Rất Hay Top 20+ phân tích đoạn thơ những người vợ nhớ chồng [Triệu View]

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Gợi ý

Đề bài:

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

(Văn học 12, tập một, Nxb. Giáo dục, 2000, tr.249 – 250)

Bài làm

Mở bài

Đất Nước là chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra rất quyết liệt. Ở bài thơ Đất Nước, nhà thơ tập trung thể hiện những cảm nhận sâu sắc của mình về đất nước, nhân dân và dân tộc, qua đó, nêu bật lên trách nhiệm lớn lao của thế trẻ Việt Nam trước cuộc thử thách mất còn của Tổ quôc.

Đoạn trích: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta trong bài thơ được tác giả dành để thể hiện cụ thể, hình tượng về sự “hóa thân” của nhân dân cho đất nước muôn đời.

Thân bài

1. 8 dòng thơ đầu:

Đoạn thơ có 12 dòng, nhưng nhà thơ đã dành đến 8 dòng để nêu lên các danh lam, thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hóa của đất nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thảnh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng dất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ồng Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Những địa danh ấy có khi là sản phẩm của thế giới cổ tích (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái), có khi là truyền thuyết (đất Tố Hùng Vương), cũng có khi là những danh thắng (núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long)… Nhưng điều quan trọng hơn là cùng với các di tích, danh thắng ấy là sự “dẫn dắt”, bình phẩm của nhà thơ (chủ thể trữ tình).

Núi Vọng Phu: Sự tích núi Vọng Phu trong câu chuyện cổ xưa nói về nỗi đau thương của người phụ nữ có chồng ra chiến trường. Trên đất nước mà các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm phải liên tục diễn ra, thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ, thật đau đớn. Núi Vọng Phu còn đấy như một chứng nhân cho những tội ác của chiến tranh. Song, ở đây, nhà thơ không khai thác khía cạnh ấy trong chủ đề câu chuyện. Cũng không khai thác mối tình éo le của hai anh em ruột thịt. Tác giả chú ý tới chủ đề ở bình diện thứ hai, thường lẩn khuất hơn. Đó là tấm lòng thuỷ chung, sự trung trinh của người vợ. Phẩm chất ấy cũng là một nét đặc trưng của truyền thống đạo lý Việt Nam.

Tương tự, nhà thơ “giải thích”: hòn Trống Mái còn lại cho đến ngày nay là do cặp vợ chồng yêu nhau mà thành; những ao đầm vùng Hà Bắc là do những gót chân con ngựa đức Thánh Gióng để lại. Rồi những núi Bút, non Nghiên là công tích của những anh học trò nghèo. Những địa danh Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm là tên của những người dân nào đó, những người không phải anh hùng hữu danh. Cái hay của từ nào là chỗ vừa chỉ những người mà bây giờ người ta không thật biết rõ, vừa có ý nói rằng, có biết bao con người như thế…

Như vậy, theo giải thích của nhà thơ, tất cả những di tích, danh lam, thắng cảnh trên đất nước ta đâu đâu cũng do con người, thậm chí tạo vật dựng nên, không có cái gì là bỗng dưng mà có. Người anh hùng gìn giữ sự vẹn toàn của non sông. Người dân lao động bình thường tạo nên làng xã, xóm giềng. Người học trò tạo nên các giá trị văn hóa. Tình nghĩa con người tạo nên truyền thống tinh thần tốt đẹp… Và ngay cả những vật vô tri vô giác, những hòn đá, dòng sông cũng đều góp phần tạo dựng nên đất nước.

2. 4 câu cuối:

Từ sự dẫn dắt cụ thể đó, nhà thơ khái quát thành một tư tưởng:

Và ở đâu trển khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Đằng sau những cái người đời nhìn thấy được (sông, núi, thắng cảnh, di tích…) là cả một quan trình lao động dựng xây, những cuộc chiến đấu ngoan cường chống giặc ngoại xâm. Người xưa không còn, nhưng dáng hình, ao ước, lối sống thì còn mãi mãi, ở khắp mọi nơi trên đất nước. Nhà thơ gọi đó là sự hoá thân: Những cuộc đời đã hóa núi sông ta… Đúng, đất nước tồn tại, có được không chỉ ở những giá trị vật chất có thể nhìn thấy. Đất nước còn là những giá trị tinh thần, những giá trị văn hóa vô cùng quý giá.

