Vấn đề lười học, sa đà vào các thú vui tiêu khiển như trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Để giúp các bạn học sinh nhận thức chính xác nguyên nhân và cách khắc phục thì nghị luận về hiện tượng lười học sẽ là một giải pháp hiệu quả. Bài viết sau đây, VerbaLearn sẽ giúp bạn phân tích chi tiết đề bài thông qua phần dàn bài và một số bài văn mẫu.
Dàn bài chi tiết
Mở bài
– Giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
– Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp
– Ví dụ: Trên con đường thành công của mỗi người, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong việc chinh phục mở cánh cửa thành công. Để vươn tới những ước mơ hoài bảo cho riêng mình, ngay bây giờ học sinh hiện nay phải nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc học tập. Hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu cho sự phát triển, nâng cao trình độ và không có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời của riêng mình.
Thân bài
1. Giải thích hiện tượng lười học
– Lười học là không chăm chỉ, cần cù, không chịu suy nghĩ trong học tập.
– Luôn nghĩ nó khó đối với mình hay quá dễ nên không chịu học,…
– Điều này được thể hiện rất rõ qua việc không có hứng thú và động lực trong học tập
– Không tập trung nghe giảng khi ở trên lớp, xem thường việc học.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười học
– Do bản thân học sinh, sinh viên lười học do ham chơi, bị lôi kéo, bạn bè rủ rê, không chăm lo học hành mà mải mê chơi game, cúp học để đi theo bạn bè, không có ước mơ không có mục tiêu trong cuộc sống
– Gia đình quá nuông chìu con em mình, cho các em tự do vui chơi mà không quản lý, bỏ bê con cái, sự thờ ơ, không sao sát tình hình học tập, hoặc là việc áp đặt nghiêm khắc quá mức tạo áp lực học tập nên các em học sinh, sinh viên chống đối và không còn ham thích việc học, gián tiếp tạo sự ác cảm với các em về việc lĩnh hội kiến thức.
– Nguyên nhân sâu xa khiến các học sinh dần lười học, lười tư duy. Vì mọi thứ đã có sẵn, các em chỉ cần thực hiện thôi là được và kết quả thì y như rằng “luôn tốt” là do bệnh thành tích trong nhà trường nhiều nhà trường phụ huynh chỉ vì mục tiêu muốn học sinh điểm cao, chạy theo thành tích học sinh giỏi.
– Do công nghệ điện tử, mạng internet, facebook, tik tok, học sinh tiếp cận công nghệ quá sớm và các em bị mất quá nhiều thời gian khi dùng mạng xã hội, không tập trung chăm lo học hành
– Các em học sinh hiện nay áp lực vì việc học quá nhiều, quá tải.Ngoài việc học ở trường 2 buổi sáng và chiều, nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… khiến các em cảm thấy ngột ngạt, và trở nên lười học.
3. Thực trạng học sinh lười học
– Số lượng học sinh bỏ học, cúp tiết để chơi game online, theo bạn bè rủ rê ngày càng nhiều
– Nhiều học sinh đua đòi theo bạn bè nghỉ học ra đời sớm dễ bị sa vào tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội
– Lười học nên thành tích học tập sa sút kéo theo sự chán nản bỏ bê không muốn học
4. Hậu quả
– Đối với cá nhân: bản thân ngày càng sa sút, sau này sẽ không thành công trong cuộc sống vì sự thiếu hụt kiến thức.
– Đối với gia đình và nhà trường: hạnh phúc của gia đình đi xuống, rạn nứt tình cảm giữa cha mẹ và con cái, đôi bên không thể hiểu nhau. Chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng trong kiến thức của học sinh.
– Đối với xã hội: tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi trẻ của ngày nay sẽ vận hành đất nước của mình sau này, nhưng tương lai có lẽ sẽ không phát triển tốt được và ngày càng đi xuống nếu tình trạng của học sinh cứ như thế này.
5. Biện pháp khắc phục tình trạng lười học
– Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ, không lãng phí thời gian sống ảo trên facebook, tik tok, chơi game online
– Gia đình quan tâm và chăm sóc con em mình nhiều lơn, chú trọng việc dạy bảo và quản lý, sát sao trong quá trình học tập tại nhà, không bỏ bê và để hết trách nhiệm dạy dỗ cho nhà trường
– Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo, có sự sáng tạo, tư duy và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Không quá áp đặt và chạy đua theo thành tích. Áp dụng chính sách khen thưởng khuyến khích các em đạt thành tích cao trong học tập để tạo nguồn động lực khích lệ tinh thần tự giác trong học tập.
Kết bài
– Phê phán bộ phận học sinh lười biếng học tập. Ý thức được tầm quan trọng của học hành để phấn đấu xây dựng xã hội phát triển.
– Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháo ngoan Bác Hồ.
– Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta phải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay – Mẫu 1
Trên con đường thành công của mỗi người, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong việc chinh phục mở cánh cửa thành công. Để có một cuộc sống thành đạt và vươn tới những ước mơ hoài bảo cho riêng mình, thì ngay bây giờ tất cả chúng ta đặc biệt là tuổi trẻ học sinh hiện nay phải nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc học tập. Học vấn quyết định sự thành công hay thất mà ai trong chúng ta đều phải trải qua. Thế nhưng, hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu cho sự phát triển, nâng cao trình độ và không có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời của riêng mình. Thái độ học tập chểnh mảng, suy nghĩ sai lệch là thực trạng đáng buồn và cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng lười học của học sinh hiện nay.
