Các đặc trưng văn hoá và ngôn ngữ chào hỏi của người Việt

1. Về văn hoá <?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office” ? ?>

1.1. Nghi thức chào hỏi của người Việt không chỉ thuộc phạm vi văn hoá và ngôn ngữ, nó còn thuộc phạm trù đạo đức, là một cách thể hiện nhân cáchcủa chủ thể chào và nhân cách của đối tượng được chào, cho dù đó là lời chào nghi thức hoặc lời chào không nghi thức. Chào nhau không chỉ là điều bắt buộc của cuộc giao tiếp có văn hoá mà còn thực hiện mở đầu của chiến lược giao tiếp. Đạo đức thể hiện bằng ách ứng xử thông qua lời ăn tiếng nói, lời chào hỏi, xem anh xử sự với cộng đồng ra sao. Vì thế cách chào hỏi mở đầu đối với người Việt có giá trị tinh thần hết sức được coi trọng – một giá trị tin thần cao hơn cả vật chất: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”.Ngày trước người Việt Nam, nam cũng như nữ, ai cũng ăn trầu, gặp nhau là đứng lại chào hỏi, để tỏ sự thân tình “mời nhau ăn một miếng trầu”. Nhưng thực ra để có cái mở đầu là đưa miếng trầu, thì vẫn phải chào hỏi nhau trước đã, chào hỏi là cái đầu tiên của “câu chuyện”. Ở người Việt, chào hỏi không những mang tính văn hóa – xã hội, nó còn là sự thể hiện nhân cách của người chào và người được chào. Không ai muốn mình bị xem là thiếu đạo đức, vì tiêu chuẩn cao nhất để xác định giá trị con người Việt Nam là đạo đức. Ở đời trọng nhau không phải chức vụ, tiền bạc mà là đạo đức. Nói theo cách của Phan Ngọc, đó là thứ văn hoá nhân cách luận(36, Phan Ngọc, 1998). Chào hỏi nhau là lúc thể hiện nhân cách của tôi, anh, nó cho biết anh dựa trên văn hoá nào để ứng xử. Chào hỏi nhau tự nó nói lên vị thế của mình, nhưng càng chức vị cao, càng tuổi tác nhiều, thì nhân cách càng phải giữ gìn, ứng xử nói năng cần làm mọi người nể trọng. Đặc trưng văn hoá này được các thế hệ tiếp nối hành xử và trở thành truyền thống đạo đức trong chào hỏi của người Việt.

1.2. Chào hỏi của người Việt trọng tuổi tác, nặng về nghĩa tình hơn chức vụ.

Ngoài việc chào hỏi theo nghi thức có tính bắt buộc trong công vụ, hành chính, ngoại giao, xã giao…, người Việt ưa lựa chọn lối chào hỏi theo quan hệ tình nghĩa, lấy cách xưng gọi theo kiểu họ hàng, kiểu thân mậtđể chào hỏi. Cách xưng gọi này thường lựa chọn các từ thân tộc phổ biến lâm thời làm đại từ nhân xưng. Muốn thế, người ta thường thực hiện lối xưng hô nhún nhường. Khiêmtrong xưng và tôntrong hô gọi (lối này sẽ được nói rõ trong các đặc trưng ngôn ngữ chào hỏi). Về văn hoá, khiêmtônlà cách hạ mình “nhỏ bớt”, đề cao người được chào hỏi. Đó là cách tranh thủ gây cảm tình tốt ngay từ ban đầu của chủ thể chào với đối tượng giao tiếp. Ví dụ: Một bà bán hàng mang hàng tới cho một khách mua. Cô chủ nhà trẻ tuổi hơn bà nhiều. Nhưng bà bán hàng vẫn thực hiện sách lược chào hỏi khiêm, tônđể “lấy lòng”.

– Chào mợ ạ! Emmang hàng đến cho mợ xem, đẹp hết chê! Mợ cứ tin emđi!

