Thuốc trị giời leo gồm những loại nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Giời leo là tên gọi chung của bệnh lý viêm da dị ứng da do côn trùng gây nên. Trong trường hợp bị giời leo, các loại thuốc trị giời leo giúp cho vết thương chóng lành và giảm cảm giác đau đớn.

07/03/2023 | Mụn đinh râu: nhận biết và xử lý đúng để tránh gặp nguy hiểm04/03/2023 | Mí mắt nổi mụn nước là do đâu?04/03/2023 | Mụn chai là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?

1. Tìm hiểu chung về bệnh giời leo

Bệnh giời leo là tên gọi dân gian được dùng để chỉ tình trạng viêm da dị ứng do nguyên nhân da tiếp xúc với con giời leo hoặc một số loại côn trùng khác như sâu ban miêu, kiến ba khoang thường xuất hiện khi mưa bão, giao mùa hoặc vào mùa gặt. Những loài côn trùng này khi bò trên da người sẽ tiết ra một loại độc tính, cụ thể là axit photpho để lại các thương tổn sưng rát, viêm đỏ khiến người bệnh đau đớn. Chất này có thể phát sáng trong bóng tối nên vào ban đêm bạn có thể phát hiện dễ dàng ra. Giời leo có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, miễn là nơi có tiếp xúc với chất độc của côn trùng.

Bệnh giời leo là do da tiếp xúc với chất độc axit photpho do côn trùng tiết ra

Bệnh giời leo là do da tiếp xúc với chất độc axit photpho do côn trùng tiết ra

Cần phân biệt rõ bệnh giời leo và bệnh zona thần kinh vì nguyên nhân của hai tình trạng này là khác nhau nhưng đôi khi gây nhầm lẫn cho người bệnh vì biểu hiện khá giống nhau.

Zona thần kinh là do Virus Herpes Zoster tấn công vào hệ thần kinh vùng da của người bệnh, hình thành nên các nốt ban đỏ đau rát, sau đó là đám mụn nước tập trung thành cụm men dọc theo dây thần kinh mà virus tấn công. Đám mụn này gây ra cảm giác như bị bỏng, đau rát, ngứa ngáy, đau như kim chích, âm ỉ, giật lên từng cơn ở những vùng da bị bệnh. Chúng thường nổi lên ở dọc thân sườn, dọc cánh tay hoặc chạy lên mang tai, đặc biệt là chỉ tập trung ở một bên cơ thể (bên trái hoặc bên phải).

Rất hay:  6 cách thoát khỏi chế độ toàn màn hình trên Windows 11 đơn giản

Ngoài ra bệnh nhân còn bị ù tai, chóng mặt, đau đầu, sợ ánh sáng, đi đứng không vững và rối loạn bài tiết mồ hôi,… Bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột, diễn ra cấp tính và có thể gây ra biến chứng mất cảm giác vùng da bị bệnh do hệ thần kinh ở vùng da đó đã bị virus phá hủy. Bên cạnh đó tổn thương và viêm loét giác mạc do zona có thể dẫn tới mù lòa.

2. Các biện pháp điều trị giời leo

2.1. Thuốc trị giời leo

Đối với các trường hợp bị giời leo do côn trùng thì người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, bôi lên vết thương. Đồng thời hạn chế gãi mạnh vào vùng da này. Ngay khi phát hiện bị giời leo do côn trùng và xuất hiện triệu chứng ngứa đỏ da, bạn hãy rửa vùng da này với nước muối sinh lý 0,9% để chống viêm và loại bỏ độc tố.

Nếu không thể phân biệt được đó là bệnh giời leo hay zona thần kinh thì bạn hãy đi khám để được bác sĩ da liễu chẩn đoán đồng thời tư vấn phương hướng xử trí đúng cách. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu giời leo không được điều trị tích cực có thể gây bội nhiễm, khi khỏi cũng sẽ để lại sẹo mất thẩm mỹ cho vùng da bị bệnh.