Hiện tượng lười học khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rõ qua việc học tập không hứng thú, không tập trung chú ý nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Lười học là không chăm chỉ, cần cùm không chịu khó, động não suy nghĩ trong học tập mà chỉ thích học đối phó, không kiên trì nhẫn nại mà thấy khó quá bỏ qua, học quoa loa, hoặc xem thường thấy bài dễ không thèm làm, bài khó không động não, không tư duy. Để lĩnh hội kiến thức mà thầy cô giảng dạy trên lớp không phải là học ngày một ngày hai là có thể hiểu hết được. Người ta có câu “Đá mài mới sắc, người có học mới nên” việc học là điều kiện cần để con người bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc để mới nghĩ đến việc vươn xa vươn đến tầm cao của thế giới. Không thì nước ta chỉ mãi là đất nước nhỏ bé không có tiềm lực phát triển kinh tế. Chính vì thế công việc học tập đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển, phồn vinh của nước nhà. Nhưng hiện tại đang tồn tại tình trạng lười học của học sinh hiện nay.
Nguyên nhân do đâu mà tình trạng lười học đang xuất hiện nhiều ở học sinh ngày nay? Trước tiên, nguyên nhân do chính bản thân học sinh lười học là do ham chơi, bị lôi kéo bạn bè rủ rê, không chăm lo học hành mà mải mê chơi game, cúp học để đi theo bạn bè, không có ước mơ không có mục tiêu trong cuộc sống. Gia đình quá nuông chìu con em mình, cho các em tự do vui chơi, giải trí mà không biết cách quản lý, bỏ bê con cái, sự thờ ơ, không sao sát tình hình học tập, hoặc là việc áp đặt nghiêm khắc quá mức tạo áp lực học tập nên các em học sinh, sinh viên chống đối và không còn ham thích việc học, gián tiếp tạo sự ác cảm với các em về việc lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa khiến các học sinh dần lười học, lười tư duy. Vì mọi thứ đã có sẵn, các em chỉ cần thực hiện thôi là được và kết quả thì y như rằng “luôn tốt” là do bệnh thành tích trong nhà trường nhiều nhà trường phụ huynh chỉ vì mục tiêu muốn học sinh điểm cao, chạy theo thành tích học sinh giỏi. Do công nghệ điện tử, mạng internet, facebook, tik tok, học sinh tiếp cận công nghệ quá sớm và các em bị mất quá nhiều thời gian khi dùng mạng xã hội, không tập trung chăm lo học hành. Các bạn biết đó với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật. Máy móc hiện đại dần dần thay thế con người, con người không phải hoạt động nặng nhọc về lao động chân tay, cả trí óc. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc lạm dụng quá mức với thiết bị công nghệ con người trở nên thụ động, lười nhác, trì trệ không động não, lười tư duy.
Chính sự phát triển của thiết bị công nghệ điện tử và mạng xã hội đã dẫn đến tình trạng lười học của học sinh hiện nay. Khi ngồi vào học bài thì các em để điện thoại một bên dành thời gian lướt facebook, chơi game online, sự hấp dẫn của mạng xã hội nhiều ứng dụng mới ra đời cũng là thú vui giải trí mà các em nếu không biết cách phân bổ thời gian học tập và giải trí hợp lý sẽ dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Nhiều bạn trẻ cứ chơi một lát rồi học, nhưng khi lôi cuốn vào mạng xã hội mà không biết có dừng đúng lúc thì việc chơi lấn áp cả thời gian dành cho việc hoàn thành bài tập về nhà để nộp bài đúng hạn cho cô giáo. Các bạn hãy nhớ câu việc học hôm nay chứ để ngày mai, bởi vì cứ hẹn mai dạy sớm hoàn thành thì dần dần tạo thói quen không tốt, ăn sâu vào tiềm thức và thấy nó hết sức bình thường và từ khi nào chúng ta xem nhẹ việc học tập, biến việc học là phụ còn việc giải trí là chính.
Hiện nay, trên google kiến thức hay văn mẫu nào cũng có khiến cho học sinh ỷ lại không động não suy nghĩ làm bài theo lối văn của mình, hoặc chép bài giải của các bài toán trên mạng. Thay vào đó, lên mạng chép nộp đối phó với thầy cô mà chẳng bận tâm suy nghĩ nhiều, các bạn sẽ không hiểu được cách làm bản chất vấn đề và nhiều lần như vậy học sinh lười động não, lười suy nghĩ không có sự sáng tạo sẽ có kết quả học tập không cao. Các em học sinh hiện nay áp lực vì việc học quá nhiều, quá tải.Ngoài việc học ở trường 2 buổi sáng và chiều, nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… khiến các em cảm thấy ngột ngạt, và trở nên lười học.
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học, nhưng chung quy lại có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan để làm rõ về hiện tượng lười học của học sinh ngày nay. Nguyên nhân khách quan là do sức ép từ cha mẹ học sinh đặt kì vọng quá nhiều vào con làm cho học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc do tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng từ gia đình. Còn nguyên nhân chủ quan như: ham chơi điện tử, lười học, đua đòi, bỏ bê chuyện học tập. Những bạn học sinh đó có biết việc làm đó gây nên hậu quả như thế nào đến bản thân mình và toàn xã hội.