Người Việt trọng tuổi tác, nên khi chào hỏi người lớn tuổi ngang hàng cha mẹ, chú bác mình thì tự xưng là cháu, là con, gọi người đó là ông, bà, chú, bác. Một cô gái trẻ qua đường, thấy một bà già không quen biết cũng muốn qua đường, cô ứng xử theo văn hoá chào hỏi thông thường của người Việt:

– Bà ơi! (Lời chào mở đầu) Cháudắt bà cùng sang đường nhé!

Ngày xưa, một ông tiến sĩ, một vị trạng nguyên vinh quy về làng, cả làng, cả hàng tổng, hàng huyện mang cờ quạt, võng lọng đi đón rước. Nhưng về đến làng các vị đều xuống ngựa hay xuống cáng chào hỏi các bô lão trước rồi mới chào các chức sắc sau. Một tướng quan thét lác giữa ba quân, có quyền uy, vũ khí, quân lính trong tay muốn làm gì thì làm như câu thành ngữ “Làm cứ như ông tướng”, nhưng về tới làng mình, xã mình không tỏ ra hống hách. Nếu ở vai vế dưới theo quan hệ họ hàng, ông tướng vẫn xưng là em, là cháu…, làm như vậy các quan lớn sẽ được họ hàng kính nể, tự hào, dân làng trọng vọng. Đó là chân lý của một trong các điều “Phép vua thua lệ làng”. Nhân cách anh được đánh giá qua cách ứng xử với ba cộng đồng: gia đình, họ tộc và làng xã. Nếu vị quan không chào hỏi, tỏ ý khinh khi, nói thiếu lễ độ, không thưa gửi với người già cả thì người ta ngầm coi khinh vị đó, xếp anh vào loại “văn hoá lùn” cho dù anh chức tước lớn, học vị cao, vì anh không có nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài công vụ trong lúc họp hành chỉ đạo công tác Đảng và Nhà nước, Người thường gọi các bộ trưởng, các cán bộ kém tuổi mình là chú, xưng là bác: chú Tô (đồng chí Phạm Văn Đồng), chú Văn (đồng chí Võ Nguyên Giáp…), gọi các anh bộ đội là các cháu, xưng với thiêu niên, nhi đồng là Bác Hồ… Đây là đặc trưng văn hoá chào hỏi xưng hô của người Việt nặng về tuổi tác, nghĩa tình hơn chức vụ.

Rất hay:  Mua thẻ cào bằng sim Viettel như thế nào? Cước phí ra sao?

1.3. Lời chào hỏi của người Việt đúng chuẩn mực là lời chào không có phạm trù thời gian trong ngàyđêm, chỉ có lời chào chung cho mọi thời gian. Chào hỏi tiếng Việt đòi hỏi sử dụng từ chú trọng tới con người, chú ý tới quan hệ giao tiếp giữa người chào hỏi và người được chào hỏi – tức là chọn lời chào cụ thể. Điều này khác với văn hoá chào hỏi của phương Tây, lời chào luôn thể hiện thời gian trong ngày. Sẽ rất nực cười và rất “Tây” nếu đưa yếu tố thời gian vào lời chào hỏi. Ví dụ:

– Chào bác buổi chiều! Bác có khoẻ không ạ!

(Tương đương với tiếng anh: – Good afternoon!…)

1.4. Chào bằng hỏilà một đặc trưng văn hoá khác biệt nổi bật với cách chào hỏi của phương Tây và một số nước ở châu Á. Người Việt dùng từ chào hỏiđi liền nhau vì thường sau lời chào là hỏi thăm: hỏi sức khoẻ, công ăn việc làm, đang đi đâu, làm gì… Thực chất đấy là sự quan tâm đối với đối tượng được chào, biểu lộ tình cảm và sự thân thiết. Chào bằng hỏi thường dùng trong lối chào hỏi không nghi thức với những người thân quen người trong gia đình, trong tộc họ và những người cùng làng xã ra vào đều gặp nhau hàng ngày, ví dụ:

– Cháu chào cô! Cô đi làm đồng à!

– Em chào bác! Bác dạo này còn đau lưng không ạ!

– Em chào thầy! Thầy lên lớp ạ!

