Chữa trĩ ngoại như thế nào để an toàn và hiệu quả?

Bệnh trĩ ngoại gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trĩ ngoại nhưng cách chữa nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất? Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ ngoại được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng khó chịu này hiệu quả nhất.

1. Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở dưới lớp da xung quanh hậu môn, những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn, lòi ra ngoài ống hậu môn, nhìn ngoài thấy được búi trĩ. Sự hình thành của búi trĩ là do có sự giãn quá mức đối với các đám rối tĩnh mạch trĩ và được đánh giá là dễ phát hiện, điều trị hơn hẳn trĩ nội.

2. Chữa trĩ ngoại bằng phương pháp nào?

2.1. Chữa trĩ ngoại tại nhà

Chữa trĩ ngoại tại nhà là cách đơn giản nhất người bệnh có thể áp dụng
Chữa trĩ ngoại tại nhà là cách đơn giản nhất người bệnh có thể áp dụng

Người bệnh có thể chữa trĩ ngoại tại nhà bằng các cách rất đơn giản, đó là:

  • Tắm nước ấm: Người bệnh có thể ngâm hậu môn trong bồn tắm hoặc chậu tắm với một ít nước ấm trong khoảng 20 phút/lần, thực hiện 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt có thể là áp dụng cách này sau mỗi lần đi đại tiện. Sau khi ngâm nước thì dùng khăn khô bằng vải hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng vùng hậu môn, chú ý không chà xát vùng hậu môn.
  • Làm sạch hậu môn: Người bệnh trĩ ngoại nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ hằng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, sau đó lau khô hoặc dùng máy sấy thổi nhẹ để làm khô hậu môn.
  • Chườm đá: Người bệnh có thể đặt một túi nước đá, chườm nhiều lần hàng ngày lên vùng bị trĩ để giảm đau, sưng trong quá trình điều trị trĩ ngoại.
  • Bôi kem: Người bệnh trĩ ngoại có thể chọn dùng một số loại kem bôi để giảm triệu chứng đau, ngứa do bệnh trĩ gây ra. Để đảm bảo an toàn, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Người bệnh trĩ nói chung hay người bệnh trĩ ngoại nên bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn, bao gồm trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc.
  • Tập thể dục hàng ngày: Thói quen tập thể dục hàng ngày sẽ nhu động ruột hoạt động tốt hơn, giúp người bệnh tiêu hóa tốt và đại tiện dễ dàng.
  • Tập thói quen đi cầu hàng ngày: Đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày là thói quen rất tốt. Chú ý khi đi ngoài thì chân để lên ghế để giúp trực tràng tống phân ra ngoài thuận tiện hơn.
Rất hay:  Hướng Dẫn Sao Chép Danh Bạ Từ Máy Sang SIM Trên Android

2.2. Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y là một trong những cách trị bệnh trĩ ngoại được nhiều người áp dụng
Dùng thuốc Tây y là một trong những cách trị bệnh trĩ ngoại được nhiều người áp dụng

Người bệnh trĩ có thể chọn cách chữa bằng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen,… Thuốc bôi trĩ như Hydrocortisone, Cotripro, Titanoreine,… hay thuốc giảm ngứa tại chỗ là kem Hydrocortisone. Một số loại thuốc khác có thể được dùng như thuốc đặt hậu môn, thuốc chống táo bón, thuốc làm mềm phân,… hay các thuốc uống dạng viên có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, giúp giảm sưng, phù nề, cầm máu và co búi trĩ. Thuốc đặt hoặc thuốc bôi có tác dụng tại chỗ có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm.

>> Xem thêm: Top 13 thuốc chữa bệnh trĩ ngoại được chuyên gia khuyên dùng

2.3. Dùng thuốc Đông y

Bài thuốc từ lá cây bỏng: Lá bỏng có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu độc và kháng khuẩn. Lá bỏng cũng có khả năng khắc phục được chứng đại tiện ra máu nên được dùng để trị trĩ ngoại tại nhà. Người bệnh có thể chuẩn bị lá bỏng sạch và áp dụng theo 2 cách sau:

  • Cách thứ nhất: Rửa sạch 6g lá bỏng, 6g rau sam, sắc uống hàng ngày.
  • Cách thứ hai: Rửa sạch 30g lá bỏng, 10g lá trắc bá, 10g cỏ nhọ nồi,10g ngải cứu, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc từ rau diếp cá: Diếp cá có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, được sử dụng nhiều trong điều trị trĩ. Người bệnh có thể áp dụng chữa trĩ ngoại với rau diếp cá bằng 2 cách như sau:

  • Cách thứ nhất: Người bệnh ăn lá diếp cá sống thay rau hay xay diếp cá uống nước ép hoặc nhai sống rồi đắp bã vào hậu môn.
  • Cách thứ hai: Dùng 30 – 40g lá diếp cá tươi hoặc khô, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, cho lá diếp cá vào nồi đun sôi với nước trong 15 phút, đợi nước bớt nóng thì dùng xông và rửa hậu môn. Sau cùng dùng nước sạch rửa lại hậu môn và dùng khăn lau khô.

Các bài thuốc đông y đều an toàn và hiệu quả nhất là với những trường hợp trĩ ngoại nhẹ. Người bệnh nên áp dụng đúng theo hướng dẫn của bài thuốc cũng như nên kiêng khem khi dùng thuốc đông y.

