Đờm lâu ngày trong cổ họng ảnh hưởng không ít đến cuộc sống hằng ngày và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm một phương pháp làm tiêu đờm đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện là mối quan tâm của nhiều người. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các cách trị tiêu đờm cho người lớn và trẻ nhỏ đơn giản tại nhà.
Đờm trong cổ họng là gì?
Đờm nhầy trong cổ họng là chất tiết đường hô hấp với các thành phần gồm nước, muối, kháng thể, vi sinh vật, khói bụi… Chúng làm nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt các tác nhân gây hại xâm nhập vào mũi, cổ họng. Khi sức khỏe bạn suy giảm, chất đờm sẽ đặc hơn gây cảm giác khó chịu, vướng ở cổ họng.
Nguyên nhân dẫn đến nhiều đờm trong cổ họng
Tình trạng nhiều đờm trong cổ họng thường do các nguyên nhân phổ biến sau:
Bị dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cổ họng tăng tiết đờm nhầy. Những tác nhân gây dị ứng có thể là bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật… Ngoài ra, một số người có cơ địa dị ứng có thể bị khó thở, nhiều đờm khi sử dụng các thực phẩm như ngũ cốc, đậu phộng, hải sản…
Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá gây những ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi. Người hút thuốc trong thời gian dài có thể bị tăng tiết đờm nhầy trong mũi và cổ họng.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Sản xuất đờm là một trong số những cơ chế kháng viêm của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập vi khuẩn, virus có hại. Tuy nhiên, nếu tiết quá nhiều đờm lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng.
Yếu tố sinh lý: Khi hoạt động sinh lý của mũi, họng suy giảm có thể làm cho đờm bị tắc nghẽn trong cổ họng, mũi. Cùng với đó, bệnh vách ngăn lệch sẽ làm ảnh hưởng đến đường lưu thông khiến đờm bị tắc nghẽn.
Do virus: Các loại virus gây bệnh như sởi, ho gà, thủy đậu… cũng là nguyên nhân gây tăng tiết đờm trong cổ họng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Những nguyên nhân gây ho có đờm
Cách làm tiêu đờm cho người lớn đơn giản tại nhà
Dưới đây là các phương pháp làm tiêu đờm cho người lớn giúp tống các chất nhầy khó chịu ra khỏi cổ họng.
1. Xông hơi mũi họng
Xông hơi là liệu pháp đơn giản giúp điều trị tan đờm hiệu quả. Khi xông hơi, hơi nóng đi vào cổ họng sẽ bao bọc lấy đờm và giúp bạn dễ dàng đẩy đờm ra ngoài hơn. Cách xông hơi để trị đờm trong cổ họng tại nhà thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một bát nước sôi và một chiếc khăn to.
- Trùm khăn lên đầu, ghé mặt cách bát nước 15 – 20cm.
- Từ từ hít hơi nóng bay lên, xông trong khoảng 10 – 15 phút.
- Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần mỗi tuần sẽ làm long đờm hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào bát nước nóng một vài giọt tinh dầu thiên nhiên (tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, bạch đàn…) để tăng tác dụng làm long đờm, làm đẹp da, trị mụn.
2. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối với khả năng kháng viêm, sát khuẩn, giúp giảm ngứa rát cổ họng, tiêu đờm, giảm hôi miệng, trị đau răng… Đây là phương pháp rất dễ thực hiện với thành phần đơn giản, bạn có thể sử dụng thường xuyên và bất cứ lúc nào khi gặp vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Việc bạn cần chuẩn bị là một cốc nước ấm, thêm một thìa nhỏ muối, khuấy cho muối tan hoàn toàn. Ngậm một ngụm nước trong miệng rồi súc khoảng 20 – 30 giây, thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần.
☛ Tham khảo tại: Cách làm long đờm hiệu quả
3. Làm tan đờm bằng mật ong
Mật ong là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng quen thuộc với mọi gia đình. Nhờ hàm lượng cao đường, vitamin, khoáng chất, ion sắt, kẽm, chất chống oxy hóa,… mật ong có tính kháng khuẩn, kháng virus, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, giúp tăng cường sức đề kháng.