– Chào anh! Anh ra Uỷ ban họp đấy à?

Thoạt đầu, chào hỏi có lời chàolời hỏithămở dạng đầy đủ. Chào là điều bắt buộc của thể thức giao tiếp mang tính xã giao nhiều hơn là tình cảm, hỏi mới là mặt tình cảm biểu thị sự quan tâm, tăng thêm sự thân mật, gần nhau, luôn chú ý tới nhau. Như vậy, người Việt biết lúc nào phải chào, chỉ chàomà không hỏi (trong chào hỏi), cách đó tỏ ra không thân mật, có vẻ “người ngoài”, khách khí. Đã thân mật, gần gũi nhau thì bỏ “cái kiểu khách khí” đi, tức bỏ từ CHÀOvẫn không cảm thấy là thiếu sự kính trọng.

– Bác ạ! Bác dạo này còn đau lưng không ạ!

(Được hiểu là: – Chàobác ạ! Bác dạo này còn đau lưng không ạ!)

– Anh! Anh ra Uỷ ban họp đấy à!

(Lược bỏ từ CHÀO: – “Chào anh! Anh ra Uỷ ban họp đấy à?

– Thầy! Thầy lên lớp đấy ạ!

(Lược bỏ từ EM CHÀO: “Em chào” thầy! Thầy lên lớp ạ!)

– Bố! Con đi học về!

(Lược bỏ từ con CHÀObố: Con đi học về)

– Những người được chào phải khá quen thuộc và thường gặp gỡ luôn với chủ thể chào mới có thể dùng cách lược bỏ từ chào, thậm chí lược bỏ cả từ xưng hôchỉ chủ thể chào. (Ví dụ: – Em chào thầy! Thầy lên lớp ạ! – Con chào bố! Con đi học về! Thành ra: – Thầy! Thầy lên lớp ạ! – Bố! Con đi học về).

b. Bỏ đi từ CHÀOcòn là lối nói ngắn gọn của người Việt, đặc biệt trong các tên gọi dài. Nhưng ngắn gọn tới mức lược bỏ vế chào, chỉ còn lại vế hỏi thăm, thì nhất thiết phải có điều kiện: đối tượng được chào phải là người thân thiết trong gia đình, trong họ tộc; Đối tượng được chào phải là người gần gũi, ra vào thường gặp nhau luôn như xóm giềng, người cùng làng, cùng cơ quan, công sở…

Ví dụ: Một thanh niên đi trên đường làng gặp một phụ nữ ngang tuổi mẹ anh ta, thấy bà lấm chân tay, cuốc vác trên vai từ cánh đồng vào làng. Anh ta hỏi:

– Bác đi làm đồng về đấy à!

Ở đây, vế chào: ( Chào bác!) đã tỉnh lược hoàn toàn.

Hai người bạn gặp nhau trên đường, một người hỏi người kia:

– Đi đâu vội thế! (Đã lược bỏ vế chào; ( Chào cậu!) Đi đâu vội thế!)

– Bác dạo này còn đau lưng không ạ! (Đã lược bỏ vế chào; ( Em chào bác) Bác dạo này còn đau lưng không ạ!)

Có thể xem những lời hỏinày đã hoàn toàn thay luôn cả lời chào, thực chất cũng là một cách chào hỏicủa người Việt, lời chào đã bị tỉnh lược trong tình huống giao tiếp cụ thể và có điều kiện. Lời chào hỏi kiểu này đã trở thành tập quán trong lời chào không nghi thức, thành truyền thống có ý nghĩa văn hoá chào hỏi của người Việt.

2. Về ngôn ngữ

2.1. Chào hỏi của người Việt, nhất là chào hỏi không nghi thức, thường không có khuôn mẫu chặt chẽ mà tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Song, chào hỏi phải là sự thể hiện nhân cách, đạo đức, sự chân tình của chủ thể chào với đối tượng chào, vì thế trong xưng hô người Việt dùng rất nhiều từ thân tộc và các từ khác để xưngthay thế cho các đại từ nhân xưng. Bằng cách như vậy tính biểu cảm, tính vị tình cao hơn. Mọi xưng hô đều căn cứ vào quan hệ giữa i với người đối thoạitrong tình huống, do đó phải chọn cách xưng hô.

