Ngày 24.02.2022, Nga đã phát động một cuộc tấn công nhằm “phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraine” và “giải phóng những người dân nói tiếng Nga ở đất nước này”. Hơn 5 tháng trôi qua kể từ ngày nổ ra chiến sự, thời gian kết thúc xung đột quân sự Nga-Ukraine vẫn còn là dấu hỏi. Tuy nhiên, dựa trên diễn biến của chiến sự cùng những động thái của các bên, có thể xây dựng thành một số kịch bản.
1. Nga giành chiến thắng, chính quyền của Tổng thống Zelensky bị lật đổ
Cho đến hiện tại thì dù là người yêu nước Nga và Tổng thống Putin đến đâu cũng khó có thể đặt cược vào niềm tin về việc chính quyền Tổng thống Zelensky bị lật đổ. Bởi hơn 5 tháng đã qua, chiến sự vẫn đang ở thế giằng co quyết liệt. Mặc dù, Mỹ không điều quân đến Triều Tiên như họ đã làm trong Chiến tranh Triều Tiên, nhưng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt hà khắc đối với Nga và viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine là những yếu tố quan trọng tăng cường khả năng chống đỡ của chính quyền Tổng thống Zelensky. Một mình nước Nga dường như đang phải đối phó với cả Mỹ và phương Tây về cả sự hỗ trợ tài chính, vũ khí và những lệnh trừng phạt nghiệt ngã. Sự hụt hơi trong một cuộc chiến kéo dài là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Nga giành chiến thắng, chính quyền của Tổng thống Zelensky bị lật đổ vẫn được xem là một kịch bản, dù ít khả năng xảy ra.
2. Chính quyền Ukraine nhượng bộ – “đổi đất lấy hòa bình”
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ ngày 23.5.2022, Cựu Ngoại trưởng, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger có cách tiếp cận nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine gây tranh cãi. Ông cho rằng, Ukraine nên chấp nhận để một phần lãnh thổ thuộc về Nga, coi đây là một nội dung trong đàm phán hòa bình. Ông Kissinger nhìn nhận, lý tưởng nhất là khôi phục lại đường phân giới nguyên trạng như trước cuộc chiến – được hiểu là việc Ukraine chấp nhận để Nga làm chủ bán đảo Crimea và hai khu vực Lugansk và Donetsk.
Đồng quan điểm với Kissinger, ngày 13.6.2022, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, chính quyền Ukraine sẽ phải nhượng bộ lãnh thổ để thiết lập lại hòa bình trong khu vực. Ông gọi lựa chọn này là “một tình huống phức tạp, khó xử trên phương diện đạo đức”. Trước đó, ngày 12.6.2022, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO do Mỹ dẫn đầu nỗ lực củng cố vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán, nhưng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng sẽ liên quan đến các thỏa hiệp, bao gồm cả về lãnh thổ.
Trước những luồng quan điểm nêu trên, xuất hiện trên kênh Youtube ngày 25.5.2022, Oleksiy Arestovych – cố vấn Tổng thống Ukraine tuyên bố, ý tưởng nhượng lãnh thổ là “điên rồ”. Oleksiy Arestovych nhấn mạnh, “Họ quả là mất trí khi đưa ra luận điểm đó – đòi Ukraine phải nhượng một phần lãnh thổ. Trẻ em thiệt mạng, nhiều binh sỹ vẫn đang mang mảnh đạn găm trong người. Ấy vậy mà họ lại yêu cầu chúng tôi hy sinh lãnh thổ. Sẽ không bao giờ có chuyện đó”.
Trong khi đó, Ba Lan, Mỹ và Anh – ba trong số những đồng minh ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất, đều lên tiếng cổ súy cho luồng quan điểm không nhượng bộ trước hành động can dự của Nga. Một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) đề cập đến ý tưởng tạo cho Nga lối thoát, giúp Moskva có điều kiện biện minh cho bước đi xuống thang xung đột để thỏa mãn dư luận trong nước. Riêng Italy đưa ra bản kế hoạch hòa bình, trong đó có nói đến quyền tự trị của Crimea và Donbass thuộc Ukraine.
