4 cách chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc bạn có thể áp

Có thể chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc hay không? Tin tốt dành cho bạn rằng hoàn toàn có thể bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày. Với 4 cách chúng tôi đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường gây ra.

1. Kiểm soát chế độ ăn của bạn

Tại sao bạn cần kiểm soát chế độ ăn của mình?

Kiểm soát chế độ ăn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc. Khi bạn đi khám bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, quản lý cân nặng và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh về tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao.

Khi bạn ăn các thức ăn có chứa nhiều calo, lượng đường trong máu có thể tăng vọt gây mất kiểm soát. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến thần kinh, tim và thận. Điều này đòi hỏi bạn cần có một chế độ dinh dưỡng và một thói quen ăn uống lành mạnh.

Chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường gồm những gì?

Bạn nên duy trì 3 bữa ăn chính hàng ngày và thêm các bữa ăn phụ. Kích thước khẩu phần ăn cũng rất quan trọng. Thay vì ăn một bữa lớn với nhiều loại thức ăn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa và ăn một lượng thức ăn nhỏ hơn. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo no bụng mà không sợ tăng đường huyết lên quá cao.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Để có một chế độ ăn lành mạnh, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, ít carbohydrate và nguồn chất béo “tốt” cho cơ thể:

  • Kiểm soát lượng carbohydrate: Carbohydrate khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành đường và hấp thu vào máu. Bạn cần lựa chọn các thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate thấp, nhiều chất xơ, hoặc các loại carbohydrate chưa qua tình chế như ngũ cốc nguyên hạt. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như: Trái cây, rau, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, sữa ít béo…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru, kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách giúp bạn no nhanh và lâu, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Chất béo “tốt” cho cơ thể: Chất béo “tốt” có chứa hàm lượng calo thấp, là chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Điển hình của chất béo “tốt” là omega-3 có trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Một số loại thực phẩm khác bạn có thể tham khảo như bơ, dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu nành…
Rất hay:  Cách trị hôi miệng dân gian tại nhà cực kì hiệu quả - Oralmart

Người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Ngoài các thực phẩm bạn nên đưa vào bữa ăn của mình, thì các thực phẩm sau đây bạn cần giảm thiểu ở mức tối đa để đảm bảo ngăn ngừa biến chứng tiểu đường:

  • Tránh các sản phẩm chứa chất béo bão hòa như sữa giàu chất béo, bơ, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói. Bạn cũng cần hạn chế dầu dừa, dầu cọ.
  • Giảm chất béo chuyển hóa: hạn chế đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, bánh nướng, kẹo…
  • Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: sữa giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan, các thịt nội tạng
  • Giảm muối: bạn cần kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày, cố gắng ăn ít hơn 2,3 mg mỗi ngày. Khi mua hàng, bạn cũng cần kiểm tra lượng muối ghi trên nhãn để tính toán được lượng muối. Giảm muối sẽ giúp bạn ngăn ngừa biến chứng huyết áp cao của bệnh tiểu đường.

2. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường hay bất kỳ ai cũng đều quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL có hại và tăng chất béo cholesterol HDL lành mạnh. Nó còn giúp giảm lo lắng, tăng cường cơ và xương, cải thiện sức khỏe chung của bạn.

Nhiều nghiên cứu về lợi ích của tập thể dục đối với bệnh tiểu đường với các kết quả nổi bật sau:

  • Tất cả các hình thức tập thể dục – tập thể dục nhịp điệu, thể dục với cường độ cao, đều có tác dụng như nhau trong việc giảm giá trị HbA1c ở những người bị bệnh tiểu đường. (HbA1c là thông số cho biết tỉ lệ đường glucose gắn với hemoglobin trong máu. HbA1c giảm có nghĩa là lượng đường trong máu giảm.)
  • Tập thể dục giúp giảm tình trạng kháng insulin ở những bệnh nhân cao tuổi ít vận động và bị béo bụng.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất hai giờ một tuần giúp giảm nguy cơ tử vong do biến chứng bệnh tim mạch.
  • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất bốn giờ một tuần để tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.
Rất hay:  Cách chuyển tiền từ sim này sang sim khác

Thời gian tập thể dục tốt nhất là khoảng một đến ba giờ sau khi ăn, khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn trước khi ăn.

Xem thêm

https://thaythuocvietnam.vn/7-sai-lam-khi-dieu-tri-dai-thao-duong/

3. Giảm cân và kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh nhân tiểu đường. Thừa cân có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, mất đi khả năng điều hòa đường huyết và làm cho lượng đường trong máu tăng vọt.

Giảm cân là một trong những biện pháp để chữa bệnh tiểu đường không cần thuốc. Chế độ ăn uống lành mạnh chúng tôi đã đề cập ở trên chính là gợi ý để giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh tại nhà và tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân. Một điều lưu ý là bạn không nên uống thuốc giảm cân hay áp dụng các phương pháp giảm cân thiếu khoa học, nhìn ăn… Điều này có thể gây phản tác dụng và làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng tiểu đường.

4. Sử dụng cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Một cách khác giúp bạn chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc là dùng các cây thuốc nam giúp kiểm soát đường huyết. Một loại cây nổi tiếng đã được nhiều nhà khoa học chứng minh khả năng giữ ổn định đường huyết là dây thìa canh. Ngoài ra, một số cây thuốc giúp chữa bệnh tiểu đường gồm:

  • Khổ qua rừng
  • Dây thìa canh
  • Giảo cổ lam
  • Quế chi
  • Mã đề
  • Dâu tằm trắng
  • Hoàng bá
  • Cam thảo đất
Rất hay:  Mẫu quyết định khen thưởng cá nhân, tổ chức mới nhất 2023

Các vị dược liệu này giúp ổn định đường huyết, giảm thiểu biến chứng của tiểu đường. Mặc dù học cách chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc là rất tốt, tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo điều trị của bác sĩ trước tiên. Kết hợp các loại thuốc bác sĩ kê đơn với các cây thuốc, chế độ ăn hợp lý và tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn nói không với biến chứng tiểu đường, giữ mức tiểu đường ở ngưỡng cho phép.

Trên đây là các phương pháp chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc tại nhà. Bạn nên duy trì các phương pháp này, kết hợp với thuốc theo đơn của bác sĩ để đạt kết quả điều trị cao nhất nguồn tại https://thaythuocvietnam.vn/

TS.BS Bùi Nguyên Kiểm

Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Xanh Pôn

Nguồn: chương trình Vì sức khỏe người Việt – Hội Nội khoa Việt Nam

Xem thêm: Phương pháp để có giấc ngủ ngon

Đang tải…