Rất hay:  Cách rửa mũi cho bé - 5 lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn

Các đại từ nhân xưng tiếng Việt thường gặp:

2.2. Ngôi 1: Tôi, ta, tớ, mình, người ta…

( Mìnhcó thể lúc là ngôi 1, ngôi 2; Người tacó thể lúc là ngôi 1, lúc là ngôi 3). Ví dụ, vợ nói với chồng:

Mình(ngôi 2) ơi! Đến giờ đi đón con rồi đấy!

Mình(ngôi 1) đồng ý với cậu ngày mai sẽ lên đường.

Người ta(1) nói cho mà biết, không trả lại là không xong đâu!

– Này tớ bảo! Làm thế ngộ nhỡ người ta(3) biết thì sao?

Ngôi 2: Anh, chị…, mày, ngươi, mụ…

Ngôi 3: Nó, hắn, y, thị…

Số nhiều ngôi thứ nhất chỉ cần thêm CHÚNG, BỌNtrước các đại từ nhân xưng. Ngôi thứ 3 cũng vậy:

Chúng tao, bọn tao, bọn mày.

Số nhiều ngôi thứ hai, thêm CÁC, BỌN, LŨ trước các đại từ nhân xưng, nhưng không thêm NHỮNG được.

Các chị, lũ chị, bọn chị.

2.3. Các từ thân tộc tiếng Việt lâm thời làm đại từ nhân xưng trong xưng hô tiếng Việt rất nhiều và đồng thời chúng đều có mặt ở cả ba ngôi. Riêng ngôi thứ 3 thêm từ: ta, ấyvào sau các từ nhân xưng, như: bà ta, mụ ta, ông ấy, chị ấy, con ấy…Miền Nam còn có cách gọi: ổng(ông ấy), bả(bà ấy), chỉ(chị ấy), ảnh(anh ấy),…

Thường gặp các từ thân tộc lâm thời dùng làm đại từ nhân xưng trong chào hỏi của người Việt: như sau:

Cụ, ông, bà, già, dì, cô, chú, mợ, cậu, anh, chị, em, con, cháu, cố, bố, mẹ, thầy, u, ba, má, đẻ…

Các địa phương có tên gọi bằng các từ thân tộc khác nhau: bủ, bầm, bọ, mạ, tía, má, mệ, bố…

Đặc trưng đặc biệt của các từ thân tộc này là, chúng có thể ở ngôi 1, cũng có thể ở ngôi 2 và ở cả ngôi 3. Việc xưng gọi theo ngôi thứ nào tuỳ vào vị trí của chủ thể chào hỏi. Ví dụ:

– Cháu chào ông ạ! ( Ôngở ngôi 2)

– Ông chào các cháu! ( Ôngở ngôi 1)

– Các con chào Ông rồi về! ( Ôngở ngôi 3)

2.4. Người Việt còn sử dụng các từ xưng hô cổ, các đại từ nhân xưng tiếng Hán – Việt, tiếng Pháp, những cách xưng gọi này chỉ còn tính lịch sử và lùi vào dĩ vãng. Hơn nữa, xưa kia cách gọi này cũng không phổ biến, thường chỉ dùng trong một lớp người nhất định, nay không ai dùng.

Ví dụ: Huynh đệ, quan gia, muội… (Hán-Việt)

– Toa, moa, me sừ, en… (tiếng Pháp-Việt)

2.5. Một số trường hợp các từ chỉ địa điểm, nơi chốn tiếng Việt cũng tạm thời được dùng để xưng hô như đại từ nhân xưng. Trong trường hợp này, các từ đó luôn ở ngôi số ít, như: đây, đấy, đằng ấy, đắng nớ… Ví dụ:

– Chào đằng ấynhé! Tớ về đây! (Đằng ấy ở ngôi 2, số ít)

Lớp trẻ mới gặp nhau ngày nhập trường (đại học), thay vì lời chào hỏi, họ nhìn bạn mỉm cười và chào:

Đằng ấyở tỉnh nào? Nghe như giọng người Thanh Hoá thì phải!

