Các kiểu kết nối Internet – 4_200_637310883042000345 – 123doc

Kết nối Dial-Up:

Kết nối dial-up yêu cầu người dùng liên kết dây điện thoại của họ vào một máy tính để truy cập Internet. Kết nối này không cho phép người sử dụng thực hiện hoặc nhận cuộc gọi điện thoại qua dịch vụ điện thoại trong khi sử dụng Internet.

Kết nối DSL (Digital Subscriber Line)

Kết nối này sử dụng 2 dây điện thoại để điện thoại không bị bận khi máy tính nối kết Internet. Ngoài ra cũng không cần thiết quay số điện thoại. Người sử dụng vẫn có thể đặt cuộc gọi trong khi lướt Internet. Hai loại chính của DSL cho nhà thuê bao là ADSL (AsymmetricDigital Subscriber Line) và SDSL (Symmetric Digital Subscriber Line)  Kết nối cáp (cable)

Cáp kết nối Internet là một hình thức truy cập băng thông rộng. Thông qua việc sử dụng một modem cáp, người dùng có thể truy cập Internet qua đường truyền hình cáp. Modem cáp có thể cung cấp truy cập Internet nhanh.

Kết nối Mobile

Công nghệ di động cung cấp truy cập Internet không dây qua điện thoại di động. Các tốc độ khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp, nhưng phổ biến nhất là tốc độ 3G và 4G. Một 3G là một thuật ngữ mô tả một mạng di động thế hệ thứ 3 có được tốc độ di động khoảng 2,0 Mbps. 4G là thế hệ thứ tư của chuẩn không dây di động. Mục tiêu của 4G là để đạt được tốc độ di động đỉnh cao 100 Mbps nhưng thực tế hiện nay là khoảng 21 Mbps.  Kết nối Wireless

Không dây (hoặc Wi-Fi) không sử dụng đường dây điện thoại hoặc dây cáp để kết nối với internet. Thay vào đó, nó sử dụng tần số vô tuyến điện. Wifi có thể được truy cập từ bất cứ đâu. Tốc độ các wifi thì khác nhau và phạm vi là từ 5 Mbps đến 20 Mbps.

Ứng dụng CNTT Cơ bản

Vệ tinh truy cập Internet thông qua một vệ tinh quay quanh trái đất. Vì khoảng cách lớn mà một tín hiệu đi từ trái đất đến vệ tinh và ngược lại nên nó cung cấp một kết nối chậm so với truyền hình cáp và DSL. Tốc độ kết nối vệ tinh là khoảng 512K đến 2,0 Mbps.

MODULE IU2: MICROSOFT WINDOWS CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 2.1. Hệ điều hành

2.1.1. Khái niệm về Hệ điều hành

Khái niệm

Hệ điều hành (Operating System) là một tập hợp các phần mềm dùng để quản lý tài nguyên phần cứng và cung cấp các dịch vụ cho các chương trình máy tính. Hệ điều hành là một thành phần quan trọng nhất trong hệ thống các phần mềm trên máy tính, tạo sự liên hệ giữa người sử dụng và máy tính thông qua các lệnh điều khiển. Nếu không có hệ điều hành máy tính sẽ không thể hoạt động được.

Chức năng chính của Hệ điều hành

Hệ điều hành có những chức năng chính sau:

– Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy tính

– Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ

– Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,…

– Quản lý tập tin,…  Các dòng Hệ điều hành

Hiện nay có 2 dòng hệ điều hành tồn tại cho phép người dùng có thể chọn lựa:

– Hệ điều hành mã nguồn đóng: Là các hệ điều hành thương mại, người dùng phải mua

giấy phép bản quyền. Hiện nay hệ điều hành Windows của hãng công nghệ Microsoft là hệ điều hành mã nguồn đóng được sử dụng phổ biến. Các phiên bản của Windows: Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, ….