Thực trạng, hậu quả của việc lười học của học sinh đã gây ra những hậu quả to lớn với chính bản thân các em và toàn xã hội như thế nào? Số lượng học sinh bỏ học, cúp tiết để chơi game online, theo bạn bè rủ rê ngày càng nhiều. Nhiều học sinh đua đòi theo bạn bè nghỉ học ra đời sớm dễ bị sa vào tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Lười học nên thành tích học tập sa sút kéo theo sự chán nản bỏ bê không muốn học.
Khi học sinh mà nhát học thì mất kiến thức nền tảng và kéo theo đó là mất căn bản không hiểu bài và ảnh hưởng đến kết quả học tập, nhiều em bị ở lại lớp vì hỏng quá nhiều kiến thức. Học tập trên lớp đã được bộ giáo dục soạn thảo theo tiến trình cấp bậc từ thấp lên cao. Nếu như nền tảng kiến thức bị mất thì việc lên lớp để tiếp thu kiến thức khó hơn sẽ khó mà thực hiện được, gây ra hiện tưởng chán học vì học không hiểu bài thì đi học đối với các em như là một cực hình về tinh thần. Ở trường nào mà hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và sự uy tín của nhà trường. Không những vậy, mà ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Khi các bạn đua đòi, không chú tâm học tập, ham mê chơi điện tử, buông thả bản thân thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, làm ba mẹ gia đình buồn phiền hao tổn tiền bạc gia đình một cách vô ích. Việc bỏ bê học hành ra đời sớm tiếp xúc với xã hội bên ngoài mà không kịp trang bị những kiến thức, vốn sống cơ bản, các em dễ bị kẻ xấu dụ dỗ lôi kéo, dễ lâm vào tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, giết người,… Nhưng thực tế không phải ai cũng lười học, nhiều em học sinh nhà nghèo vượt khó không ngừng nỗ lực để đổi mới cuộc đời và giúp gia đình thoát nghèo. Các em nỗ lực học tập, phấn đấu để trở thành những học sinh ngoan, học giỏi luôn đạt thành tích cao trong học tập và được cha mẹ thầy cô tự hào.
Vậy bây giờ chúng ta cần làm gì? làm như thế nào để khắc phục hiện tượng học sinh lười học hiện nay? Mỗi bạn học sinh cần phải tự vươn lên trong học tập, có ý thức cố gắng. Ở trên lớp cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chỗ nào không hiểu phải hỏi bạn bè hoặc thầy cô để hiểu bài hơn chứ không được giấu dốt, phải chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp, phải cố gắng tìm lại niềm vui trong học tập, không để chuyện gia đình ảnh hưởng đến học tập. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng phải ủng hộ cho học sinh tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, đi thăm quan để nâng cao hiểu biết cách ứng xử giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Việc học thật sự rất quan trọng đối với chúng ta.
Những biện pháp khắc phục tình trạng lười học của học sinh, mỗi cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Có thái độ tích cực, có niềm say mê trong học tập và tự trang bị cho mình những vốn sống, hiểu biết cơ bản để có thể tránh khỏi những dụ dỗ bởi các trò chơi điện tử online vô bổ, không lãng phí thời gian sống ảo trên facebook, tiktok, biết cân bằng và điều chỉnh thời gian học tập và giải trí hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học. Đặt biệt, gia đình cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc con em mình nhiều lơn, chú trọng việc dạy bảo và quản lý, sát sao trong quá trình học tập tại nhà, không bỏ bê và để hết trách nhiệm dạy dỗ cho nhà trường. Cha mẹ luôn động viên an ủi các em thay vì dùng những khung hình phạt cứng nhắc khi các em phạm sai lầm, có phương pháp dạy con hiệu quả. Ngoài ra, phía nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo, có sự sáng tạo, tư duy và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Không quá áp đặt và chạy đua theo thành tích. Áp dụng chính sách khen thưởng khuyến khích các em đạt thành tích cao trong học tập để tạo nguồn động lực khích lệ tinh thần tự giác trong học tập. Khi các em cố gắng học tập chăm chỉ thì kiến thức của các bạn sẽ không bị mất, kết quả học tập cũng không bị ảnh hưởng, thành tích học tập của trường lớp luôn tốt. Bố mẹ của các bạn đó cũng tự hào, hãnh diện vì có đứa con chăm ngoan học giỏi, để được nở mày nở mặt trước mọi người.
Hiện tượng lười học đừng để biến thành căn bệnh phổ biến của học sinh trong nhà trường hiện nay. Vì khi không có hứng thú, không có động lực học tập, không tập trung lắng nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Từ những hành động trên đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Trước hết, việc lười biếng trong học tập lâu dần sẽ tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất lớn và khó thể bù lại được.Từ đó, ta sẽ thấy việc học trở nên rất khó khăn, cảm thấy lười và nhàm chán khi nhắc đến việc học. Nếu bây giờ không siêng năng, chăm chỉ trong học tập, sau này chắc chắn ta sẽ không có tương lai tốt đẹp, không đạt những thành công kỳ vọng trong cuộc sống và không giúp ích được cho đất nước. Không có tri thức là ta đang tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu như hiện tượng lười học ngày càng nhiều thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển phồn vinh của đất nước. Vì một thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát thụ động. Không ai thành công mà không bỏ công sức học tập rèn luyện, “học đi đôi với hành, học nữa học mãi”, tích lũy kiến thức, rèn luyện đạo đức nhân cách, tránh hiện tượng học tủ, học vẹt, học lệch, học đối phó. Sự nỗ lực là con đường để tiến tới thành công, là hành trang vững chắc và quý giá nhất ta bước vào đời.