3. Bây giờ, nhìn tổng thể của cả đoạn thơ, chúng ta còn thấy những gì đáng nói?

So với các khổ thơ khác, khổ thơ này gồm hầu hết các dòng thơ có khá nhiều âm tiết (chỉ có 1 dòng 8 âm tiết và 1 dòng 9 âm tiết). Có dòng đến 15 âm tiết, được câu trúc giống nhau như một câu văn xuôi có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Phải chăng các dòng thơ dài, nhiều âm tiết, cùng với những địa danh, di tích, thắng cảnh được kể ra đã tạo nên cảm giác về sự giàu có bất tận của Tổ quốc Việt Nam mà dù có kể nữa cũng không bao giờ hết? Vì thế, nối với những câu thơ cuối cùng là liên từ và (Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi), tức những sự tích ấy thật phong phú.

Rất hay:  Rất Hay Top 20+ những trận đấu world cup [Đánh Giá Cao]

Tạo nòng cốt cho phần vị ngữ của 8 câu thơ liên tiếp ở khổ đầu là động từ góp. Trong tiếng Việt, góp có nghĩa là bỏ phần mình vào làm việc gì chung. Đó là một từ bình thường, không có gì là văn chương, nhưng lại hàm chứa được tư tưởng của tác giả. Đất nước chúng ta được tạo dựng bởi công sức của biết bao người, của tất cả nhân dân hàng nghìn đời qua. Tương tự, trong khổ thơ còn nhiều từ rất đỗi bình thường, nhưng đắc dụng khi đi vào thơ như: nghèo (học trò nghèo), khắp, đâu (đi đâu, ở đâu)… Không cứ bậc làm quan, công thành danh toại, anh học trò nghèo, tức một người dân bình thường, cũng góp phần tạo nên đất nước. Và, nơi nơi, bất cứ chỗ nào, bất kỳ thời nào cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Một điều hết sức đặc biệt ở khổ thơ trên là sự phân bố những địa danh được tác giả nêu ra: miền Bắc (đất Tổ Hùng Vương), miền Nam (Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm), miền Trung (hòn Trống Mái), miền ngược (núi Vọng Phu), miền xuôi (núi Bút, non Nghiên) và cả miền biển (vịnh Hạ Long). Sự phân bố ấy không hề ngẫu nhiên mà hàm chứa quan niệm của nhà thơ về một đất nước vẹn tròn, thống nhất. Đất nước chúng ta là núi sông liền một dải, là những giá trị thiêng liêng không thể chia cắt và không ai được quyền chia cắt. Đây cũng chính là điều nhà thơ muốn gửi gắm đến tầng lớp thanh niên đô thị miền Nam thời bấy giờ, vừa để nhắn nhủ, vừa để thức tỉnh họ, đúng như tác giả sau này có dịp giãi bày:

Ở đoạn thơ này, tôi muốn nhấn mạnh Đất Nước chính là thành quả của lao động, của chiến đấu, của mồ hôi nước mắt và khát vọng của nhiều thế hệ nhân dân trong nhiều ngàn năm. Mỗi người một chút gì đó, tất cả nhân dân đã cùng làm nên non sông gấm vóc hôm nay. Nhưng ở đây tôi cũng muốn nhắc nhở tới một nước Việt Nam thống nhất, không bị chia cắt. Sự thống nhất ấy không phải chỉ mới đâu đây mà đã có từ ngàn xưa, từ thuở vua Hùng dựng nước. Ở nơi nào, ở vùng nào, dù là người Kinh hay người dân tộc ít người, ở đâu mang lối sống Việt thì ở đó thuộc về Đất NƯỚC, về dân tộc Việt Nam. Ánh sáng văn hóa người Việt đã chảy thiêng liêng trên các cổ thư, trong cung cách lao động trên cánh đồng, trong cả trò chơi của con trẻ. Muôn ngàn đời cha ông đã đổ mồ hôi để có một Đất Nước vẹn toàn, vậy không có có gì để chia cắt Đất Nước. Và để giành lấy Đất Nước vẹn nguyên mà mình đáng được thừa hưởng, thế hệ trẻ chỉ có một con đường là đứng lên tranh đấu. Đó là con đường của chúng tôi.

(Tác giả nói về tác phẩm,

Nxb. Trẻ, 2000, tr.270 – 271)

Kết luận

Đoạn thơ trên là lời kể trong nguồn cảm xúc triền miên như không bao giờ dứt về đất nước, một đất nước vẹn nguyên của những giá trị thiêng liêng mà hàng nghìn đời qua cha ông chúng ta đã dày công vun đắp và dũng cảm gìn giữ. Khúc ca ấy đã từng cất lên sung sướng lẫn nghẹn ngào trong những ngày đất nước ta còn trong khói lửa của cuộc chiến tranh khốc liệt. Vì thế, trong cuộc sống hoà bình hôm nay, tiếng hát ấy lại càng phải được ngân lên trong lòng những người đang sống, nhất là thế hệ trẻ.