Sau khi thăm khám tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh, sát khuẩn,… Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc acyclovir vì đây là thuốc dùng trong điều trị zona thần kinh.

2.2. Các lưu ý trong quá trình điều trị

Bên cạnh việc dùng thuốc trị giời leo, người bệnh cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây trong quá trình điều trị căn bệnh này:

  • Khi xuất hiện các vết phỏng nước, bệnh nhân không sờ tay vào vùng da này và tránh chạm vào những vùng da khác vì độc tố của côn trùng có thể lây lan;

  • Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi để không bị cọ xát vào vùng da bị tổn thương;

  • Dùng vật dụng cá nhân để chăm sóc vùng da bị giời leo để tránh không lây lan cho người khác;

  • Không nên rửa vết thương bằng xà phòng vì điều này có thể gây kích ứng cho da. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh bôi thuốc mỡ vào vùng da tổn thương vì thuốc mỡ sẽ gây bám dính bụi bẩn, làm ứ đọng dịch tiết càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó bạn có thể bôi bằng hồ nước để làm dịu da;

  • Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về công dụng và hiệu quả của các phương pháp dân gian truyền miệng như dùng nước ép từ thảo dược hoặc đỗ xanh nhai nát để chữa bệnh giời leo. Do đó để tránh nguy cơ bị bội nhiễm thì bạn không nên áp dụng các cách này;

  • Lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày: bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin từ thực phẩm, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây tươi để tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể thải bỏ độc tố. Ngoài ra nên kiêng các thức ăn có thể gây dị ứng và ngứa ngáy như tôm cua, không nên ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào và tránh xa rượu bia, chất kích thích trong thời gian điều trị giời leo.

Rất hay:  Cách ngâm hoa đu đủ đực với mật ong - Pháp Luật và Xã hội

Hãy rửa vết thương để loại bỏ bớt độc tố do côn trùng

Hãy rửa vết thương để loại bỏ bớt độc tố do côn trùng

3. Các phương pháp phòng ngừa nguy cơ bị bệnh giời leo

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh giời leo, mỗi gia đình nên:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, đặc biệt là những khu vực ẩm thấp như tầng hầm, phòng kho,… vì đây là nơi côn trùng dễ trú ngụ;

  • Hạn chế bật đèn sáng vào ban đêm khi đi ngủ, nhất là khi vào mùa gặt, mùa sinh sản của các loại côn trùng. Bởi vì đèn sáng là yếu tố dễ thu hút chúng bay vào nhà;

  • Khi phát hiện có côn trùng thì không nên dùng tay để đập. Nếu vô tình đập trúng thì hãy rửa sạch tay với nước và xà phòng;

  • Trước khi đi ngủ hãy kiểm tra kỹ càng chăn ga gối đệm, mắc màn để tránh trường hợp côn trùng bò vào người;

  • Quần áo, khăn lau mặt,… sau khi phơi khô hãy đem cất và gấp gọn. Bởi vì nếu để lâu ngoài trời côn trùng sẽ neo đậu và gây bệnh khi bạn dùng những đồ vật này.

Nên thường xuyên vệ sinh phòng ốc, nhà cửa để loại bỏ côn trùng

Nên thường xuyên vệ sinh phòng ốc, nhà cửa để loại bỏ côn trùng

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh giời leo và các thuốc trị giời leo. Hy vọng rằng những thông tin mà MEDLATEC vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Trong trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn kèm nguy cơ bội nhiễm thì bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và áp dụng biện pháp xử trí đúng cách.

Rất hay:  Cách tỉa hoa hồng từ dưa hấu đơn giản mà đẹp - Ẩm Thực

Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Khi thăm khám tại đây bạn sẽ được đội ngũ các chuyên gia đầu ngành chẩn đoán và tư vấn. Để được biết thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ tại MEDLATEC và hướng dẫn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.