Chính vì thế, cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Phía gia đình phải quan tâm, chú ý đến tầm quan trọng của việc học tập và nuôi dạy con cái không quá nuông chiều mà phải động viên khích lệ tinh thần, và phía nhà trường cũng không nên tạo áp lực mà có những biện pháp dạy sáng tạo gây hứng thú cho học sinh. Mọi người hãy cố gắng học tập chăm chỉ để tiếp thu những kiến thức và vốn hiểu biết đó để vận dụng vào trong cuộc sống và làm hành trang trên con đường mở cánh cửa thành công để đạt những ước mơ hoài bão cho bản thân.
Tóm lại, học sinh là thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước. Bây giờ, chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Học sinh phải lấy việc học lên làm đầu, phải không ngừng cố gắng, rèn luyện, không ngừng học hỏi, chăm chỉ học tập bồi dưỡng, nâng cao tri thức và hãy học tập vì một tương lai tốt đẹp của chính bản thân chúng ta và gia đình. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng chúng ta phải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa.
Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay – Mẫu 2
“Tuổi trẻ là tương lai của đất nước”, có lẽ câu nói này hoàn toàn hợp lý và chính xác đối với các nước trên thế giới. Bởi không ai có thể “trường sinh bất tử” cho nên các thế hệ trẻ bây giờ sẽ được học tập và đào tạo để sau này có thể thay thế các thế hệ trước tiếp tục bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Tuy nhiên, tình trạng lười biếng học tập của học sinh hiện nay đang ở mức báo động và hiện tượng này đang thu hút sự chú ý của dư luận, cũng bởi vì họ biết, nếu một người không học tập, không có tri thức thì sẽ khó mà đứng vững trên đường đời, cũng như lo lắng cho việc tương lai của đất nước sẽ như thế nào nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi.
Lười biếng có thể coi là một thói hư tật xấu, một căn bệnh “nan y” cần được loại bỏ, nhất là đối với lứa tuổi học sinh, một lứa tuổi đang trong quá trình học hỏi và hoàn thiện bản thân. Và hiện nay, có không ít học sinh lơ là việc học tập, đi học không nghe giảng, không học bài trước khi đến lớp, không làm bài tập về nhà, ngủ, chơi điện thoại trong giờ học, không viết bài, hoàn toàn không có tinh thần và chán nản trong học tập, hay mơ màng đến những thứ khác khi đến lớp. Ngoài ra còn có những học sinh mặc đồng phục và xách cặp đi học nhưng thực chất là “cúp học”, bỏ tiết và thay vào đó là tham gia vào các thú vui bên ngoài như các quán điện tử, quán cà phê,…. những tình trạng ở trên chính là hiện tượng lười học và khá phổ biến ở giới học sinh.
Và tất nhiên rồi, cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả. Những nguyên nhân này là gì và từ đâu đến? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lười học của học sinh, và có sáu nguyên nhân chính trong số vô vàn những nguyên nhân khiến cho học sinh cảm thấy lười nhác khi nhắc đến học hành. Thứ nhất chính là việc học sinh đã dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy vi tính. Và đúng vậy, với thời buổi công nghệ 4.0 đang bùng nổ như hiện nay thì các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính bảng đang dành được rất nhiều sự chú ý từ giới trẻ bởi nó hiện đại hợp thời và khá là tiện lợi. Tuy nhiên, thay vì sử dụng chúng một cách đúng đắn và hợp lý thì khá nhiều bạn học sinh ngày nay lại lạm dụng và coi những sản phẩm ấy như là nguồn sống duy nhất. Ngủ dậy “lướt lướt” hóng hớt vài mẩu tin tức đã rồi mới đánh răng, ăn sáng. Lên trường học thì len lén nhắn tin, chơi game trong giờ học, về nhà là quăng sách vở sang một bên, quăng những kiến thức ít ỏi học được trong ngày ra sau đầu và hăng hái bấm điện thoại đến nổi quên ăn, quên ngủ. Không tình nguyện, không có hứng thú đối với các hoạt động ngoài trời, và khi không có điện thoại là cảm thấy thiếu thốn, khó chịu, bứt rứt trong người. Và dần dần những bạn học sinh ấy sẽ bị những sản phẩm công nghệ chi phối, quản lý thời gian học hành, cũng như các hoạt động cá nhân khác. Tuy nhiên, không chỉ là ở cá nhân học sinh, mà hiện nay có nhiều phụ huynh vì bận bịu công việc hoặc cũng bị những cái điện thoại thu hút mà dẫn tới việc không có thời gian, thơ ơ với việc chăm sóc con và giao con mình cho điện thoại, ipad, máy tính “trông giữ”. Và cũng vì nguyên nhân đó mà có không ít trường hợp vì chơi điện thoại không biết điểm dừng dẫn tới việc học hành sa sút, kết quả ngày xuống dốc. Sau đó còn có một vài trường hợp, phụ huynh chỉ lo nhìn vào kết quả học tập xấu đó và la mắng con mình, mà không nhận ra nguyên nhân ban đầu là do bản thân đã tạo cho con mình có thói quen xấu.
