Ý nghĩa, tác dụng diệu kì và những cách bắt ấn trong Phật giáo

Bắt ấn, kết ấn hay kết thủ ấn…mỗi lần trì niệm Phật chú, cách bắt ấn khi gặp ma quỷ, cách bắt ấn trừ tà, cách bắt ấn để chữa bệnh, cách bắt ấn khi cúng dường… . Và rất nhiều vấn đề khác liên quan tới việc cách bắt ấn trong Phật Giáo và đời sống hằng ngày của Phật Tử

Vậy Bắt ấn là gì? Ý nghĩa của bắt Ấn? Cách bắt ấn khi ngồi thiền như thế nào?

Hôm nay, Điêu Khắc Trần Gia xin cũng quý Độc giả, Quý Phật Tử tìm hiểu về bắt ấn hay kết ấn, bắt ấn Mật Tông là gì ? và nhiều vấn đề khác liên quan tới việc bắ ấn đặc biệt là cách bắt ấn trong Phật Giáo.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

I, Bắt ấn và ý nghĩa bắt ấn?

1, Bắt ấn là gì?

Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn (mudrā, chữ Nho: 印; chữ Tạng: ཕྱག་རྒྱ་ phyag rgya}) hay ấn tướng, ấn thủ là một dấu hiệu thể hiện qua tác động thân thể, thường là cử chỉ của tay, hay chính xác hơn vị trí và tư thế của bàn tay và ngón tay. Ấn tướng cũng được dùng trong các điệu vũ truyền thống của Ấn Độ và cả trong cuộc sống hàng ngày, như cử chỉ chào Namaste (Namas + te, Devanagari: नमस् + ते = नमस्ते).

Bắt ấn hay còn gọi là kết ấn, nghĩa là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc của ngón tay để kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài.

Mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cơ thể con người. Đầu ngón tay thì ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi mà tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay thì ứng với phần hạ bàn. Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống thì lần lướt ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể.

2, Bắt ấn để làm gì? Công dụng của bắt thủ ấn:

Trong đời sống hằng ngày, việc bắt ấn mang lại rất nhiều hiệu quả:

a, Cách bắt ấn để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe:

Trong yoga hay thiền định của Phật học, có rất nhiều cách thủ ấn và mỗi cách mang đến một tác dụng, lợi ích riêng cho sức khỏe.

Người ta tin rằng cơ thể con người được hình thành từ năm yếu tố (lửa, không khí, hư không, nước, đất)

Ngón tay cái: lửa

Ngón tay trỏ: không khí

Ngón tay giữa: hư không

Ngón áp út: nước

Ngón út: đất

Bởi dây thần kinh tập trung dày đặc trên các ngón tay và bàn tay, nên người ta tin rằng đây là bộ phận cơ thể tập trung nhiều năng lượng nhất. Khi bạn tác động đúng huyệt, mà người ta gọi là thủ ấn đúng cách trên bàn tay,thì có thể thúc đẩy sự lưu thông năng lượng ra khắp cơ thể.Thật thú vị khi bạn có thể làm điều đó ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, và tất cả những gì bạn cần là một vài phút và một nơi để thư giãn.

b, Bắt ấn để trừ tà. Bắt ấn khi gặp ma quỷ

Cách bắt ấn trong Mật Tông hay Thủ ấn Mật tông thường được thực hành chung với niệm mật chú. Bắt ấn khi trì chú giúp đỡ cho chúng sinh xa lìa tham, sân si, là những độc hại trong việc tu hành.

Việc trì tụng những mật chú sẽ tiêu trừ các tai ương, giải cứu những ách nạn, đưa con người thoát khỏi cảnh giới sa đoạ.

Thành thử, kiên tâm trì tụng với tất cả tâm thành, kết quả tốt đẹp không biết đâu lường được.

c, Cách bắt ấn cúng dường:

3, Ý nghĩa của các cách bắt ấn trong Phật giáo:

Bắt ấn trong Phật giáo thể hiện cho nguyện lực nhân duyên và hoàn cảnh giác ngộ. Thậm chí đó còn là hình ảnh khi hành đạo và thuyết pháp của các vị Phật hay Bồ Tát.

