Hướng dẫn cài Windows 11, cài Win 11 bằng file ISO

Windows 11 chính thức được tung ra và bạn có thể cài đặt nó ngay bây giờ. Để cài đặt Windows 11 bạn làm theo hướng dẫn sau:

Tải file ISO và tạo USB cài đặt Windows 11

Để tải file ISO của Windows 11 bạn truy cập các đường link sau:

  • Trang tải Windows 11 bản chính thức
  • Trang tải Windows 11 Insider Preview ISO của Microsoft
  • MegaNz
  • Fshare
  • File ISO Windows 11 đã fix lỗi yêu cầu TPM

Tiếp theo bạn cần tạo USB cài đặt Windows 11 theo hướng dẫn sau:

  • Cách tạo USB Boot, USB cài Windows bằng Rufus

Tiến hành cài đặt Windows 11

Bước 1: Thiết lập máy tính khởi động từ USB boot

Một số máy tính sẽ tự nhận USB boot và tiến hành boot vào file cài Windows 11 trên USB sau khi khởi động lại. Nếu máy của bạn không nằm trong số đó thì bạn cần thiết lập để nó khởi động từ USB boot.

  • Trong quá trình khởi động nhấn F2 hoặc F12 (tùy máy tính) để truy cập vào Boot Option Setup
  • Sau đó, bạn dùng các phím mũi tên để điều hướng trong BIOS để truy cập vào mục Boot > Removeable Devices (hoặc USB Storage Device hoặc External Drive tùy dòng máy), nhấn Enter để chọn load hệ điều hành từ USB
  • Nếu cần hướng dẫn chi tiết hơn bạn hãy truy cập vào đây: Cách thiết lập BIOS để boot từ USB/CD/DVD, ổ cứng ngoài

Bước 2: Bắt đầu cài đặt Windows 11

Về cơ bản, quá trình cài đặt của Windows 11 không có gì khó khăn bởi đa số các thiết lập là giống với Windows 10 chỉ thay đổi một chút về giao diện.

Rất hay:  Cách viết chữ y thường và hoa giúp tập viết chữ đẹp - DongnaiArt

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên, hệ thống sẽ chạy USB boot và đưa bạn tới với màn hình chọn thời gian, ngôn ngữ và bàn phím. Khi chọn xong, bạn nhấn Next để tiếp tục.

Nhấn Next để cài đặt Windows 11

Bước 3: Nhấn nút Install now để bắt đầu cài đặt

Nhấn nút Install now để bắt đầu cài đặt

Bước 4: Ở giao diện nhập product key bạn chọn I don’t have a product key

Ở giao diện nhập product key bạn chọn I don’t have a product key

Bước 5: Ở màn hình mới này, bạn được chọn lựa phiên bản Windows 11 mà mình muốn cài đặt rồi nhấn Next

màn hình mới này, bạn được chọn lựa phiên bản Windows 11 mà mình muốn cài đặt rồi nhấn Next

Bước 6: Trong màn hình tiếp theo, bạn chọn Custom: Install Windows only (advanced). Lưu ý: Lựa chọn này có thể khiến bạn mất hết dữ liệu trong ổ mà bạn dự tính sẽ cài đặt Windows 11.

chọn Custom: Install Windows only (advanced)

Bước 7: Lựa chọn ổ bạn sẽ cài Windows 11. Tại đây, bạn có thể dùng các ổ (phân vùng có sẵn) hoặc tạo ổ mới để cài Windows 11

Lựa chọn ổ bạn sẽ cài Windows 11.

Bước 8: Quá trình cài đặt sẽ diễn ra và bạn cần chờ một khoảng thời gian ngắn trước khi tiếp tục

Chờ quá trình cài đặt hoàn tất

Bước 9: Sau khi cài xong bước 8, máy sẽ khởi động lại và màn hình chào mừng với các thiết lập cơ bản đầy mới mẻ của Windows 11 sẽ xuất hiện. Đầu tiên, Windows 11 sẽ hỏi bạn đây có đúng là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ của bạn không? Bạn có thể thiết lập lại nếu cần.