Như vậy, với lập trường cứng rắn, tránh để lại “vết nhơ” cho các thế hệ sau của Chính quyền Zelensky cùng sự hậu thuẫn, cổ súy của Mỹ và các đồng minh, kịch bản “đổi đất lấy hòa bình” rất khó thực hiện. Tuy nhiên, đây là kịch bản khả thi hơn bởi cả Nga và Ukraine sẽ đều đạt được mục đích riêng.
3. Khả năng về một Hiệp định đình chiến
Cho đến nay, cuộc chiến đã rơi vào tình cảnh không lối thoát bởi các lực lượng Nga mới chỉ chiếm giữ thành công những vùng đất ở khu vực phía Đông Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin ngày 07.7.2022 lại tuyên bố: “Mọi người nên biết rằng Nga vẫn chưa bắt đầu bất cứ điều gì một cách nghiêm túc. Chúng tôi không từ chối các cuộc đàm phán hòa bình. Nhưng những người bác bỏ chúng nên biết rằng xung đột càng đi xa, họ càng khó đàm phán với chúng tôi”, và “Ukraine đang tiến đến bi kịch”.
Lời phát biểu tuy cứng rắn, nhưng đã hàm chứa một phương án cho cả hai bên về khả năng đàm phán. Chính nguy cơ xung đột leo thang đã hé mở khả năng đình chiến và trở thành kịch bản khả thi nhất trong tương lai gần. Theo truyền thông quốc tế, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine đã cảnh báo về nguy cơ Nga phát động một cuộc xung đột vũ trang tương tự như Chiến tranh Triều Tiên. Theo đó, một cuộc đình chiến sẽ khiến lãnh thổ Ukraine bị phân chia, trong khi các khu vực phía Nam và phía Đông đang bị Nga chiếm đóng và các chính phủ ly khai ủng hộ Nga vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nước này. Mặc dù, ngay cả khi Mỹ và phương Tây kết luận rằng đình chiến là kết quả tồi tệ nhất thì một số nhà phân tích dự đoán rằng xung đột Nga-Ukraine có thể kết thúc bằng một hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, đình chiến sẽ bao hàm kèm theo những điều kiện không hề dễ chịu cho cả hai bên tham chiến.
Với Ukraine: Dựa trên đề xuất của các nhà đàm phán thời gian qua, Ukraine có thể đưa ra các điều kiện cho một cuộc đình chiến, bao gồm: (1) Phải đảm bảo an ninh lâu dài và một giải pháp chính trị để giành lại phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình để đổi lấy việc rút lại yêu cầu gia nhập NATO và chính thức chấp nhận lập trường trung lập; (2) Các quốc gia như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel phải cam kết đảm bảo an ninh đa phương và hỗ trợ quân sự nếu Ukraine bị tấn công trong tương lai; (3) Ukraine đề xuất khung thời gian đàm phán 15 năm đối với các vùng lãnh thổ đang bị Nga chiếm đóng và yêu cầu Nga cam kết không sử dụng vũ lực để chiếm lại những vùng lãnh thổ này trong khung thời gian nói trên.
Như vậy, nếu không có sự đảm bảo về các điều kiện an ninh và chính trị, thì khó có thể mong chờ chính quyền Tổng thống Ukraine Zelensky đồng ý ký kết hiệp định đình chiến. Theo giới bình luận quốc tế, trong nhiều cuộc phỏng vấn, Tổng thống Zelensky đã từ chối hy sinh chủ quyền lãnh thổ để có được một lệnh ngừng bắn. Mặc dù sẵn sàng thỏa hiệp với Nga về yêu cầu duy trì vị trí trung lập, nhưng Zelensky luôn yêu cầu, một thỏa hiệp như vậy cần đi kèm với sự đảm bảo của phương Tây và cộng đồng quốc tế về an ninh của Ukraine trong tương lai. Đặc biệt, Zelensky nhấn mạnh, việc phê chuẩn một thỏa thuận đình chiến sẽ đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý. Và như vậy, các vấn đề chính trị trong nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhưng hết sức khó khăn khi đề cập đến khả năng đình chiến.