Vanmau.edu.vn

Chủ đề: bình giảngCảm nhậncánh đồngchiến tranhcon đườngcon gacon nguacon ngườicon voicuộc sốngdòng sôngdũng cảmđất nướcgiáo dụckhát vọnglao độnglối sốngNguyễn Khoa Điềmque huongThánh Gióngthanh niênthế hệ trẻvan hocvịnh hạ long

Top 22 phân tích đoạn thơ những người vợ nhớ chồng viết bởi Cosy

Phân tích đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

  • Tác giả: c1thule-bd.edu.vn
  • Ngày đăng: 05/09/2022
  • Đánh giá: 4.65 (580 vote)
  • Tóm tắt: Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu…Những cuộc đời đã hóa núi sông ta trong …
  • Nội Dung: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trường ca Mặt đường khát vọng là tác phẩm sâu sắc, mang vẻ độc đáo cùa ông được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị – Thiên. Bài Đất Nước là chương V …

Phân tích Đoạn 4 bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hay

  • Tác giả: luatduonggia.vn
  • Ngày đăng: 12/01/2022
  • Đánh giá: 4.45 (577 vote)
  • Tóm tắt: Núi non, biển đảo ấy là do “những người vợ nhớ chồng”, hay những đôi trai gái yêu nhau đã “góp công”, đã “góp phần”, làm đẹp, …
  • Nội Dung: Đất Nước là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất chiêm nghiệm chính trị, mang lại những giá trị tư tưởng độc đáo cho tác phẩm. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt chất liệu dân gian và đưa vào những yếu tố văn hóa đậm nét, nổi bật để …

Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

  • Tác giả: thuthuat.taimienphi.vn
  • Ngày đăng: 11/20/2022
  • Đánh giá: 4.19 (306 vote)
  • Tóm tắt: binh giang doan tho nhung nguoi vo nho chong nui song ta, Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi …
  • Nội Dung: Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyễn Khoa Điềm đã có …

Phân tích đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng…”

  • Tác giả: thayhieu.net
  • Ngày đăng: 10/01/2022
  • Đánh giá: 4.05 (410 vote)
  • Tóm tắt: Phân tích đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng…” Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng.
  • Nội Dung: 3. Tổng kết nghệ thuật: Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do. Câu thơ mở rộng kéo dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thờ giàu sức gợi cảm và khái quát cao. Thủ pháp liệt kê địa danh, nhà thơ luôn viết hoa hai chữ Đất …

Cảm nhận về đoạn thơ sau: Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng phu… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta

  • Tác giả: theki.vn
  • Ngày đăng: 11/01/2022
  • Đánh giá: 3.79 (420 vote)
  • Tóm tắt: Phân tích đoạn thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng …
  • Nội Dung: Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên và được viết theo thể tự do. Câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và sức khái quát cao. Đó là hình ảnh “Đất Nước của nhân dân” – nhân dân đã hoá …

Top 15+ Cảm Nhận đất Nước Những Người Vợ Nhớ Chồng hay nhất

  • Tác giả: truyenhinhcapsongthu.net
  • Ngày đăng: 09/12/2022
  • Đánh giá: 3.68 (216 vote)
  • Tóm tắt: Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. binh giang doan tho nhung nguoi vo nho chong nui song .
  • Nội Dung: Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên và được viết theo thể tự do. Câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và sức khái quát cao. Đó là hình ảnh “Đất Nước của nhân dân” – nhân dân đã hoá …
Rất hay:  Bật Mí Top 19 những câu tỏ tình bá đạo [Quá Ok Luôn]

Phân tích khổ cuối bài thơ Đất Nước( Những người vợ nhớ thương chồng…hết) (hay nhất)

  • Tác giả: hubm.edu.vn
  • Ngày đăng: 05/31/2022
  • Đánh giá: 3.43 (460 vote)
  • Tóm tắt: hòn Trống Mái ở Sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Vợ có “nhớ chồng”, …
  • Nội Dung: + Thực ra xuyên suốt mạch cảm xúc trong chương Đất Nước là tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Tư tưởng ấy được triển khai trên những bình diện: địa lí, lịch sử, văn hóa, truyền thông, tinh thần của dân tộc thật thú vị, độc đáo. Nét nổi bật trong phần …

ĐỀ 196. PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ SAU ĐÂY CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM ĐỂ LÀM RÕ TƯ TƯỞNG “ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN”: “NHỮNG NGƯỜI VỢ NHỚ CHỒNG CÒN GÓP CHO ĐẤT NƯỚC NHỮNG NÚI VỌNG PHU…GỢI TRĂM MÀU TRÊN TRĂM DÁNG SÔNG XUÔI”