Nguyên nhân thứ hai chính là “bệnh thành tích”. Đối với một số gia đình mà nói, số điểm, xếp hạng của con cái chính là bộ mặt của gia đình cho nên con mình nhất định phải có thành tích tốt, nhất định phải nằm trong top lớp, nhất định phải là số một. Cũng vì lối suy nghĩ ấy mà phụ huynh ngày nay đang chạy đôn chạy đáo tìm cho con mình một lớp học thêm chất lượng, một gia sư giỏi để nhồi nhét kiến thức vào đầu con mình và vô tình biến đứa trẻ trở thành một con robot. Chỉ cần nghe lời, ngoài giờ ăn ngủ thì cứ ngồi vào bàn để học là được rồi. Ngoài đi học trên trường thì giờ này, giờ kia cũng phải có mặt tại lớp học thêm, ngày nghỉ cũng được dàn xếp cho các lớp học khác. Không chỉ vậy, mà có lẽ con đường dài của cuộc đời đứa trẻ cũng đã được cha, mẹ thay mặt để an bài xong hết rồi, con trẻ chỉ cần bước theo mà thôi. Nhưng họ lại không nhận ra đây chính là nguyên nhân khiến con mình chán nản với việc học tập, việc cha, mẹ đặt kỳ vọng quá lớn làm đứa trẻ cảm thấy áp lực và dần dần sẽ không trụ nổi mà buông thả việc học hành, bởi vì đứa trẻ không biết mình học để làm gì, mục đích của việc học là gì. Và khi không có mục tiêu để phấn đấu thì học hành gì cũng sẽ không kiên trì lâu được. Thứ ba là do cha, mẹ không dành thời gian cho con. Có thể là vì cuộc sống mưu sinh hằng ngày của gia đình mà cha, mẹ đã vô tình quên đi việc học hành của con cái, có lẽ họ nghĩ chỉ cần phó mặc cho giáo viên là được rồi, và cứ vậy an tâm làm việc tiếp mà không biết việc học hành của trẻ cần đến sự quan tâm từ hai phía là nhà trường và gia đình, bởi ngoài việc học trên trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng vì lúc ấy cần có sự nhắc nhở từ phía phụ huynh để con cái chuyên tâm hơn trong việc học. Thứ tư là học sinh áp lực vì phải học quá nhiều. Ngoài việc học ở trường thì nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… điều đó làm cho các em thấy ngột ngạt và dẫn tới việc lười học. Bên cạnh đó, việc học “chay” còn khá nhiều, việc rèn luyện tiếp thu kiến thức, kỹ năng hạn chế cũng dẫn tới việc cả thầy và trò cùng phải vất vả, cố sức dẫn tới việc quá tải và áp lực. Thứ năm chính là “phải làm theo mẫu”. Với một bài toán có nhiều cách giải thì thầy, cô lại chỉ cho phép giải theo cách này thôi, nếu không sẽ không đúng. Và dẫn tới tâm lý học sinh không dám làm khác mẫu thầy, cô chỉ bởi vì sợ sai. Hoặc là những bài văn cần những ý tưởng, cách viết của bản thân thì học sinh lại học thuộc y chang bài văn cô cho để làm kiểm tra. Bởi vì tâm lý sợ sai nên học sinh không dám mang ý tưởng hay sự sáng tạo vào việc học, dẫn tới hệ lụy học sinh đang dần thụ động, lười suy nghĩ.
Thứ ba là do cha, mẹ không dành thời gian cho con. Có thể là vì cuộc sống mưu sinh hằng ngày của gia đình mà cha, mẹ đã vô tình quên đi việc học hành của con cái, có lẽ họ nghĩ chỉ cần phó mặc cho giáo viên là được rồi, và cứ vậy an tâm làm việc tiếp mà không biết việc học hành của trẻ cần đến sự quan tâm từ hai phía là nhà trường và gia đình, bởi ngoài việc học trên trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng vì lúc ấy cần có sự nhắc nhở từ phía phụ huynh để con cái chuyên tâm hơn trong việc học. Thứ tư là học sinh áp lực vì phải học quá nhiều. Ngoài việc học ở trường thì nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… điều đó làm cho các em thấy ngột ngạt và dẫn tới việc lười học. Bên cạnh đó, việc học “chay” còn khá nhiều, việc rèn luyện tiếp thu kiến thức, kỹ năng hạn chế cũng dẫn tới việc cả thầy và trò cùng phải vất vả, cố sức dẫn tới việc quá tải và áp lực. Thứ năm chính là “phải làm theo mẫu”. Với một bài toán có nhiều cách giải thì thầy, cô lại chỉ cho phép giải theo cách này thôi, nếu không sẽ không đúng. Và dẫn tới tâm lý học sinh không dám làm khác mẫu thầy, cô chỉ bởi vì sợ sai. Hoặc là những bài văn cần những ý tưởng, cách viết của bản thân thì học sinh lại học thuộc y chang bài văn cô cho để làm kiểm tra. Bởi vì tâm lý sợ sai nên học sinh không dám mang ý tưởng hay sự sáng tạo vào việc học, dẫn tới hệ lụy học sinh đang dần thụ động, lười suy nghĩ. Cuối cùng chính là do học sinh không ý thức được việc học tập quan trọng ra sao. Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi một học sinh nên biết điều này và tìm ra mục tiêu học tập cho mình. Với thời kỳ hiện đại, có những học sinh vì quá chăm chút vào các nhân vật ảo trên mạng, trên game mà quên đi cuộc sống thật của bản thân. Khi không có mục tiêu, không biết ước mơ của mình là gì, học sinh sẽ dễ chán nản đối với việc học hành. Bởi vì không biết tại sao lại phải đi học, học để làm gì, những kiến thức này dùng vào việc gì,….. Cứ với lối suy nghĩ như vậy, học sinh sẽ không cảm thấy mặn mà gì với học tập, coi đó là việc bị ép buộc dẫn tới tâm lý phản kháng, chống đối với việc học hành. Và cũng vì những nguyên nhân trên mà tỷ lệ trốn học, cúp tiết ngày càng nhiều. Thành tích học tập đang ngày càng đi xuống không có dấu hiệu dừng lại. Còn có những học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến. Dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng trong kiến thức của học sinh. Học sinh khi ra đời quá sớm với lối suy nghĩ non nớt sẽ dễ bị dụ dỗ và sẽ xuất hiện những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống. Không chỉ vậy, mà việc lười học, không chịu trau dồi kiến thức này của học sinh sẽ khiến đất nước thiếu hụt nhân tài và việc đó sẽ làm cho đất nước khó phát triển, khó mà đi lên sánh vai với các cường quốc.