Đây(ngôi 1) xin chào các bạn! Dân 1A chính cống đây!

Đây, đấylà cách xưng hô khá phổ biến dùng thay đại từ nhân xưng khi xưng hô có tính bạn bè, bằng vai phải lứa và chưa biểu thị sự thân thiết. Ví dụ:

Đấy(ngôi 2) nói gì, đây(1) còn chưa hiểu!

Trong thơ ca cũng thường dùng lối xưng hô mang tính bình dân kiểu này:

Đằng nớ(ngôi 2) vợ chưa?

Đằng nớ(ngôi 2)?

– Tớ chờ độc lập.

Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.

( Nhớ, Hồng Nguyên)

2.6. Một lối chào hỏi không có lời CHÀO , nhưng thay thế bằng một động từ xin lỗinhằm mục đích hỏi thực sự, được dùng như mọt từ chào làm quen. Lối chào hỏi kiểu này được giới thanh niên, giới trí thức và dân thành thị dùng nhiều, nông thôn ít dùng. Đây có thể là lối chào hỏi để làm quen du nhập từ phương Tây vào tiếng Việt. Ví dụ:

Xin lỗi ông! Bưu điện thành phố có xa đây không ạ?

Xin lỗi! Đây có phải nhà thầy Trọng không ạ?

Xin lỗi! Có thể chỉ giùm khoa báo chí ở dãy nào không?

Nếu thay thế các từ xin lỗi bằng các từ chào: Chào ông! Chào bà! Chào cô! sẽ thấy các từ xin lỗi trên thực chất là lời chào hỏi một cách lịch sự dùng với đối tượng được chào chưa quen biết – một lối chào hỏi mang tính cầu khiến.

2.7. Từ Nhàtiếng Việt là một từ rất đặc biệt trong xưng hô, nó bắt nguồn từ nông thôn (như kiểu ông xã, bà xã nhà tôi) được mang vào thành thị và được dùng khá phổ biến trong xưng hô của các cặp vợ chồng đủ lứa tuổi: trẻ, trung niên, già. Từ nhàcó thể lâm thời làm đại từ nhân xưng và luôn được dùng như đại từ nhân xưngngôi thứ haivới lối cấu trúc riêng: Nhà + tôi → nhà tôi(tôi ở ngôi 1); Nhà + em → nhà em(em ở ngôi 2), và Nhà + nó → nhà nó(nó ở ngôi 3). Tuy có cấu trúc các thành phần khác nhau: nhà tôi, nhà em, nhà nónhưng chúng đều dùng đại từ nhân xưng ngôi 2. chủ yếu ở lời chào đáp. Ví dụ: người chồng lên tỉnh về tới nhà, thấy vợ đang phơi thóc. Thay vì câu chào vợ, anh nói:

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ hợp kim alloy là gì [Đánh Giá Cao]

Nhà nónấu cơm chưa? Tôi có cái này cho nhà nóđây!

Khách tới nhà chào hỏi, lẽ ra phải chào đáp lại, nhưng vì thân quen nhau nên người vợ thay câu chào đáp bằng một câu trả lời mà thực chất là lời chào đáp kèm thông báo:

– Chào chị! Anh có nhà không chị!

– Nhà em lên huyện họp từ sớm, có nhẽ trưa mới về!

Ghi chép sau đây cho thấy một cách chào hỏi dùng từ nhàgiữa vợ chồng: cô vợ vừa bước vào cổng, nhìn thấy chồng, thay lời chào bằng cách:

Nhà ơi! Làm gì thế? Dì Lan ở Hàn Quốc về nghỉ phép đấy! Nhàcho lợn ăn hộ em nhé! Em vào hỏi thăm quàng một cái rồi về ngay.

Nhà ơi! là một lời chào chồng (đối tượng được chào) một cách thân thiết, âu yếm.