  • Tác giả: bookgiaokhoa.com
  • Ngày đăng: 05/23/2022
  • Đánh giá: 3.28 (294 vote)
  • Tóm tắt: ĐỀ 196. PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ SAU ĐÂY CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM ĐỂ LÀM RÕ TƯ TƯỞNG “ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN”: “NHỮNG NGƯỜI VỢ NHỚ CHỒNG CÒN GÓP CHO ĐẤT NƯỚC NHỮNG NÚI …
  • Nội Dung: + Thực ra xuyên suốt mạch cảm xúc trong chương Đất Nước là tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Tư tưởng ấy được triển khai trên những bình diện: địa lí, lịch sử, văn hóa, truyền thông, tinh thần của dân tộc thật thú vị, độc đáo. Nét nổi bật trong phần …

HTNC

  • Tác giả: hotronghiencuu.com
  • Ngày đăng: 09/26/2022
  • Đánh giá: 3.14 (300 vote)
  • Tóm tắt: “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,…Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. II/ Thân bài: 1. Trước hết, tác giả nêu …
  • Nội Dung: Thực chất những danh thắng ấy là kết quả của quá trình vận động địa chất, kiến tạo địa lí từ hàng ngàn, hàng vạn năm chứ. Không khám phá dưới góc độ khoa học, với suy từ sâu sắc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về những danh lam thắng …

Bình giảng đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

  • Tác giả: tieuhocchauvanliem.edu.vn
  • Ngày đăng: 02/05/2023
  • Đánh giá: 2.93 (77 vote)
  • Tóm tắt: vua Hùng: Xem thêm: Tự chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để phân tích nhằm làm nổi bật …
  • Nội Dung: Cho đến khi rồng nằm yên góp dòng sông xanh thẳm; Cóc và gà cũng góp phần tạo nên cảnh quan Hạ Long. Và cả những địa danh rất đỗi bình dị: Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Nguyễn Khoa Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình đối với những con …

Lập dân ý đoạn trích những người vợ nhớ chồng những cuộc đời đã hóa núi sông ta

  • Tác giả: cunghoidap.com
  • Ngày đăng: 12/06/2022
  • Đánh giá: 2.88 (148 vote)
  • Tóm tắt: I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích đoạn thơ trong Đất nước. 1. Mở bài. Giới thiệu bài thơ: “Đất nước” …
  • Nội Dung: Cho đến khi rồng nằm yên góp dòng sông xanh thẳm; Cóc và gà cũng góp phần tạo nên cảnh quan Hạ Long. Và cả những địa danh rất đỗi bình dị: Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Nguyễn Khoa Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình đối với những con …

Bình giảng đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”

  • Tác giả: vanmau.com.vn
  • Ngày đăng: 05/24/2022
  • Đánh giá: 2.68 (145 vote)
  • Tóm tắt: Những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn …
  • Nội Dung: “Những người vợ…. hòn Trống Mái” Những địa danh, những hình sông thế núi mang hồn người, linh hồn dân tộc. Chúng là sự tượng hình, kết tinh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam. Núi Vọng Phu, hòn …

Cảm nhận về đoạn thơ sau:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

 

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một)

Nhận xét về chất liệu văn học được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng trong đoạn thơ trên.

  • Tác giả: tuyensinh247.com
  • Ngày đăng: 06/08/2022
  • Đánh giá: 2.67 (68 vote)
  • Tóm tắt: Thời gian trôi qua, những vẻ đẹp thủy chung, nghĩa tình đã bất tử. + Đó còn là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm ” hình móng chân ngựa mọc …
  • Nội Dung: – Hai câu đầu là khẳng định dáng hình của Nhân Dân trong không gian Đất Nước “trên khắp ruộng đồng gò bãi”. Bóng hình ấy của nhân dân không chỉ làm cho đất nước thêm phần tươi đẹp mà còn mang “một ao ước, một lối sống cha ông”. Nghĩa là nhân dân …

Phân tích khổ cuối bài thơ Đất Nước (Những người vợ nhớ thương chồng…hết) (hay nhất)

  • Tác giả: thpttranhungdao.edu.vn
  • Ngày đăng: 03/08/2023
  • Đánh giá: 2.45 (58 vote)
  • Tóm tắt: Phân tích khổ cuối bài thơ Đất Nước (Những người vợ nhớ thương chồng…hết) (hay nhất). 02/03/2023 Bởi thpttranhungdao. Bạn đang xem: Phân tích khổ cuối bài …
  • Nội Dung: Nguyễn Khoa Điềm là một trong những thi sĩ mặc áo lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, trữ tình — chính luận. Trường ca Mặt đường khát vọng là một trong những thi phẩm viết về đề tài non sông trong …