– Hệ điều hành mã nguồn mở: Là những hệ điều hành miễn phí, người dùng có thể tải về

và cài đặt vào máy tính mà không cần phải trả bất kỳ khoản chi phí nào để sử dụng. Các hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay là hệ điều hành Unix/Linux với các bản phân phối: Ubuntu, Mandriva, Fedora, MintLinux, CentOS, Debian, …

Các đối tượng do Hệ điều hành quản lý

Tập tin (File)

Trên máy tính, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các tập tin theo một cấu trúc nào đó. Nội dung của tập tin có thể là chương trình, dữ liệu, văn bản,… Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác nhau, hệ điều hành Windows có thể hỗ trợ đặt tên tập tin có chiều dài tối đa lên tới 255 ký tự. Tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không.

Rất hay:  Cách tra cứu hóa đơn tiền điện đã thanh toán nhanh nhất - Luật ACC

– Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như

– Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin tự đặt.

– Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách.

Phân loại tập tin

Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:

 COM, EXE : Các file khả thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành.

 TXT, DOC, … : Các file văn bản.

 MP3, DAT, WMA, …, BMP, GIF, JPG, …: Các file âm thanh, video và các file hình

ảnh

Ký tự đại diện (Wildcard)

Để chỉ ra một nhóm các tập tin muốn truy xuất, ta có thể sử dụng hai ký tự đại diện:

– Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tập tin tại vị trí nó xuất hiện.

– Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí nó xuất

hiện.

Ví dụ: – Bai?.doc đại diện cho Bai1.doc, Bai6.doc, Baiq.doc, …

– Bai*.doc đại diện cho Bai.doc, Bai6.doc, Bai12.doc, Bai Tap.doc, …  Thư mục (Folder/ Directory)

Các tập tin được lưu trữ trên máy tính tại một nơi được gọi là thư mục. Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất.

Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không có tên riêng

và được ký hiệu là (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực

thuộc và các thư mục con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha. Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành. Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin.

Ổ đĩa (Drive)

Ổ đĩa là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin vào đĩa, các ổ đĩa thông dụng là: Ổ đĩa di động (còn gọi là ổ đĩa USB), Ổ đĩa cứng, Ổ đĩa CD/DVD.

Đường dẫn (Path)

Mỗi thư mục có thể chứa nhiều tập tin và thư mục con, mỗi thư mục con lại có thể chứa nhiều tập tin và thư mục con bên trong. Với kiểu lưu trữ như vậy tạo nên một cấu trúc cây gọi là cây thư mục (Folder tree). Để đi đến thư mục được chỉ định cần phải đi qua các thư mục trung gian. Đường đi từ một thư mục đến một thư mục chỉ định được gọi là đường dẫn. Đường dẫn là một danh sách có thứ tự của các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu (dấu xổ phải: backslash).

2.2. Hệ điều hành Windows

2.2.1. Sơ lược về sự phát triển của Windows

Windows là một hệ điều hành do hãng Microsoft phát triển. Từ version 3.0 ra đời vào tháng 5 năm 1990, đến nay hãng Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho hệ điều hành này ngày càng được hoàn thiện. Microsft Windows gồm các phiên bản sau: Windows 95, Windows 98, Windows Me, Windows NT 4.0, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 10. Trong giáo trình này trình bày Windows 8.

2.2.2. Khởi động và tắt máy tính trên Windows 8

Khởi động Windows 8

Windows 8 được tự động khởi động sau khi bật nguồn máy tính. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng (hình 4.1). Thao tác này gọi là đăng nhập (login).

Rất hay:  Kinh nghiệm viết cv tiếng anh cho sinh viên cực ấn tượng 2023

Hình 4.1: Màn hình đăng nhập Hình 4.2: Màn hình Start

Sau khi đăng nhập thành công, một màn hình chứa các biểu tượng có thể kích hoạt các ứng dụng sẽ hiển thị, màn hình này được gọi là Start Screen (hình 4.2). Nhấn vào nút Desktop để mở ra màn hình desktop.

Mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như hình nền, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v…) gọi là user profile và được Windows lưu giữ lại để sử dụng cho những lần đăng nhập sau.