Với Nga: Việc điều chỉnh các điều kiện đình chiến của Ukraine sẽ là một thách thức lớn với Nga. Việc cộng đồng quốc tế, đặc biệt là phương Tây, chính thức cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine có thể xung đột với yêu cầu của Nga về việc Ukraine duy trì lập trường trung lập. Các nhà đàm phán Nga đã yêu cầu Ukraine công nhận việc Nga sáp nhập Crimea, cũng như sự độc lập của các chính phủ ly khai ủng hộ Nga ở Donbass và Luhansk. Đối với Nga, để mô tả cuộc đình chiến giống như một chiến thắng, Nga cần có sự công nhận của cộng đồng quốc tế (bao gồm cả Ukraine) về quyền kiểm soát của họ đối với những vùng lãnh thổ này.
Nếu Nga từ chối bảo đảm an ninh cho Ukraine và yêu cầu Chính quyền Zelensky chính thức công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea và Donbass, thì Ukraine có khả năng sẽ yêu cầu Mỹ và phương Tây tiếp tục viện trợ để quân đội của họ có thể một mình chiến đấu và cuối cùng đẩy lùi toàn bộ quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ.
Bên cạnh đó, một số lãnh đạo của các nước phương Tây có thể ủng hộ Ukraine tiếp tục cuộc chiến với Nga hơn là đình chiến cũng trở thành khó khăn trở ngại cho kịch bản này. Họ không mong muốn có một nước Nga hùng mạnh, đồng thời muốn Nga hao người, tốn của vào chiến tranh, cũng như níu kéo sự hiện diện của nước Mỹ tại châu Âu.
Với những người ủng hộ quan điểm đình chiến cũng quan tâm đến cách thức chấm dứt cuộc xung đột quân sự. Khi chiến tranh kéo dài, nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa phương Tây và Nga có thể gia tăng, khiến tính chất của cuộc chiến ngày càng nguy hiểm và phạm vi xung đột ngày càng lan rộng sang phần còn lại của châu Âu. Trong khi tổn thất quân sự sẽ làm leo thang cuộc khủng hoảng năng lượng và an ninh kinh tế, lương thực thế giới, thì ngay cả chiến thắng của Ukraine trên chiến trường cũng có thể tạo ra những rủi ro an ninh mới. Theo họ, vì một nước Nga tuyệt vọng có thể sử dụng các biện pháp phá hoại, chẳng hạn như vũ khí hóa học và thậm chí là cả vũ khí hạt nhân. Chính vì vậy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng cảnh báo “không được để Putin bẽ mặt” và càng “không được sỉ nhục nước Nga”.
Thách thức đối với những người ủng hộ đình chiến là phải tìm ra một lối thoát vừa đủ để cả Nga và Ukraine đều có thể chấp nhận được. Nhưng, liệu Mỹ hay một quốc gia nào khác có đủ năng lực an ninh và uy tín quốc tế để đưa ra cam kết chính thức về việc bảo vệ Ukraine trong tương lai vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ. Ngay cả khi các lực lượng Nga tiếp tục chiếm đóng một số vùng lãnh thổ của Ukraine sau một cuộc xung đột vũ trang, thì liệu Mỹ và cộng đồng quốc tế có công nhận tuyên bố chính trị của Ukraine đối với các vùng lãnh thổ đã mất và nỗ lực ngoại giao của nước này trong việc giành lại chúng hay không?… trở thành hóc búa cho bất kỳ ai tham gia xử lý tình huống này.
4. Kỳ vọng về một hiệp định hòa bình giữa Nga với Ukraine còn hết sức xa vời, nếu không muốn nói là điều “xa sỉ”
Trở lại lịch sử, chiến tranh Triều Tiên kéo dài tới 3 năm (1950-1953) trước khi các bên liên quan ký kết hiệp định đình chiến ngày 27.7.1953, diễn ra tại ngôi làng Bàn Môn Điếm. Sau 70 năm, hiệp định đình chiến vẫn có hiệu lực trên Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và một hiệp định hòa bình là điều gì đó vẫn thuộc về sự hy vọng “hão huyền”.