Rất hay:  3 "thời điểm vàng" nên khi uống nước chanh mật ong để phát huy hết công dụng

Tư thế tay hay Thủ Ấn thể hiện hạnh nguyện, nguyện lực của các vị Phật, Bồ Tát. Tư thế đó có được do tu thân, tu khẩu, tu ý mà ra. Tư thế đó thể hiện cho hạnh nguyện và phương pháp độ sinh của chư Phật.

II, Những thủ ấn thông dụng (cách bắt ấn trong Phật Giáo phổ biến nhất):

Điêu Khắc Trần Gia xin giới thiệu 10 Thủ Ấn quan trọng giúp hồi sinh dòng năng lượng trong thân thể, cải thiện sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần.

1, Dhyana: Thiền Định Thủ Ấn

Bức tượng Phật tư thế thiền ấn cho thấy cả hai tay đặt trong lòng.

Mặt sau của bàn tay phải đang dựa vào lòng bàn tay trái. Thường thì các ngón tay cái chạm vào nhau, tạo thành hình tam giác huyền bí.

Đây là biểu tượng của thiền, tượng trưng cho trí tuệ, biểu lộ sự giác ngộ đã vượt lên thế giới hiện tượng, nó cũng biểu lộ tâm thức giác ngộ đã vượt qua tâm thức phân biệt, trong đó Luân hồi hay Niết bàn chỉ là một.

Đức Phật đã sử dụng thủ ấn này trong lần thiền cuối cùng dưới gốc cây bồ đề khi ngài đạt được giác ngộ.

2, Varada: Thí Nguyện Thủ Ấn

Cánh tay phải của bức tượng Phật ở tư thế thả lỏng xuống dọc theo cơ thể, lòng bàn tay mở ra phía trước, những ngón tay duỗi ra.

Còn cánh tay tay trái cong ở khuỷu tay, bàn tay hướng về phía người nhìn.

Năm ngón tay mở rộng đại diện cho năm sự hoàn hảo: hào phóng, đạo đức, kiên nhẫn, nỗ lực và tập trung.

Thủ ấn này biểu thị sự dâng hiến, chào đón, từ thiện, cho đi, từ bi và chân thành.

Đây cũng là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại của Đức Phật.

3, Abhaya: Vô Úy Thủ Ấn

Tư thế của Vô úy thủ ấn cho thấy Đức Phật với bàn tay phải giơ lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay hướng ra ngoài và các ngón tay hướng lên trên, trong khi cánh tay trái để xuôi theo tư thế toạ thiền (đối với tượng ngồi) tay trái duỗi hướng xuống đất (đối với tượng đứng).

Có nhiều cách giải thích khác nhau về ý nghĩa, nguồn gốc của thủ ấn này, dựa theo sử liệu về cuộc đời đức Phật thì sau khi đạt được giác ngộ và khi Đức Phật bị con voi dữ tấn công Ngài đã sử dụng thủ ấn này.

Abhaya là cử chỉ của sự không sợ hãi. Khi bàn tay Phật thể hiện thủ ấn này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh.

Cũng như thể hiện rằng Đức Phật ngay sau khi đạt được giác ngộ đã vượt thoát trên mọi nỗi sợ hãi đau khổ của thế gian..

4, Bhumisparasa: Xúc Địa Thủ Ấn

Thủ Ấn này được trình bày bằng cách, bàn tay phải hướng xuống đất, lòng bàn tay hướng vào trong để cảm nhận sự kiên cố. Tay trái đặt trong lòng, nhẹ nhàng thoải mái, lòng bàn tay hướng lên trên.

Sử dụng thủ ấn này trong lúc Thiền 30 phút. Tâm sẽ thấy nhẹ nhàng, những ham muốn được lạo bỏ nhẹ nhàng.

Thủ ấn này đại diện cho khoảnh khắc khi Đức Phật Thích Ca giác ngộ bên dưới cây bồ đề, là ấn quyết mà đức Thích Ca gọi Trái Đất chứng minh mình đạt Phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển nơi Đạo vô Thượng Bồ Đề.

5, Vitarka: Giáo Hóa Thủ Ấn

Thủ Ấn này tượng trưng cho sự truyền bá giáo lý của Đức Phật.

Tư thế của thủ ấn này là cong ngón trỏ phải để chạm ngón cái, giữ cho các ngón khác thẳng, lòng bàn tay hướng ra ngoài như thể đang đón lấy năng lượng bên ngoài của thế giới.