Bài thuốc sử dụng mật ong để làm loãng đờm cho người lớn được thực hiện như sau:
- Cách 1: Ngậm trực tiếp một thìa mật ong rồi nuốt từ từ sẽ làm dịu cổ họng, loãng đờm, giảm ho.
- Cách 2: Pha một cốc nước ấm với 3 thìa mật ong và nước cốt 1 quả chanh, khuấy đều. Uống đều đặn mỗi ngày vào mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng làm loãng đờm, giảm ho, giải độc cho cơ thể.
4. Dùng gừng tươi trị đờm trong cổ họng
Gừng là nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc dân gian với tác dụng giảm ho, làm ấm cơ thể, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa. Trong gừng có tinh dầu với lượng lớn gingerol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả.
Bài thuốc làm tan đờm trong cổ họng tại nhà từ gừng tươi được nhiều người lựa chọn vì cách làm đơn giản mà hiệu quả, lành tính.
- Cách 1: Cho vài lát gừng tươi vào cốc nước ấm, hãm gừng trong vài phút rồi uống. Bạn có thể thêm một chút mật ong để hương vị thêm thơm ngon.
- Cách 2: Ngậm trực tiếp một lát gừng tươi trong miệng rồi nuốt phần nước cốt thấm ra, thực hiện thường xuyên sẽ giúp làm loãng đờm trong cổ họng.
☛ Xem chi tiết hướng dẫn tại: Cách chữa đau họng bằng gừng
5. Ngậm chanh tươi và muối
Trong chanh tươi có các thành phần gồm acid citric, các vitamin C, A… với khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm loãng đờm nhầy. Kết hợp chanh với muối, ta sẽ được mẹo dân gian giúp ức chế vi khuẩn trong đường hô hấp, làm giảm ho, loãng đờm.
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một quả chanh tươi, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Trộn chanh với muối tinh rồi ngậm một lát chanh muối trong miệng. Nuốt từ từ phần nước chanh muối thấm ra sẽ giúp làm loãng đờm, trị ho.
6. Mẹo làm tan đờm bằng tỏi
Tỏi là không chỉ là nguyên liệu khi nấu nướng mà còn được sử dụng cho người bệnh nhiều đờm trong cổ họng. Trong tỏi có chứa Allicin là hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp làm tan dịch đờm. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
- Nướng một củ tỏi (để nguyên vỏ) trên bếp đến khi tỏi cháy xém và ngửi thấy mùi thơm.
- Bóc phần vỏ cháy rồi ăn trực tiếp.
- Mỗi ngày ăn 3 – 4 tép tỏi, thực hiện kiên trì trong 3 – 5 ngày sẽ giảm các triệu chứng ho, nhiều đờm.
☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo trị ho có đờm tại nhà hiệu quả
Cách làm tiêu đờm cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ gặp các bệnh đường hô hấp mỗi khi thời tiết thay đổi mùa. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, các bố mẹ có thể sử dụng thêm các phương pháp sau đây để làm long đờm nhanh chóng hơn.
1. Dùng lá húng chanh và đường phèn
Húng chanh (hay còn gọi là tần dày lá) là một trong những loại cây quen thuộc với người Việt. Trong lá húng chanh chứa tinh dầu với thành phần chính là carvacrol, codein có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus, điều trị ho, viêm họng, cảm cúm, làm loãng đờm….
Khi kết hợp lá húng chanh với đường phèn sẽ mang đến bài thuốc giúp làm tan đờm trong cổ họng hiệu quả, phù hợp với cả người lớn, trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 20g lá húng chanh và 20g đường phèn.
- Rửa sạch lá húng chanh rồi thái nhỏ.
- Cho húng chanh và đường phèn vào bát, mang đi hấp cách thủy 15 – 20 phút.
