – NÉT ĐẸP NGÀN ĐỜI – thoinet.vn

  • Tác giả: thoinet.vn
  • Ngày đăng: 12/01/2022
  • Đánh giá: 2.11 (73 vote)
  • Tóm tắt: Việt Nam là một dân tộc bình đẳng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn về lãnh thổ, có lịch sử dựng nước và …
  • Nội Dung: Bên cạnh đó tục thờ cúng tổ tiên cũng là một trong những nét đẹp không thể thiếu khi nói về nền văn hóa Việt. Thờ cúng như thể hiện hành động uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về công ơn sinh thành dưỡng giục của các bậc cha anh đã đi trước; đây cũng …

Về văn hóa Việt Nam và việc xây dựng nền văn hóa – Báo Nhân dân

  • Tác giả: nhandan.vn
  • Ngày đăng: 12/31/2022
  • Đánh giá: 2.13 (178 vote)
  • Tóm tắt: Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, …
  • Nội Dung: Bên cạnh đó tục thờ cúng tổ tiên cũng là một trong những nét đẹp không thể thiếu khi nói về nền văn hóa Việt. Thờ cúng như thể hiện hành động uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về công ơn sinh thành dưỡng giục của các bậc cha anh đã đi trước; đây cũng …

Chương trình nghệ thuật Đề cương về văn hoá Việt Nam – VOV

  • Tác giả: vov.vn
  • Ngày đăng: 09/12/2022
  • Đánh giá: 2.06 (109 vote)
  • Tóm tắt: Tối 28/2, chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023) đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
  • Nội Dung: Bên cạnh đó tục thờ cúng tổ tiên cũng là một trong những nét đẹp không thể thiếu khi nói về nền văn hóa Việt. Thờ cúng như thể hiện hành động uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về công ơn sinh thành dưỡng giục của các bậc cha anh đã đi trước; đây cũng …

Nền văn hóa là gì? Các đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam?

  • Tác giả: luatduonggia.vn
  • Ngày đăng: 11/24/2022
  • Đánh giá: 1.79 (169 vote)
  • Tóm tắt: Đặc trưng của nền văn hóa. Các đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn có những nét văn hóa riêng mang tính đặc …
  • Nội Dung: Văn hóa như ta hiểu được hình thành từ thời xưa cho đến nay, lặp đi lặp lại truyền từ đời này qua đời khác. Do vậy văn hóa mang tính lịch sử rất rõ nét. Tính lịch sử đã tạo nên một bề dày, chiều sâu cho nền văn hóa. Và nghiễm nhiên, nền văn hóa nào …

Những giá trị nổi bật của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943

  • Tác giả: tapchicongsan.org.vn
  • Ngày đăng: 10/29/2022
  • Đánh giá: 1.74 (121 vote)
  • Tóm tắt: TCCS – Ra đời trong bối cảnh đất nước, dân tộc chưa giành được độc lập, tự do, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã xác định yêu cầu, …
  • Nội Dung: Văn hóa như ta hiểu được hình thành từ thời xưa cho đến nay, lặp đi lặp lại truyền từ đời này qua đời khác. Do vậy văn hóa mang tính lịch sử rất rõ nét. Tính lịch sử đã tạo nên một bề dày, chiều sâu cho nền văn hóa. Và nghiễm nhiên, nền văn hóa nào …

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943: Giá trị lịch sử và thời đại

  • Tác giả: thieuhoa.thanhhoa.gov.vn
  • Ngày đăng: 05/10/2022
  • Đánh giá: 1.68 (100 vote)
  • Tóm tắt: Sau 8 thập kỷ, có những nội dung và khái niệm đã thay đổi nhưng giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 vẫn còn nguyên giá trị …
  • Nội Dung: Thứ nhất, xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương nêu rõ: văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; …

80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Văn hóa cũng là một mặt trận

  • Tác giả: tienphong.vn
  • Ngày đăng: 11/10/2022
  • Đánh giá: 1.69 (150 vote)
  • Tóm tắt: TPO – Hội thảo cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) – Khởi nguồn và động lực phát triển” thể hiện sự quyết tâm, …
  • Nội Dung: Thứ nhất, xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương nêu rõ: văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; …

VĂN HÓA – XÃ HỘI VĂN HÓA – XÃ HỘI

  • Tác giả: truongdinh.haibatrung.hanoi.gov.vn
  • Ngày đăng: 09/18/2022
  • Đánh giá: 1.59 (85 vote)
  • Tóm tắt: … những người làm cách mạng văn hóa Việt Nam ngày nay, noi gương các thế hệ nhà văn hóa Mác-xít Việt Nam đi trước, đã, đang và vẫn mãi …
  • Nội Dung: Lại thấy trong khoảng thời gian gần trăm năm từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay, văn hóa Việt Nam chịu những tác động to lớn, liên tục, dồn dập của nhiều nguy cơ – từ nguy cơ chủ nghĩa thực dân, phát xít Pháp-Nhật, đến nguy cơ chủ nghĩa thực dân kiểu mới, …