Tổng hợp lý thuyết cách chứng minh hai đường thẳng vuông góc

Cách Chứng minh hai đường thẳng vuông góc bằng cách chứng minh đường thẳng này vuông góc với mặt phẳng chứa đường thẳng kia.

Phương pháp giải:

– Muốn chứng minh đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b, ta đi tìm mặt phẳng (β) chứa đường thẳng b sao cho việc chứng minh a $bot $ (β) dễ thực hiện.

– Sử dụng định lý ba đường vuông góc.

Bài tập về chứng minh quan hệ vuông góc trong không gian có đáp án chi tiết

Bài tập 1: Cho tứ diện đều ABCD. Chứng minh các cặp cạnh đối diện của tứ diện này vuông góc với nhau từng đôi một.

Lời giải chi tiết

Gọi M là trung điểm của AB

Tứ diện ABCD đều nên ∆ABD và ∆ABC là các tam giác đều suy ra $left{ begin{array} {} DMbot AB \ {} CMbot AB \ end{array} right.Rightarrow ABbot (MCD)$

Do đó $ABbot CD$

Chứng minh tương tự ta cũng có $BCbot AD,ACbot BD$

Bài tập 2: Hình chóp S.ABCD có cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D với $AD=CD=frac{AB}{2}$

a) Gọi I là trung điểm của đoạn AB, chứng minh $CIbot AB$ và $DIbot SC$

b) Chứng minh các mặt bên của hình chóp S.ABCD là các tam giác vuông.

Lời giải chi tiết

a) Đặt AB = 2a $Rightarrow $ AD = CD = a

Do AB = 2CD $Rightarrow $ AI = AD = CD = CI = a

Khi đó AICD là hình vuông cạnh a.

Do đó $CIbot AB$

Mặt khác $left{ begin{array} {} ACbot DI \ {} DIbot SA \ end{array} right.Rightarrow DIbot (SAC)Rightarrow DIbot SC$

Rất hay:  9 cách bóc tỏi nhanh dễ dàng không mùi, không cần dùng tay

b) Do $SAbot (ABCD)Rightarrow Delta SAD,Delta SAB$ vuông tại S.

Mặt khác $left{ begin{array} {} CDbot AD \ {} CDbot SA \ end{array} right.Rightarrow CDbot (SAD)Rightarrow CDbot SD$

nên ∆SDC vuông tại D.

Xét ∆ACD có trung tuyến $CI=frac{AB}{2}Rightarrow Delta ACD$vuông tại C$Rightarrow BCbot AC$

Mặt khác $BCbot SARightarrow BCbot (SAC)Rightarrow BCbot SCRightarrow Delta SCB$vuông tại C.

Bài tập 3: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên CC’ vuông góc với đáy và CC’ = a.

a) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh $AIbot BC’$

b) Gọi M là trung điểm của BB’. Chứng minh $BC’bot AM$

c) Gọi K là điểm trên đoạn A’B’ sao cho $B’K=frac{a}{4}$ và J là trung điểm của B’C’. Chứng minh rằng: $AMbot MK$ và $AMbot KJ$

Lời giải chi tiết

a) Do ∆ABC là tam giác đều và I là trung điểm của BC nên $AIbot BC$

Mặt khác $AIbot CC’Rightarrow AIbot (BCC’B’)Rightarrow AIbot BC’$

b) Dễ thấy BCC’B’ là hình vuông nên $B’Cbot BC’$

Mặt khác MI là đường trung bình trong tam giác B’BC nên MI//B’C suy ra $MIbot BC’$

Lại có: $AIbot BC’Rightarrow BC’bot (AIM)Rightarrow BC’bot AM$

c) Ta có: $tan widehat{KMB’}=frac{KB’}{MB’}=frac{1}{2};tan widehat{AMB}=frac{AB}{BM}=2$

Suy ra $tan widehat{KMB’}=cot widehat{AMB}Rightarrow widehat{KMB’}+widehat{AMB}={{90}^{circ }}$

Do đó $widehat{AMK}={{90}^{circ }}Rightarrow AMbot MK$

Mặt khác $left{ begin{array} {} AMbot BC’ \ {} MJ//BC’ \ end{array} right.Rightarrow AMbot MJ$

Suy ra $AMbot (MKJ)Rightarrow AMbot KJ$

Bài tập 4: Cho hình chóp đều S.ABCD đáy ABCD là hình vuông, gọi E là điểm đối xứng của D qua trung điểm của SA. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AE và BC. Chứng minh rằng $MNbot BD$

Rất hay:  Cách đổi hình nền laptop Windows và MacBook chi tiết nhất

Lời giải chi tiết

Gọi I, P lần lượt là trung điểm của AB và SA, O là giao điểm của AC và BD.

Ta có: $left{ begin{array} {} IN//AC \ {} ACbot BD \ end{array} right.Rightarrow BDbot IN$ (1)

Mặt khác $left{ begin{array} {} IM//BE \ {} BEbot PO \ end{array} right.Rightarrow IMbot PO$ (*)

Mà $PObot BD$ (**) (Do ∆BPD là tam giác cân tại P có đường trung tuyến PO).

Từ (*) và (**) ta có: $BDbot IM$ (2)

Từ (1) và (2) ta có: $BDbot (IMN)Rightarrow BDbot MN$