BÌNH GIẢNG ĐOẠN THƠ SAU TRONG ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM: NHỮNG NGƯỜI VỢ NHỚ CHỒNG

  • Tác giả: truongdaylaixevn.edu.vn
  • Ngày đăng: 10/06/2022
  • Đánh giá: 2.38 (191 vote)
  • Tóm tắt: “Những người vk nhớ chồng còn góp mang đến Đất Nước phần đông núi Vọng PhuCặp vợ ông xã yêu nhau góp yêu cầu hòn Trống MáiNgười học tập trò …
  • Nội Dung: Trong ᴄáᴄ nhà thơ trẻ thời ᴄhống Mỹ, Nguуễn Khoa Điềm giàu ᴄhất ѕuу tưởng, хúᴄ ᴄảm dồn nén, thể hiện một ᴄhiều ѕâu ᴠăn hoá, đặᴄ trưng ᴄủa thế hệ ᴄáᴄ nhà thơ thời kỳ ᴄhống Mỹ ᴄứu nướᴄ đã ᴄó một hành trang ᴠăn hóa ᴄhuẩn bị khá ᴄhu đáo trướᴄ khi bướᴄ …

Nội dung chính của đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn

  • Tác giả: vungoi.vn
  • Ngày đăng: 10/27/2022
  • Đánh giá: 2.22 (117 vote)
  • Tóm tắt: Nội dung chính của đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái …
  • Nội Dung: Trong ᴄáᴄ nhà thơ trẻ thời ᴄhống Mỹ, Nguуễn Khoa Điềm giàu ᴄhất ѕuу tưởng, хúᴄ ᴄảm dồn nén, thể hiện một ᴄhiều ѕâu ᴠăn hoá, đặᴄ trưng ᴄủa thế hệ ᴄáᴄ nhà thơ thời kỳ ᴄhống Mỹ ᴄứu nướᴄ đã ᴄó một hành trang ᴠăn hóa ᴄhuẩn bị khá ᴄhu đáo trướᴄ khi bướᴄ …

Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ”Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

  • Tác giả: tip.edu.vn
  • Ngày đăng: 03/08/2023
  • Đánh giá: 2.27 (185 vote)
  • Tóm tắt: Văn mẫu lớp 12: Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ”Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” trong Đất nước của Nguyễn Khoa …
  • Nội Dung: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng năm in góp dòng sông xanh …

Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ”Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta” trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

  • Tác giả: tailieumienphi.vn
  • Ngày đăng: 04/26/2022
  • Đánh giá: 2.02 (116 vote)
  • Tóm tắt: Đề bài: Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ”Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta” trong Đất nước của …
  • Nội Dung: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng năm in góp dòng sông xanh …

Bình giảng đoạn thơ sau: "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta."

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 06/21/2022
  • Đánh giá: 1.92 (52 vote)
  • Tóm tắt: Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Chế Lan Viên nhìn suốt chiều dài …
  • Nội Dung: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng năm in góp dòng sông xanh …

Tài liệu Phân tích câu 43 câu 54 bài ‘đất nước’ nguyễn ngọc lan chi 12cv

  • Tác giả: xemtailieu.net
  • Ngày đăng: 04/26/2022
  • Đánh giá: 1.98 (162 vote)
  • Tóm tắt: tưởng ấy một lần nữa được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ từ câu 43 đến câu 54 trong phần 2 “Đất. Nước”: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những …
  • Nội Dung: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng năm in góp dòng sông xanh …

Văn mẫu lớp 12: Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước Sơ đồ tư duy & 16 bài văn mẫu hay nhất lớp 12

  • Tác giả: download.vn
  • Ngày đăng: 09/28/2022
  • Đánh giá: 1.81 (95 vote)
  • Tóm tắt: Văn mẫu lớp 12: Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước, … “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
  • Nội Dung: Câu điều kiện “có… thì…” được điệp hai lần cùng với phép đối “ngoại xâm”, “nội thù” và liệt kê các động từ “chống, vùng lên, đánh bại” đã khẳng định tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước của nhân dân. Câu thơ là niềm tự hào của tác giả về …

Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: Những người vợ nhớ chồng … Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

  • Tác giả: dapandethi.vn
  • Ngày đăng: 04/24/2022
  • Đánh giá: 1.75 (116 vote)
  • Tóm tắt: “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu, … Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của …
  • Nội Dung: Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyễn Khoa Điềm đã có …