Dựa vào các nguyên nhân đó mà chúng ta cũng có thể đưa ra các biện pháp để giúp cho các bạn học sinh khắc phục lại việc học tập. Gia đình cần quan tâm đến con mình nhiều hơn, hãy dành thời gian để đốc thúc việc học hành của con và hạn chế việc chơi điện thoại, máy vi tính nhất có thể. Ngoài ra cha mẹ cũng hãy dành thời gian để vui chơi, sinh hoạt cùng con trong những ngày cuối tuần để hiểu được tính cách và cảm xúc của con hơn. Qua đó cũng hãy lắng nghe và định hướng cho tương lai của con, hoặc là ủng hộ khi con có những ước mơ hay mục tiêu nhất định. Ngoài ra, nhà trường và thầy cô cũng hãy giao các bài tập vừa đủ, hợp lý để học sinh có thể rèn luyện, ôn tập một cách có hiệu quả. Ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”, thay vì để học sinh phải tiếp nhận nội dung theo kiểu học thuộc lòng từng câu chữ thì giáo viên hãy dạy theo kiểu mô tả kiến thức, và cần có những buổi thực hành để học sinh có thể hiểu vấn đề sâu hơn, đồng nghĩa với việc kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu hơn và khi hiểu được nội dung thì học sinh cũng sẽ có hứng thú đối với các bài học tiếp theo hơn. Không chỉ vậy, mà bản thân của mỗi học sinh cần phải tự mình ý thức được việc học tập quan trọng ra sao, bởi vì việc tiếp thu kiến thức không chỉ hỗ trợ các bạn trong tương lai mà các bạn còn cần kiến thức để đưa Tổ quốc đi vào thời kỳ thịnh vượng, phát triển hơn nữa. Gia đình và nhà trường có cố gắng giúp đỡ, đốc thúc bạn như thế nào mà bản thân bạn vẫn lười biếng, không muốn cố gắng thì công sức của mọi người cũng sẽ tiêu tan. Các bạn học sinh nên ý thức được trách nhiệm của mình và xác định cho mình một mục tiêu, một ước mơ để lấy đó làm động lực học tập đầu tiên. Sau đó hãy cố gắng với các môn mình thích trước để xây dựng hứng thú học, và dần dần là cố gắng rèn luyện với các môn khó để đưa tri thức phát triển rộng hơn. Điều quan trọng chính là ở ý thức của mỗi người chúng ta, không nên đổ lỗi cho cha mẹ hay thầy cô bởi vì có học hành đàng hoàng để tương lai có một cuộc sống tốt đẹp hay không thì là do bạn có chịu đánh thức ý thức và cảnh tình lại suy nghĩ cũng như hành động của bản thân hay không mà thôi, chúng ta cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có đánh giá và cái nhìn đúng đắn nhất.
Đối với những bạn học sinh đua đòi, chạy theo những cái phù phiếm, giao du với người xấu, không học hành đàng hoàng thì chúng ta nên phê phán những bạn học sinh đó, cũng như giúp đỡ các bạn quay trở lại với học tập và có cái nhìn đúng về cuộc sống. Trong bức thư gửi học sinh của Bác Hồ có câu: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Các bạn có thấy không? Việc học không chỉ ở mỗi cá nhân, mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển của cả một quốc gia đó. Cho nên chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để sau này có thể giúp ích được cho bản thân cũng như cho xã hội nhé!
Top 19 phê phán những kẻ lười biếng viết bởi Cosy
Truyện “Sọ Dừa” phê phán đối tượng nào?
- Tác giả: vungoi.vn
- Ngày đăng: 02/21/2023
- Đánh giá: 4.67 (486 vote)
- Tóm tắt: a. · Những kẻ lười biếng ; b. · Những kẻ dốt nát mà huênh hoang ; c. · Những kẻ tham lam, độc ác ; d. · Những kẻ nhát gan.