2.8. Ngoài từ chàođứng trước câu chào hỏi, người Việt còn dùng các từ kính từ, kính ngữđứng trước động từ chào để biểu thị sự kính trọng: ta thường gặp các kính từ: Thưa, xin, kínhvà kính ngữ xin chào. Tuỳ mức độ kính trọng xuất phát từ chính vị thế của chủ thể chào, người ta sử dụng kính từ: thưa, xin, kínhtrước chào. Ở mức độ kính trọng cao hơn, người ta dùng kính ngữ xin kính chào. Ví dụ:

Xin kính chàobộ trưởng đã không ngại đường xá khó khăn tới thăm nông trường chúng tôi!

Xin kính chàocác cụ, các ông, các bà đã bớt chút thời gian tới dự đông đủ.

Kính chàocác quý vị đại biểu, cac vị đại diện các cơ quan Dân, Chính, Đảng, các đoàn thể chức năng cùng về dự họp tổng kết công tác của ngành năm 2005!

– Thưa thủ trưởng! Chúng em có mặt đầy đủ!

Kính chàovụ trưởng!

Xin chàothủ trưởng! Tôi mang báo cáo tới đây ạ!

Thưathầy! Chúng em đã đến ạ!

2.9. Trong lời chào nghi thức và lời chào không nghi thức, người Việt còn dùng các ngữ khí từ(còn gọi là tiểu từ tình thái) đứng ở cuối câu chào hỏi, đôi khi có thể ở đầu câu. Các ngữ khí từ thường gặp: ạ, à, nhé, nhỉ, hử, hả, ư, chứ, thế… Sử dụng một trong ngữ khí từ này như thế nào còn tuỳ thuộc vào tình huống chào hỏi. Nhiệm vụ của các ngữ khí từ này là biểu lộ các sắc thái tình cảm: ngạc nhiên, cảm thán, kính trọng, thân thiết, lễ độ… Ví dụ:

– Em chào cô !

– Cháu chào ông !

– Lúc nào đi gọi tớ với nhé! (Gặp nhau, bạn bè thay cho lời chào bằng một lời nhắn, lời dặn).

– Khoẻ chứ!

– Mới về hả! Sang nhà tớ chơi nhé!

– Cháu về phép đấy ư! Nom rõ ra anh bộ đội cứng cáp lắm rồi!

– Đi đâu mà biệt tăm thế!

– Vui nhỉ! Tao về trước rồi, mày về sau lúc mấy giờ (khuya)?

Lời chào hỏi trực tiếp kiểu này trong các tình huống khác nhau luôn gây khó khăn và nhầm lẫn với người nước ngoài mới học tiếng Việt, ở đây cần chỉ dẫn cho họ nhận ra trong các trường hợp cụ thể: đấy thực chất là lời chào không có từ chào. Lối chào hỏi này rất thông dụng trong chào hỏi thường ngày của người Việt.

2.10. Lối xưng hô bằng các từ thân tộc thay thế đại từ nhân xưng không chỉ có ở người Việt, mà còn có ở một số nước, một số dân tộc châu Á có cơ sở văn hoá và hệ tư tưởng Nho giáo như Trung Quốc, Nhật Bản Hàn Quốc… Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt chút ít dễ gây cho người nước ngoài nhầm lẫn. Chẳng hạn, trong chào hỏi trực tiếp (đối thoại) ở người Nhật Bản, nếu chủ thể chào dùng đại từ nhân xưng thì đối tượng chào cũng phải bằng đại từ nhân xưng. Một khi đã xưngbằng từ thân tộc thì (gọi đối tượng được chào) cũng phải bằng từ thân tộc. Trong lối chào hỏi tiếng Việt không có sự phân biệt này. Ví dụ:

Tôiđến chào chúđể ngày mai lên đường sớm!

Ôngchào bố cả! Ôngchào các cháu!

Tôicó lời chào các cụ, các ông, các và tôi xin thay mặt đoàn thể gửi tới các cụ,các ông, các món quà đầu năm.

Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, số 4 (126), 2006