Đặt tay trái vào lòng, bàn tay thả lỏng và hướng lên trên.

Ấn này cảm nhận năng lượng giữa ngón cái và ngón trỏ, năng lượng đó giúp ta mở mang, phát triển trí tuệ.

Rất hay:  Hướng dẫn cách vẽ người tuyết đơn giản nhất 2023

Ấn quyết này cũng còn đuợc gọi biện minh ấn vì đây được xem như Đức Phật đang kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua tư duy và biện luận.

6, Dharmacakra: Chuyển Pháp Luân Thủ Ấn

Ý nghĩa của Thủ Ấn khi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển, sau khi Ngài thành đạo.

Tư thế của thủ ấn này là: Ở phía trước ngực, hai tay đều cong ngón trỏ để chạm ngón cái, giữ cho các ngón khác thẳng đứng, hướng lòng bàn tay trái vào trong và hướng lòng bàn tay phải ra ngoài.

Ấn này thúc đẩy tâm linh, cân bằng năng lượng và cảm xúc.

7, Patahattha: Trì bình thủ ấn

Thủ ấn này vị trí hai bàn tay chồng lên nhau tay phải để trên tay trái hai bàn tay duỗi ra để nâng bình bát. Trong hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm thời đó chính là buổi sáng, buổi trưa, canh đầu, canh giữa và canh cuối. Buổi sáng đó chính là lúc ngài trì bình hóa duyên tế độ những người hữu duyên và thọ thực. Đây là tư thế thủ ấn trì bình mà các nhà nghệ thuật điêu khắc sử dụng để mô tả về đời sống thường nhật của Ngài.

III, Cách bắt ấn 42 thủ nhãn ấn Quan Âm trong trì niệm Chú Đại Bi:

Nếu quí vị chỉ biết trì niệm chú Đại Bi mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì như người có tay mà không có chân, nên không thể đi được.

Mặt khác, nếu quí vị chỉ biết hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp mà không trì niệm chú Đại Bi thì cũng như người có chân mà không có tay, không làm gì được cả. Cũng vô dụng mà thôi.

Vậy nên để liễu triệt chú Đại Bi, trước hết quí vị phải thông đạt bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp rồi phải trì tụng chú Đại Bi nữa, mới được gọi là người thành tựu rốt ráo diệu pháp này của chư Phật.

(Trích Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải Chú Đại Bi)

Mời quý Phật Tử xem video Bắt Ấn Quan Âm hay Cách Bắt Ấn Chú Đại Bi. Đây là video hướng dẫn cách bắt ấn 42 thủ nhãn hay còn gọi là 42 thủ ấn Quan Âm, cách bắt ấn khi trì chú đại bi

Xem thêm : Ý nghĩa cúng dường là gì? Cách cúng dường như thế nào cho đúng?

IV, Bắt Ấn Cát Tường (Bắt Ấn Kiết Tường):

1, Ấn Cát Tường là gì?

Khi trì Chú phải bắt Ấn. Ấn không khác thanh gươm, giúp gia tăng sức mạnh của câu Thần Chú.

Cái ấn giản dị nhất có thể áp dụng vào trong bất kỳ câu Chú nào chính là Ấn Cát Tường.

2, Tay bắt ấn Cát tường:

  • Bàn tay dựng đứng lên
  • Ngón áp út hơi cong xuống
  • Ngón cái đặt lên đầu ngón áp út
  • Ba ngón còn lại vẫn ở vị thế thẳng

3, Ý nghĩa khi bắt ấn Cát Tường:

Ấn Cát Tường tự bản thân của nó rất nhẹ nhàng, nhưng trong cái nhẹ nhàng tiềm ẩn cái dai sức, chớ không phải là nhẹ nhàng mà dễ cắt bỏ đâu!

Nếu bây giờ muốn tăng cường sức mạnh của Ấn, chỉ cần xếp 3 ngón tay dựng đứng xuống, 2 ngón trỏ và giữa đè lên ngón cái.

V, Bắt Ấn tam muội:

1, Ấn tam muội là gì?