Tắt máy tính

Trước khi thoát khỏi hệ điều hành, cần phải đóng các chương trình đang mở. Tiếp đến rê chuột vào biên phải của màn hình (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + C) để hiển thị menu đứng bên phải (charm bar), sau đó nhấn vào nút Settings/Power sau đó chọn Shut downs để tắt máy, chọn Restart để khởi động lại và chọn Sleep để chuyển sang chế độ chờ (tiết kiệm điện năng). (hình 4.3)

Hình 4.3: Tắt máy tính trong Windows 8

Nếu chọn Shutdown, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt. Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu dữ liệu cho một ứng dụng hoặc sự trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn v.v..) thì sẽ có thông báo để xử lý.

Chú ý: nếu không làm những thao tác đóng Windows mà ta tắt máy tính ngay thì có thể một phần dữ liệu trong các tập tin đang mở bị mất và hệ điều hành Windows phải chỉnh sửa các tập tin này trong lần khởi động máy tính tiếp theo.

Thoát khỏi tài khoản Windows

Hình 4.4: Sign out trong Windows8

Trước khi thoát khỏi hệ điều hành, cần phải đóng các chương trình đang mở. Tiếp đến rê chuột vào biên phải của màn hình (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + C) để hiển thị menu đứng bên phải (charm bar), sau đó nhấn vào nút Settings/Power sau đó chọn Shut downs để tắt máy, chọn Restart để khởi động lại và chọn Sleep để chuyển sang chế độ chờ (tiết kiệm điện năng). (hình 4.3)

Một máy tính có thể có nhiều người sử dụng chung, mỗi người dùng sẽ được cấp một tài khoản riêng để đăng nhập vào máy tính.

Khi đăng nhập thành công Windows sẽ thiết lập lại các thông số đã được lưu trữ trước đây tương ứng với tài khoản đăng nhập. Để thoát khỏi tài khoản người dùng cần thực hiện một thao tác gọi là đăng xuất (Sign out hoặc Logout).

Sau khi Sign out, màn hình đăng nhập sẽ được hiển thị và lúc này người dùng khác có thể đăng nhập vào để sử dụng máy tính. Để thực hiện thao tác Sign out người dùng cần phải thực hiện các bước:

 Mở Start Screen bằng cách click vào góc trái của thanh taskbar hoặc nhấn phím

 Nhấn vào biểu tượng người dùng bên góc trên bên phải của màn hình.

 Chọn Sign out để đăng xuất. (hình 4.4)

Chú ý: Đối với Windows 8.1, để tắt máy và thoát khỏi tài khoản, ta có thể thực hiện: R- Click lên nút Start của màn hình và chọn Shut down hoặc Sign out (hình 4.5)

Hình 4.5: Sign out trong Windows 8.1

2.2.3. Giới thiệu màn hình Desktop của Windows 8

Màn hình Desktop

Desktop là nơi bắt đầu các hoạt động, nó chứa các biểu tượng để kích hoạt các chương trình, các lối tắt có thể thay đổi thông số thiết lập hệ thống, thông tin về các chương trình đang hoạt động, các trạng thái hiện hành…(hình 4.6)

Hình 4.6: Màn hình Desktop của Windows

Nằm cuối màn hình là thanh tác vụ (Taskbar). Trên thanh tác vụ có biểu tượng Internet Explorer, File Explorer, …

Những biểu tượng trên màn hình nền Các biểu tượng (icon)

Biểu tượng là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng chạy trong Windows. Phía dưới biểu tượng là tên biểu tượng, thông thường tên biểu tượng diễn giải cho chức năng nào đó được gán cho biểu tượng (ví dụ nó mang tên của 1 trình ứng dụng). (hình 4.7)

Rất hay:  Tải Hack Shadow Fight 2 MOD + APK 2.27.1 (Vô hạn tiền, Max

Hình 4.7: Biểu tượng trên màn hình desktop

Computer

Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính. Khi mở Computer (bằng thao tác Double Click hoặc Right Click/ Open trên biểu tượng của nó), cửa sổ Computer sẽ xuất hiện.