Cuộc chiến Ukraine diễn ra được hơn 5 tháng và tiếp tục leo thang, nhiều vấn đề hóc búa đang được đặt ra để một hiệp định đình chiến được ký kết như: (1) Ukraine có thể chứng minh được cho Mỹ và phương Tây cũng như người dân việc ký kết hiệp định đình chiến hay tiếp tục chiến tranh sẽ tốt hơn? (2) Đối với Mỹ và phương Tây, khó khăn nằm ở việc thuyết phục Ukraine tin rằng hiệp định đình chiến tuy có mang lại tổn thất nhưng sẽ có những cam kết kèm theo để đảm bảo rằng những mối đe dọa an ninh sẽ không tồi tệ hơn trong tương lai? (3) Những tổn thất về lãnh thổ của Ukraine liệu có thể được khôi phục hay không và bằng cách nào? (4) Vấn đề đền bù sau chiến tranh và trách nhiệm của các bên ra sao?… không hề dễ dàng để có được lời giải đáp.
Chiến sự vẫn diễn ra ác liệt và cả 2 bên đều chưa thực sự sẵn sàng cho một cuộc đàm phán về đình chiến thì một hiệp định hòa bình giữa Nga và Ukraine vẫn sẽ chỉ là mong ước xa vời, nếu không muốn nói đó là điều “xa sỉ”.
Nguyễn Đình Thiện
Tài liệu tham khảo
1. Tham vọng đế quốc của Putin sẽ đi tới đâu? TTXVN, ngày 08.7.2022;
2. Xung đột Nga-Ukraine có thể kết thúc bằng hiệp định đình chiến, TTXVN, ngày 06.7.2022.
Top 15 những vùng đất nga chiếm của trung quốc viết bởi Cosy
Bắc cực – “chiến trường” mới của các siêu cường?
- Tác giả: baodanang.vn
- Ngày đăng: 02/21/2023
- Đánh giá: 4.7 (596 vote)
- Tóm tắt: Trong đó, Nga chiếm ưu thế vượt trội khi sở hữu 53% diện tích khu vực bao quanh Bắc cực. Moscow xem vùng này là “sân nhà” và địa điểm chiến lược …
- Nội Dung: Ngày 29-7, Bộ Ngoại giao Mỹ bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu Jim DeHart làm điều phối viên của Mỹ đặc trách Bắc cực. Ông DeHart sẽ chỉ đạo và điều phối công tác hoạch định chính sách và cam kết ngoại giao của Bộ Ngoại giao để thúc đẩy những lợi ích …
Phần Lan trở thành thành viên NATO – chặng đường ngắn nhất trong lịch sử
- Tác giả: vtv.vn
- Ngày đăng: 11/03/2022
- Đánh giá: 4.44 (500 vote)
- Tóm tắt: Lập trường của Nga với Mỹ và NATO cách nhau rất xa … tư duy mới về an ninh ở “vùng xám” của châu Âu, những vùng đất nằm giữa NATO và Nga.
- Nội Dung: Có thể nói rằng, cả NATO và Nga đều đang có sự điều chỉnh, cập nhật chiến lược an ninh và đối ngoại trong bối cảnh trật tự thế giới đang chứng kiến những rung lắc mạnh nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Cuộc đối đầu Nga – NATO không chỉ là đề tài …
Hồ sơ – Sự kiện – Nhân chứng
- Tác giả: tulieuvankien.dangcongsan.vn
- Ngày đăng: 07/03/2022
- Đánh giá: 4.32 (310 vote)
- Tóm tắt: Từ cuối 1946, Đảng Cộng sản tiếp tục tổ chức các lực lượng nông dân trong các vùng mới giải phóng giành lại ruộng đất từ tay phong kiến, địa chủ …
- Nội Dung: Từ 21 đến 30-9-1949, Hội nghị chính trị hiệp thương được triệu tập tại Bắc Kinh để thông qua Cương lĩnh chung, bầu Hội đồng Chính phủ do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch. Hội đồng đã cử Chu Ân Lai làm Thủ tướng Quốc vụ Viện kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao. …
Trung Quốc đã từ bỏ yêu sách đối với vùng Vladivostok của Nga?
- Tác giả: baogiaothong.vn
- Ngày đăng: 01/15/2023
- Đánh giá: 4 (423 vote)
- Tóm tắt: Nhưng sách giáo khoa trong các trường học Trung Quốc cũng nói rằng vào thế kỷ 19, Nga đã chiếm các vùng đất của Trung Quốc.