- Nội Dung: Hiện tượng lười học khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rõ qua việc học tập không hứng thú, không tập trung chú ý nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Lười học là không chăm chỉ, cần cùm không chịu khó, động não suy …
Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng. Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên
- Tác giả: 123docz.net
- Ngày đăng: 04/28/2022
- Đánh giá: 4.55 (253 vote)
- Tóm tắt: Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần … Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao …
- Nội Dung: Hiện tượng lười học khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rõ qua việc học tập không hứng thú, không tập trung chú ý nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Lười học là không chăm chỉ, cần cùm không chịu khó, động não suy …
”Trên con đường thành công ko có dấu chân của kẻ lười biếng” – Olm
- Tác giả: olm.vn
- Ngày đăng: 03/21/2023
- Đánh giá: 4.37 (518 vote)
- Tóm tắt: I/ Câu nói của Lỗ Tấn nhắm phê phán những người lười biếng, để cao sự say mê với công việc của mình, cũng hàm chứa lời động viên để mọi người chăm chú vào …
- Nội Dung: Vậy ta đã bao giờ tự hỏi mình thành công là gì và thế nào là những kẻ lười biếng? Phải chăng thành công – cái đỉnh của vinh quang mà con người đạt được trong suốt quá trình học tập, làm việc? Là khi ta chạm tới mục đích đã đặt ra. Hay chỉ đơn thuần …
Top 7 Đoạn văn nghị luận xã hội về bệnh lười hay nhất
- Tác giả: topic.vn
- Ngày đăng: 11/17/2022
- Đánh giá: 4.05 (367 vote)
- Tóm tắt: Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài … để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười …
- Nội Dung: Vậy ta đã bao giờ tự hỏi mình thành công là gì và thế nào là những kẻ lười biếng? Phải chăng thành công – cái đỉnh của vinh quang mà con người đạt được trong suốt quá trình học tập, làm việc? Là khi ta chạm tới mục đích đã đặt ra. Hay chỉ đơn thuần …
Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng
- Tác giả: hoc247.net
- Ngày đăng: 12/12/2022
- Đánh giá: 3.86 (370 vote)
- Tóm tắt: Còn “bước chân của kẻ lười biếng” chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên “đường … Phê phán: trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lười biếng, sống ỷ lại, …
- Nội Dung: Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,… Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để …
Nghị luận: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” Bày tỏ ý kiến của em về câu nói trên
- Tác giả: baivanmau.net
- Ngày đăng: 11/13/2022
- Đánh giá: 3.64 (428 vote)
- Tóm tắt: Dàn ý sơ lược: I/ Câu nói của Lỗ Tấn nhằm phê phán những người lười biếng, để cao sự say mê với công việc của mình, cũng hàm chứa lời động viên để mọi người …
- Nội Dung: Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,… Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để …
Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
»» Có phải “Kẻ lười biếng” là thần đồng, nhà hùng biện, hay kẻ đốt đền, chém gió
- Tác giả: rongmotamhon.net
- Ngày đăng: 03/08/2023
- Đánh giá: 3.47 (498 vote)
- Tóm tắt: “Kẻ lười biếng” phê phán rằng: “Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phát triển theo cùng một hướng giống nhau?.” Đề xuất của “Kẻ lười …
- Nội Dung: Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,… Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để …
Suy nghĩ về hiện tượng lười biếng trong học tập của nhiều học sinh ngày nay
- Tác giả: theki.vn
- Ngày đăng: 02/03/2023
- Đánh giá: 3.19 (442 vote)
- Tóm tắt: Ngược lại chúng ta cũng cần phải phê phán các bạn học sinh lười học, không có cố gắng phấn đấu. Không biết nghĩ đến công lao dạy dỗ của thầy cô, …
- Nội Dung: Nguyên nhân chính dẫn đến việc lười học là do chính bản thân học sinh không xác định được tương lai, ước mơ của mình nên không thể đặt ra được mục tiêu để cố gắng, phấn đấu trong học tập. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là do bị lôi kéo, bị dụ dỗ …
Nghị luận Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng
- Tác giả: doctailieu.com
- Ngày đăng: 03/03/2023
- Đánh giá: 3.04 (206 vote)
- Tóm tắt: Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận đúng đắn để con người đến với thành công. Không một thành quả nào …
- Nội Dung: Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển cao, lượng tri thức đồ sộ, nếu lười biếng ta không thể bắt kịp tốc độ tiến bộ của cuộc sống, sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, rơi vào tình trạng ngu dốt và nghèo đói. Lười biếng là mầm móng của sai lầm và …
Truyện “Sọ Dừa” phê phán đối tượng nào?
