Vào những dịp lễ tết hay những dịp quan trọng thì không thể nào thiếu nghi thức dâng trái cây lên bàn thờ gia tiên, nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến với ông bà tổ tiên. Vậy cách chưng trái cây bàn thờ đẹp mắt và hợp phong thủy nhất như thế nào? Hãy để Vua Nệm giúp bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những loại hoa quả thường được sử dụng trong thờ cúng
Một số loại hoa quả thường được dùng để dâng lên bàn thờ phổ biến nhất phải kể đến như:
1.1. Hoa quả trên bàn thờ gia tiên
Mỗi loại trái cây khác nhau sẽ mang theo những ý nghĩa và giá trị tốt đẹp khác nhau:
- Táo: là loại hoa quả mà bạn nên ưu tiên chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên. Loại quả này mang ý nghĩa về sự bình yên, ấm áp của gia đình. Thêm vào đó, màu đỏ còn tượng trưng cho những điều may mắn và tốt lành.
- Cam: là lời cầu nguyện thành công và may mắn. Ngoài ra, cam còn là loại quả tốt cho sức khỏe. Màu vàng của loại quả này còn làm cho mâm ngũ quả thêm đẹp mắt hơn.
- Chuối: mang ý nghĩa là sự “thu hút” nên thường được dâng lên bàn thờ để thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. Đồng thời, các nải chuối ôm vào nhau còn là biểu tượng cho sự bảo bọc và che chở lẫn nhau trong gia đình.
- Dưa: hình dạng to tròn của quả dưa tượng trưng cho sự đong đầy. Vì vậy, vào những dịp quan trọng, đặc biệt là lễ tết thì không thể thiếu nghi thức chưng dưa lên bàn thờ đâu đấy.
- Dứa: là biểu tượng của sự sung túc, may mắn và giàu có.
- Đào: loại trái cây này là tượng trưng cho mong muốn sống lâu trăm tuổi, sức khỏe dồi dào.
- Bưởi: tượng trưng cho sự sung túc, may mắn.
- Lựu: thể hiện mong muốn con cháu đầy đàng.
- Đu đủ: là biểu tượng của sự thịnh vượng, đầy đủ về sức khỏe, tiền bạc, con cháu đầy đủ,….
- Quả hồng: là mong muốn phát tài, phát lộc.
- Mãng cầu: cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với gia đình. Ngoài ra, loại quả này còn thể hiện ý nghĩa về sự thành công và thăng tiến.
- Thanh long: loại quả này có ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc là phát tài phát lộc.
- Quả lê: mang ngụ ý làm việc gì cũng thành công và thuận lợi.
- Quả Phật thủ: là sự bình yên và thanh tịnh bên trong tâm hồn.
- Quả lê ki ma: mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ.
- Quả sung: thể hiện sự sung túc và tài lộc. Ngoài ra, loại quả này còn là biểu tượng của con đàn cháu đống, yêu thương và che chở lẫn nhau.
1.2. Những loại hoa nên dâng trên bàn thờ gia tiên
Những loại hoa nên dâng trên bàn thờ gia tiên mà bạn cần ưu tiên lựa chọn phải kể đến như:
- Hoa sen: là biểu tượng của sự thanh cao, mang đến may mắn và thành công cho gia chủ. Không chỉ vậy, việc đặt hoa sen trên bàn thờ còn giúp nơi thờ cúng trở nên trang nghiêm và linh thiêng hơn.
- Hoa cúc vàng: mang ý nghĩa về sự may mắn, trường thọ và thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu. Ngoài ra, loài hoa này còn tượng trưng cho sự thanh cao và trang trọng của Phật giáo.
- Hoa lay ơn: tượng trưng cho sự thanh tao. Hoa lay ơn có rất nhiều màu nhưng tốt hơn hết là bạn nên chọn những cành hoa đỏ để mang đến may mắn và thể hiện lòng thành kính của bản thân đến với ông bà nhé.
- Hoa ly: là biểu tượng của sự trong sáng và tinh khiết.
- Hoa đồng tiền: tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và sức khỏe dồi dào.
- Hoa đào, hoa mai: mang ý nghĩa của phú quý, thịnh vượng và sự giàu sang.
2. Quy tắc chưng trái cây bàn thờ trên bàn thờ
Nhìn chung, cách trưng bày hoa quả trên bàn thờ của Việt ta sẽ đi theo quy tắc cơ bản. Tuy nhiên tùy theo từng vùng miền sẽ có một số chi tiết khác nhau. Hãy cùng khám phá nhé!