- Nội Dung: Nga và Trung Quốc là đối tác chiến lược. Moscow nói rằng Nga và Trung Quốc đang tận hưởng thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử tương tác của mình. Tất nhiên, đối với nền tảng này, sẽ là lạ nếu các nhà chức trách cho phép đánh thức tình cảm dân tộc chủ …
Cong thong tin dien tu Bo ke hoach va dau tu
- Tác giả: mpi.gov.vn
- Ngày đăng: 01/12/2023
- Đánh giá: 3.94 (303 vote)
- Tóm tắt: Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất … Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở …
- Nội Dung: Nga và Trung Quốc là đối tác chiến lược. Moscow nói rằng Nga và Trung Quốc đang tận hưởng thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử tương tác của mình. Tất nhiên, đối với nền tảng này, sẽ là lạ nếu các nhà chức trách cho phép đánh thức tình cảm dân tộc chủ …
Các ‘đồng minh’ chính của Nga là ai?
- Tác giả: baotintuc.vn
- Ngày đăng: 07/05/2022
- Đánh giá: 3.79 (551 vote)
- Tóm tắt: Cách tiếp cận của Nga và Trung Quốc trước bất ổn ở Kazakhstan. Theo trang tin rbth.com, Hoàng đế Nga Alexander III từng nói: “Nga chỉ có hai …
- Nội Dung: Nga và Trung Quốc là đối tác chiến lược. Moscow nói rằng Nga và Trung Quốc đang tận hưởng thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử tương tác của mình. Tất nhiên, đối với nền tảng này, sẽ là lạ nếu các nhà chức trách cho phép đánh thức tình cảm dân tộc chủ …
THẾ GIỚI > Toàn cảnh
- Tác giả: baocantho.com.vn
- Ngày đăng: 03/27/2023
- Đánh giá: 3.52 (305 vote)
- Tóm tắt: Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo … xâm chiếm châu Âu và tàn phá Kiev, vì thế trung tâm quyền lực của …
- Nội Dung: Kiev cũng đóng cửa tuyến đường hàng không và tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với Nga, đồng thời đóng cửa các phương tiện truyền thông đối lập, cho rằng đây là các phương tiện “truyền bá về Nga”. Mặt khác, giới chính trị gia Ukraine ủng hộ việc …
Bước phát triển trong quan hệ Nga-Trung
- Tác giả: sggp.org.vn
- Ngày đăng: 10/15/2022
- Đánh giá: 3.31 (437 vote)
- Tóm tắt: Từ ngày 20-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du đến … Nga và Trung Quốc tại TP Blagoveshchensk, vùng Viễn Đông của Nga …
- Nội Dung: Kiev cũng đóng cửa tuyến đường hàng không và tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với Nga, đồng thời đóng cửa các phương tiện truyền thông đối lập, cho rằng đây là các phương tiện “truyền bá về Nga”. Mặt khác, giới chính trị gia Ukraine ủng hộ việc …
Nga lưu hành bản đồ bao gồm lãnh thổ Ukraine sáp nhập
- Tác giả: dantri.com.vn
- Ngày đăng: 08/15/2022
- Đánh giá: 3.04 (206 vote)
- Tóm tắt: (Dân trí) – Bản đồ mới của Nga bao gồm các vùng ly khai Ukraine mới sáp … tổng diện tích đất mà Nga đã sáp nhập cho đến nay chiếm hơn 22% …
- Nội Dung: Khi được hỏi rằng có mâu thuẫn nào giữa những tuyên bố của giới chức Nga với tình hình chiến trường, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào. Những nơi đó sẽ là của Nga mãi mãi và sẽ trở về”. “Một số vùng …
Nghiên Cứu Lịch Sử
- Tác giả: nghiencuulichsu.com
- Ngày đăng: 04/02/2023
- Đánh giá: 2.92 (56 vote)
- Tóm tắt: Chính quyền nhà Thanh đã mất những vùng đất rộng lớn ở khu vực phía bắc do cuộc xâm lược của người Nga. Như Wikipedia kể lại, câu chuyện là.