- Tác giả: khoahoc.vietjack.com
- Ngày đăng: 01/16/2023
- Đánh giá: 2.79 (94 vote)
- Tóm tắt: Truyện “Sọ Dừa” phê phán đối tượng nào? A. Những kẻ lười biếng B. Những kẻ dốt nát mà huênh hoang C. Những kẻ tham lam, độc ác D. Những kẻ …
- Nội Dung: Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển cao, lượng tri thức đồ sộ, nếu lười biếng ta không thể bắt kịp tốc độ tiến bộ của cuộc sống, sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, rơi vào tình trạng ngu dốt và nghèo đói. Lười biếng là mầm móng của sai lầm và …
viết lí giải và tác dụng bài “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (50d) tìm mạng cũng đc nhưng phải đúng ạ
- Tác giả: hoidap247.com
- Ngày đăng: 05/07/2022
- Đánh giá: 2.72 (134 vote)
- Tóm tắt: Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận … Và những kẻ lười biếng, khác nào những kẻ từ bỏ vinh quang, …
- Nội Dung: Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển cao, lượng tri thức đồ sộ, nếu lười biếng ta không thể bắt kịp tốc độ tiến bộ của cuộc sống, sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, rơi vào tình trạng ngu dốt và nghèo đói. Lười biếng là mầm móng của sai lầm và …
Tổng hợp những câu nói hay về sự lười biếng giúp bạn muốn cải thiện bản thân
- Tác giả: nhungcaunoihay.info
- Ngày đăng: 10/28/2022
- Đánh giá: 2.79 (167 vote)
- Tóm tắt: Tại sao cần phê phán những kẻ lười biếng? Sự lười biếng có thể ảnh hưởng xấu đến đời sống và công việc của chúng ta. Nếu một người lười biếng …
- Nội Dung: Vì vậy, để giúp họ trở nên chăm chỉ hơn, chịu khó hơn thì mỗi chúng ta nên cùng nhau góp ý kiến, những lời khuyên nhủ lành mạnh, ý nghĩa nhất. Con người chúng ta cũng chỉ muốn giúp đỡ nhau, cùng nhau hoàn thiện bản thân để góp phần vào môi trường …
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng
- Tác giả: vanlangcollege.edu.vn
- Ngày đăng: 02/22/2023
- Đánh giá: 2.61 (128 vote)
- Tóm tắt: Những kẻ như vậy đáng bị xã hội phê phán vì thái độ sống tiêu cực. Và họ sẽ dần bị mọi người xa lánh và không bao giờ nhận ra được sự vinh quang của lao động, …
- Nội Dung: Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ – người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên …
Những Câu Tục Ngữ Nói Về Sự Lười Biếng ❤️️90+ Thành Ngữ Hay
- Tác giả: thohay.vn
- Ngày đăng: 04/01/2023
- Đánh giá: 2.46 (90 vote)
- Tóm tắt: Giàu đâu những kẻ ngủ trưa, Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày ? Lười như hủi. Siêng uống nác, nhác đi ẻ. Lạ gì cái …
- Nội Dung: Từ ngày em về nhà nàyTưởng ngày một khá, hóa ngày một hưĐi chợ ăn những quà trừĐi tắm mất váy khư khư chạy vềNấu cơm trên sống dưới khêĐủ cả tứ bề như thể cháo hoaBữa ăn nồi bảy nồi baQuanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nàoRửa bát ngủ gật cầu aoNgủ …
Ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, nghiện ngập, tệ nạn, đa thê
- Tác giả: onthivan.vn
- Ngày đăng: 06/15/2022
- Đánh giá: 2.3 (143 vote)
- Tóm tắt: BÀI LÀM 1. Đời người chỉ một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. 2. Làm trai rửa bát quét nhà, Vợ gọi thì: Dạ, bẩm bà tôi đây!
- Nội Dung: Từ ngày em về nhà nàyTưởng ngày một khá, hóa ngày một hưĐi chợ ăn những quà trừĐi tắm mất váy khư khư chạy vềNấu cơm trên sống dưới khêĐủ cả tứ bề như thể cháo hoaBữa ăn nồi bảy nồi baQuanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nàoRửa bát ngủ gật cầu aoNgủ …
Nghị luận hiện tượng, đời sống về bệnh lười biếng của giới trẻ hiện nay
- Tác giả: elib.vn
- Ngày đăng: 02/22/2023
- Đánh giá: 2.24 (60 vote)
- Tóm tắt: Cùng eLib tham khảo để đúc kết cho mình những kinh nghiệm làm văn nhé. Chúc các em học tốt! Mục lục nội dung. 1. Viết đoạn văn về sự lười biếng. 2.
- Nội Dung: Là mỗi một công dân của đất nước, chúng ta không thể mang trong mình sự lười biếng. Bạn biết không? May mắn và thành công không bao giờ đến với người lười biếng. Lười biếng sẽ khiến bạn ngày càng tệ hại, mọi người xa lánh,… Cuối cùng, bạn nhận lại …
Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét – Hoc24
- Tác giả: hoc24.vn
- Ngày đăng: 05/29/2022
- Đánh giá: 2.26 (118 vote)
- Tóm tắt: Con đường đi đến thành công, không có vết chân của kẻ lười biếng” em suy nghĩ … Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận …
- Nội Dung: Câu nói của Lỗ Tấn thể hiện một cách nhìn nhận vô cùng đúng đắn về cuộc sống và sự thành công trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, những con đường bình thường đã chứa đựng đầy chông gai và trắc trở. Con đường dẫn đến thành công càng gian nan và …
phê phán những kẻ lười biếng
- Tác giả: tiktok.com
- Ngày đăng: 08/17/2022
- Đánh giá: 2.03 (110 vote)
- Tóm tắt: Khám phá các video liên quan đến phê phán những kẻ lười biếng trên TikTok. Video. matmavanhoc.official. 50.4K. Viết văn NLXH thì nên phê phán như nào cho …
- Nội Dung: Câu nói của Lỗ Tấn thể hiện một cách nhìn nhận vô cùng đúng đắn về cuộc sống và sự thành công trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, những con đường bình thường đã chứa đựng đầy chông gai và trắc trở. Con đường dẫn đến thành công càng gian nan và …
Top 30 Suy nghĩ về câu Trên bước đường thành công không có dấu
- Tác giả: toptailieu.vn
- Ngày đăng: 06/16/2022
- Đánh giá: 1.92 (136 vote)
- Tóm tắt: Những kẻ lười biếng đó đồng nghĩa với những con người chỉ nghĩ đến … Những kẻ như vậy đáng bị xã hội phê phán vì thái độ sống tiêu cực.
- Nội Dung: Đại văn hào Vichto Hugo đã từng nói: “Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét”. Còn nhà văn Lỗ Tấn lại cho rằng: “Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”. Quả thực lười biếng đang trở thành một căn bệnh của xã hội …