2.1. Quy tắc chung
Thông thường, trên bàn thờ gia tiên luôn sử dụng các số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9. Trong đó, khi thắp hương, bạn chỉ nên thắp 1,3,5 nén nhang. Khi mua hoa quả, bạn cũng cần mua theo số lượng lẻ, để mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình.
Nếu bàn thờ nhà bạn có 3 bát hương thờ gia tiên, thần linh, bà cô ông mãnh, thì cách sắp xếp hoa quả sẽ là:
- Đầu tiên nên đặt quả đẹp nhất ở trung tâm và chia đều cho ba bên, tránh sự chênh lệch.
- Đặt 3 quả còn lại theo 3 hướng khác nhau, đặt quả thứ 5 vào khoảng trống cuối cùng trên dĩa.
- Dâng giấy tiền vàng hoặc tiền thật vào dĩa để mâm hoa quả trông đầy đặn và có phúc khí hơn.
2.2. Quy tắc từng vùng miền
Bên cạnh những quy tắc cơ bản thì mỗi vùng miền có từng điểm khác biệt nhau trong cách chưng trái cây bàn thờ.
2.2.1. Miền Bắc
Người miền Bắc nổi tiếng quan trọng lễ nghi nên việc trưng bày trái cây bàn thờ như thế nào luôn được thực hiện rất nghiêm túc. Theo đó, người dân nơi đây dâng hoa quả lên bàn thờ thuận theo thuyết Ngũ hành.
Mâm ngũ quả lúc này bắt buộc phải có 5 màu tượng trưng cho từng mệnh. Cụ thể màu trắng là mệnh Kim, màu xanh lục mệnh Mộc, màu đen mệnh Thuỷ, màu đỏ mệnh Hoả và màu nâu mệnh Thổ. Cách bày trí này không chỉ thuận theo quy luật vũ trụ mà còn mang đến sự đẹp mắt cho bàn thờ gia tiên.
Nếu dựa theo những màu sắc đã nêu thì chúng ta dễ dàng biết cần phải mua loại quả nào để trưng bày bàn thờ đúng không nào. Những loại quả ấy có thể chuối, đào, nho, táo, cam, bưởi, nhãn, dưa hấu, phật thủ,… Để mâm ngũ quả thêm phần hài hoà, bạn hãy chú ý sắp xếp xen kẽ những quả có kích thước khác nhau nhé!
2.2.2. Quy tắc miền Trung
Khúc ruột miền Trung là miền đất có khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, quanh năm hứng chịu nhiều thiên tai. Do đó các loại trái cây ở đây cũng không quá đa dạng. Có lẽ đó là một trong những lý do khiến người miền Trung thường không quá câu nệ hình thức mâm quả bàn thờ.
Vào những dịp quan trọng, mâm ngũ quả thường xuất hiện những loại cây nhà lá vườn hoặc hoa quả đang vào mùa. Người dân miền Trung tin rằng hình thức bên ngoài không quan trọng bằng tấm lòng thành kính đối với các bậc bề trên. Theo đó, những loại trái cây bạn dễ dàng bắt gặp trong mâm ngũ miền Trung là chuối, thanh long, mãng cầu, thơm, cam, quýt, dưa hấu, dừa,…
2.2.3. Quy tắc miền Nam
Người miền Nam được nhận xét là có tính tình phóng khoáng và độ chịu chơi. Đối với họ bàn thờ gia tiên càng nhiều hoa quả tươi và đắt tiền càng bày tỏ nhiều thành ý. Tuy vậy, người miền Nam cũng có quan niệm là mâm ngũ quả nên tuân theo câu nói “Cầu – Dừa – Đủ – Xài – Sung”.
Đây là cách chơi chữ vô cùng dân giã đúng với tính cách của người miền này. Câu nói trên nhằm chỉ đến những loại trái cây đặc trưng mà mùa nào cũng có gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung.
Khác với người miền Bắc và miền Trung, người miền Nam sẽ có sự kiêng kị với một số trái cây. Họ tin rằng nếu chưng những loại trái này lên bàn thờ sẽ khiến ông bà quở trách. Trái cây bị kiêng kị thường do tên gọi không được may mắn cho lắm, điển hình là chuối (đồng âm với chúi nhũi).
>> Xem thêm:
- 5 loại trái cây không nên cúng trên bàn thờ mà bạn nên đặc biệt tránh
- Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết & Cách bày trí ở các miền
Lời kết
Tuy cách chưng trái cây bàn thờ mỗi nơi mỗi khác nhưng đều có điểm chung là biểu hiện sự thành tâm của gia chủ đối với người dà khuất và thần linh. Hy vọng rằng bài viết này của Vua Nệm đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn khi trang trí bàn thờ, đặc biệt là vào những ngày lễ tết.