- Nội Dung: Tuyên bố nêu rõ: “Không nên đạt được an ninh của một quốc gia bằng cách gây thiệt hại cho quốc gia khác, trong khi an ninh khu vực không nên được đảm bảo bằng cách củng cố hoặc mở rộng các khối quân sự”. “Các lợi ích và mối quan tâm an ninh hợp pháp …
Putin chuẩn bị chiến tranh từ 20 năm, Tập Cận Bình mơ đến 2027 chiếm Đài Loan
- Tác giả: rfi.fr
- Ngày đăng: 01/04/2023
- Đánh giá: 2.7 (108 vote)
- Tóm tắt: Tổng thống Nga Vladimir Putin và Schroeder và cựu thủ tướng Đức Gerhard Schröder tham dự … Trông cậy vào sự giúp đỡ của Trung Quốc chăng ?
- Nội Dung: Tuy những người cao tuổi nhất sắp về hưu, nhưng những xì-căng-đan gián điệp thường xuyên xảy ra trong quân đội. Có những tướng lãnh hưu trí, được Trung Quốc đối đãi như ông hoàng, bị cáo buộc cung cấp thông tin cho « người anh em ». Thế nên …
Kaliningrad
- Tác giả: studyinrussia.ru
- Ngày đăng: 01/30/2023
- Đánh giá: 2.74 (54 vote)
- Tóm tắt: Thông tin thú vị về Nga trên trang Study in Russia — Kaliningrad. … vùng đất đã được trả lại cho vương quốc Phổ. Königsberg trở thành của Nga một lần nữa …
- Nội Dung: Tuy những người cao tuổi nhất sắp về hưu, nhưng những xì-căng-đan gián điệp thường xuyên xảy ra trong quân đội. Có những tướng lãnh hưu trí, được Trung Quốc đối đãi như ông hoàng, bị cáo buộc cung cấp thông tin cho « người anh em ». Thế nên …
Tư liệu chủ quyền: Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa
- Tác giả: camau.gov.vn
- Ngày đăng: 01/11/2023
- Đánh giá: 2.61 (133 vote)
- Tóm tắt: Sau đó, ngày 11/1/1974, Trung Quốc ra tuyên bố việc sát nhập các quần đảo … Sau khi phát hiện sự có mặt của quân đội Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại vùng …
- Nội Dung: Dù bị thế giới lên án, Trung Quốc đã nhảy vào cưỡng chiếm Hoàng Sa, với rắp tâm biến vùng lãnh thổ của quốc gia khác thành “vùng tranh chấp”.Năm 1909, chính quyền địa phương của nhà Mãn Thanh bắt đầu “dòm ngó” đến Hoàng Sa; thời Quốc dân đảng, …
Trung Quốc và nước cờ đầu tư tinh vi dưới vỏ bọc ‘đầu tư, hợp tác’
- Tác giả: phunuonline.com.vn
- Ngày đăng: 06/13/2022
- Đánh giá: 2.55 (199 vote)
- Tóm tắt: 5 USD/ha và cuộc “xâm lăng” thầm lặng. Năm 2015, Trung Quốc gây chú ý với kế hoạch thuê đất vùng Siberia, vùng lãnh thổ lớn nhất của Nga. Trung Quốc hiểu rõ …
- Nội Dung: Các chính trị gia Nga đặt câu hỏi vì sao người Trung Quốc lại chọn địa thế không thuận lợi về điều kiện sống như vùng Viễn Đông Nga để đổ dồn đầu tư? Lý giải hợp lý nhất, được nhiều quan chức Nga đồng tình đó là những thỏa thuận thuê đất là bước …
Nga, Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc?
- Tác giả: toploigiai.vn
- Ngày đăng: 11/09/2022
- Đánh giá: 2.31 (164 vote)
- Tóm tắt: Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc của Trung Quốc. Cùng Top lời giải bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến Trung Quốc nhé.
- Nội Dung: Các chính trị gia Nga đặt câu hỏi vì sao người Trung Quốc lại chọn địa thế không thuận lợi về điều kiện sống như vùng Viễn Đông Nga để đổ dồn đầu tư? Lý giải hợp lý nhất, được nhiều quan chức Nga đồng tình đó là những thỏa thuận thuê đất là bước …