Chọn quốc gia

Bước 10: Tiếp theo là thiết lập bàn phím. Khi bạn chọn xong bàn phím chính, Windows 11 sẽ hỏi bạn có muốn cài thêm bàn phím phụ hay không, bạn nhấn Add layout để thêm hoặc Skip để bỏ qua tùy theo nhu cầu.

Rất hay:  Hướng dẫn chọn size giày chuẩn phù hợp với mọi đôi chân

Chọn kiểu gõ bàn phím

Bước 11: Bạn phải chờ Windows 11 kiểm tra xem có bản cập nhật nào không.

Bước 12: Tại màn hình này, Windows 11 yêu cầu bạn lựa chọn mục đích sử dụng của thiết bị. Có hai tùy chọn: Dùng cho mục đích cá nhân và Dùng cho công việc hoặc học tập, bạn lựa chọn theo nhu cầu của mình.

Chọn mục đích sử dụng thiết bị

Bước 13: Ở bước này, bạn cần thiết lập tài khoản đăng nhập vào thiết bị. Microsoft hiển thị mặc định phương thức đăng nhập bằng tài khoản Microsoft. Tuy nhiên bạn cũng có thể thay đổi bằng cách nhấp vào Sign-in options

Chọn phương thức đăng nhập

Bước 14: Trong Sign-in options, bạn có ba tùy chọn là đăng nhập bằng khóa bảo mật (dạng USB), thiết lập tài khoản offline hoặc dùng chức năng quên tên người dùng.

Các phương thức đăng nhập

Bước 15a: Nếu đăng nhập bằng tài khoản Microsoft, bạn nhấn back để nhập tài khoản và mật khẩu của mình.

Đăng nhập bằng tài khoản Microsoft

Bước 15b: Nếu tạo tài khoản offline cho thiết bị bạn sẽ phải thiết lập tên người dùng và mật khẩu đăng nhập

Nhập tên người dùng

Bước 16a: Thiết lập mã PIN để đăng nhập nhanh vào máy tính Windows 11

Thiết lập mã PIN cho thiết bị

Bước 16b: Bước này dành cho những ai đăng nhập bằng tài khoản Microsoft. Windows 11 sẽ hỏi bạn muốn khôi phục dữ liệu từ máy tính cũ hay muốn thiết lập mới hoàn toàn. Bạn chọn lựa tùy theo nhu cầu của mình.

Màn hình chào mừng khi bạn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft

Bước 17: Chọn thiết lập quyền riêng tư cho máy tính

Rất hay:  Gợi Ý Top 20+ cavet xe máy là gì [Triệu View]

Chọn thiết lập quyền riêng tư

Bước 18: Tùy chỉnh trải nghiệm

Tùy chỉnh trải nghiệm

Bước 19: Lựa chọn lưu trữ. Ở đây, Microsoft sẽ hỏi bạn có muốn sao lưu dữ liệu lên OneDrive hay chỉ muốn lưu dữ liệu trên máy

Lựa chọn phương thức lưu trữ

Sau bước 19 máy tính của bạn sẽ cần một vài phút thiết lập và bạn sẽ được chào đón bởi giao diện mới của Windows 11.

Giao diện mới của Windows 11

Cách bỏ qua yêu cầu TPM 2.0 khi cài Win 11

Hiện tại rất nhiều bạn muốn cài Windows 11 để trải nghiệm nhưng lại vướng ở chỗ máy không có TPM 2.0. Để giúp đỡ các bạn thì Quản Trị Mạng có một số giải pháp sau:

  • Sử dụng công cụ của bên thứ 3
  • Sử dụng các cách fix thủ công

Bạn cần lưu ý rằng máy tính không đáp ứng yêu cầu phần cứng tối thiểu của Windows 11 vẫn sẽ chạy được hệ điều hành này. Tuy nhiên, Microsoft cho biết họ sẽ không cập nhật bảo mật cho những máy tính này.

Thêm một lưu ý khác đó là không phải lúc nào các cách bỏ qua yêu cầu TPM 2.0 cũng hoạt động. Thế giới thiết bị phần cứng quá rộng lớn và đa dạng nên không có công cụ hay giải pháp nào đảm bảo có tác dụng với mọi thiết bị.

Chúc các bạn thành công!