Thiền Định là một trong 3 pháp chính của pháp môn Vô Vi. Thiền ấn tam muội là quá trình ngồi tập Thiền Định tự động rút 2 bàn tay lại để ở giữa thay vì ở 2 bên đùi. Hầu hết phương pháp này được thực hiện mởi những người đã có quá trình tu tập lâu.

2, Tay bắt ấn tam muội:

Bước 1: Đưa 2 bàn tay lại gần nhau, sao cho các đầu ngón tay đối nhau.

Bước 2: Đưa những ngón tay nằm chồng lên nhau theo thứ tự xen kẽ. Đặc biệt 2 ngón tay cái phải chạm vào nhau.

Bước 3: Ngồi tịnh niệm với 2 bàn tay ấn để ngửa trên 2 bắp đùi gần đầu gối.

Rất hay:  Hướng dẫn tự tạo mod Minecraft - Game Tip

3, Ý nghĩa của bắt ấn tam muội:

Chống mệt mỏi : Khi mệt nếu áp dụng phương pháp này bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hơn, nhẹ nhàng và thư thái, vì số lượng dưỡng khí vào người sẽ nhiều hơn.

Ngoài ra khi làm động tác này khoảng một thời gian sau, bạn sẽ sở hữu một khuôn mặt tươi tắn, trẻ ra.

Giảm Sân Hận : Trong mỗi chúng ta đều có “ Tham – Sân – Si” nhưng khi tập luyện phương pháp này bạn sẽ đã giảm đi các tính đó, và từ đó luôn nhìn các sự vật diễn ra xung quanh một cách tốt đẹp, nhẹ nhàng.

Điều này có giá trị rất lớn sẽ giúp cho bạn luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, thanh thản hơn, do đó sẽ hạn chế bệnh tật tốt nhất.

Chống lại tạp niệm : Trong cuộc sống việc mang tạp niệm luôn hiện hữu trong chúng ta.

Vì vậy việc loại bỏ nó sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản trong tâm hồn, việc này giúp bạn có thể tu tập đạt đến cảnh giới cao hơn.

Qua đây các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về phương pháp thiền ấn tam muội, và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, điều này vô cùng quan trọng đối với chúng ta.

VI, Ấn Chuẩn Đề:

Khi trì niệm Chú Chuẩn Đề, hành giả sẽ tùy tiện bắt Ấn hoặc không bắt Ấn, nếu bắt Ấn thì phải làm như sau:

  • Hai ngón áp và út tréo trong, áp út mặt để trong áp út trái.
  • Hai ngón cái đè lên các ngón áp út. Hai ngón giữa đụng đầu nhau tạo thành 1 tam giác.
  • Hai ngón trỏ kẹp sát 2 ngón giữa.
  • Để Ấn trước ngực nhưng không được đụng ngực hướng lên trên khi niệm Chú.

Nhớ xả Ấn Chuẩn Đề trên đầu khi hết niệm.

Ấn Chuẩn Đề có rất nhiều thường được sử dụng để chữa bệnh.

Hành giả nào đã trì niệm 1 triệu biến sẽ có cơ may được Ngài Chuẩn Đề chỉ dạy cho các Ấn Khế cần thiết và được Ngài Chuẩn Đề theo sát bên mình hộ trì.

Ngoài các cách bắt ấn quan trọng trên, các cách bắtấn trong Phật Giáo đặc biệt là các thủ ấn Phật Giáo Mật tông còn rất đa dạng khác nhau. Cách bắt ấn Phật giáo, kết ấn Mật tông có thể kể tới như:

  • Bắt ấn kim cang trừ ma
  • Bắt ấn tam bảo
  • Bắt ấn ngũ lôi
  • Bắt ấn xạ tiễn
  • Cách bắt ấn hộ pháp
  • Cách bắt ấn liên hoa
  • Bắt ấn tứ đại ngũ châu

Để tìm hiểu rõ hơn về cách bắt ấn Phật Giáo, Cách bắt ấn Mật tông, Ý nghĩa của bắt ấn, Quý Độc Giả, Quý Phật Tử có thể tìm thêm rất nhiều tài liệu giảng giải về các Thủ ân, trong Phật Giáo, cách bắt ấn tay, cách bắt ấn ngồi thiền. Các ấn phẩm trên có bán ở các nhà sách Phật Giáo….

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:

* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

* Tượng Phật A Di Đà.

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]