- Chắt lấy nước thuốc, uống từ từ, ngậm bã trong miệng để mút lấy nước.
- Thực hiện đều đặn mỗi tuần trong 3 – 5 ngày.
2. Chưng quất với đường phèn
Quả quất (hay tắc) từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc với khả năng trị ho, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, giải cảm… Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, trong quất chứa nhiều vitamin A, C, B, cùng các khoáng chất như canxi, kali, photpho, kẽm… giúp điều trị bệnh đường hô hấp, cao huyết áp, tiểu đường hiệu quả.
Kết hợp quất và đường phèn là mẹo dân gian được nhiều gia đình sử dụng mỗi khi trẻ bị ho, nhiều đờm trong cổ họng. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 200g quất tươi, 200g đường phèn, 100g mật ong, một thìa muối.
- Rửa sạch quất và ngâm trong nước muối 30 phút, tráng qua nước sạch rồi để ráo.
- Cắt quất thành từng lát mỏng, giữ nguyên hạt.
- Cho quất, đường phèn, mật ong vào nồi ngâm 1h. Sau 1h cho lên bếp đun nhỏ lửa 30 – 40 phút.
- Trong quá trình chưng quất, thường xuyên khuấy, đảo đều để quất ngấm đường phèn, mật ong.
- Khi thấy quất có màu vàng đẹp, nước trong, hơi keo lại thì tắt bếp và để nguội.
- Bảo quản quất chưng đường phèn trong lọ thủy tinh kín.
- Khi trẻ bị ho, nhiều đờm, lấy nước quất chưng đường phèn pha với nước, uống ngày 3 lần, sau 3 – 4 ngày triệu chứng sẽ khỏi.
3. Lá hẹ hấp mật ong
Trong lá hẹ có một số chất kháng sinh mạnh như Allicin, Sulfit, Odorin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đường ruột. Cùng với đó, chất Saponin trong lá hẹ cũng có tác dụng chữa ho, làm tiêu đờm.
Kết hợp lá hẹ với mật ong, loại thực phẩm với lượng lớn đường, vitamin, acid amin, khoáng chất, kẽm… ta sẽ được phương pháp chữa ho, viêm họng, làm tan đờm phù hợp với trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
- Cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong đến khi ngập lá.
- Mang lá hẹ mật ong đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Chắt lấy nước thuốc cho trẻ uống 2 – 3 thìa/lần, mỗi ngày 2 – 3 lần.
4. Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo
Trong rau diếp cá có chất kháng sinh tự nhiên decanoyl-acetaldehyl cùng hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào giúp điều trị các bệnh đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng. Sử dụng rau diếp cá là bài thuốc dân gian được nhiều phụ huynh áp dụng để giảm ho, trị đờm trong cổ họng cho trẻ nhỏ bởi tác dụng nhanh, hiệu quả, lành tính.
Phương pháp kết hợp rau diếp các với nước vo gạo để trị đờm cho trẻ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá diếp cá và một bát nước vo gạo.
- Giã nhuyễn lá diếp cá, trộn với nước vo gạo.
- Đun sôi hỗn hợp trên với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước, để nguội rồi cho trẻ uống.
- Nên cho trẻ uống sau khi ăn 1 giờ, mỗi ngày uống 3 lần để có tác dụng tốt nhất.
5. Dùng củ cải trắng trị đờm
Củ cải trắng có chứa lượng lớn chất xơ, nước, vitamin, khoáng chất rất thích hợp để điều trị các bệnh đường hô hấp ở trẻ như viêm họng, ho đờm, ho khan,… Để thực hiện phương pháp trị đờm trong cổ họng từ củ cải trắng, bạn cần làm:
- Cách 1: Luộc củ cải trắng rồi lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm sẽ giúp giảm đau họng, làm loãng đờm.
- Cách 2: Bào sợi củ cải trắng, ngâm với mật ong để qua đêm. Chắt nước thuốc cho trẻ uống 1 – 2 thìa nhỏ trước bữa ăn.