Recycle Bin (hình 4.7) là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xóa. Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi bạn xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc Right_Click vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xóa trong cửa sổ Recycle Bin, bạn chọn đối tượng cần phục hồi, sau đó Right_Click/ Restore.

Chú ý: Muốn xóa các tập tin, các đối tượng trực tiếp không lưu trong Recycle Bin, ta thực hiện các cách sau:

– R- Click lên đối tượng Recycle Bin trên màn hình nền và chọn Don’t move files to the

Recycle Bin. Remove files immediately when deleted

– Nhấn tổ hợp phím Shift + Delete lên đối tượng muốn xóa

Các lối tắt (biểu tượng chương trình – Shortcuts)

Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng hoặc một thư mục nào đó, ví dụ mở một chương trình, một đĩa cứng, một thư mục, .v.v.. Để mở một đối tượng, bạn Double_Click trên Shortcut của nó hoặc Right_Click/ Open. Biểu tượng của các lối tắt sẽ có hình mũi tên màu xanh chỉ về hướng đông bắc (hình 4.8).

Hình 4.8: Các lối tắt đến thư mục hoặc chương trình

Menu ngữ cảnh (Context menu)

Trong Windows khi Right_Click lên một đối tượng (tập tin, thư mục…), một menu ngữ

cảnh sẽ hiển thị chứa các lệnh cho phép tương tác với đối tượng đó. Tùy vào đối tượng và

quyền của người dùng mà các lệnh xuất hiện trong menu ngữ cảnh sẽ khác nhau.

2.2.4. Cửa sổ chương trình

Cửa sổ và các thành phần của cửa sổ

Một cửa sổ trên hệ điều hành Windows bao gồm rất nhiều thành phần như hộp điều khiển (Control box), thanh menu lệnh (Menu bar), tiêu đề cửa sổ (Title bar), nút thu nhỏ cửa sổ (Minimize), nút phóng to/thu nhỏ (Maximize/Restore), nút đóng cửa sổ (Close), … (hình 4.9)

Các thao tác trên một cửa sổ

 Di chuyển cửa sổ: Drag thanh tiêu đề cửa sổ (Title bar) đến vị trí mới.

 Thay đổi kích thước của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến nút cạnh hoặc nút góc của

cửa sổ, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai chiều thì Drag chuột để thay đổi kích thước.

 Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: Click lên nút Maximize .

 Phục hồi kích thước trước của cửa sổ: Click lên nút Restore .

 Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: Click lên nút Minimize .

 Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở: Để chuyển đổi giữa các ứng

dụng nhấn tổ hợp phím Alt + Tab hoặc click chọn biểu tượng ứng dụng trên thanh Taskbar.

 Đóng cửa sổ: Click lên nút Close của cửa sổ hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4

2.2.5. Hộp hội thoại

Các hộp thoại thường xuất hiện khi chạy chương tình ứng dụng Windows để giúp bạn chọn thêm thêm những thông số trước khi chương trình thực hiện lệnh của bạn.

Các thành phần của hộp hội thoại:

Thông thường, trên một hộp hội thoại sẽ có các thành phần sau (hình 4.10) – Hộp văn bản (Text box): dùng để nhập thông tin.

– Hộp liệt kê (List box): liệt kê sẵn một danh sách có các mục có thể lựa chọn, nếu số mục trong danh sách nhiều không thể liệt kê hết thì sẽ xuất hiện thanh trượt để cuộn danh sách. – Hộp liệt kê thả (Drop down list box/ Combo box): khi Click chuột vào nút thả thì sẽ liệt kê một danh sách các mục và cho phép chọn một mục.

– Hộp lựa chọn (Check box): cho phép chọn một hoặc nhiều mục.

– Nút tùy chọn (Option button): bắt buộc phải chọn một trong số các mục. – Nút lệnh (Command button): yêu cầu thực hiện lệnh.

Các nút lệnh thông dụng:

– OK: thực hiện lệnh theo thông số đã chọn và đóng hộp thoại.