2.4. Chữa trĩ ngoại qua phương pháp thủ thuật

Cách trị trĩ ngoại bằng các phương pháp thủ thuật chỉ hiệu quả với mức độ bệnh trĩ độ 1, độ 2
Cách trị trĩ ngoại bằng các phương pháp thủ thuật chỉ hiệu quả với mức độ bệnh trĩ độ 1, độ 2

Hiện nay để chữa trĩ ngoại thì chuyên gia có thể chỉ định áp dụng một số các thủ thuật phổ biến như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại, nước sôi… Các thủ thuật này thực hiện đơn giản, nhanh gọn, hầu như không đau, có thể điều trị ngoại trú được, chi phí cũng vừa phải và ít ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên các thủ thuật này chỉ áp dụng tốt cho trĩ độ 1, độ 2 và kết quả điều trị đạt 70 – 90% vì thế mà điều trị hoàn toàn không khả quan, không áp dụng với những trường hợp trĩ lớn, sa lâu ngày và có kết hợp sa niêm mạc trực tràng.

Rất hay:  Đổi vị cả nhà với cá trê kho riềng đậm vị, không tanh cực đơn giản

2.5. Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong cách chữa trĩ ngoại gồm có cắt trĩ và treo trĩ.

  • Cắt trĩ: Phương pháp ngoại khoa này áp dụng khi bị tắc mạch, chảy máu quá nhiều, búi trĩ sa ra ngoài và không đẩy vào trong được. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm gây tê cho người bệnh để giảm đau và sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt bỏ những búi trĩ hoặc mô thừa đi.
  • Treo trĩ: Phương pháp này không cắt trực tiếp búi trĩ mà kéo các búi trĩ sa co trở lại trong hậu môn. Thông thường treo trĩ sẽ được áp dụng phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ. Đây là kỹ thuật khâu gấp nếp niêm mạc trực tràng trên búi trĩ (thay vì cắt đi một khoanh niêm mạc như Longo hay PPH). Cũng nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và kéo các búi trĩ sa trở lại vị trí giải phẫu. Phương pháp này đơn giản, an toàn hầu như không có các biến chứng nặng như các phương pháp cắt trĩ khác.

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Một số cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Một số cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do tình trạng táo bón gây nên, do đó để phòng bệnh trĩ ngoại, cần hạn chế tình trạng táo bón, tránh phân khô, cứng, khó đi đại tiện. Muốn làm được điều đó bạn cần lưu ý:

  • Ăn đủ chất xơ: Để không bị táo bón, bạn cần duy trì chế độ ăn uống đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây tươi và rau củ,…
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất từ 2 – 2,5l nước, có thể uống nước lọc, nước canh, nước hoa quả, nước tinh khiết,… đảm bảo lượng nước bổ sung đủ cho cơ thể. Nước này sẽ giúp cơ thể hoạt động, giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đi qua hậu môn khi đi đại tiện. Chú ý uống nước đều trong ngày, không tập trung vào một thời điểm, không để cơ thể bị mất quá lâu.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao: Đây là phương thức hiệu quả nhất để giúp con người trao đổi chất trong cơ thể, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bạn nên tập khoảng 20 – 30 phút/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
  • Duy trì thói quen đi đại tiện hàng ngày: Việc duy trì thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày là rất tốt, vì cứ đến giờ cơ thể có phản ứng tự nhiên muốn đi vệ sinh. Tuy nhiên bạn cần ngồi vệ sinh đúng cách, dùng ghế đặt chân lên để bụng gập lại như tư thế khi bạn ngồi xổm và không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Đi vệ sinh ngay khi có cơn mà không nên hoãn, nhịn khi buồn đi đại tiện.
  • Bạn cũng có thể chọn dùng sản phẩm thảo dược trong phòng và điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn. Sản phẩm này gồm có viên uống và kem bôi hậu môn. Viên uống có chứa các thành phần an toàn là Rutin, Đương quy, Magie. Rutin có chứa vitamin P có tác dụng làm bền thành mạch, tăng sự bền vững ở hồng cầu, chống co thắt, giảm lực cơ trơn. Rutin còn giúp nhuận tràng, điều trị giãn tĩnh mạch. Đương quyMagie cũng tăng cường khả năng giúp làm giảm đau, hoạt huyết, nhuận tràng, thông đại tiện, hạn chế tình trạng táo bón. Gel bôi hậu môn của bộ sản phẩm này sẽ giúp làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm trong các trường hợp bị viêm, sưng ,đau, ngứa, rát, mụn nhọt, rò và nứt hậu môn, đặc biệt trong các trường hợp bị trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn. Gel này có thành phần từ thảo dược thiên nhiên an toàn. Hệ Gel được sản xuất theo công nghệ mới, giúp thẩm thấu nhanh, không nhờn dính. Có thể sử dụng dễ dàng với đầu thụt hậu môn, có thể rửa sạch bằng nước sau khi bôi từ 5-10 phút. Chi tiết xem thêm tại đây.
Rất hay:  Cách ghi âm cuộc gọi trên Samsung: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Trên đây là các phương pháp chữa trĩ ngoại được chia sẻ, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý này và có thêm các cách áp dụng tại nhà để giảm sự khó chịu, đau đớn do búi trĩ mang đến cũng như góp phần cải thiện nhanh tình trạng trĩ của bạn.

>>Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế chia sẻ bí quyết đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan:

  • Trĩ ngoại tắc mạch và những điều cần biết
  • Cách làm co búi trĩ ngoại hiệu quả nhất