6. Vệ sinh mũi cho trẻ
Rửa mũi cho trẻ là phương pháp được nhiều bố mẹ áp dụng để làm giảm dịch nhầy trong cổ họng, rỉ mũi bít tắc đường thở khi bị sổ mũi, viêm mũi… Phương pháp này cần thực hiện đúng cách thì mới có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, phòng ngừa bệnh đường hô hấp.
Dùng nước muối để rửa mũi là một phương pháp đơn giản được nhiều bố mẹ sử dụng. Cách thực hiện như sau:
- Cho trẻ nằm xuống giường, hơi nghiêng đầu sang một bên.
- Đặt ống phun của lọ nước muối sát vách mũi, nhỏ 2 – 3 giọt từng bên một.
- Đợi một lúc rồi dùng tay nhẹ nhàng day mũi trẻ cho đờm, rỉ mũi loãng và bong ra. Phương pháp này sẽ làm sạch mũi cho trẻ, giảm vi khuẩn, virus xâm nhập.
Lưu ý khi sử dụng các mẹo làm tan đờm tại nhà
Khi điều trị đờm trong cổ họng tại nhà bằng các mẹo dân gian, các bạn cần lưu ý một bài thông tin như sau:
- Do tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người khác nhau nên mỗi phương pháp sẽ mang đến tác dụng nhanh hoặc chậm khác nhau. Bạn hãy kiên trì thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt nhé.
- Có thể kết hợp 2 – 3 cách làm tan đờm trong cổ họng với nhau để tăng hiệu quả làm tan đờm.
- Cần đảm bảo sức khỏe bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây giàu vitamin…
- Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Khạc nhổ nhẹ nhàng vào buổi sáng khi thức dậy để loại bỏ đờm trong cổ họng.
- Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, đồ uống chứa cồn (bia, rượu).
- Bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, đến nơi đông người.
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ làm tiêu đờm hiệu quả
Hiểu được những ảnh hưởng tới sức khỏe, cảm giác khó chịu của người bệnh nhiều đờm lâu ngày trong cổ họng, Công ty Dược phẩm Thái Minh đã cho ra mắt Dung dịch xịt họng AFree giúp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ làm tan đờm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Sản phẩm xịt họng AFree được sản xuất theo công nghệ hiện đại, thành phần kết hợp Kẽm (Zn) và Dimethyl Sufoxide (DMSO) theo tỉ lệ phù hợp mang đến hiệu quả tốt đa giúp giải quyết các bệnh đường hô hấp sau:
- Phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu nhanh tình trạng sưng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em và người lớn
Mỗi khi gặp các triệu chứng bệnh, bạn cần sử dụng xịt họng AFree 5 – 6 lần/ngày, sau 1 – 2 ngày sẽ nhận thấy tác dụng rõ rệt. Cách sử dụng gồm 4 bước rất đơn giản:
- Bước 1: Mở nắp nhựa cố định vòi xịt, xoay đầu xịt nằm ngang để dễ dàng đưa thuốc với vị trí mong muốn.
- Bước 2: Mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Cầm lọ xịt trong bàn tay, ngón trỏ đặt lên nút xịt. Đưa đầu xịt hướng vào họng rồi nhấn nhẹ từ 4 – 5 nhịp liên tiếp.
- Bước 4: Vệ sinh lại đầu xịt cho sạch sẽ rồi đóng nắp như ban đầu.
Bạn cũng có thể pha dung dịch AFree với nước theo tỉ lệ 1:20 rồi dùng để súc miệng 3 lần/ngày nhằm sát khuẩn, làm sạch khoang miệng.
(Lưu ý: Không dùng sản phẩm này cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.)
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết:
Bài viết trên đây là tổng hợp các cách làm tan đờm trong cổ họng cho người lớn và trẻ nhỏ rất đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà. Các bạn đừng quên lưu lại những thông tin bổ ích này và chia sẻ với bạn bè, người thân để có thể bảo vệ sức khỏe cùng nhau một cách tốt nhất nhé.